• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÔNG TÁC LẬP Dự TOÁN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CÔNG TÁC LẬP Dự TOÁN"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CÔNG TÁC LẬP Dự TOÁN

TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH sự NGHIỆP:

THựC NGHIỆM TẠI VĂN PHÒNG SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN

NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH

• LÊ THỊ MỸ PHƯƠNG

TÓM TẮT:

Công tác lậpdự toán là bước đầu tiên của côngtác quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, là cơ sở để phê duyệt,câp ngân sách vàquyết toán chế độ chính sáchcủađơn vị. Vì vậy, việc nghiên cứu thực nghiệm để tìm ra những vướng mắc, khó khăn sẽ là cơsở để nâng cao hiệuquả củacông tác quản lýtài chính tại các đơn vị hành chínhsự nghiệp. Bàiviết đề cập đếncông tác lập dự toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp - thựcnghiệmVănphòng sở Nông nghiệpvà Pháttriển nông thôn tỉnh Quảng Bình.

Từkhóa:lậpdựtoán, đơn vị hành chính-sự nghiệp, đơnvị dựtoán.

1. Đặtvânđề

Dự toán là công cụ quản trị quan trọng, dự toánđược sử dụng đểkiểm soát và đánhgiá hiệu quả hoạt động khôngchỉ ởcác doanh nghiệp mà ở cả cácđơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước. Trong quy trình quản lý tài chính của các đơn vị hành chínhsựnghiệp, lập dựtoán là khâu mởđầu,bắtbuộc thực hiện trong quá trình quản lý tài chính, nó có ý nghĩa vô cùng quantrọng vì thôngqua lậpdựtoán đểcácđơn vị hànhchínhsự nghiệp (HCSN) đánhgiá khả năngvà nhu cầu về tàichính, chủ động trong kế hoạch thu chi của đơnvị, là “kim chỉ nam” cho quá trình thựchiện dựtoán. Tuynhiên, trong thực tế, cácđơn vị hành

chínhsự nghiệp, đặc biệt là các đơn vị hành chính trong công tác lập dự toán vẫn cònnhiều tồn tại bất cập,chưa đáp ứng được yêu cầu theo dựtoán được duyệt, bản dựtoán còn bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần, các phương pháp lập dựtoán và kiểm soát cònchưa chặt chẽ...

Vì vậy, tăng cường công tác lậpdự toán là một nhiệm vụ cấp thiếtnhằm nâng cao hiệu quả nguồn ngân sáchvà tài sảncủaNhà nước,góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tếđịa phương. Xuất pháttừ ý nghĩa,vaitròvàthực tế, bài viết chọn đề tài “Công tác lập dự toán tạiđơn vị hành chính sự nghiệp, thực nghiệm tại Văn phòng sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn tỉnhQuảngBình”.

(2)

TOÁN-KIỂM TOÁN

2. Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp và lập dự toántrong đơn vị hành chính sự nghiệp

2.1. Đơn vị hành chínhsựnghiệp

Đơn vịhànhchính- sự nghiệp1 làđơnvị do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên mônnhât địnhhay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí nhà nước cấp, cấp trên cấp hoặc bằng các nguồn khác nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao trong từng giai đoạnnhâì định.

Cơ quan hànhchính nhà nước là các cơ quan quản lý nhà nước tronglĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng..., baogồm 3hệ thống tổ chứctừ trung ương đến địaphương:

Ỉơ quan lập pháp (Quốc hội và HĐND), cơ quan ành pháp (Văn phòng chính phủ, UBND cáccấp, lộ, Sở,Banngành thuộc TW vàĐP) vàcơ quan tư háp (Tòa án nhân dân các cấp).

Đơn vị sự nghiệp nhà nước là các đơn vị hoạt cộng cungcấp các dịch vụ sựnghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội (giáodục, y tế,vănhóa thông tin, t lể dục thểthao, nông -lâm- ngư nghiệp,...).Các đơnvị sự nghiệp nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mà mangtính chát phục vụ cộng đong là chính hay còn gọi làcác đơn vị hoạt động knông vịlợi.

2.2. Lập dự toán ngân sáchnhànước 2.2.1. Khái niệmlập dự toán

Lập dự toán của các cơ quan hành chính nhà nướclà quátrình phân tích, đánh giá,tổng hợp, lập dựtoán nhằmxác lập các chỉ tiêuthu chi của cơ qtịan, đơnvị dự kiếncóthểđạt được trong nămkế hc^ạch.

Ị Lập dự toán ngân sách và kế hoạch dự báo doing vaitrò quan trọng trong tấtcả các đơn vị,cơ quỊan nhà nước. Lập dự toán ngân sách “chuẩn”

giiip cho các tổ chức phát triển đúng hướng và tráịnh trường hợp chi tiêu quá mức. Kế hoạch dự báộsẽ giúpđơn vị sử dụng ngân sáchcó thể lường trước cáckịch bảnsẽ diễn ra trong một thờigian.

Đâjy được xem giống như vẽ mộtlâm bản đồnhỏ về tương lai. Nhờđó, ban lãnh đạo hay thủtrưởng tổ chức sẽ đưa ra kế hoạch thực hiện phù hợpđể

đạtđược mục tiêu. Lập dựtoán ngân sách trêncơ sở thành quả hoạt động là việc làmcần thiết nên có dự tínháp dụng vào thực hiện thường xuyên để đảm bảo sự phát triểnvững mạnh.

2.2.2. Phương pháp lậpdự toán

Hiện nay, hầunhư các đơn vị dự toán đang áp dụnghaiphương pháp dựtoán truyềnthống đó là:

Phươngpháp theo trình tựtừ dưới lên và Phương pháp theo trình tựtừ trên xuống2.

- Phương pháp lập dựtoán NSNNtheo trình tự từ dướilên: Đây là phương pháp lậpdự toán xuất phát từcơ sở, từcácđơn vị sử dụng NSNN, căn cứ vào điều kiệncụ thể của từngđơnvị sẽ gửidựtoán của đơn vịmình lên cơ quanquản lýcâp trênhình thành nêndự toán của ngânsách huyện, quận, thị xã. Huyện, quận, thị xã tiếp tục tổnghợp dựtoán của mình và câp dưới để hình thành ngân sách huyện, quận, thị xã và gửi lên cấp tỉnh. Cứ như vậy, tỉnhlại gửi lên trung ương. Trung ươngsẽtập hợp dự toán NSĐP và các bộ ngành trực thuộc trung ươngđể hình thành dựtoán NSNN.

- Phươngpháp lập dự toán NSNN theo trình tự từtrên xuống: Phương pháp xuất phátđiểm được bắtđầu từ trungương. BộTài chính và cáccơ quan liên quan kháccăn cứvào các chỉ tiêuphát triển kinhtế củatừnggiaiđoạn sẽ xâydựnglênmộtbản dự toánvề các khoảnthu - chi của NSNN. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ phânbổ dự toán đó cho các bộ ngành trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các bộ ngành ởtrungương, các tỉnh, thànhphốtrực thuộc trung ương sẽ dựa vào dự toán đượcBộ Tài chínhphân bổ lạitiếptục phân bổ cho cácđơnvịcấpdưới. Cáctỉnh, thành phô' trực thuộc trung ương sẽ thực hiện phân bổ dự toán cho huyện,quận. Sau đó,huyện, quận lại phân bổ tới xã, phường và tới các đơn vị cuốicùng.

3. Thực trạng công tác lập dự toán tại Văn phòng SởNông nghiệp và Pháttriển nông thôn tỉnh Quảng Bình

3.1. Giới thiệu về Văn phòng sở

Sở Nông nghiệpvà Pháttriểnnôngthôn Quảng Bình được thành lập theo Quyết định sô' 513/QĐ- UB ngày 01/6/1996 của UBND tỉnh Quảng Bình trên cơsở sáp nhập 3sở: Sở Nông nghiệp, Sở Lâm nghiệp và Sở Thủy lợi. Khi thành lập sở gồm 7

SỐ 12-Tháng 5/2021 517

(3)

phòng ban, 7 đơn vị HCSN và 18 doanh nghiệp Nhà nước trựcthuộc.

Vănphòng sở là phòng chuyênmôn thuộcSở có chức năng thammưu giúp Giám đốc Sở thực hiện công tác quảnlý: hành chính, văn thư, lưu trữ,

cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiệncông tác kế toán và quyết toán theo quyđịnh.

Quy trìnhxin dự toán cấp trên của Văn phòng Sở và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn tỉnhQuảng Bìnhđược thể hiệnnhư Sơ đồ 1.

Sơ đồ ỉ: Quy trình xin dự toàn

Vãnphòng sở Sở NN và PTNT

tình Quảng Binh Sỗ lãi chính Bộ lãi chính Chính phủ

Lập dự toán Tổng hợp báo cáo của đơnVỊ Xétduyệt

Tổng hợp toàn bộ

dựtoán Xét duyệt Xét duyệt Quyết định giao dự toán

Rút dự toán Phân bổ dựtoán chođơnVỊ

Phân bổ dự toán cho cácngành

Phânbổ dự toán cho cáctỉnh

Lậpbáocáo quyếttoán Tổng hợp QT Duyệt QT

quản trị, tài sản, theo dõi tổng hợp, công nghệ thông tin, ngoại vụ, phápchế, công táccải cách hành chính.

3.1.1. Công táclậpdựtoán tại Văn phòng Sở Hàng năm, căn cứ công vănhướng dẫnlập dự toán ngân sách nhà nước của sở Tài chính tỉnh Quảng Bìnhvề việc hương dẫn lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước, ví dụ, muốn lậpdựtoán cho năm 2021, Sở Tài chính hướng dẫn công văn

“Hướngdẫn xâydựng dự toán NSNNnăm2021, kế hoạch tài chính2021 -2023”.

Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôntỉnh Quảng Bình sẽ xây dựng triển khai công tác lập dự toán. Vănphòngsở sẽ có công văn yêu cầu các phòng ban chuyên môn, đơnvị sự nghiệp trực thuộc xây dựng dự toán căn cứ vào tình hình chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đối tượng để lập dự toán theo đúng quy định, tiêuchuẩn định mức. Đối với nội bộ Văn phòng sởcũng tiến hành lập dự toán để trìnhlên sở Nông nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình chínhlàđơn vị dựtoán cấp 3, là đơn vịtrựctiếpsửdụngngân sách (đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước).

Trong đó, Vănphòngsởlà đơn vị cấp dưới của Sởđể nhận kinhphíđểthực hiện phần công việc

3.1.2. Lập dựtoánđối với Văn phòng Sở Đối với Văn phòng sở, thường vào cuối quý 3 và đầuquý 4 (tháng 10) sẽ tiến hành lập dự toán.

Quy trìnhđược tiến hành như sau:

Bước 1. Nhậncôngvăn hướng dẫn từcấptrên Vănphòng Sở sẽ nhận công văn từ cấp trên về hướng dẫn các thông tư, quy định mới nhất để ápdụng, công văn sẽ hướng dẫnlập dự toán kinh phí.

Bước 2: Lập dựtoán: Bao gồm lập dự toánthu và dự toán chi

Bước 3: Trìnhlên sỏ Tài chính: sở Tài chính sẽ ràsoát, duyệt nhữngnộidungđược và không được.

Bước 4: Văn phòng sở sẽ nhận lại và hoàn thiện lại trên càn cứ của sở đã duyệt, trình lại.

3.1.3. Nội dunglập dự toán

Côngtáclập dựtoán lập hàngnăm chủ yếu là phục vụ cho công tác tài chính, đôi tượng cung cấp là cơquan quản lý cấptrên để xin duyệt cấp ngân sách chứchưaphụcvụ cho mục đích kiểmsoátvà đánh giáhoạt độngtạisở.

Kỳ lập dự toán hoạt động của Sở được lập vào thời điểm quý 3 hàng năm của năm trước.

(Sơ đồ 2)

Căn cứ vàođịnh mức kinh phí NSNN bảo đảm cho hoạt độngthường xuyên để thựchiện chức

(4)

TOÁN-KIỂM TOÁN

Sơ đồ 2;. Nội dung lập dự toán tại VP sở NN&PTNT

Q Lập dự báo hoạt động/ dự báo sốlượng thực hiện tử phí lệ phí thu khác

lăng, nhiệm vụ do UBND tỉnh Quảng Bình, Bộ Í lông nghiệp và Phát triển nông thôn giao của ăm trước liền kề và nhiệm vụ tăng giảm của nămkếhoạch, VP sở Nông nghiệp và Phát triển hông thôn xây dựngdự toánngân sáchnăm 2019 vàkế hoạch tài chínhngânsáchnhà nước3 năm 2019 - 2021.

4. Đánh giá công tác lập dự toán tại Văn phòngSở

Hiện nay, công tác lập dựtoán thu chi tại Văn phòng Sởvẫn chưa thực hiệncụ thể.Công tác lập dử toán hàng năm chủ yếu là phục vụchocông tác tài chính, đối tượngcung cấp là cơ quan quản lý cap trên đểxinduyệt ngân sáchchứchưa phục vụ chomục đích kiểm soátvà đánh giáhoạt động tại Văn phòngsở.

Phương pháp lậpdựtoán VP Sở đangáp dụng lài phương pháp từ trên xuống, hạn chế của phương phápnày là mất đi tínhtự chủ của VP sở, m^ing nặng tính bao cấp bởi dự toán NSNN là việcchi tiêuxuất pháttừ nhu cầu của cơsở nhưng lạị được cấp trên giaoxuống mang tínhchất mệnh lệnh, bó buộc, hạn chếvai trò chủ đạo và tính hiệu quả của VP sở.

Quy trình dự toán cơbảnthực hiệntrên 2 bước Lập dự toán và xét duyệt dựtoán. Theo quy

trình chuẩn thì phải có ba bước: Thu thập thông tin - Lập dựtoán - Phê duyệt dự toán. Bên cạnh đó, nội dung cụ thể trong từng bước và trách nhiệm cho bộ phận nàothì chưa thể hiệncụ thể.

Trongtừnggiai đoạn, bộphậnphòng nào cóchức năng và thựchiện công việc liên quan, cung cấp sốliệu cũngchưa đượcchi tiết.

về nội dungdự toán, tại VP Sở, dự toán được lập làdự toán tàichính nên đối tượng được cung cấp số liệu dự toán là đơn vị cấp trên quản lý, không phải là phục vụ trực tiếp cho công tác quản trịtạiđơnvị.

Nội dung, số liệu lập dự toán chi tiết từngkhoản mục cụ thể nênviệc kiểm soátvà điều hành sẽcòn khókhăn. Với đặcthù hoạt động củaVP Sở là đơn vị hành chính,phụcvụlợiích của nhân dânvàđược Nhà nước hỗtrợ kinh phí hoạt động, nênBanlãnh đạo chưa quantâm nhiều về mặt quản trị tài chính, cũng như chưa chúý đếnhiệu quảcủa các bộ phận.

Vìvậy,dựtoánthu,chi hoạtđộng phục vụ cho công tác quản trị chưa được thiết lập.

5. Một số' đề xuất nâng cao hiệuquả trong công tác ỉập dự toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp

- về mô hìnhlậpdựtoán: Thực hiện mô hình

“hai xuô'ng một lên“ để khắc phụchạn chế của mô hình hiện tại. Theo đó, hàng năm, cấp trên

SỐ 12-Tháng 5/2021 519

(5)

thông báo dự kiến các chỉ tiêu về thu chi ngân sách, sô'để lạiđơnvị và số nộp về câp trên. Dựa vào đó, các đơnvị cấp dưới sẽlập và cânđối phù hợp với nhu cầu và trình dự toán cho cấp trên.

Cuối cùng, cấp trên điều chỉnh, phê duyệt và triểnkhai thựchiện.

- vềquy trìnhlậpdựtoán: Điều chỉnh quy trình thựchiện hiện tạitrên cơ sở áp dụng mô hình lập dựtoán mới theo 3bước.

- về nội dung lập dự toán: cần thực hiện đúng quy trình và phản ánhđúng đầy đủ các nguồn tài chính và kế hoạch chitiêu của VP sở. Khi lậpdự toán cần tính đúng, tính đủ các chỉtiêu kếhoạch nhưbiênchế quỹ lương, sốliệu quy đổi, tình hình trang bị về cơsở vậtchất, khả năng huy động vốn từ bên ngoài... nhằm phản ánh đúng công tác lập dựtoánso vớithực tế.

- về biểu mẫu lập dự toán: Chophép sửa đổi biểumẫudựtoántheohướngthểhiện sự linhhoạt và đảm bảo các hoạt độngdài hạn và đặcthù của đơnvị.

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy để nâng cao hiệu

quả lập dự toán: Trong công tác lập dự toán nên phân công, phân cấp, giao quyền thường xuyên, tự chịutrách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ. Quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầutrongđiềuhànhvà lậpdự toán.Đồng thời, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ đối với đội ngũcán bộ kế toán tài chính, đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và kỹ năng công cụ cần thiết để nâng cao hiệu quả trong công tác lậpdự toán.

6. Kếtluận

Nghiên cứu cho thấy, công tác lập dự toán là vô cùngquan trọng đốivới hoạtđộngtài chính của các đơn vị hành chínhsự nghiệp. Do vậy, nghiên cứu đã phản ánh thực trạng lập dự toán tại Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình và đề xuât các giải pháp, hàmý chính sách để cải thiện hoạt động này. Kết quả góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của các đơnvịhành chính sự nghiệpcủa VP Sở, từđó góp phần nâng caohiệuquả hoạt động giữ vững sự phát triển ổn định về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa đời sông xãhội ■

TÀILIỆU TRÍCH DẪN:

‘Giáo trình Tài chính ĐVHCSN, Bộ Tài chính.

2Giáo trình Kế toán ĐVHCSN, Đại học Lao động và Xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bộ Tài chính, Giáo trình Tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp, Nhà xuât bản Tài chính

2. Học viện Hành chính quốc gia (2006), Giáo trình Quản lý nhà nước về tài chính, Khoa Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Huỳnh Xuân Hiệp (2016), Nâng cao hiệu quả Quản lý Ngân sách Nhà nước tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2012 - 2020, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP.HỒ Chí Minh.

4. Trần Xuân Hải (2010), Tăng cường công tác quản lý tài chính công ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Đề tài NCKH cấp Bộ, Học viện Tài chính.

Ngày nhận bài: 9/3/2021

(6)

KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

Thôngtintác giả:

TS. LÊ THỊ MỸ PHƯƠNG Khoa Kếtoán -Tài chính Trường Cao đẳng Thương mại

MAKING COST ESTIMATES IN PUBLIC AND NON-BUSINESS UNITS:

CASE STUDY OF THE OFFICE UNIT OF THE DEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

- QUANG BINH PROVINCE

• Ph.DLETHIMY PHUONG FacultyofAccounting - Finance

College of Commerce

ABSTRACT:

Makingcost estimatesis thefirststep inthe financial management process which is applied in publicandnon-businessunits.Cost estimates arethe basis for budget approval, allocation and settlement of units. Therefore, its is necessary to find out difficulties and shortcomings in making cost estimates in order to improve the financial managementefficiency atpublic and non-business units. This paper presents the work of cost estimates in the Office Unit ofthe Department of Agriculture and RuralDevelopment -Quang Binh Province.

Keywords: making cost estimates, public non-business units,cost estimation units.

So 12-Tháng 5/2021 521

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì vậy việc nghiên cứu giải phẫu cấp máu vạt bẹn của các ĐMMCN, ĐMTVN và mối tương quan của chúng là vấn đề cấp thiết để cung cấp cho các

Luận án phân tích sâu sắc lý luận về nội dung quản lý tài chính nội bộ các trường đại học công lập trên ba khía cạnh: quản lý thu, quản lý chi, quản lý tài sản theo

Thông tư số 107/2017/TT-BTC đã đưa ra một loạt thay đổi trong quy định về kế toán, trong đó, những thay đổi về tài khoản và phương pháp hạch toán là phức tạp và có

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho giáo dục đại học, cơ chê' quản lý chi tiêu của các trường đại học tại Việt Nam cũng được

Trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và trường học nói riêng, công tác lập dự toán ngoài việc để thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, còn có

Những FinTech ở mảng khác như gọi vốn, quản lý tài sản, cho vay, xếp hạng tín dụng, bảo hiểm, blockchain,… đang hoạt động chủ yếu dựa trên những quy định căn

Nguồn kinh phí bố trí cho hoạt động khoa học và công nghệ của các Học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp; phương thức phân bổ dựa vào

Với vị trí là đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của Luật NSNN và phân cấp của Bộ Tài chính, các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài