• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
43
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

Ngày soạn: 15/11/2021

Ngày dạy: Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2021

TOÁN

TỈ SỐ PHẦN TRĂM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm .Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm . HS làm bài 1 ,2 .

- Rèn kĩ năng viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm . - Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

+Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn về toán học, năng lực giao tiếp toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS : SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:(3phút)

- Cho học sinh làm bài sau:

Tìm thương của hai số a và b biết a) a = 3 ; b = 5 ;

b) a = 36 ; b = 54 - Giáo viên nhận xét

- Giới thiệu bài. Tiết học hôm nay chúng ta làm quen với dạng tỉ số mới qua bài tỉ số phần trăm.

- HS làm bài, trình bày KQ, HS khác nhận xét

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10 phút)

Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm

* Ví dụ 1: Gv chiếu VD

- GV nêu bài toán: Diện tích của một vườn trồng hoa là 100m2, trong đó có 25m2 trồng hoa hồng. Tìm tỉ số của diện tích hoa hồng và diện tích vườn hoa.

- GV yêu cầu HS tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa.

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, sau đó Gv giới thiệu :( chiếu h/a) + Diện tích vườn hoa là 100m2. + Diện tích trồng hoa hồng là 25m2.

- HS nghe và nêu lại ví dụ.

- HS tính và nêu: Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa là 25 : 100 hay 100.

25

(2)

+ Tỉ số của diện tích trồng hoa và diện tích vườn hoa là : .

+ Ta viết = 25% đọc là hai mươi lăm phần trăm.

- GV cho HS đọc và viết 25%

* Ví dụ 2: Gv chiếu VD - GV nêu bài toán ví dụ :

- GV yêu cầu HS tính tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường.

- Hãy viết tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường dưới dạng phân số thập phân.

- Hãy viết tỉ số dưới dạng tỉ số phần trăm.

- Vậy số học sinh giỏi chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh toàn trường ?

- KL: Tỉ số phần trăm 20% cho biết cứ 100 học sinh trong trường thì có 20 em học sinh giỏi.

- GV yêu cầu HS dựa vào cách hiểu hãy giải thích em hiểu các tỉ số phần trăm sau như thế nào ?

+ Tỉ số giữa số cây còn sống và số cây được trồng là 92%.

+ Số học sinh nữ chiếm 52% số học sinh toàn trường.

+ Số học sinh lớp 5 chiếm 28% số học sinh toàn trường.

- HS viết vào nháp.

- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.

- Tỉ số của số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường là :

80 : 400 hay

- HS viết và nêu : = . - 20%

- Số học sinh giỏi chiềm 20% số học sinh toàn trường.

+ Tỉ số này cho biết cứ trồng 100 cây thì có 92 cây sống được.

+ Tỉ số này cho biết cứ 100 học sinh của trường thì có 52 em là học sinh nữ.

+ Tỉ số này cho biết cứ 100 học sinh của trường thì có 28 em là học sinh lớp 5 3. HĐ thực hành: (15 phút)

Bài 1: Chiếu BT1

- GV chiếu phân số và yêu cầu HS : Viết phân số trên thành phân số thập phân, sau đó viết phân số thập phân vừa tìm được dưới dạng tỉ số phần trăm.

- Cho HS phát biểu ý kiến.

Bài 2: Chiếu BT2

- 1 HS phát biểu ý kiến, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến đi đến thống nhất

= 100

25

= 25%

- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ

100 25

100 25

100 20

400 80

400 80

100 20

300 75

300 75

(3)

- GV gọi HS đọc đề bài toán - Cho làm việc cá nhân

+ Mỗi lần người ta kiểm tra bao nhiêu sản phẩm ?

+ Mỗi lần có bao nhiêu sản phẩm đạt chuẩn ?

+ Tính tỉ số giữa số sản phẩm đạt chuẩn và số sản phẩm được kiểm tra.

+ Hãy viết tỉ số giữa số sản phẩm đạt chuẩn và sản phẩm được kiểm tra dưới dạng tỉ số phần trăm.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 3: Chiếu BT3

- GV có thể hỏi để hướng dẫn: Muốn biết số cây lấy gỗ chiếm bao nhiêu phần trăm số cây trong vườn ta làm như thế nào?

- 1 HS đọc thầm đề bài - HS làm bài

+ Mỗi lần kiểm tra 100 sản phẩm.

+ Mỗi lần có 95 sản phẩm đạt chuẩn.

+ Tỉ số giữa sản phẩm đạt chuẩn và sản phẩm kiểm tra là :

95 : 100 = .

- HS viết và nêu : = 95%.

- HS làm bài vào vở,sau đó chia sẻ trước lớp

Bài giải

Tỉ số phần trăm của sản phẩm đạt chuẩn và tổng số sản phẩm là:

95 : 100 = = 95%

Đáp số: 95%

- HS đọc đề, tự làm bài, báo cáo kết quả Tóm tắt:

1000 cây : 540 cây lấy gỗ ? cây ăn quả

a) Cây lấy gỗ: ? % cây trong vườn b) Tỉ số % cây ăn quả với cây trong

vườn?

- HS tính và nêu:

- HS tính và nêu: Trong vườn có 1000 - 540 = 460 cây ăn quả

4. Hoạt động vận dụng:(2 phút) - Gọi học sinh nhắc lại ý nghĩa của tỉ số phần trăm.

- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau: Một trang trại có 700 con gà , trong đó có 329 cn gà trống. Vậy tỉ số phần trăm của số gà trống và tổng số gà là bao nhiêu ?

- HS làm bài

Giải

Tỉ số phần trăm của số gà trống và tổng số gà là:

329 : 700 = 0,47 0,47 = 47%

Đáp số: 47%

- Dặn học sinh về nhà làm bài tập - HS nghe và thực hiện

100 95

100 95

95 100

510 :1000=540

1000=54 %

(4)

chưa hoàn thành và chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được nghĩa của từ hạnh phúc (BT1).

- Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2). Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).

* GT: Không làm bài tập 3 (CV 3969) - Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

+ Chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn là hạnh phúc của gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, từ điển ,vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động (3 phút)

- Yêu cầu 3 HS đọc đoạn văn tả mẹ đang cấy lúa.

- Nêu 1 danh từ, 1 động từ, 1 tính từ có trong đoạn văn?

- Nhận xét

- GV: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là hạnh phúc. Các em được mở rộng về vốn từ hạnh phúc và biết đặt câu liên quan đến chủ đề hạnh phúc.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá - thực hành (25 phút)

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Em chọn đáp án nào?

- Vì sao em không chọn đáp án còn lại?

- Nhận xét kết luận lời giải đúng: ý b - Vậy hạnh phúc là thế nào?

- Đặt câu với từ hạnh phúc?

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn và nêu

- HS khác nhận xét.

+ 1 HS

- HS làm vào vở

- nghĩa còn lại là của từ yên lành;…

- Nhận xét, chữa bài.

- … trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

+ Gia đình em sống rất hạnh phúc./…

+ 1 HS

- Nối tiếp nêu từ, lớp nhận xét:

(5)

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.

- Kết luận đúng.

- Đặt câu với các từ vừa tìm được?

- Nhận xét câu của HS.

Bài 3: Giảm tải Bài 4

- Đọc yêu cầu và nội dung bài tập?

- Yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc?

- Gọi HS phát biểu và giải thích vì sao em lại chọn yếu tố đó.

- KL: Tất cả yếu tố trên đều có thể tạo nên một gia đình hạnh phúc nhưng mọi người sống hòa thuận là quan trọng nhất.

3. Hoạt động vận dụng (2 phút)

- Ghép các tiếng sau vào trước hoặc sau tiếng phúc để tạo nên các từ ghép: lợi, đức, vô, hạnh, hậu, làm, chúc, hồng

* Củng cố dặn dò

- Tổng kết bài. Nhận xét tiết học.

- HS làm bài

+ Những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc:

sung sướng, may mắn, mãn nguyện,…

+ Trái nghĩa: cực khổ, bất hạnh,…

- Nối tiếp nhau đặt câu. Ví dụ:

+ Chị Dậu thật khốn khổ./…

+ 1 HS .

- HS giải thích - Lắng nghe.

- HS nêu: phúc lợi, phúc đức, vô phúc, hạnh phúc, phúc hậu, làm phúc, chúc phúc, hồng phúc.

TẬP ĐỌC

VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do

- HS hiểu nghe ghi nội dung chính của bài: Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.

* CV 3799: HS nghe ghi nội dung chính của bài. Giảng thêm cho HS về hình ảnh trong thơ

* CV 3969: HS tự học thuộc lòng ở nhà.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Phẩm chất: Tự hào, yêu quý ngôi nhà mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu (3 phút) - Cả lớp hát 1 bài

(6)

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.

+ Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón cô giáo trang trọng như thế nào ?

+ Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì ?

- Nhận xét từng HS.

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và mô tả những gì vẽ trong tranh.

- Giới thiệu bài: Sự sống của một ngôi nhà đang xây còn rất ngổn ngang với những giàn giáo, trụ bê-tông, vôi vữa… đọc và hiểu bài thơ, các em sẽ thấy được cuộc sống đang từng ngày, từng giờ đổi mới như thế nào, thầy mời các em đọc bài Về ngôi nhà đang xây sẽ rõ

- Ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (24 phút)

a. Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài - Chia đoạn:

Đoạn 1: Chiều đi học... màu vôi gạch.

Đoạn 2: Bầy chim đi... với trời xanh.

- Yêu cầu HS đọc:

- Lần 1: sửa phát âm: huơ huơ, nồng hăng, thợ nề,…

- Lần 2: giải nghĩa các từ: giàn giáo, trụ bê tông,…

- GV nêu khái quát cách đọc và đọc mẫu toàn bài.

+ 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi.

- Nhận xét

+ Họ đến rất đông, ăn mặc như đi hội, trải lông thú trên lối đi, trưởng buôn đón khách, cho cô giáo thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn, chém dao vào cột.

+ Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. Họ muốn trẻ em biết chữ.

+ Tranh vẽ các bạn nhỏ đang đi học qua một công trình đang xây dựng.

- HS lắng nghe và theo dõi

+ 1 HS

+ 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2- 3 lượt), sửa phát âm, giải nghĩa từ.

- Lắng nghe b. Tìm hiểu bài

- Cho HS đọc lại bài thơ

+ Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi nào?

+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?

+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?

- 1 HS đọc thành tiếng; lớp đọc thầm + Các bạn nhỏ qua sát ngôi nhà đang xây khi đi học về.

+ Những ngôi nhà đang xây với ... trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề đang cầm bay ...

+ Hình ảnh so sánh là: Giàn giáo tựa cái lồng; ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong; ngôi nhà như bức tranh;

(7)

+ Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?

+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?

+ Bài thơ cho em biết điều gì?

+ Qua bài thơ tác giả đã ca ngợi điều gì?

- Yêu cầu HS nêu lại nội dung chính của bài

3. Hoạt động luyện tập, thực hành phút)

- Yêu cầu HS đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.

- Yêu cầu HS đọc cá nhân

ngôi nhà như đứa trẻ,

+ Hình ảnh nhân hoá là: Ngôi nhà tựa vào; nắng đứng ngủ quên; làn gió may hương ủ đầy; ngôi nhà như đứa trẻ, lớn lên cùng trời xanh.

+ Cuộc sống náo nhiệt, khẩn trương trên đất nước ta; đất nước ta là một công trường xây dựng to lớn; bộ mặt đất nước đang hàng ngày, hàng giờ thay đổi.

+ Bài thơ cho em thấy vẻ đẹp của những ngôi nhà đang xây, điều đó thể hiện đất nước ta đang đổi mới từng ngày.

+ Tác giả ca ngợi cuộc sống lao động trên đất nước ta.

- 2-3 HS đọc lại nội dung bài.

+ 1 HS, cả lớp theo dõi -HS đọc lượt

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động vận dụng, (3phút)

- Em có suy nghĩ gì về những người thợ đi xây dựng những ngôi nhà mới cho đất nước thêm tươi đẹp hơn?

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học + Ghi nội dung chính của bài

* Củng cố dặn dò

- Nhận xét tiết học + dặn dò.

- Khuyến khích ở nhà đọc thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Thầy thuốc như mẹ hiền

- HS lớp nhận xét.

- 3-4 HS trình bày 1 phút - Bạn nhận xét

- HS nêu.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

…..……….…………

KHOA HỌC

BÀI: SẮT, GANG, THÉP; ĐỒNG, HỢP KIM CỦA ĐỒNG; NHÔM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và 1 số tính chất của chúng. Kể tên được 1 số ứng dụng của gang, thép trong đời sống và trong công nghiệp. Biết cách bảo quản đồ dùng từ sắt, gang, thép trong gia đình.

(8)

+ Quan sát và phát hiện ra những tính chất của đồng. Nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng. Kể được một số dụng cu, máy móc, đồng dùng được làm bằng đồng hợp kim của đồng. Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà.

+ Kể tên được 1 số dụng cụ, đồ dùng máy móc được làm bằng nhôm. Nêu được nguồn gốc của nhôm, hợp kim của nhôm và tính chất của chúng. Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm.

- Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

+ Năng lực tư duy, năng lực tự chủ và tự học. Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi, tìm tòi nghiên cứu khoa học, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

*.CV 3799: Tích hợp, gộp 3 bài ,*GDBVMT:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với câu hỏi:

+ Hãy nêu đặc điểm, ứng dụng của tre?

+ Hãy nêu đặc điểm, ứng dụng của mây, song?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài:

+ Đưa ra cho HS quan sát con dao hoặc cái kéo và hỏi: Đây là vật gì? Nó được làm từ vật liệu gì?

+ Nêu: Đây là con dao hoặc cái kéo, nó được làm từ sắt, hợp kim của sắt.

Sắt và hợp kim của nó có nguồn gốc từ đâu? Chúng có tính chất gì và ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?

- GV vào bài.

- HS chơi trò chơi

- HS quan sát, trả lời.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 30phút

Hoạt động 1: a. Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang,

(9)

- Gọi 1 HS đọc tên các vật vừa được nhận.

- Yêu cầu HS quan sát, đọc bảng thông tin trang 48 SGK và hoàn thành phiếu so sánh về nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung.

+ Gang, thép được làm ra từ đâu?

+ Gang, thép có đặc điểm nào chung?

+ Gang, thép khác nhau ở điểm nào?

Hoạt động 2:

- Yêu cầu học sinh quan sát từng hình minh họa trang 48,49 SGK trả lời các câu hỏi.

+ Tên sản phẩm là gì?

+ Chúng được làm từ vật liệu gì?

- Gọi Hs trình bày ý kiến.

thép.

Phiếu học tập

Sắt Gang Thép

Nguồn gốc

có trong thiên thach và trong quặng sắt.

hợp kim của sắt và

cacbon.

hợp kim của sắt, cacbon (ít cacbon hơn gang) va thêm một số chất khác.

Tính chất

Dẻo, dể uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, dễ dập.

Cứng, dòn, không thể uốn hoặc kéo thành sợi.

Cứng, bền, dẻo.

Có loại bị gỉ trong không khí ẩm có loại không.

- Gang, thép được làm ra từ quặng sắt.

- Gang, thép đều là hợp kim của sắt và các bon.

- Gang rất cứng và không thể uốn hay kéo thành sợi. Thép có ít các bon hơn gang và có them một vài tính chất khác nên bền và dẻo hơn gang.

b. Ứng dụng của gang và thép trong đời sống

- Hình 1: Đường day xe lửa được làm từ thép hoặc hợp kim của sắt.

- Hình 2: Ngôi nhà có lan can được làm bằng thép.

- Hình 3: Cầu sử dụng thép để xây dựng.

- Hình4: Nồi được làm bằng gang.

- Hình 5: Dao, kéo, cuộn dây thép, chúng được làm bằng thép.

(10)

+ Em có biết sắt, gang, thép được dùng để sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy đồ dùng nào nữa?

Kết luận.

Hoạt động 3:

+ Nhà em có những đồ dùng nào được làm từ sắt hay gang, thép.

+ Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó trong gia đình mình.

*Kết luận.

- Rút ghi nhớ bài học trang 29/SGK.

ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG Tính chất của đồng

- Yêu cầu HS quan sát và cho biết:

+ Màu sắc của sợi dây?

+ Độ sáng của dây?

+ Tính cứng của sợi dây?

+ So sánh đoạn dây đồng và đoạn dây thép?

- Gọi hs phát biểu, nhận xét, bổ sung.

Kết luận:

- GV nêu tiếp vấn đề: đồng có nguồn gốc từ đâu? hợp kim của đồng có tính chất gì? chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động 2:

- Hình 6: Cờ lê, mỏ lết được làm từ sắt, thép...

- Sắt và các hợp kim của sắt còn dùng để sảm xuất các đồ dùng: Cày, cuốc, dây phơi quần áo, cầu thang, hàng rào sắt, song cửa sổ, đầu máy xe lửa, xe ô tô, xe đạp, xe máy, làm nhà...

c. Cách bảo quản và một số đồ dùng được làm từ săt và hợp kim của sắt.

- Hs nêu.

- Dao được làm từ hợp kim của sắt nên khi làm song phải rửa cẩn sạch, cất ở nơi khô, ráo, nếu không sẽ bị gỉ.

- Kéo được làm từ hợp kim của sát nên khi sử dụng phải rửa sạch và treo ở nơi khô ráo.

- Cày, cuốc,bừa được làm từ hợp kim của sắt nên khi sử dụng song phải rửa sạch , để nơi khô ráo để tránh bị gỉ.

- Hàng rào sắt cánh cổng đượng làm từ thép nên phải sơn để tránh gỉ.-

- Nồi gang, chảo gang được làm từ gang nên phải treo để ở nơi an toàn, nếu bị rơi chúng sẽ bị vỡ vì chúng rất giòn.

- 2 HS đọc ghi nhớ.

- Hs thực hiện.

- Sợi dây đồng có mầu đỏ nâu - Sáng bóng, có ánh kim

- Dẻo, dễ dát mỏng, có thể uốn thành nhiều hình dạng khác nhau.

* Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng

(11)

- Yêu cầu học sinh đọc bảng thông tin trang 50 SGK và hoàn thành phiếu so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng.

- Gọi Hs các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung, thống nhất kết quả.

+ Theo em, đồng có ở đâu?

Kết luận Hoạt động 3:

- Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa và cho biết:

+ Tên đồ dùng đó là gì?.

+ Đồ dùng được làm bằng vật liệu gì?

Chúng thường có ở đâu?

và hợp kim của đồng.

Phiếu học tập

Đồng Hợp kim

của đồng Đồng thiếc

Đồng kẽm Tính

chất

Có màu nâu đỏ, có ánh kim.

Rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể đập và uốn thành bất kì hình dạng nào.

- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

Có màu nâu, có ánh kim, cứng hơn đồng

Có màu vàng, cóánh kim, cứng hơn đồng.

- Đồng có ở trong tự nhiên và có trong quặng đồng.

Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó.

- Hình 1: Lõi dây điện được làm bằng đồng, đồng dẫn điện và nhiệt tốt.

- Hình 2: Đôi hạc, tượng, lư hương, bình cổ đợc làm từ hợp kim của đồng, chúng thường có ở đình, chùa ,miếu, bảo tàng…

- Hình 3: kèn, được làm từ hợp kim của đồng, kèn thường có ở viện bảo tàng, các ban nhạc, giàn nhạc giao hưởng.

(12)

+ Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm từ đồng và hợp kim của đồng?

+ Ở gia đình em có những đồ dùng nào làm bằng đồng? Em thường thấy người ta làm như thế nào để bảo quản các đồ dùng bằng đồng?

*Kết luận.

- Rút ghi nhớ bài học.

NHÔM

+ Em còn biết những dụng cụ nào làm bằng nhôm?

Kết luận.

+Yêu vầu Hs quan sát vật thật, đọc thông tin trong SGK và hoàn thành phiếu so sánh về nguồn gốc tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm.

- Hình 4: Chuông đồng đợc làm từ hợp kim của đồng, chúng thường có ở đình chùa miếu.

- Hình 5: Cửa đỉnh của Huế được làm từ hợp kim của đồng.

- Hình 6: Mâm đồng được làm từ hợp kim của đồng. Mâm đồng thường có ở gia đình địa chủ thời xưa, viện bảo tàng, những gia đình giàu có…

Ví dụ:

+ Ở nhà thờ họ quê em có mấy chiếc lư đồng, em thấy bác trưởng họ thường lấy rẻ ẩm để lau , chùi….

+ Nhà ông em có một cái mâm đồng. em thường lau chùi sạch bóng.

+ Chùa làng em có mấy tượng phật và chuông bằng đồng. Thỉnh thoảng nhà chùa lại lau chùi, dùng thuốc đánh bóng để cho đồ vật sáng lại.

- 2 HS đọc ghi nhớ.

- Hs thực hiện theo yêu cầu.

+ Các đồ dùng làm bằng nhôm: xoong, chảo, ấm đun nước, thìa, muôi, cặp lồng đựng thức ăn, mâm, hộp đựng.

* So sánh nguồn gốc và tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm.

Phiếu học tập Bài: Nhôm

Nhóm ….

Nhôm Hợp kim của nhôm

Nguồn gốc

- Có trong vỏ trái đất và trong quặng nhôm.

- Nhôm và một số kim loại khác như đồng, kẽm.

Tính chất

- Có màu trắng bạc.

- Bền vững và, rắn chắc hơn

(13)

- GV nhận xét ,yêu cầu trả lời các câu hỏi:

+ Trong tự nhiên nhôm có ở đâu?

+ Nhôm có những tính chất gì?

+ Nhôm có thể pha chế với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm?

Kết luận.

- Rút ghi nhớ bài học trang 29/SGK

- Nhẹ hơn sắt và đồng.

- Có thể kéo thành sợi và dát mỏng.

- Không bị gỉ nhưng có thể bị một số axít ăn mòn.

- Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

nhôm.

+ Nhôm được sản xuất trong quặng nhôm.

+ Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng; có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một số axít có thể ăn mòn nhôm.

Nhôm có thể dẫn điện và dẫn nhiệt.

+ Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm.

- HS đọc ghi nhớ SGK.

3. Hoạt động vận dụng: 5 phút

- Trưng bày tranh ảnh, về các vật dụng làm bằng sắt, gang, thép, đồng, nhôm và nêu hiểu biết của bạn về các vật liệu làm ra các vật dụng đó.

+ Sắt, gang, thép, đồng, nhôm là kim loại có phải là vô tận hay không? Cần khai thác và sử dụng như thế nào để tiết kiệm và BVMT?

Kết luận: Sắt, gang, thép, đồng và hợp kim của đồng, nhôm là những nguyên liệu quý và có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường. (GDBVMT).

. * Củng cố - dặn dò

c. Trưng bày sản phẩm

- HS trưng bày và thuyết trình về sản phẩm của mình.

- Theo dõi.

(14)

- GV nhận xét tiết học, dặn HS luôn học bài và chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 15/11/2021

Ngày dạy: Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2021

TOÁN

GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao. Độc lập suy nghĩ khi làm bài.

*CV 3799: Tập trung hướng dẫn học sinh cách tính tỉ số phần trăm của 2 số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:(2 phút)

- Cho HS nêu cách chuyển từ phân số thập phân thành tỉ số phần trăm, chẳng hạn;

= 100

25

= 25%

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng học cách tìm tỉ số phần trăm của hai số và vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến tìm tỉ số phần trăm của hai số

- HS nêu cách làm, HS khác nhận xét

- HS nghe

- HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10 phút)

* Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm. ( GV chiếu VD)

- Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600

- GV nêu bài toán ví dụ - GV yêu cầu HS thực hiện

+ Viết tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.

- HS làm và nêu kết quả của từng bước.

+ Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 315 : 600

300 75

(15)

+ Hãy tìm thương 315 : 600

+ Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100.

+ Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm.

- Các bước trên chính là các bước chúng ta đi tìm tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.

Vậy tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số học sinh toàn trường là 52,5%.

- Ta có thể viết gọn các bước tính trên như sau :

315 : 600 = 0,525 = 52,5%

- Em hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600.

*Hướng dẫn giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm.

- GV nêu bài toán: Trong 80kg nước biển có 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.

- GV giải thích: Có 80kg nước biển, khi lượng nước bốc hơi hết thì người ta thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS.

+ 315 : 600 = 0,525

+ 0,525 100 : 100 = 52,5 : 100 + 52,5%.

- 1 HS nêu, HS khác theo dõi, bổ sung ý kiến và thống nhất các bước làm như sau:

+ Tìm thương của 315 và 600.

+ Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải.

- HS nghe và tóm tắt bài toán.

- HS làm bài, chia sẻ kết quả Bài giải

Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là :

2,8 : 80 = 0,035 0,035 = 3,5%

Đáp số : 3,5 % 3. HĐ thực hành: (15 phút)

Bài 1: GV chiếu BT1

(16)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu - Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS.

Bài 2: GV chiếu BT2

- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi.

- GV nhận xét

Cách làm: Tìm thương sau đó nhân nhẩm thương với 100 và ghi kí hiệu

% vào bên phải tích vừa tìm được.

Bài 3: GV chiếu BT3

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- Muốn biết số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp chúng ta phải làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét

- HS đọc đề bài

- Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả 0,57 = 57%

0,3 = 30%

0,234 = 23,4%

1,35 = 135%

- Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần trăm của hai số.

-HS lên bảng chia sẻ kết quả a) 0,6333...= 63,33%.

b) 45 : 61 = 0,7377...= 73,77%

- 1 HS đọc đề bài toán, HS khác đọc thầm đề bài trong SGK.

- Chúng ra phải tính tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh cả lớp.

- HS làm bài vào vở Bài giải

Tỉ số phần trăm của số HS nam và số HS cả lớp là:

13 : 25 = 0,52 0,52 = 52%

Đáp số 52%

4. Hoạt động vận dụng:(3 phút) - Cho HS vận dụng làm bài sau: Viết tỉ số phần trăm thích hợp vào chỗ chấm:

0,53 =... 0,7 =...

1,35 =... 1,424 =...

- HS làm bài:

0,53 = 53% 0,7 = 70%

1,35 = 135% 1,424 = 142,4%

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TẬP LÀM VĂN

(17)

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI

(Tả hoạt động)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong đoạn văn.

- Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.

- Góp phần phát triển năng lực –phẩm chất

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp,năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ Yêu thích thể loại văn tả người, yêu quý người mà em yêu thích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu (3 phút) - Cả lớp hát bài

- Gọi HS đọc đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.

- Nhận xét từng HS - Giới thiệu bài, ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12 phút)

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS làm bài

- Lần lượt nêu từng câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

- Chỉnh sửa câu trả lời cho chính xác.

- Xác định các đoạn của bài văn?

- Nêu nội dung chính của từng đoạn?

- Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn?

- Nhận xét, chốt.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập (12 phút)

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.

- Cán sự điều hành

+ 2 HS nối tiếp nhau đọc.

- Lớp nhận xét.

+ 2 HS tiếp nối nhau đọc - HS làm bài

- - HS lần lượt nêu ý kiến.

+ 3 HS tiếp nối nhau phát biểu.

Đoạn 1: Bác Tâm ... cứ loang ra mãi.

Đoạn 2: Mảng đường hình... vá áo ấy.

Đoạn 3: Bác Tâm... khuôn mặt bác.

+ 3 HS phát biểu:

Đ1: Tả bác Tâm đang vá đường.

Đ2: Tả kết quả lao động của bác Tâm.

Đ3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường vừa vá xong..

- Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất…

- Bác đập búa đều đều…

- Bác đứng lên, vươn vai mấy cái liền.

+ 2 HS nối tiếp nhau đọc

(18)

- Bài tập yêu cầu gì?

- Giới thiệu về người em định tả?

- Yêu cầu HS viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.

- Gọi HS đọc đoạn văn - Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt

- Nhận xét, khen những HS làm bài tốt.

4. Hoạt động vận dụng – trải nghiệm (3 phút)

- Viết đoạn văn tả hoạt động của một người em cần tập trung viết những gì?

- Nhận xét, chốt.

* Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau: Quan sát hoạt động thể hiện tính tình của bạn hoặc em bé.

+ 1 HS

- Tiếp nối nhau nêu + HS cả lớp viết vào vở.

+ 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi bổ sung sửa chữa cho bạn.

+ 3 HS đọc đoạn văn của mình.

+ 2 HS nêu - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

…..……….…………

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỔNG KẾT VỐN TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2.Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 (chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e).Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4 .

- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ chính xác khi tả hình dáng một người.

- Góp phần phát triển năng lực –phẩm chất

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ.

+ Thể hiện tình cảm thân thiện với mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động (3phút)

- Đặt câu với các từ có tiếng “phúc” mà em tìm được ở tiết trước?

- Thế nào là hạnh phúc?

- Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với "hạnh phúc"?

- Nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

+ 2 HS lên bảng đặt câu.

+ 3 HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(19)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (24 phút)

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài.

- Liệt kê các từ ngữ theo từng ý.

- Đọc từ vừa tìm được?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) Chỉ những người thân trong gia đình:

ông, bà, bố, mẹ, chú, bác…

b) Chỉ những người gần gũi em trong trường học: cô giáo, thầy giáo, bạn bè,…

c) Chỉ các nghề nghiệp khác nhau: họa sĩ, giáo viên, thợ dệt, công an, lái xe,…

d) Chỉ các dân tộc trên đất nước ta: Ba- na, Tày, Chăm, Kinh, Khơ-me,…

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu

- Yêu cầu HS tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè?

- Nêu nghĩa 1 số câu thành ngữ, tục ngữ.

- Nhận xét khen ngợi.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài.

- Yêu cầu HS tìm những từ ngữ:

a) Miêu tả mái tóc?

b) Miêu tả đôi mắt?

c) Miêu tả khuôn mặt?

d) Miêu tả hàm răng? Làn da? Vóc người?

- Tổ chức chữa bài - Nhận xét, khen ngợi.

- GV: có nhiều từ ngữ để miêu tả đặc điểm ngoại hình, cần biết lựa chọn và dùng từ phù hợp trong từng bài văn miêu

+ 1 HS đọc cho cả lớp nghe.

- HS làm vào vở.

- HS trình bày bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung các từ không trùng lặp.

+ 1 HS

- HS làm bài cá nhân.

- Nối tiếp nhau phát biểu.

- Lớp nhận xét, chữa bài:

+ Quan hệ gia đình:

- Chị ngã, em nâng.

- Con có cha như nhà có nóc.

- Con hơn cha là nhà có phúc./...

+ Quan hệ thầy trò:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Kính thầy yêu bạn.

- Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

+ Quan hệ bạn bè:

- Bốn biển một nhà.

- Học thầy không tầy học bạn.

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ./...

+ 1 HS

- HS làm vào vở

- HS nêu kết quả

- HS khác nhận xét, bổ sung.

(20)

tả người cụ thể.

Bài 4

- Bài tập yêu cầu gì?

- Câu mở đoạn em cần viết gì?

- Em cần tả gì trong đoạn văn?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét, khen.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút)

- Tìm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc các chủ đề trên?

*Củng cố dặn dò:

- Tổng kết nội dung bài học - Nhận xét giờ học- HD về nhà

+ 2 HS đọc.

- HS nêu + 3-4 HS

- HS làm cá nhân.

- Một số HS đọc.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

…..……….………

LỊCH SỬ

ÔN TẬP: HƠN 80 NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐÔ HỘ (NĂM 1858 - 1945)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Qua bài ôn tập, HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sư tiêu biểu nhất từ năm 1858 – 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.

- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ và các tài liệu liên quan

+ Những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 – 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+Năng lực Tự chủ và tự học.Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. Khâm phục, biết ơn những người đã dũng cảm đấu tranh phá bỏ áp bức bóc lột

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5 phút)

- Cho HS hát bài"Em là mầm non của Đảng", trả lời câu hỏi:

+ Trong thời kì 1930 - 1931 ở các thôn xã của Nghệ - Tĩnh diễn ra điều gì mới?

- GV nhận xét - Giới thiệu bài:

- HS chơi trò chơi - HS lắng nghe - HS ghi vở

(21)

- Ghi bảng.

2. Hoạt động luyện tập:

Hoạt động 1: a. Làm bài tập trên phiếu:

HS hoàn thành bài tập.

- Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào năm nào?

- Nửa cuối thế kỉ 19 ở nước ta có những phong trào cách mạng yêu nước nào?

- Đầu thế kỉ 20 có phong trào cách mạng nào?

- Tại sao các phong trào ấy đều thất bại?

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào?

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời dưới sự chủ trì của ai?

- Ý nghĩa thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?

- Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi vào thời gian nào?

- Hãy nêu diễn biến giành chính quyền ở Hà Nội?

- Ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó?

- Ngày 2 -9 – 1945 có sự kiện gì nổi bật?

- Ý nghĩa lịch sử của ngày Quốc khánh?

* Kết luận:

- Năm 1858.

- Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.

- Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.

- Vì chưa có một chính đảng lãnh đạo, đường lối cách mạng chưa đúng…

- Ngày 3 – 2 – 1930.

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời dưới sự chủ trì của Bác Hồ.

- Cách mạng Việt Nam có 1 tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta theo con đường đúng đắn.

- Ngày19 – 8 – 1945.

- Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

3. Hoạt động vận dụng:

- Yêu cầu HS trả lời về ý nghĩa của 3 sự kiện: + ĐCSVN ra đời.

+ CMT8 năm 1945.

+ Ngày 2 - 9 – 1945.

- Gọi HS trình bày kết quả trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá và bổ sung kết quả.

GV chốt kiến thức ôn tập.

* Kết luận: Chốt nội dung toàn bài.

Củng cố, dặn dò

- Nêu 1 điều mà em tâm đắc nhất qua bài học trên.

*Trình bày trước lớp ý nghĩa 3 sự kiện:

-HS trả lời

- HS trả lời

-HS lắng nghe.

- HS trả lời

(22)

- Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà học bài, sưu tầm những tài liệu nói thêm về những sự kiện lịch sử đã học. Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

…..……….…………

Ngày soạn: 15/11/2021

Ngày dạy: Thứ tư ngày 24tháng 11 năm 2021

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.

- Rèn kĩ năng tính tỉ số phần trăm của hai số.

- Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

+ Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

* Điều chỉnh dữ liệu bài 3( trang 76): Một người bỏ ra 420 000 đồng tiền vốn mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó thu được 546 000 đồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:(2 phút)

- YC học sinh tính tỉ số phần trăm của 2 số.

a) 8 và 40 b) 9,25 và 25 - GV nhận xét

- Giới thiệu bài: Trong giờ học toán hôm nay chúng ta làm một số bài toán luyện tập về tỉ số phần trăm.

- HS tính - HS nghe - HS ghi bài 2. Hoạt động thực hành:(25 phút)

Bài 1: GV chiếu BT1

- GV chiếu các phép tính mẫu. Hướng dẫn học sinh bài mẫu.

Yêu cầu HS làm bài:

a) 27,5 % + 38%

b) 30% - 16%

c) 14,2% x 4 d) 216% : 8

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét HS.

6% + 15% = 21%

112,5% - 13% = 99,5%

14,2%  3 = 42,6%

60% : 5 = 12%

- HS làm bài vào vở - HS trao đổi kết quả

a) 27,5 % + 38% = 65,5%

b) 30% - 16% = 14%

c) 14,2% x 4 = 56,8%

(23)

Bài 2: GV chiếu BT2

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chữa bài

Bài 3: GV chiếu BT3 - Cho HS đọc bài.

- Bái toán cho em biết gì?

- Bái toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

d) 216% : 8 = 27%

- HS đọc đề bài toán - HS ghe

- HS cả lớp theo dõi

- HS làm vở, chia sẻ kết quả Bài giải

a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hịên được là:

18 : 20 = 0,9 0,9 = 90%

b) Đến hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoặch là:

23,5 : 20 = 1,175 1,175 = 117,5%

Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là:

117,5% - 100% = 17,5%

Đáp số : a) Đạt 90% ;

b)Thực hiện 117,5%

và vượt 17,5%

- HS đọc bài.

- Bái toán cho em biết:

Tiền vốn: 420 000 đồng Tiền bán: 546 000 đồng

- Bái toán hỏi: a) Tiền bán:...% tiền vốn?

b) Lãi:... % tiền vốn?

Bài giải

a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:

546 000 : 420 000 = 1,3 1,3 = 130%

b) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là 130% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 130%. Do đó, số phần trăm tiền lãi là:

130% - 100% = 30%

Đáp số: a) 130%

b) 30%

3.Hoạt động vận dụng:(3 phút) - Cho HS vận dụng làm phép tính sau:

67,5% + 24% = 21,7% x 4 =

- HS nghe và thực hiện.

67,5% + 24% = 91,55 21,7% x 4 = 86,8%

(24)

75,3% - 48,7% = 98,5% : 5 =

75,3% - 48,7% = 26,6%

98,5% : 5 = 19,7%

- Về nhà làm bài tập sau:

Một cửa hàng nhập về loại xe đạp với giá 450 000 đồng một chiếc. Nếu của hàng đó bán với giá 486 000 đồng một chiếc thì của hàng đó được lãi bao nhiêu phần trăm ?

- HS nghe và thực hiện.

Giải

Tỉ số % của giá bán so với giá vốn là:

486 : 450 = 1,08 = 108%

Cửa hàng đã có lãi số % là:

108 – 100 = 8%

Đáp số: 8%

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI

(Tả hoạt động)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Lập được dàn ý chi tiết chi bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

- Chuyển 1 phần dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.

- Góp phần phát triển năng lực –phẩm chất:

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ

+Cẩn thận, tỉ mỉ khi quan sát.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

- Đọc đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.

- Gọi HS nhận xét - Nhận xét, khen ngợi.

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động thực hành, luyện tập (24 phút)

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài và gợi ý của bài - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở

- Gọi HS đọc dàn bài của mình.

- GV nhận xét, chỉnh sửa Gợi ý:

*Mở bài: Giới thiệu em bé định tả: em bé trai hay bé gái? Tên bé là gì? Bé mấy tuổi. Bé là con nhà ai? Bé có nét gì ngộ

+ 3 HS đọc

- HS khác nhận xét

+ 2 HS tiếp nối nhau đọc - HS tự lập dàn bài

- HS đọc dàn bài

Ví dụ về dàn bài văn tả em bé 1. Mở bài : Bé Lan,em gái tôi,đang tuổi tập nói tập đi.

2. Thân bài:

- Ngoại hình: bụ bẫm.

(25)

nghĩnh đáng yêu?

*Thân bài: Tả bao quát về hình dáng của bé. (Thân hình bé như thế nào; mái tóc;

khuôn mặt (miệng, má, răng); tay chân);

tả hoạt động của bé: Nhận xét chung về bé. Em thích nhất bé làm gì? Em tả những hoạt động của bé: khóc, cười, tập đi, tập nói, đòi ăn, chơi đồ chơi,...

*Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bé.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS viết vào giấy dán bài lên bảng, đọc đoạn văn.

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình.

- Gọi HS nhận xét

- Khen ngợi HS làm bài tốt.

4. Hoạt động vận dụng (3 phút)

- Em cần miêu tả gì về ngoại hình, hoạt động của em bé?

- Khi viết bài văn tả người, ta tả hình dáng xong rồi mới tả hoạt động hay tả đan xen giữa tả hình dáng và tả hoạt động ?

*Củng cố dặn dò:

- Tổng kết nội dung bài học - Nhận xét giờ học- HD về nhà

- Mái tóc: thưa mềm như tơ, buộc thành túm nhỏ trên đầu.

- Hai má: bụ bẫm, ửng hồng, có hai lúm đồng tiền.

- Miệng: nhỏ xinh luôn nở nụ cười tươi.

- Chân tay: mập mạp, trắng hồng, có nhiều ngấn.

- Đôi mắt: đn tròn như hạt nhãn.

- Hoạt động:

+ Nhận xét chung: Như là một cô bé búp bê luôn biết khóc và biết cười, bé rất lém lỉnh dễ thương.

+ Chi tiết: Lúc chơi: Lê la dưới sàn với một đống đồ chơi, tay nghịch hết cái này đến cái khác, ôm mèo, xoa đầu cười khanh khách... Lúc xem ti vi:

Xem chăm chú, thấy người ta múa cũng làm theo. Thích thú khi xem quảng cáo... Làm nũng mẹ: Không muốn ăn thì ôm mẹ khóc. Ôm lấy mẹ khi có ai trêu chọc.

3. Kết bài: Mẹ rất yêu bé Lan, mong bé Lan khoẻ, chóng lớn.

+ 1 HS: Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả một hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.

+ 1 HS làm vào giấy, HS lớp làm vở.

- Bổ sung, chỉnh sửa đoạn văn của bạn cho hoàn chỉnh.

+ 3-5 HS đọc đoạn văn.

- HS nhận xét về nội dung tả (trọng tâm, chọn chi tiết tả,...) dùng tự, đặt câu,...

+ 1-2 HS - HS nêu

(26)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

…..……….……

Ngày soạn: 15/11/2021

Ngày dạy: Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2021

TOÁN

GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tìm một số phần trăm của một số. Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.

- Rèn kĩ năng tìm một số phần trăm của một số . - Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự họcnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học,

+ PC hs có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

*CV 3799: Tập trung hướng dẫn học sinh cách tìm giá trị phần trăm của 1 số cho trước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài:

Trong giờ học trước về giải toán tỉ số phần trăm các em đã biết cách tính số phần trăm của một số, trong giờ học toán này chúng ta sẽ làm bài toán ngược lại tức là tính một số phần trăm của một số.

- HS nêu - HS nghe - HS ghi vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (10’)

* Hướng dẫn giải bài toán về tỉ số phần trăm. GV chiếu VD

-Ví dụ: Hướng dẫn tính 52,5% của 800.

- GV nêu bài toán ví dụ: Một trường tiểu học có 800 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5%. Tính số học sinh nữ của trường đó.

- Em hiểu câu “Số học sinh nữ chiếm 52,5% số học sinh cả trường” như thế

- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.

- Coi số học sinh cả trường là 100% thì số học sinh nữ là 52,5% hay nếu số học

(27)

nào?

- Cả trường có bao nhiêu học sinh ? - GV ghi lên bảng:

100% : 800 học sinh 1% : ... học sinh?

52,5% : ... học sinh?

- Coi số học sinh toàn trường là 100%

thì 1% là mấy học sinh?

- 52,5 số học sinh toàn trường là bao nhiêu học sinh?

- Vậy trường đó có bao nhiêu học sinh nữ?

- Thông thường hai bước tính trên ta viết gộp lại như sau:

800 : 100 52,5 = 420 (học sinh) Hoặc 800 52,5 : 100 = 420 (học sinh)

- Trong bài toán trên để tính 52,5%

của 800 chúng ta đã làm như thế nào ?

* Bài toán về tìm một số phần trăm của một số

- GV nêu bài toán: Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 1 000 000 1 tháng. Tính số tiền lãi sau một tháng.

- Em hiểu câu “Lãi suất tiết kiệm 0,5% một tháng” như thế nào ?

- GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó nêu: Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng nghĩa là nếu gửi 100 đồng thì sau một tháng được lãi 0,5 đồng.

- GV chiếu TT:

- GV yêu cầu HS làm bài - GV chữa bài của HS.

sinh cả trường chia thành 100 phần bằng nhau thì số học sinh nữ chiếm 52,5 phần như thế.

- Cả trường có 800 học sinh.

- 1% số học sinh toàn trường là:

800 : 100 = 8 (học sinh)

- 52,5% số học sinh toàn trường là:

8 52,5 = 420 (học sinh) - Trường có 420 học sinh nữ.

- Ta lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia cho 100 hoặc lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 52,5.

- HS nghe và tóm tắt bài toán.

- Một vài HS phát biểu

100 đồng lãi: 0,5 đồng

1000 000 đồng lãi : ….đồng?

- HS làm bài vào vở, chia sẻ KQ Bài giải

Số tiền lãi sau mỗi tháng là:

1000000 : 100 x 0,5 = 5000 (đ) Đáp số: 5000 đồng 3. HĐ thực hành: (15 phút)

Bài 1: Cá nhân GV chiếu BT1

- GV gọi HS đọc đề bài toán - 1 HS đọc đề bài toán

(28)

- GV hướng dẫn

+ Tìm 75% của 32 HS (là số HS 10 tuổi)

+ Tìm số HS 11 tuổi.

- GV yêu cầu HS làm bài, chia sẻ trước lớp

- GV nhận xét, kết luận

Bài 2: GV chiếu BT2

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV hướng dẫn

+ Tìm 0,5% của 5000000 đồng (là số tiền lãi sau một tháng).

+ Tính tổng số tiền gửi và tiền lãi - GV yêu cầu HS làm sau đó chia sẻ trước lớp.

- GV kết luận

Bài 3: GV chiếu BT3

- Cho HS tự làm bài vào vở.

- GV nhận xét bài của HS.

- HS nghe

- HS làm bài, chia sẻ trước lớp Bài giải Số học sinh 10 tuổi là

32  75 : 100 = 24 (học sinh) Số học sinh 11 tuổi là

32 - 24 = 8 (học sinh)

Đáp số: 8(học sinh).

- 1 HS đọc đề bài toán - HS nghe

Bài giải

Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là 5000000 : 100  0,5 = 25000 (đồng) Tổng số tiền gửi và số tiền lãi sau một tháng là:

5000000 + 25000 = 5025000 (đồng) Đáp số: 5 025 000 đồng - HS tự làm bài vào vở, báo cáo giáo viên

Bài giải Số vải may quần là:

345 x 40 : 100 = 138(m) Số vải may áo là:

345 - 138 = 207(m) Đáp số: 207m 4. Hoạt động vận dụng:(2 phút)

- Cho HS đặt đề bài rồi giải theo tóm tắt:

Tóm tắt

37,5 % 360 em 100% ? em

- HS nghe và thực hiện Bài giải

Số HS của trường đó là:

360 x100 ; 37,5 =960(em) Đáp số: 960 em

* Củng cố - Dặn dò

- Nêu cách tìm 1 số khi biết giá trị một số % của nó?

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

(29)

TẬP ĐỌC

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Ông.

- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

* CV 3799: HS nghe ghi nội dung chính của bài - Góp phần phát triển năng lực –phẩm chất:

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ

+Học tập tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu (3 phút) - Cả lớp hát 1 bài

- Đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây

- Em thích hình ảnh nào trong bài thơ? vì sao?

- Bài thơ nói lên điều gì?

- Nhận xét, khen ngợi.

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12 phút)

a. Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài

- Chia 3 đoạn, yêu cầu HS đọc:

- Lần 1: sửa phát âm: nồng nặc, danh lợi,…

- Lần 2: giải nghĩa các từ: Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu,…

- Yêu cầu HS đọc cá nhân

- GV nêu khái quát cách đọc và đọc mẫu toàn bài.

b. Tìm hiểu bài

1. Tài năng, lòng nhân ái của Lãn Ông - Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?

- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong công việc ông chữa

- Cán sự điều hành

+ 2 HS nối tiếp nhau đọc và trả lời các câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

+ 1 HS

+ 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2-3 lượt), sửa phát âm, giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc

- Lớp nhận xét, bình chọn

- Cả lớp đọc thầm đoạn 1-2 trả lời:

- … là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

- … nghe tin con nhà thuyền chài bị

(30)

bệnh cho con người thuyền chài ?

- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ ?

- Ý chính của đoạn 1-2 là gì?

- Giảng: Hải Thượng Lão Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái… một người cao thượng và không màng danh lợi.

2. Lãn Ông có nhân cách cao thượng - Vì sao có thể nói Hải Thượng Lãn Ông là một người không màng danh lợi?

- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài thơ thế nào ?

- Ý chính của đoạn 3?

- Bài văn cho em biết điều gì ? - Nhận xét, chốt nội dung chính

3. Hoạt động luyện tập – thực hành (12 phút)

- Gọi HS đọc từng đoạn của bài.

- Yêu cầu HS luyện đọc cá nhân - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét, khen.

4. Hoạt động vận dụng (3 phút)

- Em học tập được điều gì ở Hải Thượng Lãn Ông?

* Củng cố dặn dò - Tổng kết bài học

- Nhận xét tiết học- HD về nhà

bệnh đậu nặng mà nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm… không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi.

- Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác song ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận

+ 2-3 HS - Lắng nghe.

+ Đọc thầm đoạn còn lại, trả lời:

- Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến chức ngự y song ông đã khéo léo chối từ.

- Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi.

+ 2-3 HS - HS trả lời

+ 2 HS nhắc lại nội dung.

+ 4 HS nối tiếp đọc đoạn và nêu giọng đọc từng đoạn.

+ HS đọc cá nhân

- 2HS đọc diễn cảm lại đoạn 1.

+ 3 HS thi đọc diễn cảm.

+ 2 HS trả lời - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

…..……….………

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỔNG KẾT VỐN TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa nói về tính cách: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1).

- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong đoạn văn “Cô Chấm”

(BT2).

- Góp phần phát triển năng lực –phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

** ThS, Trường Đại học Đồng Tháp.. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp cho phép chuyển đổi dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quan hệ của Web hiện tại sang mô

- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung phần Ghi nhớ của bài Dấu gạch ngang - Nhận xét chung phần bài cũ. Bài học sẽ giúp các em biết thêm một số câu tục ngữ, một số từ

- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2.Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người

Kiến thức : Hiểu được nghĩa của câu một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của bài tập.. Kỹ năng : Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho

- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2.Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người

Chúng ta có thể khái quát kiểm định chất lượng thư viện đại học là một trong những yêu cầu của kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, là yếu tố nhằm bảo

- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2; Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người

Với ý nghĩa đó trong bài viết này, tác giả đã dùng phương pháp phân tích định lượng như một giải pháp hữu hiệu để lượng hóa các thông tin định tính với các mặt thể