• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 2/4/21 Ngày giảng: 7/4/21

Tiết : 28 Bài 16:

QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

2. Kỹ năng:

- Biết xử lý các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

3. Thái độ:

- Có thái độ tôn trọng sức khỏe tính mạng danh dự nhân phẩm của người khác.

4. Định hướng phát triển phẩm chất năng lực

- Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái - Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tự quản lí.

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Các nội dung tích hợp

- Giáo dục đạo đức: YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC

+ Đồng tình ủng hộ chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật - Giáo dục kĩ năng sống: thu thập và xử lí thông tin, tư duy phê phán, ứng phó, tự bảo vệ, tìm kiếm sự trợ giúp, tự tin, kiên định, kiểm soát cảm xúc.

- GDQP-AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ tính mạng,thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

II. CHUẨN BỊ:

- Thầy: SGK, SGV, bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu

Hiến pháp 2013, Điều 19, 20 về quyền được luật pháp bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm , tranh ảnh về tác hại của xâm phạm quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể,...

- Trò: SGK, vở ghi, trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị trước ở nhà

(2)

III/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

– Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

– Sd kĩ thuật động não, xử lí tình huống.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định lớp:

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới:

* Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương tiện, tư liệu: tình huống

- Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, thuyết trình, giải quyết tình huống.

- Thời gian: (3 phút.) - Cách thức tiến hành

- GV chiếu slide tình huống, nêu câu hỏi:

Tình huống:

“Sơn và Thuỷ là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau.Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua. Tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội cho Thuỷ lấy cắp.

Thuỷ và Sơn to tiếng, tức quá Thuỷ đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi”.

? Nhận xét cách ứng xử của hai bạn?

- HS:

+ Sơn sai. Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Thủy ăn trộm.

Như vậy là Sơn đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của Thủy.

+ Thủy sai.Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu mũi.

Như vậy, Thủy đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.

- GV kết luận: Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh kiến thức về quyền được pháp luật bảo hộ thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm.

- Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: 25 phút.

- Cách thức tiến hành

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Nam sinh lớp 9 đâm chết bạn cùng trường

PV (t/h)-Thứ năm, ngày 01/04/2021 16:23 GMT+7

(3)

VTV.vn - Công an huyện Đan Phượng, Hà Nội, đang tạm giữ T.Q.K. (học sinh lớp 9 trường THCS Hồng Hà) để điều tra về một vụ án mạng xảy ra trên địa bàn xã Hồng Hà.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 8h30 ngày 1/4, tại trường THCS Hồng Hà, em N.V.H.D.(học sinh lớp 8 trường THCS Hồng Hà) mâu thuẫn với T.Q.K. Trong khi xô xát, đánh nhau, K. dùng hung khí đâm trúng ngực nam sinh lớp 8.

Người dân và cơ quan chức năng đã lập tức đưa em D. đi cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, em D. đã tử vong sau đó.

Chính quyền xã Hồng Hà đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể đến động viên, chia buồn với gia đình nạn nhân. Hiện thi thể em D. đã được bàn giao về cho gia đình để làm các thủ tục mai táng.

Vụ việc đang được công an và Viện kiểm sát Nhân dân huyện Đan Phượng tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

Nguồn: https://vtv.vn/phap-luat/nam-sinh-lop-9-dam-chet-ban-cung-truong- 20210401162045931.htm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Đọc tình huống Gv cung cấp - Tìm hiểu nội dung

- Rút ra bài học cho bản thân.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hình thức: GV gọi 1 hs đóng vai phóng viên dựa vào truyện phỏng vấn các câu hỏi liên quan. Phóng viên phỏng vấn bất kì hs nào trong lớp, mỗi câu hỏi có thể phỏng vấn 1 hs.

- Sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, gv gọi hs nhận xét: Cách phỏng vấn, câu trả lời.

- Dự kiến câu phỏng vấn và trả lời:

? Vì sao bạn K gây nên cái chết cho bạn D?

- Cả hai xô xát, đánh nhau và có thể do K đã mất kiểm soát dẫn đến hành vi đáng tiếc.

? Việc đang được công an và Viện kiểm sát Nhân dân huyện Đan Phượng tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền chứng tỏ điều gì?

-> Chứng tỏ pháp luật rất nghiêm luôn bảo vệ tính mạng của con người.

? Theo em, đối với mỗi con người thì những gì là quý giá nhất? Vì sao?

- Đó là tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Vì có những điều này mới có điều kiện để làm những việc khác.

? Khi thân thể, tính mạng, danh dự bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì và phải làm như thế nào?

I. TÌM HIỂU TÌNH HUỐNG 1. Tình huống

- Nam sinh lớp 9 đâm chết bạn cùng trường

Nguồn :https://vtv.vn/phap-luat/

nam-sinh-lop-9-dam-chet-ban- cung-truong-

20210401162045931.htm 2. Nhận xét.

- cả hai D và K xô xát, đánh nhau, do mất kiểm soát dẫn đến sự việc đáng tiếc.

- PL luôn nghiêm minh trong việc bảo vệ tính mạng con người.

- Bài học:

Đối với mỗi con người thì tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất. Mọi việc làm xâm phạm đến thân thể, tính mạng của người khác đều là phạm tội và đều bị xử phạt nghiêm khắc.

(4)

- Đề nghị cơ quan đại diện cho pháp luật xem xét, giải quyết và xử lý theo những quy định của pháp luật.

- GV: ?Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì?

- HS trả lời.

- GV nhận xét, kết luận.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

...

...

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

- Mục tiêu: HS biết khái quát thành nội dung bài học

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, thảo luận nhóm, trình bày một phút.

- Thời gian: 18 phút

B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Tìm hiểu nội dung bài học B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV chiếu tranh, ảnh về xâm phạm thân thể.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

-> Là quyền cơ bản của công dân, quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất đáng quý nhất của con người.

* Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể:

- Không ai được xâm phạm thân thể của người khác.

- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

*Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân

(5)

-HS quan sát.GV giới thiệu nội dung tranh và câu chuyện có liên quan.

? Pháp luật quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

- HS trình bày

- GV nhận xét, kết luận

-GV: Giới thiệu Điều 20 – Hiến pháp 2013:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

* Tích hợp giáo dục QPAN:

-Theo em những hành vi nào xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác ?

- HS nêu một số hành vi

- GV giới thiệu một số hành vi.

+ Đánh người -> xâm phạm đến thân thể, sức khỏe.

+ Giết người -> Xâm phạm đến tính mạng.

+ Vu khống, vu cáo hoặc nói xấu…

-> xâm phạm danh dự, nhân phẩm.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

phẩm:

- Nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể , sức khỏe danh dự nhân phẩm của người khác.

(6)

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

...

...

* Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài - Phương tiện, tư liệu: Phiếu học tập, máy chiếu

- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, hoạt động nhóm, động não, giao nhiệm vụ.

- Thời gian: 8 phút.

- Cách thức tiến hành

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về .... Việc bắt giữ người phải đúng quy định của pháp luật

A. Thân thể B. Danh dự C. Nhân phẩm D. Lương tâm

Câu 2: Mọi việc xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác đều bị pháp luật ... nghiêm khắc.

A. Cảnh báo B. Phê phán C. Trừng phạt D. Phê bình

Câu 3: Trong cuộc sống chúng ta phải biết ... tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác. Đồng thời phải biết bảo vệ quyền lợi của mình.

A. Tìm hiểu B. Yêu thương C. Bảo vệ D. Tôn trọng

Câu 4: Quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.

(7)

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền bầu cử và ứng cử.

D. Cả A và B.

Câu 5: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được ghi nhận tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013?

A. Điều 20.

B. Điều 21.

C. Điều 22.

D. Điều 23.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Tự ý bắt người và giam giữ người vì lí do không chính đáng.

B. Tự ý bắt người và giam giữ người trái pháp luật.

C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.

D. Bắt giữ người do nghi ngờ.

Câu 7: Chửi mắng người khác một cách thậm tệ đã xâm phạm đến:

A. Tính mạng, thân thể sức khỏe B. Nhân phẩm, danh dự

C. A, B đúng D. A, B sai

Câu 9: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.

B. Hai hàng xóm đang cãi nhau.

C. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác.

D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm chìa khóa.

Câu 10: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?

A. Công an.

B. Những người mà pháp luật cho phép.

C. Bất kỳ người nào.

D. Viện Kiểm sát.

(8)

Câu 11: Nam và Sơn là HS lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua.Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Nam đã vi phạm quyền nào ?

A. Nam vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Nam không vi phạm quyền nào.

C. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

D. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 12: Ông C là Chủ tịch huyện X, do bị tố cáo trong việc sai phạm sử dụn đất nên ông C đã bị đi tù. Điều đó nói đến điều gì của pháp luật?

A. Tính bình đẳng.

B. Không bình đẳng.

C. Tính dân chủ.

D. Tính công khai.

Câu 13: Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?

A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.

B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.

C. Bắt người theo quy định của Tòa án

D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.

Câu 14: Nghi ngờ anh V là người lấy cắp xe máy của mình nên ông N đã tung tin nói xấu anh V trên facebook. Việc làm này của ông N đã vi phạm quyền nào?

A. Ông N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Ông N không vi phạm quyền nào.

C. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

D. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương tiện, tư liệu: Tình huống

- Phương pháp, kĩ thuật: hoạt động cá nhân, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp.

- Thời gian : 5 phút - Cách tiến hành:

“Cụ thể vào giữa tháng 7-2013, Công an TP Đà Nẵng đã tiếp nhận đơn cầu cứu của chị N.T.P.T. (21 tuổi, trú tại P.Thanh Khê Tây, Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng).

(9)

Trong đơn thư cầu cứu của mình, chị T. trình bày chính chị là nạn nhân bị trang Facebook “Bộ mặt thật của các hot teen Đà thành” đăng bài lăng mạ với những lời lẽ tục tĩu, bêu xấu, sỉ nhục. Sau khi chị T. bị bêu riếu trên Facebook, công việc làm ăn của chị bị đảo lộn. Quá bức bách nên chị phải nhờ công an can thiệp.

Không chỉ riêng chị T., trang Facebook “Bộ mặt thật của các hot teen Đà thành”

cũng có những lời lẽ tục tĩu, bàn về đời tư của hơn 50 nữ sinh các trường ở khu vực trung tâm Đà Nẵng và nhận được hơn 16.000 like. Ngay sau khi nhận được đơn cầu cứu, các cơ quan chức năng của TP Đà Nẵng đã vào cuộc. Đến đầu tháng 8-2013, Sở Thông tin - truyền thông TP Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt hành chính 10 triệu đồng với ba đối tượng về hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức và người khác”. Bốn người khác nhận mức phạt cảnh cáo”

Nguồn: Trích “Vu khống trên Facebook, xử lý ra sao?”

https://nslide.com/bai-viet/vu-khong-tren-facebook-xu-ly-ra-sao.9llszq.html - Em nghĩ gì về những hành động của các đối tượng trên.

- Vì sao các cơ quan chức năng lại phải xử lí triệt để các vụ việc trên.

- Danh dự nhân phẩm có quan trọng không? Vì sao?

- Em có dùng mạng xã hội không, dùng nó với mục đích gì?

Hs thảo luận nhớm bàn

Các nhóm trình bày, nhân xét

GV nhận xét, định hướng câu trả lời.

- Những hành vi trên là hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Pl luôn tôn trọng và bảo vệ danh dự nhân phẩm cho mọi công dân và xử lú nghiêm các trường hợp vi phạm.

* Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng, sáng tạo thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp, kĩ thuật: hoạt động cá nhân, vẽ tranh cổ động - Thời gian : 7 phút phút

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu học sinh hãy tự suy nghĩ, vận dụng sự sáng tạo của mình để vễ một bức tranh với nội dung tuyên truyền phòng, chống hành vi xâm phạm về tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của công dân.

- HS vẽ trên lớp.

- GV nhận xét, chấm điểm một số bài có nội dung phù hợp, ý tưởng sáng tạo.

* Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc nội dung cơ bản về quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Hoàn thiện bức tranh tuyên truyền (kiểm tra vào giờ sau).

- Tìm hiểu ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm của công dân và trách nhiệm của công dân.

(10)

- Xem trước bài tập c, d (sgk/43.44)

* Rút kinh nghiệm

nam sinh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thảo luận tình huống liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh

- Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.. - Hiểu đó là tài sản quý

Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.. Câu 30: Hiến pháp quy định, công

b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : - Ñöôïc caùc cô quan nhaø nöôùc vaø moïi

Trong trường hợp này những ai bị xử lí về vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.. Vợ chồng

Trong trường hợp này những ai bị xử lí về vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.. Vợ chồng

Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dânA.