• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 24/ 3/ 2021 Tiết 45, 46, 47 Ngày giảng...

CHỦ ĐỀ: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX

ĐẾN NĂM 1918 (Bài 29 và phần I bài 30).

I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP (1897-1914)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Học sinh nắm được những biến đổi của xã hội Việt Nam và những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với nền độc lập dân tộc..

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá., vẽ sơ đồ

- Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư duy, lắng nghe, hợp tác 3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần độc lập, tự chủ...

4. Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ - Năng lực quan sát, năng tư duy, năng lực phân tích, nhận xét

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, ứng dụng CNTT

- HS: SGK, vở bài tập, trả lời các câu hỏi trong SGK III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Thuyết trình, hỏi đáp, trực quan, thảo luận - KT: Động não, nhóm, giao nhiệm vụ

IV. Tiến trình bài dạy

(2)

1. ổn định lớp (1p)

2. KTBC (Kiểm tra sự chuẩn bị của hs) 2p 3. Bài mới : * Hoạt động khởi động (1’) Gv giới thiệu bài:

* Hoạt động hình thành kiến thức (30p)

- Mục tiêu: HS hiểu được diễn biến kc chống Pháp - PP: vấn đáp, phân tích, trực quan, thảo luận - KT: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Tư liệu, SGK, máy chiếu

Hoạt động của GV-HS Nội dung

* Hoạt động 1 (18p)

- Mục tiêu học sinh nắm được bộ máy nhà nước dưới thời Pháp thuộc

- PP: Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận - KT: Động não, đặt câu hỏi, chia nhóm - Phương tiện SGK, SGV, máy chiếu - Cách tiến hành

? Sau khi căn bản bình định song nước ta, TD Pháp đã làm gì để khai thác và bóc lột Việt Nam?

- HS dựa vào SGK trả lời - GV chiếu lược đồ

Yêu cầu học sinh HS quan sát bản đồ Đông Dương và nhận xét

? Bộ máy nhà nước của Liên bang Đông Dương được xây dựng như thế nào?

HS trả lời trong SGK

? Em hãy hệ thống hoá bộ máy nhà nước của Liên bang Đông Dương bằng một sơ đồ thích hợp?

- Thảo luận vẽ sơ đồ (4’)

1/ Tổ chức bộ máy Nhà nước

-Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương

- Việt Nam chia làm 3 xứ với ba chế độ cai trị khác nhau:

+ Bắc kì: Xứ nửa bảo hộ + Trung kì: Bảo hộ + Nam kì: Thuộc địa

- Dưới xứ là Tỉnh-Huyện - Châu - Xã.

(3)

- Các nhóm cử đại diện báo cáo và nhận xét lẫn nhau, giáo viên chốt kiến thức.

GV: cho HS nhận xét sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước của Liên bang Đông Dương.

+ Pháp muốn chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.

+ Tăng cường sự áp bức, kìm kẹp...

+ Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xoá tên Việt Nam, Lào, Cam pu chia trên bản đồ...

- Hoạt động 2 (10p)

- Mục tiêu học sinh nắm được chính sách kinh tế dưới thời Pháp thuộc

- PP vấn đáp, phân tích - KT động não, đặt câu hỏi

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo

- Cách tiến hành

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK..

2. Chính sách kinh tế.

* Nông nghiệp: Tăng cường cướp đoạt

TOÀN QUYỀN ĐÔNG

DƯƠNG

Cam pu chia (Khâm sứ) Bắc kì

( Thống sứ)

Trung kì

(Khâm sứ) Nam kì

(Thốngđốc) Lào (Khâm sứ)

Bộ máy chính quyền cấp kì ( Pháp )

Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh -Huyện ( Pháp + Bản xứ)

Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn ( Bản xứ )

(4)

? Về kinh tế, TD Pháp có những có những chính sách cai trị như thế nào?

HS dựa vào SGk trả lời.

?Vì sao Pháp áp dụng chính sách đó?

- GV: Diễn giảng, hướng dẫn HS

? Các chính sách trên của TD Pháp nhằm mục đích gì?

- HS trả lời trong SGK - GV diễn giảng, phân tích

- GV đọc tư liệu Lịch sử 8 (140,141,146) - GV cho HS quan sát H 98 SGK và nhận xét ...

...

- Hoạt động 3 (5p)

- Mục tiêu học sinh nắm được chính sách văn hóa giáo dục nước ta dưới thời Pháp thuộc - PP: Nêu vấn đề, phân tích

- KT: Động não, đặt câu hỏi, nhóm

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Cách tiến hành

? Văn hoá GD thực dân Pháp có những chủ trương như thế nào?

- HS trả lời trong SGK

? Theo em, chính sách văn hoá GD của Pháp có phải để " Khai hoá văn minh " cho người VN hay không? Vì sao?

- HS thảo luận nhóm bàn (2’) - Các nhóm cử đại diện báo cáo - GV nhận xét, đánh giá

? Mục tiêu GD của TD Pháp là gì?

HS trả lời: Đào tạo một lớp người phục vụ chính sách cai trị, bóc lột của TD Pháp.

GV diễn giảng

...

...

ruộng đất.

- Phương thức bóc lột: phát canh thu tô

* Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại..

- XD một số nhà máy CN nhẹ

* Thương nghiệp: Đánh thuế nặng vào các mặt hàng của các nước khác

=>MĐ độc chiếm thị trường

* Tài chính đặt ra nhiều thứ thuế mới (rượu, muối..)

* GTVT: Đầu tư mạnh nhằm vươn tới những vùng nguyên liệu và để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

3/ Chính sách văn hoá giáo dục

- Duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, có dạy thêm tiếng Pháp.

- Sau mở trường với hệ thống giáo dục phổng thông theo 3 bậc: ấu học, tiểu học, trung học.

* Mục tiêu:

- Đào tạo một lớp người phục vụ chính sách cai trị, bóc lột của TD Pháp.

II/ NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM

(5)

Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt - Hoạt động 1 (12p)

- Mục tiêu học sinh nắm được sự chuyển biến các giai cấp ở vùng nông thôn

- PP: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình - KT: Động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Cách tiến hành

? Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa ở các vùng nông thôn Việt Nam có những biến đổi như thế nào?

- HS dựa vào SGK trả lời

- Xuất hiện thêm một số giai cấp và tầng lớp mới

GV chiếu hình ảnh H.99 (SGK): yêu cầu HS quan sát nêu nhận xét

? Bức ảnh chụp 3 người nông dân đang làm gì?

- Người nông dân đang phải thay trâu kéo cày, công việc rất vất vả.

? Em có nhận xét gì về trang phục, điều kiện sản xuất của họ?

- HS trả lời: Trang phục thiếu thốn, họ cởi trần kéo cày, phương tiện sản xuất thô sơ - GV yêu cầu HS đọc đoạn trích

? Em có suy nghĩ gì về đời sống của người nông dân dưới thời Pháp thuộc?

- HS thảo luận nhóm (2’) - Đại diện nhóm báo cáo - Các nhóm nhận xét lẫn nhau

? Em có nhận xét gì về thái độ của giai cấp nông nhân?

- Họ căm ghét chế độ thực dân, có ý thức dân tộc sâu sắc, vì vậy họ sẵn sàng đấu tranh chống thực dân Pháp khi một cá nhân hay

1/ Các vùng nông thôn

a. Giai cấp địa chủ

- Địa chủ phong kiến ngày một đông Bị phân hoá mạnh.+đại đa số làm tay sai cho Pháp

+Một số coa tinh thần yêu nước b. Giai cấp nông dân

+ Nông dân bị bần cùng hoá

-> Họ bị phá sản, trở thành tá điền cho địa chủ, một bộ phận bỏ đi làm phu cho các đồn điền Pháp...

- Căm ghét Pháp, sẵn sàng đứng lên nếu được tổ chức lãnh đạo

2/Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới

(6)

một giai cấp nào đề xướng.

? Liên hệ người nông dân Việt Nam trong xã hội ngày nay như thế nào?

- HS tự phát biểu suy nghĩ

...

* Hoạt động 2 (13p)

- Mục tiêu học sinh nắm được sự xuất hiện các tầng lớp, giai cấp ở đô thị

- PP: Đàm thoại, phân tích, thuyết trình, thảo luận

- KT: Động não, nhóm, trình bày 1 phút - Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Cách tiến hành

? Cùng với sự thay đổi của nông thôn các đô thị Việt Nam cũng có những biến đổi như thế nào?

- HS trả lời sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp: Tầng lớp tiểu tư sản, tư sản, giai cấp công nhân

? Tầng lớp tư sản ra đời như thế nào? Thái độ chính trị của học ra sao?

- Đa số là chủ các hãng buôn, thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công. Họ bị chính quyền kìm hãm....

- Thái độ chính trị: Họ chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng.

? Tầng lớp tiểu tư sản ra đời như thế nào?

Thái độ chính trị của học ra sao?

- HS trả lời trong SGK - Cho HS quan sát H.101

? Em có nhận xét gì về kiến trúc của nhà hát lớn?

- Thảo luận theo nhóm bàn

? Cùng với sự phát triển của các đô thị các giai cấp nào đã xuất hiện?

- Đô thị mới xuất hiên ngày càng nhiều (Nam Định, Vinh, Hải Phòng, Hòn Gai...)

- Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời

+ Tầng lớp Tư sản, bị chèn ép, kìm hãm, bị lệ thuộc, thế lực kinh tế yếu nên họ không dám hưởng ứng các cuộc vận động giải phóng dân tộc.

-Tầng lớp Tiểu tư sản

+ Thành phần Chủ xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp, người thông ngôn, nhà giáo, thư kí, học sinh, sinh viên.

+ C/S bấp bênh, tích cực tham gia CM

- Giai cấp công nhân

+ Công nhân Việt Nam xuất thân từ những người nông dân bị mất đất , họ

(7)

- HS trả lời: Công nhân Việt Nam xuất thân từ những người nông dân bị mất đất , họ phải bỏ làng ra các nhà máy, xí nghiệp làm thuê. Họ bị tư sản và thực dân bóc lột nên họ sớm có tinh thần đấu tranh.

- GV: Diễn giảng.

- Cho chiếu H.110 ( SGK/141) HS quan sát

? Em có nhận xét gì về điều kiện làm việc của công nhân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc?

- HS thảo luận (3’) - Đại diện nhóm báo cáo - Các nhóm nhận xét lẫn nhau GV chốt

? Trong số các giai cấp tầng lớp vừa phân tích ở trên, theo em tầng lớp, giai cấp nào trở thành lực lượng đi đầu trong phong trào đấu tranh?

- Thảo luận cặp đôi (3’) - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét - GV chốt

- Giai cấp công nhân: Họ có đủ điều kiện hơn các giai cấp, tầng lớp khác, họ ăn ở tập trung sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ ben ngoài, nên họ trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng sau này.

...

...

* Hoạt động 3 (8p)

- Mục tiêu học sinh nắm được xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc những năm cuối thế kỷ XIX

- PP: Nêu vấn đề, thuyết trình, phân tích - KT: Động não, đặt câu hỏi

? Đầu thế kỉ XX xu hướng cách mạng ở

phải bỏ làng ra các nhà máy, xí nghiệp làm thuê.

+ Đ/S cực khổ

+ Có tinh thần CM triệt để

3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

- Đến đầu thế kỉ XX các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta đã thu hút được đông đảo các trí thức nho học tiến bộ Việt Nam đi theo.

(8)

Việt Nam có điểm gì mới?

- HS: trả lời.

? Tại sao các nhà nho học vốn mang nặng tư tưởng trung quân lại đi theo xu hướng cách mạng này? và muốn noi theo con đường Nhật Bản?

- HS: Thảo luận - GV: Diễn giảng

- HS làm bài tập 3 trong SGK/143

III. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1 (10p)

- Mục tiêu học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra rời và hoạt động của phong trào Đông Du

- PP: Vấn đáp, phân tích, đàm thoại

- KT: Động não, đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút

- Phương tiện SGK, SGV, máy chiếu - Cách tiến hành

? Phong trào Đông Du ra đời trong hoàn cảnh nào?

- HS dựa vào SGK trả lời

? Vì sao họ lại muốn đi theo con đường dân chủ tư sản của Nhật Bản?

- Thảo luận cặp đôi (2’) - Đại diện nhóm báo cáo - GV chốt

- HS: Nhật Bản nhờ Duy tân mà phát triển theo con đường TBCN

Chiếu chân dung Phan Bội Châu

? Em biết gì về cụ Phan Bội Châu?

- HS nêu hiểu biết của bản thân

? Hội Duy tân thành lập nhằm mục đích gì?

- Hoạt động cá nhân

? Em hiểu Duy tân có nghĩa là gì?

- Duy tân nghĩa là bỏ cũ theo mới, khôi phục độc

1. Phong trào Đông Du (1905- 1909)

- Hoàn cảnh:

+ Một số nhà yêu nước đón nhận con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản - Muốn dựa vào Nhật

+ 1904 Hội Duy tân được thành lập

- MĐ: lập một nước VN độc lập

(9)

lập dân tộc nhưng không giữ chế độ phong kiến chuyên chế nữa mà thiết lập chế độ quân chủ lập hiến theo mô hình nước Nhật.

? Hội Duy tân có chủ trương là gì?

? Em có nhận xét gì về chủ trương này?

- Thảo luận nhóm bàn (3’) - Đại diện nhóm báo cáo - GV nhận xét

- Hội Duy tân muốn nhờ Nhật Bản giúp đỡ về vũ khí, tiền bạc, đào tạo cán bộ.

- Theo chủ trương này còn mang tính ấu trĩ, cách mạng muốn thành công không thể chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của nước ngoài mà cách mạng muốn thành công thì phải do nhân tố bên trong.

? Tóm tắt các họat động của hội?

H:Dựa vào SGK

? Có ý kiến cho rằng Hoạt động của phòn trào Đông du có tác động lớn đến phong trào yêu nước ở Việt Nam, em có đồng tình ý kiến đó không? Tại sao?

- HS nêu quan điểm của cá nhân

...

...

* Hoạt động 2 (13p)

- Mục tiêu hường dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời phong trào Đông Kinh nghĩa thục và hoạt động của hội

- PP: Vấn đáp, phân tích, đàm thoại

- KT: Động não, đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Chủ trương: Nhờ Nhật giúp tiến hành bạo động vũ trang đánh Pháp

- Hoạt động: Đưa thành viên sang Nhật du học =>PT Đông du

+ 9/1908 Pháp Nhật câu kết trục xuất HSVN

+ 3/1909 Phan Bội Châu phải rời Nhật Bản.

=> Phong trào duy tân tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.

2. Đông Kinh nghĩa thục (1907)

(10)

- Cách tiến hành

? Vì sao Đông Kinh nghĩa thục lại được thành lập?

- HS dựa vào SGK trả lời

- GV: Đông Kinh là tên cũ của Hà Nội….

- Thời Minh Trị có trường ứng khánh nghĩa thục Chiếu chân dung những người lãnh đạo của phong phong Đông Kinh

GV giới thiệu đôi nét để học sinh hiểu về họ

? Tóm tắt các hoạt động của Trường Đông kinh nghĩa thục?

- HS dựa vào SGK trả lời

- GV: “ Buổi diễn thuyết người đông như hội Kì bình văn khách đến như mưa.”

? Qua 2 câu thơ trên, em có nhận xét gì về hoạt động của trường?

-Thu hút đông

? Em hãy nêu rõ quy mô hoạt động của Đông kinh nghĩa thục?

- Quy mô hoạt động rộng lớn

? Phong trào Đông kinh nghĩa thục có tác dụng gì?

- HS: Thảo luận nhóm bàn (2’)

- Làm thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam

- Bước đầu tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến - Mở đường cho sự phát triển của hệ tư tưởng tư sản ở Việt Nam.

* Hoạt động 3 (10p)

- Mục tiêu hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc vận dộng Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (908)

- PP: Vấn đáp, phân tích, đàm thoại - KT: Động não, đặt câu hỏi

- Phương tiện SGK, SGV, máy chiếu - Cách tiến hành

- Hoàn cảnh:

+ Đầu thế kỉ XX ở Bắc Kì có cuộc vận dộng cải cách văn hóa xã hội theo lối TS.

+ 3/1907 trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập

- Hoạt động:

+ Mở trường học: Học các môn khoa học; Sử, địa, khoa học thường thức.

+ Bình văn, xuất bản báo chí.

- Quy mô: HN sau đó lan sang nhiều tỉnh Bắc Kì

- Kết cục: Tháng 11/1907 Pháp giải tán trường

- Tác dụng: Cổ động cách mạng Việt Nam

- Phát triển VH, ngôn ngữ dân tộc

3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)

(11)

? Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì diễn ra như thế nào?

- Đầu thế kỉ XX phong trào Duy tân diễn ra sôi nổi ở Trung Kì

? Lãnh đạo của hôi Duy tân là ai?

- HS dựa vào SGK trả lời

- Chiếu chân dung người lãnh đạo

? Em biết gì về Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng?

- HS chuẩn bị từ tiết trước

- Các nhóm báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu về hai nhà lãnh đạo của phong trào Duy tân.

? So sánh chủ trương đánh Pháp của PBC và PCT?

- Thảo luận nhóm (3’)

- Các nhóm báo cáo và nhận xét - GV nhân xét, chốt kiến thức

? Phong trào chống thuế ở Trung Kì diễn ra như thế nào?

- HS trả lời theo SGK

? Hai phong trào này có gì liên hệ với nhau?

- HS: Phong trào chống thuế ảnh hưởng từ phong trào Duy tân

a. Cuộc vận động Duy tân - Đầu thế kỉ XX

- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

- Hình thức: + Phong phú; mở trường học, diễn thuyết.

+ Vận động lối sống văn minh + Đả kích hủ tục phong kiến

+ Vận động mở mang công thương nghiệp.

- Phong trào có ảnh hưởng lớn

b. Phong trào chống thuế ở Trung kì.

- Bắt đầu ở Quảng Nam sau đó lan ra khắp Trung Kì

- KQ: Bị Pháp thẳng tay đàn áp

* Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Thời gian: (10’)

- Trả lời các câu hỏi 1,2 / sgk 150

Làm bài tập 1, 2, 3 trong vở bài tập.

HS làm bài

GV nhận xét, sửa chữa.

* Hoạt động 4: Vận dụng (2,5 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

HS: Hệ thống lại KT của bài bằng sơ đồ tư duy

? So sánh điểm giống và khác nhau giữa PT yêu nước cuối thế kỉ XIX với đầu TKXX (Mục tiêu, hình thức..)

(12)

+ Lập bảng so sánh

- Các em về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK + Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (2,5 phút)

+ Sưu tầm văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX (Phan Bội Châu và Đông kinh nghĩa thục)

GV nhận xét, sửa chữa.

4. Củng cố, hướng dẫn về (2p) - Chuẩn bị tiếp phần II

+ Những thay đổi trong chính sách kinh tế, văn hoas của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất? Vì sao có sự thay đổi đó?

+ Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Tất Thành

+ Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành? So sánh con đường cứu nước của Người có gì khác với lớp người đi trước.

- Sưu tầm tranh, ảnh tài liệu liên quan đến bài học V/ Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 3 trang 86 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy nêu các chính sách về văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam trong thời gian này.. - Thi hành

Câu hỏi trang 139 SGK Lịch sử 8: Nêu những chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải và

Sự xuất hiện các ngành kinh tế mới đã tạo ra những thay đổi trong xã hội Việt Nam: các giai cấp, tầng lớp mới ra đời như công nhân, chủ xưởng,

- Xã hội Việt Nam đã xuất hiện các tầng lớp giai cấp mới như: viên chức, trí thức, những chủ xưởng, nhà buôn, công nhân và nông dân... Nông dân Việt

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam và tồn tại song song với

Sự xuất hiện các ngành kinh tế mới đã làm xuất hiện những tầng lớp, giai cấp nào trong xã hội. Các tầng lớp giai cấp mới Sự xuất

Có một sự thay đổi đặc biệt của văn học giai đoạn này là khi tiếp xúc với văn minh Phương Tây rồi nhìn lại xã hội Việt Nam, các nhà cải cách văn hóa thấy có một sự

Luyện tập 1 trang 72 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Nêu một số nét trong chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người