• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : / /2017 Tiết 59 Ngày giảng: / /2017

Bài 53:THỰC HÀNH

ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:Sau bài học này học sinh cần phải:

- Nắm được sự phân bố nhiệt độ, lượng mưa của Châu Âu và giải thích được vì sao có sự phân bố đó.

- Nhận biết được các đặc điểm khí hậu Châu Âu qua việc phân tích biểu đồ diễn biến nhiệt độ, lượng mưa.

- Nắm bắt được mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ khí hậu. Kỹ năng so sánh các yếu tố khí hậu, diện tích của các vùng lãnh thổ có các kiểu khí hậu khác nhau ở châu Âu. Xác định được thảm thực vật tương ứng với các kiểu khí hậu.

- KNS: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức 3. Thái độ

4. Những năng lực hướng tới

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh, năng lực tư duy tổng hợp.

II. Chuẩn bị 1.Giáo viên

- Bản đồ thiên nhiên Châu Âu.

- Hình 53.1 phóng to theo sgk.

2. Học sinh - Sách giáo khoa.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Thảo luận, trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5ph)

- Trình bày đặc điểm các môi trường tự nhiên Châu Âu?

* Môi trường ôn đới hải dương.

(2)

- Khí hậu: Mùa đông ấm, mùa hạ mát, lượng mưa tương đối lớn và phân bố tương đối đồng đều quanh năm.

- Sông ngòi nhiều nước, thực vật là rừng lá rộng.

* Môi trường ôn đới lục địa.

- Khí hậu: Mùa hạ nóng, mùa đông rất lạnh có băng tuyết bao phủ, lượng mưa ít (Đây là kiểu khí hậu khắc nghiệt).

- Sông ngòi đóng băng vào mùa đông, mùa xuân hạ sông ngòi nhiều nước. Thực vật thay đổ từ bắc xuống nam (Rừng, thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích).

* Môi trường Địa Trung Hải.

- Khí hậu: Nhiệt độ cao quanh năm, mùa hạ khô nóng, mưa về mùa thu đông.

- Sông ngòi ngắn và dốc, lũ vào mùa thu đông, cạn vào mùa hạ.

- Thực vật thích nghi với điều kiện khô hạn trong mùa hạ là kiểu rừng là cứng xanh quanh năm.

* Môi trường núi cao.

- Càng lên cao nhiệt độ và lượng mưa càng giảm, thảm thực vật cũng thay đổi theo.

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động - Thời gian: 3 phút - Mục tiêu:

+ Giới thiệu nội dung bài học.

- Phương pháp- kĩ thuật: Trực quan, đàm thoại gợi mở, kĩ năng phân tích tranh ảnh, video

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện dạy học: tranh ảnh và video

GV sử dụng 1 số tranh ảnh về các cảnh quan môi trường tự nhiên ở châu Âu để HS sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh nhận biết về các kiểu môi trường ở châu Âu; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về khí hậu của các môi trường tự nhiên châu Âu. Từ đó, GV kết nối vào bài

* Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc phần 1 các yêu cầu của nội dung thực hành.

1. Nhận biết đặc điểm khí hậu.

(17p)

(3)

? Dựa vào H51.2 và bản đồ tự nhiên Châu Âu cho biết vì sao ở cùng vĩ độ những nước ven biển của bán đảo Xcan-đi-na-vi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len?

- GV: Hướng dẫn hs quan sát đường đẳng nhiệt tháng giêng ở Châu Âu H51.2 và trên bản đồ khí hậu.

? Nhắc lại khại niệm đường đẳng nhiệt?

- HS: Là đường nối những điểm có cùng nhiệt độ.

THẢO LUẬN NHÓM

? Dựa vào H51.2 và lược đồ khí hậu Châu Âu (chú ý quan sát các đường vĩ tuyến), Nhận xét sự thay đổi vị trí của các đường đẳng nhiệt ở phía đông và phía tây, từ đó rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu của Châu Âu về mùa đông?

- HS: Đầu phía tây của đường đẳng nhiệt nằm ở vĩ độ cao hơn, phía đông nằm ở vĩ độ thấp hơn ....

Hoạt động 2

? Dựa vào H51.2 và bản đồ khí hậu nêu tên và so sánh các vùng có những kiểu khí hậu đó?

- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung yêu cầu phần 2 của bài thực hành.

THẢO LUẬN NHÓM THEO CÂU HỎI SGK

? Phân tích các biểu đồ trạm A, B, C và rút ra nhận xét chung về chế độ nhiệt?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận

- Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió tây ôn đới làm cho ven biển ở bán đảo Xcan-đi- na-vi có mưa nhiều hơn ở Ai-xơ-len.

- Vào mùa đông các vùng đất ven biển phía tây có khí hậu ấm áp hơn, càng đi về phía đông, khí hậu càng giá lạnh dần.

- Chiếm diện tích lớn nhất là kiểu khí hậu ôn đới lục địa, khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu hàn đới.

2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.(17p)

(4)

nhóm.

* Trạm A:

+ Nhiệt độ T7 = 20oC + Nhiệt độ T1 = -5oC + Biên độ = 25oC

* Trạm B:

+ Nhiệt độ T7 = >20oC + Nhiệt độ T1 = 10oC + Biên độ = 10oC

* Trạm C:

+ Nhiệt độ T7 = 18oC + Nhiệt độ T1 = 8oC + Biên độ = 10oC

? Các tháng mưa nhiều, các tháng mưa ít? Nhận xét về lượng mưa?

- HS: Báo cáo kết quả.

? Xác định kiểu khí hậu của từng trạm, cho biết lí do?

? Xắp xếp các biểu đồ của từng trạm với các lát cắt của thảm thực vật sao cho phù hợp?

* Chế độ nhiệt:

- Trạm A: Biên độ lớn, mùa hạ nóng, mùa đông có băng tuyết.

- Trạm B: Biên độ nhiệt trung bình, mùa hạ nóng, mùa đông không lạnh lắm.

- Trạm C: Biên độ nhiệt trung bình, mùa hạ mát, mùa đông ấm.

* Lượng mưa:

- Trạm A: Mưa nhiều từ tháng

3 - 8, mưa ít từ tháng 9 - 4, tổng lượng mưa ít.

- Trạm B: Mưa nhiều từ tháng 9 - 12, mưa ít từ tháng 1 - 8, tổng lượng mưa trung bình (mưa về mùa thu đông) - Trạm C: Mưa nhiều từ tháng 10 -1, mưa ít từ tháng 2 - 9, tổng lượng mưa lớn, phân bố tương đối đồng đều quanh năm.

* Trạm A: Ôn đới lục địa.

* Trạm B: Địa Trung Hải.

* Trạm C: Ôn đới hải dương.

* Trạm A: D

* Trạm B: F

* Trạm C: E 4. Hoạt động luyện tập (5’)

Phiếu học tập

Đánh dấu (x) vào câu đúng nhất

(5)

Câu 1: Nhiệt độ mùa đông (tháng lạnh nhất tháng 1) của châu Âu.

a) Nơi có vĩ độ thấp có nhiều độ cao hơn nơi có vĩ độ cao 

b) Nơi có địa hình cao nhiệt độ thấp 

c) Càng đi về phía đông nhiệt độ càng giảm 

d) Càng đi về phía tây nhiệt độ càng giảm 

Câu 2: Bán đảo Xcan-đi-na-vi cùng vĩ độ với Aixơlen nhưng lại có khí hậu ấm hơn và mưa nhiều hơn Aixơlen vì:

a) Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ bán đảo

Xcan-đi-na-vi làm nhiệt độ và tăng khả năng bốc hơi.  b) Gió Tây ôn đới thổi từ Đại Tây Dương mang nhiều hơi nước vào

bán đảo Xcan-đi-na-vi gây mưa nhiều 

c) Bán đảo Xcan-đi-na-vi là một bộ phận của đất liền, Aixơlen là đảo

nhỏ trên biển 

d) Đảo Aixơlen nằm gần vòng cực bắc hơn 

5. Hoạt động vận dụng, mở rộng

- Bài tập: Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng về đặc điểm 1 kiểu khí hậu và thảm thực tương ứng ở châu Âu. (HS tự chọn 1 trong các kiểu khí hậu sau: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, địa trung hải).

- Học bài cũ.

- Làm bài tập các câu hỏi cuối bài và tập bản đồ.

- Chuẩn bị bài mới: Dân cư, xã hội Châu Âu

+ Tìm hiểu tại sao dân cư châu Âu có xu hướng già đi.

+ Ôn lại phương pháp nhận biết đặc điểm dân số qua tháp tuổi.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

………..

(6)

Ngày soạn : / / Tiết 57 Ngày giảng: / /

Bài 54

DÂN CƯ - XÃ HỘI CHÂU ÂU I. Mục tiêu

1. Kiến thức:Sau bài học này học sinh cần phải:

- Nắm được được sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ, văn hoá của Châu Âu.

- Biết được dân cư Châu Âu đang già đi và có mức độ Đô thị hoá cao.

- Ảnh hưởng của tình trạng “ Già đi của dân cư”, sự phức tạp của vấn đề dân tộc và tôn giáo đến tình hình chính trị xã hội của Châu Âu.

2. Kĩ năng

- Cách phân tích lược đồ, biểu đồ để nắm được tình hình Châu Âu.

- KNS:Tư duy,giao tiếp, tự nhận thức 3. Thái độ

- Thấy được mối quan hệ quan hệ giữa dân cư – xã hội Châu Âu.

4. Những năng lực hướng tới

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh, năng lực tư duy tổng hợp.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên

- Lược đồ tự nhiên Châu Âu.

- Lược đồ các nhóm ngôn ngữ Châu Âu.

- Kết cấu dân số Châu Âu và Thế Giới qua một số năm (Hình 54.2 phóng to).

- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Châu Âu.

2. Học sinh

- Học thuộc bài cũ và trả lưòi các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.

III. Phương pháp, kĩ thuật

Thảo luận, nêu vấn đề., đàm thoại gợi mở…

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ:(5ph)

Kết hợp trong quá trình giảng bài mới.

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động

(7)

- Hình thức tổ chức: cá nhân

GV sử dụng 1 số tranh ảnh về tôn giáo, văn hóa của 1 số ở châu Âu để HS thi 1 trò chơi “ Ai nhanh hơn ai”. HS sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh nhận biết về các nền văn hóa ở châu Âu; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu. Từ đó, GV kết nối vào bài học mới: Tuy không phải là cái nôi của nền văn minh nhân loại nhưng ở châu Âu tôn giáo, văn hóa cũng rất đa dạng và độc đáo.

Nơi đây dân cư có đặc điểm phát triển rất chậm và ở đây còn có những chính sách khuyến khích tăng dân. Tại sao như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay...

* Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1(18’)

PP:Đàm thoại,thuyết trình,sử dụng lược đồ - GV yêu cầu học sinh đọc Sgk và trả lời

- Trên thế giới có bao nhiêu chủng tộc lớn ? Kể tên và nơi phân bố ?

- Cho biết dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc lớn nào trên thế giới ?

- Dân cư châu Âu theo đạo gì?

(Cơ đốc giáo gồm:

+ Đạo Thiên Chúa + Đạo Tin Lành + Đạo Chính Thống

Còn một số vùng theo đạo Hồi)

Câu hỏi: Quan sát H54.1 SGK cho biết châu Âu

1. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá:

- Phần lớn dân cư châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô- pê-ô-ít, có sự đa dạng về - Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu:

+ Giới thiệu nội dung bài học.

- Phương pháp- kĩ thuật: Trực quan, đàm thoại gợi mở, kĩ năng phân tích tranh ảnh, video

- Phương tiện dạy học: tranh ảnh và video.

(8)

có các nhóm ngôn ngữ nào ? Nêu tên các nước thuộc từng nhóm ?

- Yêu cầu nhóm thảo luận

- Mỗi nhóm tìm hiểu, thảo luận một nhóm ngôn ngữ. Tên quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó.

- Đại diện HS lên điền bảng sau, GV chuẩn xác kiến thức và bổ sung

ngôn ngữ, văn hoá.

- Chủ yếu dân theo đạo Cơ Đốc Giáo, phần nhỏ dân cư theo đạo Hồi.

Nhóm ngôn ngữ Tên các quốc gia sử dụng ngôn ngữ

Giéc-manh Anh, Bỉ, Đức, áo, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển La-tinh Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Rumani Xla-vơ Nga, Xlôvakia, Xéc-bi, Crôatia, Xlôvênia,

Bungari, Séc, Ucraina, Ba Lan, Bêlarút

Hy Lạp Hy Lạp

Các nhóm ngôn ngữ khác

Anbani, Latvia, Litva Hoạt động 2.(20’)

PP:Đàm thoai, thảo luận nhóm,phân tích.

- Quan sát H54.2 SGK nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi châu Âu của thế giới trong giai đoạn (1960 - 2000)

GV: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm.

Theo nội dung câu hỏi và phương pháp như trên.

- GV chuẩn xác kiến thức

2. Dân cư châu Âu đang già đi, mức độ đô thị hoá cao:

a) Đặc điểm dân cư châu Âu:

- Dân số của châu lục 727 triệu (2001)

(9)

Độ tuổi Sự thay đổi kết cấu dân số (1960 - 2000)

Châu Âu Thế giới

- Dưới độ tuổi lao động

Giảm dần Tăng liên tục

- Tuổi lao động 1960 - 1980 1980 - 2000

Tăng chậm Giảm dần

Tăng liên tục

Trên tuổi lao động Tăng liên tục Tăng liên tục. (nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tháp tuổi)

Nhận xét: Sự thay đổi từ hình dạng tháp tuổi.

Từ 1960 - 2000 chuyển dần từ tháp tuổi trẻ - già (đáy rộng sang đáy hẹp)

Vẫn là tháp tuổi trẻ (đáy rộng, đỉnh hẹp)

? Qua phân tích ba tháp tuổi về kết cấu dân số châu Âu và Thế giới ở một số năm, em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư châu Âu?

- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên

- Sự gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu gây hậu quả gì?

(Dân cố già: Thiếu lao động, làn sóng nhập cư vào châu Âu gây tình trạng bất ổn về nhiều mặt trong đời sống, kinh tế, chính trị - xã hội).

? Quan sát H54.3, H51.1 kết hợp SGK cho biết đặc điểm phân bố dân cư ở châu Âu.

GV: Chuyển ý

Cùng với sự phát triển sản xuất nông nghiệp ở trình độ cao và vấn đề đô thị hoá nông thôn nên dân cư các thành phố hiện đại ở các nước phát triển châu Âu đang có xu hướng về nông thôn và

- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên quá thấp, chưa tới 0,1%

- Dân số châu Âu đang già đi.

- Phân bố dân cư

+ Mật độ trung bình 70 người/km2. + Nơi tập trung dân cao ở ven biển phía Tây Trung Âu và Nam Âu.

+ Nơi thưa dân: phía bắc và vùng núi cao.

(10)

mua đất lập trang trại. ở đó có không khí trong sạch, khí hậu điều hoà hơn, lại có điều kiện sống gần như thành phố. Điều này thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách điều kiện sống giữa nông thôn và thành thị.

- Quan sát H54.3 SGK cho biết tên các đô thị 5 triệu dân ở châu Âu.

? Em có nhận xét gì về mức độ đô thị hoá ở Châu Âu?

? Mức độ đô thị hoá như vậy có ảnh hưởng gì đến lối sống của người dân nông thôn?

- HS: Đời sống của người dân nông thôn ngày càng gần với đời sống của người dân thành thị

? Hãy chỉ một số lớn ở Châu Âu trên bản đồ?

- HS: Xác định trên bản đồ

? Ngoài ảnh hưởng tích cực quá trình đô thị hoá nhanh có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

- HS: Ô nhiễm môi trường....

...

...

b) Đô thị hoá ở châu Âu.

- Tỷ lệ dân thành thị cao (75% dân số).

- Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị.

- Quá trình đô thị hoá ở nông thôn đang phát triển.

4. Hoạt động luyện tập: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

- Câu 1: Cơ cấu dân số châu Âu có xu hướng :

A. trẻ lại B. già đi C. không có sự thay đổi D. trẻ lại hóa

- Câu 2: Những nơi có mật độ dân số thấp dưới 25 người/km2 ở châu Âu là các vùng:

A. phần lớn địa hình là núi non hiểm trở.

B. có khí hậu nóng, khô khắc nghiệt.

C. nằm sâu trong lục địa.

(11)

D. nằm phía Bắc vĩ tuyến 600B 5. Hoạt động vận dụng, mở rộng

Chọn 1 trong 2 nội dung sau:

- Bài 1: Sưu tầm, tư liệu về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.

- Bài 2: Ở quê hương em, quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào? Cho ví dụ minh họa.

- Hướng dẫn cho HS về nhà:

+ Học bài cũ.

+ Làm câu hỏi SGK

+ Làm bài tập trong tập bản đồ.

+ Chuẩn bị bài mới: Kinh tế châu Âu V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mỗi môi trường tự nhiên có đặc điểm riêng về khí hậu, đất, nguồn nước, sinh vật,… Người dân châu Phi sinh sống ở các môi trường đã khai thác, sử dụng và bảo vệ

- Trình bày đặc điểm kích thước và hình dạng của châu Âu. - Nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu.. Có ba mặt giáp biển và đại dương.. - Phân tích đặc điểm các khu

Luyện tập 1 trang 108 Địa Lí lớp 7: Em hãy liệt kê các biện pháp bảo vệ môi trường nước, môi trường không khí và đa dạng sinh học ở châu Âu vào bảng

Bài tập 8 trang 59 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền nội dung chủ yếu về các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.. + Các nước tư bản

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân Pháp đã diễn ra sôi nổi, quyết liệt... - Mặt trận nhân dân chống

+ Đọc các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới.. + Quan sát tranh ảnh và nhận xét các cảnh quan

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. “Ở 2 bài trước chúng ta đã tìm hiểu lí thuyết về khái quát tự nhiên châu Âu, bây giờ chúng ta sẽ thực hành nhận biết các kiểu khí hậu của

Đầu tiên, sự sẵn sàng về công nghệ (bao gồm: sự lạc quan, sự đổi mới, sự khó chịu, sự bất an) được giả định là tiền đề của cả sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng