• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
99
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 73

Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN ( t1)

( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí -Tô Hoài- ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

2.Kĩ năng :

- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

- Phân tích được các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm nhường, biết tôn trọng người khác.

- Giao tiếp, phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

3. Thái độ :

- Yêu thích truyện Tô Hoài.

- Biết bảo vệ môi trường sống xung quanh: thiên nhiên cây cỏ và những loài côn trùng.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

*Các năng lực chung - Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác

*Các năng lực riêng

- Năng lực giao tiếp cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm.

- GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất nhân ái, biết yêu thương bạn bè, biết tạo dựng một thế giới đại đồng đoàn kết.

Tự lập, trung thực,có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

-GD giá trị sống: YÊU THƯƠNG, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HÒA BÌNH, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;

và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

(2)

C. PHƯƠNG PHÁP/KT

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Kiểm tra nội dung bài học

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập 

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: (  )

Cách 1: Kể tên các loại côn trùng mà em biết (Nhấn mạnh về loài dế) Cách 2: Cho học trò xem video Dế Mèn đánh võ (4 phút đầu)

Và nhận xét về nhân vật Dế Mèn

https://www.youtube.com/watch?v=W3ru33uY1k4 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

- Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà và những hiểu biết của em, hãy giới thiệu đôi nét về nhà văn Tô Hoài?

GV: Bút danh Tô Hoài: Để kỉ niệm và ghi nhớ về quê hương của ông: sông Tô Lịch và huyện Hoài Đức

?Em hãy nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả:

- Tên thật: Nguyễn Sen - Sinh năm: 1920

- Quê: Hà Nội.

- Ông viết nhiều truyện cho thiếu nhi, viết về đề tài miền núi và Hà Nội rất thành công như: Võ sĩ bọ ngựa, Chim cu gáy, Vợ chồng A Phủ...

2. Tác phẩm: Trích chương I của

(3)

- HS nêu vị trí của đoạn trích.

Trích chương I của “ Dế Mèn phiêu lưu kí”

- In lần đầu năm 1941 có 3 chương, hoàn thành năm 1954 với 10 chương

Gv: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào.Theo em văn bản này nên đọc như thế nào cho phù hợp?

Gv: hướng dẫn cách đọc văn bản: Đọc to, rõ ràng, giọng đầy kiêu hãnh khi miêu tả về vẻ đẹp của Dế Mèn. Đoạn trêu chị Cốc đọc với giọng hách dịch, khi kể về cái chết của chị Cốc đọc với giọng buồn, hối hận.

- GV đọc mẫu một đoạn, gọi h/s đọc tiếp.

- Nhận xét bạn đọc bài?

- Cá nhân HS nhận xét bạn đọc bài.

-Tổ chức cho hs thực hiện KT “ hỏi chuyên gia”

để giải thích từ khó ( 2`)

- HS chơi trò chơi “ hỏi chuyên gia”

? Em hãy kể tóm tắt đoạn trích theo các sự việc chính?

+ Các sự việc chính:

- Miêu tả Dế Mèn:

- Tả hình dáng. Tả hành động thói quen.

- Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Dế Mèn coi thường Dế Choắt. Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.

- Em nhận xét phần kể tóm tắt của bạn?

? Nhân vật chính trong truyện là ai? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu rõ tác dụng của ngôi kể?

- Phương thức biểu đạt: Tự sự, kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Nhân vật chính: Dế Mèn.

- Ngôi kể: Thứ nhất.

? Có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung từng phần?

- Phần 1: Từ đầu -> thiên hạ: Miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn.

- Phần 2: Còn lại.

Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

“ Dế Mèn phiêu lưu kí”

- In lần đầu năm 1941 có 3 chương, hoàn thành năm 1954 với 10 chương.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Đọc – tóm tắt, chú thích

2. Kết cấu- Bố cục:

- PTBĐ: Tự sự, mieu tả và biểu cảm.

- Bố cục: 

- Phần 1: Từ đầu -> thiên   hạ:

Miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn.

- Phần 2: Còn lại.

Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Gv mở rộng: "Dế Mèn phiêu lưu kí" là một tác phẩm nổi tiếng đầu tay của nhà văn Tô Hoài được sáng tác khi ông 21 tuổi dựa vào những kỉ niệm tuổi thơ vùng bưởi quê ông.

Tác phẩm có 10 chương. Chương đầu kể về lai lịch và bài học đường đời đầu tiên của

(4)

Dế Mèn. Hai chương tiếp theo kể chuyện Dế Mèn bị bọn trẻ con đem đi chọi nhau với các con dế khác. Dế Mèn trốn thoát. Trên đường về nhà gặp chị Nhà Trò bị sa  vào lưới bọn Nhện độc ác. Dế Mèn đã đánh tan bọn Nhện cứu thoát chị Nhà Trò yếu ớt. Bẩy chương còn lại kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. - Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được tặng bằng khen của Hội đồng Hoà bình thế giới.

* GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm(3') các vấn đề sau.

? Trong đoạn văn bản vừa đọc, tác giả đã giới thiệu Dế Mèn với người đọc qua những khía cạnh nào?

? Mở đầu văn bản, nhà văn Tô Hoài đã giới thiệu như thế nào về hình dáng của Dế Mèn?

* GV giao cho HS làm việc theo nhóm (2').

? Dựa vào văn bản, em hãy tìm những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động của Dế Mèn?

- HS quan sát trả lời.

- Đôi  càng  mẫm  bóng,  vuốt  cứng,   nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng....

- Đạp phanh phách, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu.

? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật,

trình tự miêu tả của tác giả về nhân vật Dế Mèn?

? Quan sát vào các chi tiết trong đoạn văn miêu tả đã làm hiện lên hình ảnh một chàng dế như thế nào trong tưởng tượng của em?

? Tự ý thức được vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình, Dế Mèn đã cư xử với mọi người như thế nào?

? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?

? Qua các chi tiết ấy đã bộc lộ tính cách gì của Dế Mèn? Vì sao Dế Mèn lại có thái độ như vậy?

3. Phân tích

3.1. Hình dáng, tính cách của Dế Mèn.

+ Hình dáng.

+ Tính cách.

-> Lần lượt miêu tả từng bộ phận cơ thể của Dế Mèn; gắn liền miêu tả hình dáng với hành động.

=>Sử dụng nhiều tính từ, động từ mạnh, biện pháp nghệ thuật nhân hoá, trí tưởng tượng phong phú.

+ Các tính từ chỉ tính cách.

=> Chàng Dế khỏe mạnh, cường tráng, trẻ trung, yêu đời.

(5)

+ Vì Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền   lành   nên   đã   lầm   tưởng   sự   ngông cuồng là tài ba.

=> Kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp: 

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: (   )

? Tính cách của Dế Mèn gợi em liên tưởng tới lứa tuổi nào? Thông qua nhân vật Dế Mèn, em tự rút ra cho mình bài học gì?

4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) 

* Đối với bài cũ:

- Học thuộc phần 1

- Hoàn thành bài tập còn lại.

* Chuẩn bị bài mới: Tiết 2 của Dế Mèn phiêu lưu kí V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

--- Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 74

Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN ( t2) - Tô Hoài-

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT (Giống tiết 1)

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;

và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP/ KT:

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài

(6)

liệu,...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC:

1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số học sinh:

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Kiểm tra nội dung bài học

4. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập 

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: (  )

Giáo viên có thể cho học sinh xem video hoặc chiếu hình ảnh của chú mèo Hello Kitty sau đó yêu cầu học sinh kể tóm tắt câu chuyện

Câu chuyện cảm động về chú mèo Hello Kitty

Ở nước Nhật, có một câu chuyện cảm động về sự ra đời của chú mèo “Luôn biết lăng nghe” người khác

Có một cô bé là con gái duy nhất của một cặp vợ chồng trẻ và có lối sống hiện đại. Bố mẹ cô luôn bận rộn với những chuyến công tác và lịch trình làm việc dày đặc. Cô bé thì ngày nào cũng đến trường để tham gia vào những hoạt động ngoại khóa nào đó. Thế nhưng, vì bé nhỏ và nhút nhát nên cô bé thường bị những đứa trẻ ở lớp trên trêu chọc, giật cặp sách, giật tóc, đôi khi còn bị đánh. Cô bé khao khát được nói chuyện với ai đó, nhưng chẳng ai dành thì giờ ngồi nghe. Nỗi sợ hãi, lạc lõng khiến cô ngày càng thu mình trong vỏ ốc cô đơn.

Một buổi chiều, khi bị nhóm bạn trên lớp lôi ra làm trò đùa, cô bé buồn bã đi ra công viên gần nhà, ngồi thu mình trên ghế đá và khóc. Một lúc sau, khi ngẩng lên, cô nhìn thấy một ông lão đang ngồi cạnh mình. Ông lão mỉm cười ân cần hỏi:

-Cháu gái, tan học rồi sao cháu không về nhà mà ngồi đây khóc ?

(7)

Được khơi mở, cô bé oà lên tức tưởi:

-Cháu không muốn về nhà, ở nhà buồn lắm, không có ai hết, không ai nghe cháu nói!

-Vậy ông sẽ nghe cháu nói! – Ông lão nói rồi nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh cô bé.

Vừa khóc, cô bé vừa kể cho ông lão nghe tất cả những uất ức, buồn rầu trong lòng từ bấy lâu nay.Ông lão cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời phân định.

Ông chỉ nghe. Cuối cùng, khi cô bé kể xong, ông bảo cô đừng buồn và hãy đi về nhà.

Từ hôm đó, hầu như chiều nào tan học cô bé cũng vào công viên ngồi kể chuyện cho ông lão nghe. Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống. Cô thay đổi hẳn, mạnh dạn hơn, vui vẻ hơn.

Cho đến một hôm cô bé bị một bạn trong lớp trêu chọc và ức hiếp. Vốn yếu đuối không làm gì được, cô nóng lòng chạy đến công viên để chia sẻ với ông lão cho vơi bớt nỗi buồn tủi. Quá vội vã, cô bé chạy băng qua đèn đỏ và tai nạn đã xảy ra…

Ngày biết tin cô bé mất, vẫn trong công viên, vẫn trên chiếc ghế đá mà cô bé thường ngồi, có một ông lão lặng lẽ đốt những hình nộm bằng giấy. Đó là món quà mà ông muốn tặng cô bé ngày hôm trước, nhưng cô bé đã không đến được. Hình nộm là một chú Mèo rất đẹp, trắng trẻo, có đôi tai to, mắt tròn xoe hiền lành nhưng không có miệng.

Ông lão muốn nó ở cạnh cô bé, mãi mãi lắng nghe và không bao giờ phán xét.

Ngày nay, trên bàn học của mỗi học sinh Nhật thường có một con búp bê hình Mèo được mang danh hiệu là “Hello Kitty” nhưng điều đặc biệt là chú Mèo này không có miệng. Bởi vì được chú làm ra với mục đích lắng nghe mọi người.

Gv: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé?

    Chính sự chọc ghẹo của các bạn đã gây ra cái chết thương tâm cho cô bé. Một lần nữa ta sẽ bắt gặp điều này ở câu chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài

(8)

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

Gv: Mang tính kiêu căng vào đời, Dế Mèn đã gây ra nhữngchuyện gì để phải ân hận suốt đời?

+ Khinh thường Dế Choắt, gây sự với chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt

? Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh, tính nết của Dế Choắt trong con mắt của Dế Mèn ?

- HS dựa vào sgk trả lời.

+ Như gã nghiện thuốc phiện.

+ Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ.

+ Hôi như cú mèo.

+ Có lớn mà không có khôn

? Lời Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt có gì đặc biệt? Nhận xét gì về cách xưng hô đó?

? Như thế, dưới mắt Dế Mèn, Dế Choắt hiện ra như thế nào? Em đánh giá gì về nhân vật Dế Mèn.

? Trước lời cầu xin của Dế Choắt nhờ đào ngách thông hang. Dế Mèn đã hành động như thế nào? Chi tiết đó đã tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn?

GV bổ sung: Dế Mèn tự hào về vẻ đẹp cường tráng của mình bao nhiêu thì cũng tỏ ra coi thường Dế Choắt ốm yếu, xấu xí bấy nhiêu. Tệ hại hơn nữa, Dế Mèn còn coi Dế Choắt là đối tượng để thoả mãn tính tự kiêu của mình bằng cách lên giọng kẻ cả, ra vẻ "ta đây".

- Hết coi thường Dế Choắt, Dế Mèn lại gây sự với Cốc.

3.2. Dế Mèn trêu chị Cốc gây cái chết cho Dế Choắt:

a. Hình ảnh của Dế Choắt qua cái nhìn của Dế Mèn: 

+ Như gã nghiện thuốc phiện.

+ Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ.

+ Hôi như cú mèo.

+ Có lớn mà không có khôn.

- Cách xưng hô: gọi “chú mày”

-> DC Rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh.

-> DM tỏ thái độ, chê bai, trịch thượng, , kẻ cả coi thường Dế Choắt

-Không giúp đỡ Dế choắt đào hang sâu -> Không sống chan hòa ; ích kỉ, hẹp hòi ; Vô tình, thờ ơ, không rung động, lạnh lùng trước hoàn cảnh khốn khó của đồng loại.

b. Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt:

- Hát véo von trêu chị Cốc

(9)

? Vì sao Dế Mèn dám gây sự với Cốc to lớn hơn mình? Sự việc đó diễn ra như

thế nào - HS suy nghĩ trả lời

+ Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.

? Việc Dế Mèn dám gây sự với chị Cốc khỏe hơn mình gấp bội có phải là hành động dũng cảm không? Vì sao?

+ Không   dũng   cảm   mà   là   sự   liều   lĩnh, ngông cuồng  thiếu suy nghĩ: vì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Dế Choắt.

? Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?

- Cho hs thảo luận nhóm 4 em (2 phút) Chiếu máy Diễn biến tâm lí DM:

GV: định hướng cho HS lúc Dế Mèn bỏ mặc bạn bẻ trong cơn nguy hiểm…hèn nhát, không dám nhận lỗi

- Chị Cốc trút giận lên Dế Choắt

- Diễn biễn tâm lí của Dế Mèn:

+ Lúc đầu thì hênh hoang trước Dế Choắt.

+ Hát véo von, xấc xược… với chi Cốc + sau đó chui tọt vào hang vắt chân chữ ngũ, nằm khểnh yên trí... -> đắc ý

+ Khi Dế choắt bị Cốc mổ thì nằm im thin thít, khi Cốc bay đi rồi mới dám mon men bò ra khỏi hang -> hèn nhát tham sống sợ chết bỏ mặc bạn bè, không dám nhận lỗi

....

3. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

? Dế Mèn trêu chị Cốc đã gây ra hậu quả gì?

- Gây   ra   cái   chết   thảm   thương   cho   Dế Choắt. Kẻ phải trực tiếp chịu hậu quả của trò đùa này là Dế Choắt.

? Hậu quả của việc trêu chị Cốc là cái chết của Dế Choắt, song Dế Mèn có chịu hậu quả nào không? Nếu có thì là hậu quả gì?

+ Mất bạn láng giềng.

+ Bị Dế Choắt dạy cho bài học nhớ đời.

+   Suốt   đời   phải   ân   hận   vì   lỗi   lầm   của mình gây ra.

* GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (2').

3. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:

- Tâm trạng:

+ Dế Mèn ân hận

+ Nâng đầu Dế Choắt vừa thương, vừa ăn năn tội mình, chôn xác Dế Choắt vào bụi

(10)

? Tâm trạng của Dế Mèn có sự thay đổi ra sao trước cái chết của Dế Choắt? Sự hối hận bộc lộ qua hành động nào?

+ Dế Mèn thể hiện ân hận, hối lỗi.

+ Nâng đầu Dế Choắt vừa thương, vừa ăn năn tội mình, chôn xác Dế Choắt vào bụi cỏ um tùm

? Qua hành động của Dế Mèn, em có nhận xét gì về sự thay đổi tâm lí của Dế Mèn? Theo em sự thay đổi đó có hợp lí không và nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả?

GV:

Sự thay đổi đó bất ngờ song hợp lý bởi cái chết của Dế Choắt đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của Dế Mèn, vì Dế Mèn sốc nổi song không ác ý.

? Chính sự ăn năn ấy giúp ta hiểu thêm về tính cách Dế Mèn, đó là tính cách nào?

+ Còn có tình cảm đồng loại ; biết hối hận, biết hướng thiện.

? Theo em sự hối hận của Dế Mèn có cần thiết không và có thể tha thứ được không? Vì sao?

+ Cần vì kể biết lỗi sẽ tránh được lỗi.

+ Có thể tha thứ vì tình cảm của Dế Mèn rất chân thành.

+ Cần nhưng khó tha thứ vì hối lỗi không thể cứu được mạng người đã chết…

? Cuối truyện là hình ảnh Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ bạn. Em thử hình dung tâm trạng Dế Mèn lúc này?

+   Cay   đắng   vì   lỗi   lầm   của   mình,   xót thương Dế  Choắt, mong Dế Choắt  sống lại, nghĩ  đến việc thay đổi cách sống của mình.

? Sau tất cả các sự việc trên, nhất là sau khi Choắt chết, Dế Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Theo em, đó là bài học gì?

+ Bài học về cách ứng xử, sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác

+ Bài học về tình thân ái, chan hòa

cỏ um tùm.

+ Ở đây có sự biến đổi tâm lý :từ thái độ kiêu ngạo, hống hách sang ăn năn, hối hận -> Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hợp lí

+ Còn có tình cảm đồng loại ; biết hối hận, biết hướng thiện.

- Bài học “ ở đời có thói hung hăng, bậy bạ có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình.”

(11)

+...

GV: Kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác, khiến mình phải ân hận suốt đời.

- Nên biết sống đoàn kết với mọi người, đó là bài học về tình thân ái. Đây là 2 bài học để trở thành người tốt từ câu chuyện của DÕ MÌn.

Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh tổng kết

- GV cho HS thảo luận nhóm bàn ( 2ph)

? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của tác phẩm ?Nội dung, ý nghĩa của văn bản?

? Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài trong VB này?

- Miêu tả loài vật sinh động, chính xác.

- Ngôi kể: thứ nhất

- Lời văn : Chân thực, hấp dẫn.

GV chiếu máy bản đồ tư duy, khái quát nội dung ý nghĩa văn bản

4. Tổng kết.

4.1. Nội dung:

- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình.

- Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ độ, khiêm nhường; sự tự chủ; ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm...

4.2. Nghệ thuật:

- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.

-Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ, miêu tả loài vật chính xác, sinh động

- Các phép tu từ .

- Lựa chọn ngôi kể, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

* Ghi nhớ: SGK/ Tr.11 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp: 

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: (   )

Câu 1: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào?

A. Đất rừng phương Nam.

B. Dế Mèn phiêu lưu kí.

C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

D. Những năm tháng cuộc đời.

Câu 2: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.

B. Dế Mèn và chị Cốc.

(12)

C. Dế Mèn và Dế Choắt.

D. Chị Cốc và Dế Choắt.

Câu 3: Câu nào dưới đây không nói về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí?

A. Đây là tác phẩm đặc sắc và nổi bật nhất của của Tô Hoài viết về loài vật.

B. Tác phẩm gồm có 10 chương, kể về những chuyến phiêu lưu đầy thú vị của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé.

C. Tác phẩm được in lần đầu tiên năm 1941.

D. Tác phẩm viết dành tặng cho các bậc cha mẹ.

Câu 4: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể lại theo lời A. Dế Mèn.

B. Chị Cốc.

C. Dế Choắt.

D. Tác giả.

Câu 5: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.

B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.

C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.

D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

Câu 6: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.

B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh, C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.

D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người. 

Câu 7: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của Dế Choắt là gì?

A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.

B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.

D. Cần đối xử với mọi người thân thiện, hòa nhã, tránh thái độ xem thường người khác.

Câu 8: Trước khi chết, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn những gì?

(13)

A. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

B. Ở đời không nên xem thường người khác, cần tôn trọng người khác như chính bản thân mình.

C. Cần phải báo thù cho Choắt.

D. Không nên trên ghẹo người khác.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

?Viết đoạn văn(khoảng 10-15 dòng) miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo tưởng tượng của em.

Bài làm:

Cánh đồng xanh mát đượm hương đồng gió nội của một vùng quê thanh bình yên tĩnh, thẳng cánh cò bay chính là chỗ dừng chân lí tưởng của anh chàng Dế Mèn.

Cánh đồng lúa mênh mông như biển khơi vô tận, xanh mát hương thơm của những cây lúa đang đương thì con gái. Thỉnh thoảng có làn gió kẽ thổi làm những cây lúa xô lại với nhau tựa như những đợt sóng nhỏ chạy tắp đến tận chân trời. Sớm sớm, những hạt sương long lanh đọng lại trên cành lá tựa như những viên pha lê trong veo lấp lánh dưới nắng sớm. Chiều tà, những cô cò, chị cốc bay lã trên cánh đồng mang thức ăn chăm cho đàn con nhỏ. Cạnh đấy là cây đa cổ thụ tỏa bóng mát rợp trở thành chốn nghỉ chân của những bác nông dân hiền lành chất phác, của những chú trâu thung thăng gặm cỏ sau những buổi cày bừa vất vả, hay đó cũng là nơi tiếng sáo, tiếng cười đùa của lũ trẻ nhỏ mục đồng trong làng. Mới chuyển đến đây, nhưng Dế Choắt đã tìm cho mình một nơi tuyệt vời để đào hang sinh sống. Cái hang mà Mèn đào, vô cùng thông thoáng nông sâu, cửa trước của sau đều có nên vô cùng mát mẻ. Cạnh nhà Dế Mèn là nhà cậu Dế Choắt. Do nhỏ nhắn yếu ớt nên nhà của Choắt sát mặt đất lại vô cùng nhỏ bé không được thông thoáng như nhà Dế Mèn. Không chỉ có Dế Mèn và Dế Choắt sống ở đây mà còn có rất nhiều loại động vật khác, anh Ốc, chị Sên, chú Cóc,....tất cả đều sống vui vẻ, tấp nập tựa như một làng quê nhỏ vậy.

Cách 2: ?Nhập vai nhân vật Dế Mèn. Viết đoạn văn 4 - 5 câu bộc lộ tâm trạng khi đứng trước nấm mồ Choắt?

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ  - Thời gian: ( )

? Hiện nay, trong cuộc sống, đặc biệt là trong lớp học vẫn còn hiện tượng " Dế

(14)

Mèn". Giả sử em gặp những hiện này, em sẽ nói với bạn như thế nào?

?Rút được bài học ứng xử cho bản thân qua câu chuyện Dế Mèn.

Gợi ý:

Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ

Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân

Không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) 

* Đối với bài cũ:

- Học thuộc nội dung

- Hoàn thành bài tập trong sgk

* Chuẩn bị bài mới:

Bảng so sánh Dế Mèn và Dế Choắt Nhân vật

Đặc điểm

Dế Mèn Dế Choắt

Ngoại hình Hoạt động Lời nói, suy nghĩ

Tính cách V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

--- Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 75

Tập làm văn:

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức:

- Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả.

- Trình bày được những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả, cách thức miêu tả.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.

- Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xđ đặc điểm nổi bật của đối tượng được MT trong đoạn văn hay bài văn MT.

3. Thái độ:

Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

(15)

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH, TỰ DO.

Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

- Yêu quê hương, đất nước, con người.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP/KT

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Kiểm tra nội dung bài học

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn  đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập 

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: (  )

Cách 1: Gv: In phiếu học tập cho học sinh: Sân trường là không gian thân thuộc với chúng ta hàng ngày. Em hãy quan sát hoặc nhớ lại hình ảnh sân trưởng ở hai thời điểm sau: Sân trường lúc ra chơi

...

...

...

Sân trường lúc vào lớp

...

...

...

(16)

Gv: Thu một vài phiếu, nhận xét và mượn câu văn miêu tả về sân trường của học sinh để dẫn dắt vào bài: Sân trường trong bạn A là những chiếc lá vàng phơi mình ở sân thể dục, là hình ảnh chú chim non đang chuyền trên cành...những câu văn đó các bạn đã sử dụng phương thức miêu tả. Vây miêu tả, hay nói cụ thể hơn văn miêu tả là gì? Trong tình huống nào người ta dùng văn miêu tả? Văn miêu tả có gì khác với văn tự sự? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.

Cách 2: Giáo viên in hai hình ảnh, về mùa xuân và mùa thu và hỏi: Em nhìn thấy những gì trong bức tranh?

Hs: suy nghĩ, trình bày Gv: Dẫn dắt vô bài

Hoạt động Thầy – Trò Nội dung

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn miêu tả.

- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích.

- Kĩ thuật : hỏi và trả lời

- Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ Học sinh đọc Bài tập 1( SGK)

? Bài tập đưa ra mấy tình huống?

- 3 tình huống

I. Thế nào là văn miêu tả?

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu:

a. Bài tập 1 TH 1:

- Tả đường về nhà, tả ngôi nhà ( đặc điểm nổi bật) để khách có thể nhận ra.

(17)

Trên đường đi học về, em gặp 1 người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, làm thế nào để người khách đó tìm đúng được nhà em?

Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo, trước rất nhiều áo khác nhau, nhiều màu nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy xuống được chiếc áo mà em định mua?

TH 2:

- Miêu tả đặc điểm nổi bật cuả chiếc áo (ở vị trí nào? màu sắc?

kiêu dáng?) Một Học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là

người như thế nào? Em phải làm gì để Học sinh ấy hình dung ra được hình ảnh của lực sĩ?

TH 3:

- Miêu tả những nét nổi bật về ngoại hình của người lực sĩ ( to, khỏ, cơ bắp cuồn cuộn..)

? Hãy nêu 1 số tình huống tương tự ( những tình huống phải dùng văn miêu tả để trả lời)

- Có người bạn ở xa muốn biết về ngôi trường của em mà bạn không có điều kiện về thăm được.

? Qua lời giới thiệu ở Bài tập 1, em hãy rút ra Nhận xét thê snào là văn miêu tả?

Gọi 1 Học sinh đọc Bài tập 2

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có 2 đoạn văn miêu tả Dế Mèn và DC rất sinh động. Hãy chỉ ra 2 đoạn văn đó?

- Đv miêu tả Dế Mèn: Từ đầu -> vuốt râu.

- Đv miêu tả DC: Cái chàng...ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

b. Bài tập 2:

- Dế Mèn: Khỏe mạnh, cường tráng, hùng dũng, ngoại hình hấp dẫn.

? Qua 2 đoạn văn trên giúp em hình dung ra đặc điểm gì nổi bật ở 2 chàng dế? Những chi tiết, hình ảnh nào giúp em hình dung được điều đó?

- Dế Mèn:

+ Đôi càng mẫm bóng + vuốt: cứng dần, nhọn hoắt + cánh...dài... chấm đuôi...

+ cả người: rung rinh màu nâu...

+ đầu: to, nổi từng tảng...

+ hai răng: đen nhánh...như 2 liềm máy + sợi râu: dài, uốn cong, hùng dũng..

- DC:

+ gày gò, dài lêu nghêu..

+ cánh: ngắn ngủn, hở mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi - lê + càng: bè bè, nặng nề.

+ râu: cụt một mẩu

+ mặt: ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

? Thế nào là văn miêu tả?

Bản chất của văn miêu tả:

Làm nổi bật được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của

(18)

sự vật, con người..Qua các đặc điểm, tính chất đó, người đọc hình dung, nhận ra ngay sự việc được miêu tả.

Gọi Học sinh đọc ghi nhớ. 2. Ghi nhớ: SGK

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp: 

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: (   )

Hoạt động 2: Luyện tập

- Phương pháp: định hướng, vấn đáp, đánh giá...

- Kĩ thuật: động não, trình bày, ...

- Năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học...

Gọi HS đọc và x/định y/cầu BT

Đ1 miêu tả, tái hiện điều gì? Sự vật được miêu tả có đặc điểm gì nổi bật?

II. Luyện tập:

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

- Đoạn 1: miêu tả, tái hiện lại ngoại hình Dế Mèn ở độ tuổi thiếu niên

=> đặc điểm nổi bật: càng, vuốt, răng..

=> to, khoẻ, mạnh mẽ.

Đ2 miêu tả, tái hiện điều gì? Con người được miêu tả có đặc điểm nào nổi bật?

- Đoạn 2: thơ - miêu tả tái hiện hình ảnh chú bé Lượm

=> đặc điểm nổi bật: nhanh nhẹn, hồn nhiên.

Đ3 miêu tả, tái hiện điều gì? Quang cảnh được miêu tả có đặc điểm gì nổi bật?

- Đoạn 3: Miêu tả, tái hiện lại cảnh 1 vùng bãi ven hồ ao ngập nước sau cơn mưa

=> đặc điểm nổi bật: thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo.

? Tìm, nêu những đặc điểm nổi bật của cảnh mùa đông đến

Làm BT chung cả lớp.

Bài tập 2:

a. Đặc điểm nổi bật của mùa đông: 

- lạnh lẽo, ẩm ướt: gió bấc, mưa phùn, đêm dài, ngày ngắn.

- bầu trời âm u như thấp xuống, nhiều mây và sương mù, ít trăng sao.

- câu cối trơ trọi, khẳng khiu - mùa của hoa: hồng, đào, lay-ơn, mơ, mận chuẩn bị Tết đến, xuân về.

Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, Nếu tả khuôn mặt mẹ em sẽ chú ý đặc điểm

b. Nêu một vài đặc điểm khuôn mặt mẹ

(19)

nổi bật nào? - Sáng, đẹp

- Hiền hậu và nghiêm nghị - Vui vẻ lo âu, trăn trở,...

- Học sinh đọc thêm “lá rụng” để học tập cách miêu tả.

? Nêu tác dụng của các chi tiết miêu tả trong các đoạn văn đó?

làm nổi bật được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật, con người..Qua các đặc điểm, tính chất đó, người đọc hình dung, nhận ra ngay sự việc được miêu tả.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

? Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng tả mẹ (người thân) đang xem tivi HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ  - Thời gian: ( )

? Giả sử em có một người bạn ở nơi khác, muốn biết về những danh lam thắng cảnh ở địa phương em. Em hãy viết một đoạn văn để miêu tả một địa danh mà em thấy thú vị để gửi cho bạn

4. Hướng dẫn học sinh ở nhà (5 phút)

- Học bài: đọc lại các đoạn văn miêu tả ở Bài tập 1, làm tiếp bài tập 2b.

- Tiết sau: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nx trong văn MT:

+ Đọc 3 đoạn văn Tr 27, tìm đối tượng MT và các đặc điểm nổi bật.

+ Tìm hiểu các BT Luyện tập.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

--- Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 76 - 81

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

(Thời gian: 06 tiết)

(20)

Trong bài học này, hs sẽ đọc hiểu 02 văn bản truyện hiện đại Việt Nam (Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi, Vượt thác - Võ Quảng); một số kiến thức tiếng Việt về biện pháp tu từ so sánh; rèn kĩ năng viết, nói văn miêu tả được tích hợp trong quá trình dạy đọc, viết, nói và nghe.

I. Mục tiêu bài học

1. Góp phần giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, yêu con người lao động, biết giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

2. Qua bài học, học sinh biết:

a. Đọc hiểu:

- Nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.

- Nhận biết được tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.

- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.

- Biết kể tên các con sông ở quê hương, miểu tả được 1 con sông tiêu biểu và vận dụng giải quyết tình huống thực tế.

- Vận dụng đọc hiểu văn bản tương tự.

- Tích hợp kiến thức Tiếng việt phần So sánh, Tập làm văn phần văn miêu tả.

b. Kĩ năng viết:

- Biết huy động hiểu biết về phần văn miêu tả, vận dụng viết được bài văn miêu tả về 1 cảnh đẹp trên quê hương và thể hiện cảm xúc trước đối tượng được miêu tả đó.

c. Kĩ năng nói và nghe:

- Nói trước các bạn về cảnh đẹp trên quê hương mà hs đã có dịp quan sát, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về trải nghiệm đó.

- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày, chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài miêu tả cảnh đẹp trên quê hương.

II. Phương tiện và hình thức tổ chức dạy học 1. Phương tiện dạy học

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, các slide trình chiếu, video clip bài hát về sông nước Cà Mau,...

2. Phương pháp, hình thức dạy học chính - Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp

- Hs thuyết trình, trao đổi, thảo luận...

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động Cách thức tổ chức

ĐỌC HIỂU ( TIẾT)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: SÔNG NƯỚC CÀ MAU

(21)

I.Tổ chức khởi động và tạo tâm thế

* Dự kiến kết quả

a. Bức ảnh chụp một khu chợ nổi trên sông. Em từng thấy trên những phóng sự trên tivi

b. Cảnh đó em đoán thuộc miền sông nước miền Tây của vùng Tây Nam Bộ của nước ta.

1.Tổ chức khởi động

Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

a. Bức ảnh chụp cảnh gì? Em thấy cảnh đó bao giờ chưa?

b. Em thử đoán xem cảnh đó thuộc vùng nào trên đất nước ta.

2. Dẫn dắt vào bài

Cà Mau là vùng đất được biết đến là cực Nam của tổ quốc với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Đặc trưng đó của Cà Mau không chỉ được thể hiện qua những câu dân ca đậm chất Nam Bộ "

II. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.

* Dự kiến kết quả 1. Đọc- chú thích

2. Tìm hiểu chung về văn bản - Tác giả(1925 - 1989).

+ Quê ở tỉnh Tiền Giang.

+ Là nhà văn Nam Bộ, ông thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.

- Tác phẩm:

II. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản.

1. Đọc- chú thích.

- GV cho hs đọc toàn bộ văn bản

- Gv yêu cầu học sinh nêu ấn tượng nổi bật về văn bản

- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ khó. Trao đổi với các bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc chưa hiểu bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong sách giáo khoa.

2. Tìm hiểu chung về văn bản.

- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu những thông tin chung về văn bản qua các phiếu bài tập Phiếu học tập 1: Tìm hiểu thông tin về Tác giả, tác phẩm

(22)

+ Đất  rừng  phương  Nam là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi.

+ “Đất rừng phương Nam” là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc viết cho thiếu nhi. Nó đã có sức hấp dẫn lâu bền với thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi cho đến tận ngày nay. Tác phẩm đã được dựng thành phim.

+ Truyện viết năm 1957 kể về quãng đời lưu lạc của chú bé An tại vùng rừng U Minh, miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Đoạn trích:

+ PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả và thuyết minh

+ Bố cục: 3 phần.

Phần 1: Từ đầu …lặng lẽ một màu xanh đơn điệu: Những   ấn   tượng chung ban đầu về thiên nhiên vùng đất Cà Mau.

Phần 2: Tiếp…ban mai: Các kênh rạch vùng Cà Mau và con sông Năm Căn.

Còn lại : cảnh chợ Năm Căn

Phiếu học tập 2: Tìm hiểu về đoạn trích Sông nước Cà Mau (chia bố cục)

III. Đọc hiểu chi tiết văn bản.

1. Ấn tượng ban đầu về toàn cảnh sông nước Cà Mau.

* Khái quát chung - Trình tự không gian

-  Cảnh được miêu tả một cách trực tiếp vì nhân vật "tôi" trực tiếp quan sát cảnh sông nước Cà Mau từ trên con

2.1. Ấn tượng ban đầu về toàn cảnh sông nước Cà Mau.

Gv hướng dẫn hs tìm hiểu ấn tượng ban đầu về cảnh sông nước CM bằng các câu hỏi gợi mở kết hợp với phiếu học tập số 3 - Cảnh được miêu tả theo trình tự nào?

- Theo em cảnh được cảm nhận và miêu tả trực tiếp hay gián tiếp? Căn cứ vào đâu để

(23)

thuyền và trực tiếp miêu tả.

- Tác dụng

+Khiến   cảnh   sông   nước   Cà   Mau hiện   lên   một   cách   chân   thực   sinh động.

+ Người miêu tả có thể bộc lộ trực tiếp   sự:   quan   sát,   so   sánh,   liên tưởng, cảm xúc.

* Ấn tượng

- Hình ảnh : Sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện; Trời, nước, cây toàn một sắc xanh.

- Âm thanh : Tiếng sóng biển rì rào bất tận ru ngủ thính giác con người.

- Nghệ thuật: Biện pháp so sánh, điệp từ, tính từ, liệt kê tả kết hợp với kể.

=> Cảnh thiên nhiên Cà Mau phủ kín màu xanh tươi đẹp, nguyên sơ, có vẻ đẹp rộng lớn, bao la, thoáng đãng, hùng vĩ đầy hấp dẫn và bí ẩn.

2. Cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau

* Dự kiến kết quả - Tên gọi

xác định được như vậy?

- Cách miêu tả bằng sự quan sát và cảm thụ một cách trực tiếp như vậy có tác dụng gì?

- Hs hoạt động cặp đôi

Phiếu học tập số 3 (phụ lục)

2.2. Cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau GV tổ chức thảo luận nhóm thông qua phiếu học tập, chia lớp thành 4 nhóm lần lượt làm các phiếu được giao.

- Tên gọi

Nhóm 1,2: Hoàn thành phiếu học tập số 4 thấy được nét đặc sắc trong cách gọi tên sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau

Tên gọi Ý nghĩa tên gọi

Nhận xét về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau

(24)

- Dòng sông + Dòng sông mênh mông, rộng hơn ngàn thước + Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác;

cá hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Rừng đước + Dựng cao ngất như hai dãy

trường thành vô tận;

+ Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm

Nhận xét về cách đặt tên

Nhóm 3,4: Phiếu học tập số 5 (Phụ lục)

Tìm hiểu về hình ảnh sông ngòi, kênh rạch Tên gọi Ý nghĩa

tên gọi

Nhận xét về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau rạch

Mái Giầm

có nhiều cây mái giầm

Phong phú,   đa dạng;

hoang sơ; thiên nhiên gắn   bó với   cuộc sống   lao động của   con người kênh

Bọ Mắt có nhiều bọ mắt kênh

Ba

Khía có nhiều con ba khía

Năm Căn

nhà năm gian

Nhận xét về cách đặt tên:

Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên, làm nên màu sắc địa phương không thể trộn lẫn

(25)

tắp, lớp này chồng lên lớp kia

+ Đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu....

+ Lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai

-> Dùng nhiều phép so sánh , nhiều ĐT mạnh, thoát, đổ, xuôi.

=> Khiến cảnh hiện lên cụ thể sinh động

=> Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú

3. Cảnh chợ Năm Căn:

* Dự kiến kết quả - Cảnh chợ:

+ Quen thuộc: Giống các chợ kề biển vùng Nam Bộ,

+ Lạ lùng, độc đáo: họp trên sông nước

+ Phong phú, đặc sắc: Nhiều bến, nhiều lò than hầm gỗ đước; nhà bè như những khu phố nổi, như chợ nổi trên sông; bán đủ thứ, nhiều dân tộc.

-> Cảnh tượng đông vui, hấp dẫn, tấp nập, trù phú, độc đáo

- Nghệ thuật: so sánh, liệt kê

 T/g là người am hiểu cuộc sống Cà Mau, có tấm lòng gắn bó với mảnh đất này.

2.3. Cảnh chợ Năm Căn:

- Gv tạo tình huống có vấn đề: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, cùng thảo luận tình huống: Em được giao nhiệm vụ làm hướng dẫn viên du lịch dẫn đoàn đi thăm quan Cà Mau. Tuy nhiên có một vị du khách kiên quyết không muốn đi chợ Năm Căn. Với tư cách là một hướng dẫn viên du lịch, em sẽ thuyết phục vị du khách như thế nào?

- Học sinh sẽ thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung, phản biện - Giáo viên chốt ý

- Em cảm nhận chợ Cà Mau là một chợ như thế nào? Nhờ biện pháp nghệ thuật nào mà em cảm nhận được điều đó?

- Qua trích đoạn trích, em cảm nhận được gì về vùng đất Cà Mau nói riêng, tổ quốc

(26)

- Biết quan sát, so sánh, nhận xét về đối tượng miêu tả

VN nói chung? Và em hiểu thêm gì về tác \ giả?

IV. Tìm hiểu ý nghĩa khái quát của văn bản

* Dự kiến sản phẩm 4.1. Nội dung:

- Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn hùng vĩ đầy sức sống hoang dã.

- Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập , trù phú, độc đáo.

4.2. Nghệ thuật:

- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể - Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ.

- Sử dụng từ ngữ địa phương.

- Kết hợp miêu tả, thuyết minh.

* Ý nghĩa văn bản: Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi về thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.

IV. Tìm hiểu ý nghĩa khái quát của văn bản

* Dự kiến sản phẩm

- Chúng ta vừa tìm hiểu xong về đoạn trích văn bản "Sông nước Cà Mau" qua đó em cảm nhận được gì về vùng đất này? 

- Em học tập được gì về nghệ thuật tả cảnh từ văn bản Sông nước Cà Mau?

 

- Phải là người có tính cách, mối quan hệ như thế nào với sông nước Cà Mau, tác giả mới miêu tả được vẻ đẹp sống động, chân thực đến thế? 

V. Hướng dẫn cách đọc hiểu văn bản truyện hiện đại

* Dự kiến kết quả

- Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm (quê hương, sở trường viết, hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, chia bố cục văn bản...) - Chú ý các hình ảnh đặc sắc, các biện pháp nghệ thuật có trong văn

Giáo viên hướng dẫn học sinh những lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện hiện đại có sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và thuyết minh - Khi đọc hiểu một văn bản truyện hiện đại có sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và thuyết minh ta cần phải lưu ý điều gì?

(27)

bản

- Chú ý cách xây dựng, miêu tả nhân vật (ngoại hình, hành động...)

- Thiết kế các phiếu học tập VI. Liên hệ, mở rộng

* Dự kiến kết quả

- Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng đất Cà Mau sau khi học xong bài   Sông   nước   Cà   Mau   trong   đó   có   sử dụng ít nhất 2 hình ảnh so sánh

-  Cà Mau  là vùng đất có  thiên nhiên tươi đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng nhưng trước sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, theo dự báo của Nha khí tượng quốc gia , ước tính đến năm 2050, Cà Mau bị nước biển xâm thực 60 % diện tích đất đai.

Trước diễn biễn xấu đó, hãy trao đổi với các bạn xem ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải hành động như thế nào để giảm thiểu những rủi ro đó cho Cà Mau, cho đất nước VN tươi đẹp này.

VII. Thực hành đọc hiểu 1. Hoạt động khởi động

* Dự kiến kết quả

Sông Hồng, Hương, Cửu Long, Đồng Nai, sông Đà, sông Mã, sông Hoàng Long, sông Thái Bình, sông Thu Bồn....

VĂN BẢN: VƯỢT THÁC 1. Hoạt động khởi động a. Khởi động

Giáo viên tổ chức trò chơi "Tinh thần đồng đội", chia lớp thành 2-3 nhóm. Các nhóm sẽ kể tên các dòng sông ở nước ta mà em biết trong thời gian 3 phút. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng b. Dẫn dắt vào bài

Đất nước ta có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chính vì thế, những con sông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn. Có nhà thơ chọn sông Hương với vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, có nhà thơ lại tìm về dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Riêng Võ Quảng, tuổi thơ của ông gắn liền với dòng sông Thu Bồn xứ Quảng, có lẽ vì điều đó, dòng sông

(28)

Thu Bồn đã được khắc họa đậm nét trong thơ ông- bài "Vượt thác"- cũng chính là nội dung bài học hôm nay.

2. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản

* Dự kiến kết quả a. Đọc- chú thích

b. Tìm hiểu chung về văn bản b1. Tác giả

Võ Quảng sinh 1920 - quê ở Quảng Nam.

- Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.

b2. Văn bản

- PTBĐ: Tự sự, miêu tả

- Xuất xứ: Văn bản: “Vượt thác”

trích chương XI của truyện Quê nội.

Đoạn này tả chuyến đi ngược dòng sông Thu Bồn của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy,từ làng Hòa Phước lên Thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng,sau ngày CMT8 thành công.

- Bố cục:

+ Đ1: Từ đầu………”nhiều thác nước”

Con thuyền trước khi vượt thác.

+ Đ2: Tiếp theo……..” thác Cổ Cò.”

2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản

a. Đọc- chú thích

- GV cho hs đọc toàn bộ văn bản

- Gv yêu cầu học sinh nêu ấn tượng nổi bật về văn bản

- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ khó. Trao đổi với các bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc chưa hiểu bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong sách giáo khoa.

b. Tìm hiểu chung về văn bản b1. Tác giả

- Em biết gì về tác giả Võ Quảng

b2. Văn bản

Gv phát phiếu học tập số 6 để hs tìm hiểu về tác phẩm

(29)

Thuyền qua đoạn sông có thác dữ.

+ Đ3: Đoạn còn lại.

Thuyền đã qua thác dữ

3. Đọc hiểu chi tết văn bản

a. Bức tranh thiên nhiên dòng sông Thu Bồn.

* Dự kiến kết quả

a1. Vị trí quan sát: Trên con thuyền ngược dòng sông Thu Bồn, qua Phường Rạch, vượt thác Cổ Cò, đến Trung Phước

- Tác dụng: Miêu tả cảnh thay đổi trên phạm vi rộng, theo từng chặng đường di chuyển

3. Đọc hiểu chi tết văn bản

3.1. Bức tranh thiên nhiên dòng sông Thu Bồn.

- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu vị trí quan sát và tác dụng của vị trí ấy thông qua câu hỏi trắc nghiệm

Dòng nào nêu đúng vị trí quan sát của  người kể chuyện trong đoạn trích?

A. Trên con thuyền ngược dòng sông Thu Bồn, qua Phường Rạch, vượt thác Cổ Cò, đến Trung Phước

B. Trên đỉnh núi cao nhìn xuống toàn cảnh dòng sông Thu Bồn và thác Cổ Cò

C. Đi dọc theo bờ sông Thu Bồn đến chân thác Cổ Cò

D. Phối hợp điểm nhìn từ trên xuống và từ dưới lên

Việc lựa chọn vị trí quan sát của người kể  chuyện có tác dụng gì?

A. Miêu tả tỉ mỉ, tinh tế, không bỏ sót dù chỉ một chi tiết nhỏ nhặt

B. Miêu tả cảnh thay đổi trên phạm vi rộng, theo từng chặng đường di chuyển

C. Bao quát cảnh vật ở phạm vi rộng lớn D. Miêu tả cảnh vật khách quan, không bị chi phối bởi cảm xúc chủ quan

- Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh oc thuyền? Tác gải đã sử dụng BPNT nào, nêu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cô cho trẻ ra sân dạo chơi quanh sân trường quan sát và cùng nhận xét về những điều bé thấy trên sân trường - Giáo dục bé biết nhặt rác, lá rụng trên sân để bỏ vào

Cô cho trẻ ra sân dạo chơi quanh sân trường quan sát và cùng nhận xét về những điều bé thấy trên sân trường - Giáo dục bé biết nhặt rác, lá rụng trên sân để bỏ vào

Cô cho trẻ ra sân dạo chơi quanh sân trường quan sát và cùng nhận xét về những điều bé thấy trên sân trường - Giáo dục bé biết nhặt rác, lá rụng trên sân để bỏ vào

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong