• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mã đề 209

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Mã đề 209"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH

Mã đề 209

ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2017-2018

MÔN: GDCD – LỚP 12

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

Câu 1: Tiệc sinh nhật của bạn T tại quán karaoke tiêu tốn hết 800.000 đồng trong đó tiền bánh kem hết 250.000 đồng, tiền nước uống và trái cây hết 250.000 đồng, còn lại trả tiền thuê phòng hát trong 2 tiếng.

Ngoài ra, tiền giữ xe 3 chiếc mỗi chiếc 2.000 đồng vì là ngày lễ. Trong trường hợp này, số tiền phải chi trả cho hàng hóa dịch vụ là bao nhiêu?

A. 506.000 đồng. B. 306.000 đồng.

C. 500.000 đồng. D. 806.000 đồng.

Câu 2: Mục tiêu của chính sách dân số là A. tăng tỉ lệ gia tăng dân số.

B. thực hiện xã hội hóa công tác dân số.

C. Nhà nước đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác dân số.

D. nâng cao chất lượng dân số.

Câu 3: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong những lĩnh vực nào?

A. Trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa.

B. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

C. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị.

D. Trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.

Câu 4: Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức nào dưới đây?

A. Đi tắt đón đầu. B. Quá độ trực tiếp.

C. Quá độ gián tiếp. D. Theo quy luật khách quan.

Câu 5: Theo Hiến pháp nước ta, đối với công dân lao động là

A. nghĩa vụ. B. quyền và nghĩa vụ. C. quyền lợi. D. bổn phận.

Câu 6: Do mâu thuẫn khi ngồi cùng quán nước đầu làng, P bị một nhóm thanh niên đuổi đánh. Đúng lúc ông H đi xe máy qua, anh P liền nhờ ông chở về nhà mình. Ông H chở P thẳng vào trong sân, đúng lúc đó thì nhóm thanh niên cũng đuổi kịp hùng hổ xông vào nhà tìm đánh P, thấy ầm ĩ anh K hàng xóm chạy sang can ngăn. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Ông H và nhóm thanh niên. B. Ông H, Anh K và nhóm thanh niên.

C. Nhóm thanh niên. D. Anh K và nhóm thanh niên.

Câu 7: Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử gọi là

A. bị can. B. nghi can. C. bị cáo. D. bị kết án.

Câu 8: Ông V là Giám đốc sở X, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình đã tham ô 500 triệu đồng của Nhà nước. Ông V phải chịu hình phạt là 20 năm tù giam và bồi hoàn số tiền trên. Hình phạt này đã thể hiện sự bình đẳng về

A. trách nhiệm hành chính. B. trách nhiệm pháp lí.

C. trách nhiệm kỉ luật. D. trách nhiệm dân sự.

Câu 9: Vô tình Y phát hiện ra bố mình nghiện ma túy. Y học sinh lớp 10 chán nản nên thường bỏ nhà đi bụi rồi gặp K (cùng lớp), K đã dụ dỗ lôi kéo Y sử dụng ma túy. Khi bị nhà trường phát hiện, mẹ Y đã đến nhà cô hiệu trưởng đưa 10 triệu đồng để cô không kỉ luật đuổi học. Trong trường hợp này, hành vi của người nào dưới đây cần bị tố cáo?

A. Bố mẹ Y, Y và K. B. Bố Y, Y và K.

C. Mẹ Y, cô hiệu trưởng và K. D. Bố mẹ Y.

Câu 10: Ông G giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận đặt cọc số tiền 800 triệu đồng của anh T và anh S ông G đã trốn khỏi nơi đăng ký tạm trú và về quê sinh sống cùng bà H là vợ.

Sau hai tháng anh T và S phát hiện chỗ ở của ông G. Anh T và S đã thuê L bắt giam và đánh bà H gây thương tích phải đi cấp cứu. Những ai dưới đây đã vi phạm luật hình sự?

Trang 1/4 - Mã đề thi 209

(2)

A. Ông G và L. B. Ông G và anh T, anh S.

C. Ông G, bà H, anh T anh S và L. D. Ông G, anh T, anh S và L.

Câu 11: Trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đoạn viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Nội dung của đoạn viết trên thể hiện

A. quyền học tập. B. cơ hội học tập.

C. tự do học tập. D. vai trò học tập.

Câu 12: Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương của nước ta là

A. Ủy ban nhân dân. B. Hội đồng nhân dân.

C. Tòa án nhân dân. D. Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 13: Áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện

A. quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân.

B. nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể của công dân.

C. quyền và trách nhiệm cụ thể của công dân.

D. nghĩa vụ và lợi ích cụ thể của công dân.

Câu 14: Một thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình kinh doanh

A. phải có vốn. B. lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh.

C. phải có kinh nghiệm kinh doanh. D. phải có giấy phép kinh doanh.

Câu 15: Sau sự cố môi trường gây ra cho người dân, công ty X đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lí chất thải theo quy định. Việc làm này của công ty là

A. phòng, chống sự cố môi trường. B. đánh giá thiệt hại môi trường.

C. ứng phó sự cố môi trường. D. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

Câu 16: Ông M là trưởng dòng họ L tại xã X. Trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân xã X vừa qua ông yêu cầu tất cả con cháu trong dòng tộc phải bầu cho anh Y (là người cùng dòng tộc) thấy vậy anh H phản đối vì cho rằng anh Y không xứng đáng, anh H tiếp tục đăng lên mạng xã hội vu khống anh Y vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trường hợp nào dưới đây vi phạm pháp luật và vi phạm luật gì?

A. Ông M, anh H, anh Y vi phạm luật bầu cử. Ông M vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.

B. Ông M, anh H vi phạm luật bầu cử, ứng cử. Anh H vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

C. Ông M, anh H vi phạm luật bầu cử, ứng cử. Anh H thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

D. Ông M, anh Y vi phạm luật bầu cử, ứng cử. Anh H xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 17: Yếu tố nào sau đây không phải là tư liệu lao động?

A. Các vật để chứa đựng, bảo quản. B. Nguyên vật liệu.

C. Kết cấu hạ tầng sản xuất. D. Công cụ lao động.

Câu 18: Anh M đã có vợ. Nhưng gia đình anh không hạnh phúc. Anh cặp bồ với cô Y vì thế mà anh về nhà thường xuyên đánh vợ. Hận chồng nên chị vợ đã rủ em gái đến nhà cô Y để xử lí. Tại đây, em gái giữ Y cho chị cắt trọc tóc trên đầu cô Y để bêu rếu với thiên hạ. Cô Y đã làm đơn tố cáo vợ anh M. Trong trường hợp này những ai bị xử lí về vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

A. Vợ chồng anh M và em gái. B. Vợ chồng anh M.

C. Người vợ và em gái. D. Vợ chồng anh M và cô Y.

Câu 19: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm mục đích gì?

A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo.

B. Tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng.

C. Tăng số lượng đội ngũ cán bộ khoa học.

D. Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.

Câu 20: Một công trình xây dựng Z có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng như: Chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao khoảng 69m (vượt 16m, tương đương 5 tầng).

Vi phạm trên đây là loại vi phạm pháp luật nào?

A. Hình sự. B. Hành chính. C. Hành chính và dân sự. D. Dân sự.

Câu 21: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

Trang 2/4 - Mã đề thi 209

(3)

A. quyền và nghĩa vụ của mình. B. các quyền của mình.

C. lợi ích kinh tế của mình. D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 22: Cơ quan cử chị X đi học nâng cao trình độ chuyên môn ở Hà Nội. Chị X bàn bạc và được chồng động viên đi học. Trong tình huống trên, chồng chị X đã có biểu hiện nào trong những mối quan hệ nhân thân sau đây giữa vợ và chồng?

A. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong mọi việc gia đình.

B. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của nhau.

C. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.

D. Vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau.

Câu 23: Từ ngày 15 – 12 – 2007, theo Nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện

A. vai trò của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật.

C. nội dung của pháp luật. D. bản chất của pháp luật.

Câu 24: Các cơ sở tôn giáo được pháp luật thừa nhận dù lớn hay nhỏ được nhà nước đối xử A. không bình đẳng. B. bình đẳng như nhau.

C. có sự phân biệt. D. tùy theo từng sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội.

Câu 25: Gia đình bác P có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ nổi tiếng. Trước đây mỗi ngày bác đan được 10 chiếc ghế mây trong 15 giờ, thời gian gần đây bác đã nghiên cứu và đổi mới quy trình đan nên năng suất tăng lên 15 chiếc ghế mây trong 15 giờ. Trong khi, giá trị xã hội của mỗi chiếc ghế là 1,5 giờ.

Vậy việc đổi mới kỹ thuật đã nâng cao năng suất lao động của gia đình bác P làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của gia đình bác biểu hiện như thế nào?

A. Cao hơn giá trị xã hội của hàng hóa.

B. Bằng với giá trị xã hội của hàng hóa.

C. Thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.

D. Không có sự thay đổi nào so với giá trị xã hội của hàng hóa.

Câu 26: Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là gì?

(1) Tự do, tự nguyện, không trái pháp luật.

(2) Bình đẳng, không trái thỏa ước lao động tập thể.

(3) Các bên đều có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.

(4) Giao ước trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động.

A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4).

Câu 27: Bạn H bị mấy học sinh lớp khác đánh hội đồng, Q chứng kiến cảnh này nhưng không can ngăn mà còn quay video, sau đó đưa lên Facebook cùng những lời bình luận xấu về H. Hành vi của Q đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được đảm bảo an toàn cuộc sống.

B. Quyền được đảm bảo an toàn về danh dự của cá nhân.

C. Quyền bí mật đời tư.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 28: Giám đốc công ty K vì muốn cạnh tranh với công ty H. Do đó đã cho nhân viên sản xuất một số mặt hàng giống nhãn hiệu của công ty H đã đăng ký và bán với giá thấp hơn. Hành vi của giám đốc công ty K đã vi phạm quyền gì của công dân?

A. Quyền sáng tạo. B. Quyền phát minh.

C. Quyền cải tiến kĩ thuật. D. Quyền tác giả.

Câu 29: Luật doanh nghiệp và luật thuế thu nhập cá nhân thuộc lĩnh vực

A. pháp luật về kinh tế. B. pháp luật về kinh doanh.

C. pháp luật về xã hội. D. pháp luật về văn hóa.

Câu 30: Doanh nghiệp Q đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và chú trọng việc tăng lương cho công nhân nhưng lại không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Vậy, quan điểm của doanh nghiệp Q là

A. Không được, vì doanh nghiệp không gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

B. Được, vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế.

C. Được, vì doanh nghiệp gắn phát triển kinh tế với giải quyết việc làm cho con người.

D. Không được, vì doanh nghiệp không gắn hoạt động sản xuất với tình hình thực tiễn ở địa phương.

Trang 3/4 - Mã đề thi 209

(4)

Câu 31: Để con được vào trường chuyên của tỉnh, ông bà U, V đã đưa cho chị T số tiền 50 triệu đồng để chị T nhờ ông S chạy điểm. Anh X là người yêu của chị T biết chuyện đã nhắn tin đe dọa và ép buộc ông U phải chi 30 triệu đồng để giữ im lặng. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền học tập của công dân?

A. Ông U, bà V. B. Ông U, bà V, anh X, chị T, ông S.

C. Ông U, bà V, chị T, ông S. D. Chị T, ông S.

Câu 32: Nhà nước nào sau đây là nhà nước kiểu mới, khác về chất so với các kiểu nhà nước trước đó trong lịch sử?

A. Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. B. Nhà nước Phong kiến.

C. Nhà nước Tư sản. D. Nhà nước Chiếm hữu nô lệ.

Câu 33: Vì mẹ ép buộc nên H, 14 tuổi đang học lớp 9 đã bỏ học để xin làm nhân viên massa trong khách sạn X. Chủ khách sạn đã nhận H vào làm với mức lương 5 triệu đồng/tháng. H yêu cầu phải lập hợp đồng và được chủ khách sạn chấp nhận nên đã tự mình kí vào hợp đồng lao động. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Mẹ H và chủ khách sạn. B. Hai mẹ con H.

C. Hai mẹ con H và chủ khách sạn. D. Mẹ H.

Câu 34: Trên thị trường, giả sử có ba người cùng sản xuất gạo H, I, K. Anh H cung ứng cho thị trường 50 tạ gạo với giá mỗi kg giá 6.500đ; Anh I cung ứng 60 tạ gạo với giá mỗi kg giá 7.000đ; Anh K cung ứng 90 tạ gạo với mỗi kg giá 7.500đ. Trong trường hợp này, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một kg gạo gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất nào?

A. Không ai cả. B. Anh K. C. Anh I. D. Anh H.

Câu 35: Gia đình S có 7 nhân viên giúp việc. Để quản lí tốt hơn, anh S đã mua camera để theo dõi quá trình làm việc của họ. Do vậy, dù đi đâu S cũng biết được tình hình ở nhà. Việc làm của anh S thể hiện nội dung nào sau đây để phát triển lực lượng sản xuất?

A. Phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.

B. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

C. Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu ngành công nghiệp cơ khí.

D. Thường xuyên học tập và cập nhật để nâng cao trình độ quản lý.

Câu 36: Hưởng ứng chương trình “Góp cờ Tổ quốc cho Trường Sa”, Trường Trung học phổ thông KH đã phát động phong trào góp cờ trong toàn trường. Phong trào này nhằm góp phần giáo dục cho công dân học sinh nghĩa vụ gì?

A. Học tập. B. Lao động.

C. Xây dựng đất nước. D. Bảo vệ Tổ quốc.

Câu 37: Anh Bình và anh David quyết định góp vốn để mở công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, sau một thời gian đi vào hoạt động, công ty đã có được một thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước. Theo em, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty này thuộc thành phần kinh tế nào?

A. Tập thể. B. Tư bản nhà nước.

C. Liên doanh. D. Tư nhân.

Câu 38: Việc xác định hành vi vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định

A. mức phạt. B. trách nhiệm pháp lí.

C. nghĩa vụ pháp lí. D. tội danh.

Câu 39: Mục đích của khiếu nại là

A. nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm.

B. nhằm phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của người khiếu nại.

C. nhằm đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính đối với người khiếu nại.

D. nhằm báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của họ.

Câu 40: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất A. giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

B. giai cấp chiếm đa số trong xã hội.

C. giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

D. giai cấp công nhân.

---

--- HẾT ---

Trang 4/4 - Mã đề thi 209

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thảo luận tình huống liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh

- Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.. - Hiểu đó là tài sản quý

Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.. Câu 30: Hiến pháp quy định, công

Trong trường hợp này những ai bị xử lí về vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.. Những ai dưới đây

Trong trường hợp này những ai bị xử lí về vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dânB. Để quản lí tốt hơn,

Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dânA.

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân được quy định thành một nguyên tắc trong Bộ luật nào dưới đây của nước ta..