• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23 Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 24 tháng 04 năm 2020 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 27 tháng 04 năm 2020

TOÁN

TIẾT 106: MÉT KHỐI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS có biểu tượng về mét khối, nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối , đề- xi- mét khối và xăng- ti-mét khối dựa trên mô hình.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo giữa mét khối, đề- xi- mét khối và xăng- ti-mét khối .Biết giải một số bài tập có liên quan đến các đơn vị đo.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

* Giảm tải: Không làm bài tập 2 (a).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên: Máy tính, UDCNTT 2/ Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Ổn định:

-Yêu cầu HS kết nối mạng, phòng học ZOOM ổn định và chuẩn bị đồ dùng.

-GV điểm danh HS I. KT bài cũ: (4’)

- Gọi HS trình bày bài 2 tiết trước.

- GV nhận xét đánh giá.

b) 2000cm3 = 2dm3 154000cm3 = 154dm3 490000cm3 = 490dm3 5100cm3 = 5,1dm3 II. Bài mới.

1. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.

2. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa m3,dm3,cm3. (10’)

* Mét khối:

- GV giới thiệu các mô hình về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.

-Để đo V người ta còn dùng đvị mét khối.

- Cho hs quan sát mô hình trực quan.

(một hình lập phương có các cạnh là 1 m), nêu: Đây là 1m3

- Vậy mét khối là gì?

-HS kết nối vào phòng học trực tuyến.

- Chuẩn bị đồ dùng: SGK Toán 2 tập 2, vở ô ly, bút mực.

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống.

a) 1dm3 = 1000cm3 5,8dm3 = 5800cm3 375dm3 = 375000cm3 5

4dm3 = 800cm3 - Lớp nhận xét- Chữa

- HS quan sát nhận xét.

- Mét khối là thể tích của hình lập

(2)

- GV nêu: Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm.

Ta có : 1m3 = 1000dm3

1m3 = 1 000 000 cm3 (=100 x 100 x100)

* Nhận xét:

- GV chiếu bảng đơn vị đo đã chuẩn bị – Hướng dẫn HS hoàn thành bảng về mối qhệ đo giữa các đơn vị thể tích trên.

- GV gọi vài HS nhắc lại:

- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền. ?

- Để củng cố thêm về môí quan hệ của 3 đơn vị đo trên ta sang phần LT.

3. Luyện tập

Bài 1: (8’) GV yêu cầu HS nêu yêu cầu a) GV chiếu lên bảng các số đo - gọi lần lượt HS đọc số.

- Nhận xét, sửa sai.

b) - GV cho cả lớp viết vào vở-gọi 2 em vào phần Chat viết.

- GV cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa bổ sung.

Bài 2: (7’) Gọi HS đọc yêu cầu đề bài . - GV cho HS làm vào vở, gọi lần lượt từng em làm phần Chat.

* GV lưu ý HS: Mỗi đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số. Chú ý các trường hợp số thập phân ta có thể chuyển đổi dấu phẩy tuỳ theo mối quan hệ lớn đến bé hay bé đến lớn.

phương có cạnh dài 1m.

+ Mét khối viết tắt là : m3 - Cho vài hs nhắc lại

- Vài hs nhắc lại: 1m3 = 1000dm3

m3 dm3 cm3

1m3

= 1000dm3

1dm3 = 1000cm3

=1000 1 m3

1cm3 =

1000 1 dm3

- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền

- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng

1000 1 đơn vị lớn hơn tiếp liền.

Bài 1: a) Đọc các số đo:

15m3 (Mười lăm mét khối);

205m3 (hai trăm linh năm mét khối.

100

25 m3 (hai mươi lăm phần một trăm mét khối) ;

0,911m3 (không phẩy chín trăm mười một mét khối)

b) Viết số đo thể tích:

- Bảy nghìn hai trăm mét khối: 7200m3; Bốn trăm mét khối: 400m3.

Một phần tám mét khối :

8

1m3 ; Không phẩy không năm mét khối: 0,05m3

Bài 2: - HS đọc yêu cầu đề bài .

a. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối: (giảm tải) b. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối:

1dm3 = 1000cm3 ; 1,969dm3 = 1 969cm3 ;

(3)

- Gọi vài HS nhắc lại mối qhệ đo giữa đề-xi-mét khối với xăng-ti-mét khối.

Bài 3: (8’)

Gọi HS đọc đề bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Để giải được bài toán điều đầu tiên ta cần biết gì?

- Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hlp 1dm3 để đầy cái hộp đó? (HSNK)

- GV yc HS suy nghĩ và làm bài.

- Gọi vài đại diện trình bày trước lớp.

3. Củng cố - Dặn dò: (3’) H: Một m3 bằng bao nhiêu dm3? - Một mét khối bằng bao nhiêu cm3? - Một cm3bằng bao nhiêu dm3 ?

- VN làm bt – C.bị bài sau: Luyện tập

4

1 = 250 000cm3;

19,54m3 = 19 540 000cm3 Bài 3:

- HS đọc đề, tìm hiểu đề bài.

- Cho biết chiều dài chiều rộng và chiều cao của một cái hình hộp dạng hình hộp chữ nhật

Giải.

Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1dm3. Mỗi lớp hình lập phương 1dm3 là: 5 x 3 = 15 (hình)

Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là :15 X 2 = 30 (hình )

Đáp số: 30 hình.

- Vài hs trả lời.

- HS trả lời

- Lớp lắng nghe.

TẬP ĐỌC

TIẾT 44: CAO BẰNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung chính của bài: Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.

- Học thuộc lòng bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện lòng yêu mến của tác giả với đất đai và người dân Cao Bằng đôn hậu.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu Tổ quốc

*GT: không học thuộc lòng.

II. CHUẨN BỊ:

-Máy tính, điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài "Lập làng giữ biển" và trả lời câu hỏi nội dung bài.

- 4 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi trong SGK.

(4)

- GV nhận xét.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ gì?

- Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu địa thế đặc biệt của Cao Bằng.

- Ghi tên bài trên word.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

- GV thống nhất cách chia đoạn.

- Yêu cầu HS đọc theo đoạn.

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.

- Yêu cầu luyện đọc.

- GV đọc toàn bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Trả lời những câu hỏi tìm hiểu bài:

+ Đến Cao Bằng ta được đi qua những đèo nào?

+ Cao Bằng có địa thế như thế nào?

+ Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?

+ Em có nhận xét gì về người Cao Bằng?

+ Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự tôn trọng của người Cao Bằng?

+ Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

- Nhận xét bạn đọc và trả lời.

- Quan sát và trả lời: Tranh vẽ cảnh những ngôi nhà sàn ở miền núi, tranh toàn màu vàng cho thấy cuộc sống nơi đây thật vui, đầm ấm.

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 1hs đọc toàn bài + 2 khổ thơ là 1 đoạn

- Hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc . - Lắng nghe.

- HS lắng nghe trả lời các câu hỏi.

+ Muốn đến Cao bằng phải qua Đèo Gió, vượt Đèo Giàng, vượt đèo Cao Bắc.

+ Cao Bằng rất xa xôi, hiểm trở.

+ Những từ ngữ: Sau khi qua, lại vượt, lại vượt.

+ Người Cao Bằng rất đôn hậu, mến khách và yêu nước.

+ Những từ ngữ và hình ảnh: Mật ngọt đón môi ta dịu dàng, chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.

+ Các hình ảnh thiên nhiên trong hai khổ thơ

Còn núi non Cao Bằng Đo làm sao cho hết Như lòng yêu đất nước Sâu sắc ngnười Cao Bằng.

Đã dâng đến tận cùng.

Hết tầm cao Tổ quốc

Lại lặng thầm trong suốt

(5)

+ Qua khổ thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì?

+ Bài thơ muốn nói lên điều gì?

- Ghi nội dung chính lên word và chia sẻ..

c. Đọc diễn cảm

- Gọi 6 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.

Yêu cầu HS theo dõi, tìm cách đọc hay - Treo bảng 3 đoạn thơ đầu. Đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét HS.

- Nhận xét, tuyên dương từng HS.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau:

Phân xử tài tình.

Như suối khuất rì rào...

+ Tình yêu đất nước của con người Cao Bằng cao như núi không thể tả được, trong trẻo và sâu sắc như suối sâu./ Cao Bằng có vị trí rất quan trọng.

* Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.

- 2 HS nhắc lại nội dung của bài.

6 HS tiếp nối nhau đọc bài, sau đó 1 HS nêu ý kiến về cách đọc.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- Luyện đọc.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- Vài HS nêu sở thích của mình và giải thích.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

TẬP ĐỌC

TIẾT 45: PHÂN XỬ TÀI TÌNH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài.

- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể về tài xử kiện của ông quan án.

3. Thái độ:

- Khâm phục tài năng của người xưa.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

(6)

- Gọi HS đọc bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét từng HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Cho HS quan sát tranh yêu cầu mô tả những gì vẽ trong tranh?

- Chúng ta đã biết ông Nguyễn Khoa Đăng có tài xét xử và bắt cướp. Hôm nay các em sẽ biết thêm về tài xét xử của một vị quan toà khác.

- Ghi tên bài trên word

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

+ Theo em bài có thể chia mấy đoạn?

- GV thống nhất cách chia đoạn.

- Yêu cầu HS đọc theo đoạn.

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm + Lần 2: Yêu cầu hs giải thích các từ ( công đường, khung cửi, niệm phật.)

- Gọi hs đọc phần chú giải.

- Yêu cầu luyện đọc.

- GV đọc mẫu và nêu giọng đọc.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Tổ chức cho HS đọc thầm toàn bài, trả lời câu hỏi trong SGK.

+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?

+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?

- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.

- HS nhận xét bạn.

- Quan sát, trả lời: Tranh vẽ ở công đường một vị quan đang xử án.

- HS lắng nghe.

- 1hs đọc toàn bài

+ Bài có thể chia làm 3 đoạn:

. Đoạn 1: Từ đầu - bà này lấy trộm.

. Đoạn 2: Tiếp theo - cúi đầu nhận tội.

. Đoạn 3: Phần còn lại.

- 3 Hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

. Công đường: nơi làm việc của quan lại.

. Khung cửi: công cụ để dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ.

. Niệm phật: đọc kinh lầm rầm để khấn Phật.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS đọc.

- Lắng nghe.

- Hoạt động cá nhân tìm hiểu bài. Sau đó HS trả lời:

+ Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.

+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:

. Cho đòi người làm chứng nhưng không có.

. Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi, cũng có đi chợ bán vải.

(7)

+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

+ Kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa?

+ Vì sao quan án lại dùng cách trên?

+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?

+ Nội dung của câu chuyện là gì?

- Ghi nội dung của bài và chia sẻ.

c. Luyện đọc diễn cảm.

- Gọi 4 HS đọc chuyện theo vai. Yêu cầu HS dựa vào nội dung của bài để tìm giọng đọc phù hợp.

- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc. GV đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương từng HS.

C. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Em có nhận xét gì về cách phá án của quan án?

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm đọc các truyện về xử kiện của truyện cổ Việt

. Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.

+ Vì quan hiểu phải tự mình làm ra tấm vải, mang bán tấm vải để lấy tiền mới thấy đau sót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ nen bật khóc khi tấm vải bị xé.

+ Quan án nói sư cụ biện lễ cúng Phật, cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy vừa niệm Phật. Đánh đòn tâm lý “Đức Phật rất thiêng ai gian Phật sẽ làm thóc trong tay người đó nảy mầm” rồi quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì theo quan chỉ kẻ có tật mới giật mình.

+ Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

+ Quan án đã phá được các vụ án nhờ sự thông minh, quyết đoán. Ông nắm được đặc điểm tâm lý của kẻ phạm tội.

+ Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiển của vị quan án.

- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài thành tiếng.

- 4 HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án.

- HS lắng nghe. 1 HS nêu các từ cần nhấn giọng, các HS khác bổ sung ý kiến và thống nhất giọng đọc.

- Luyện đọc

- 3 đến 5 HS thi đọc.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS lần lượt trả lời

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

(8)

Nam. Chuẩn bị tiết sau: Chú đi tuần

***********************************************

Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 25 tháng 04 năm 2020 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 28 tháng 04 năm 2020

TOÁN TIẾT 107:

THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Giúp HS có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương, tự tìm ra cách tính và công thức tính thể tích HHCN, thể tích HLP.

2. Kĩ năng: - Vận dụng được công thức để giải một số bài tập có liên quan.

3. Thái độ: - HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: - Máy tính, UDCNTT 2/ Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

*Ổn định:

-Yêu cầu HS kết nối mạng, phòng học ZOOM ổn định và chuẩn bị đồ dùng.

-GV điểm danh HS I. KT bài cũ: (3’)

- Y/c HS trình bày bài tập 2 VBT.

- Kể tên và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học?

- Nhận xét, kết luận.

II. Bài mới.

1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.

2. Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

(5’)

- GV giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật.

- Nêu ví dụ: SGK (ghi bảng).

- Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng cm3 ta làm thế nào?

- Cho hs quan sát màn chiếu và đồ dùng trực quan.

- GV nêu: Sau khi xếp 10 lớp hình lập

-HS kết nối vào phòng học trực tuyến.

- Chuẩn bị đồ dùng: SGK Toán 2 tập 2, vở ô ly, bút mực.

- 1 HS trình bày, lớp nhận xét . - Vài HS trả lời miệng.

- Lắng nghe

- HS đọc lại VD: Tính thể tích hình hộp chữ nhật, có chiều dài 20 cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.

- Ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp.

(9)

phương 1cm3 thì vừa đầy hộp.

- Vậy mỗi lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3 ?

- 10 lớp thì có bao nhiêu hình ?

- Vậy muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật trên ta làm thế nào? HSNK

- Nếu gọi V là thể tích của hình hộp chữ a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật ta có công thức như thế nào ? 3. Hdẫn học sinh làm bài tập.

Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài. (4’)

- Hướng dẫn hs vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để tính.

- Cho HS làm bài vào vở – gọi 1 HS trình bày bài.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2 : (4’) Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ khối gỗ, tự nhận xét.

- GV nêu câu hỏi HSNK: “Muốn tính được thể tích khối gỗ ta có thể làm như thế nào ?”

- Cho cả lớp làm vào vở – Gọi 1 HS vào Chat trình bày bài.

- GV cùng HS nhận xét sửa bài.

Bài 3: (4’) Gọi hs đọc đề bài.

- Mỗi lớp có: 20 × 16= 320 (hình lập phương 1cm3).

- 10 lớp có: 320 × 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3).

- Vậy thể tích hình hộp chữ nhật trên là:

20 × 16 ×10 = 3200 (cm3)

* Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi x với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

* Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật ta có: V = a × b × c (a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật).

1.

1.- Tính thể tích hình hộp chữ nhật có c/

dài a, chiều rộng b, chiều cao c.

a. a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm

Thể tích hình hộp chữ nhật là:

5 × 4 × 9 = 180 (cm3) b. a = 1,5m; b = 1,1m ; c = 0,5m

Thể tích hình hộp chữ nhật là:

1,5 × 1, 1 × 0,5 = 0,825 (m3) c. a =

5

2dm ; b =

3

1dm; c =

4 3dm Thể tích hình hộp chữ nhật là:

10 1 4 3 3 1 5

2 dm2 - HS nhận xét sửa bài

2.

- Tính thể tích của khối gỗ, có kích thước cho sẵn như sgk.

- Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật, rồi tính thể tích từng hình sau đó cộng thể tích hai hình lại.

Bài giải:

Thể tích hình hộp chữ nhật lớn là:

12 × 8 × 5 = 480 (cm3) Thể tích hình hộp chữ nhật nhỏ là:

(15 - 8) × 6 × 5 = 210 (cm3) Thể tích của khối gỗ là:

480 + 210 = 690 (cm3)

Đáp số: 690 cm3 3.- Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể

(10)

- Nhắc hs vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải toán.

- GV yêu cầu HS quan sát bể nước trước và sau khi bỏ hòn đá vào và nhận xét.

+ Khi thả hòn đá vào bể thì chuyện gì xảy ra? HSNK

+ Vì sao nước lại dâng lên?

- GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận: lượng nước dâng cao hơn (so với khi chưa bỏ hòn đá vào bể) là thể tích của hòn đá.

- Từ đó GV yc HS nêu hướng giải bài toán.

- GV và HS nx sửa bài, đánh giá cho hs.

3. Thể tích hình lập phương.

2. Hình thành công thức tính V hình lập phương. (5’)

- Giáo viên giới thiệu hình lập phương cạnh 1 cm  1 cm3

- Lắp đầy vào hình lập phương lớn.

- Vậy hình lập phương lớn có bao nhiêu hình lập phương nhỏ ?

- Vậy làm thế nào để tính được số hình lập phương đó ?

GV:

* 27 hình lập phương nhỏ (27 cm3) chính là thể tích của hình lập phương lớn.

- Vậy muốn tìm thể tích hình lập phương ta làm ntn?

- Nếu gọi cạnh của hình lập phương là a, V là thể tích thì ta sẽ có công thức tính thể tích hình lập phương thế nào?

nước theo hình vẽ sgk.

- Khi bỏ hòn đá vào nước trong bể đã dâng lên (từ 5cm lên 7cm)

- Cả lớp làm bài vào vở – một HS lên bảng làm bài.

Bài giải:

Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng lên) có đáy là đáy của bể cá và có chiều cao là:

7 – 5 = 2 (cm3) Thể tích của hòn đá là:

10 × 10 × 2 = 200 (cm3)

Đáp số : 200 cm3 - Học sinh thảo luận nhóm. Vừa quan sát, vừa vẽ vào hình từng lớp cho đến đầy hình lập phương.

- Đại diện nhóm trình bày và nêu số hình lập phương nhỏ: 27 hình

- Học sinh quan sát nêu cách tính.

- Lấy 1hàng có 3 hình nhân với 3 hàng thì ra một lớp, lấy một lớp nhân với 3 lớp : 3  3  3 = 27 (hình lập phương).

- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

- Học sinh nêu công thức.

V = a  a  a

(11)

3. Hướng dẫn học sinh vận dụng quy tắc tính để giải một số bài tập có liên quan.

Bài 1: (5’) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- GV theo dõi, uốn nắn học sinh làm bài.

- GV nhận xét, củng cố.

+ Nêu cách tính thể tích của hình lập phương?

Bài 2.(4’) Gọi hs đọc đề bài, tìm hiểu đề. HSNK

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Muốn giải được bài toán này trước tiên ta phải làm gì ?

- Cho hs làm bài vào vở, mời 1 em mở Chat làm bài

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3.(4’) Gọi hs đọc đề bài, tìm hiểu đề.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán hỏi gì ?

- Cho hs làm bài vào vở, gọi 1 trình bày.

1.Viết số đo thích hợp vào ô trống Hình LP (1) (2) (3) (4) Độ dài

cạnh

1,5

m 8dm

5 6

cm 10 dm S1mặt 2,25

m2 64 25

dm2

36 cm2

100 dm2 Stphần 13,5

m2 64

150d m2

216 cm2

600 dm2 Thể tích 3,37

5 m3

64 125d m3

216 cm3

1000 dm3 - HS nêu

2.Tóm tắt:

Một khối kim loại: hình lập phương có cạnh: 0,75m

Mỗi dm3: 15 kg

- Khối kim loại nặng: … kg ? - Đổi 0, 75m = 7,5dm.

Bài giải Thể tích khối kim loại đó là:

7,5 × 7,5 × 7,5= 421,875 (dm3) Khối kim loại đó nặng là:

421,875 × 15= 6 328,125 (kg) Đáp số: 6 328,125 kg 3. Tóm tắt:

Một hình hộp chữ nhật có:

Chiều dài : 8cm; Chiều rộng : 7cm Chiều cao : 9cm

Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của 3 kích thước trên.

a.Thể tích hình hộp chữ nhật:… cm3 ? b.Thể tích hình lập phương: …. cm3 ? Bài giải.

a) T hể tích của hình hộp chữ nhật là:

8 × 7 × 9 = 504(cm3)

b) Độ dài cạnh của hình lập phương là:

(12)

- Nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố - Dặn dò.(2’)

- Muốn tính thể tích hhcn, hlp ta làm tn ?

- Thể tích của 1 hình là tính trên mấy kích thước?

- Về nhà học thuộc quy tắc và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.

(7+ 8 + 9) : 3 = 8 (cm) Thể tích của hình lập phương là:

8 × 8 × 8 = 512(cm3)

Đáp số: a) 504cm3 b) 512cm3 - HS trả lời.

- HS lắng nghe.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh.

2. Kĩ năng:

- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt.

* Giảm tải: không làm bài 2, bài 3.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 3 HS đặt câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

B. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Hôm nay các em cùng tìm hiểu nghĩa của từ "an ninh", làm các bài tập thực hành sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm.

- Ghi tên bài trên word.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.

- Yêu cầu HS tự làm bài: Gợi ý HS dùng bút chì khoanh tròn vào chữ cái đặt trước dòng nêu đúng nghĩa của từ "an ninh".

- Gọi HS phát biểu ý kiến. Yêu cầu HS giải

- 3 HS đặt câu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS nghe xác định nhiệm vụ.

Bài 1:

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Làm bài tập cá nhân.

- 1 HS phát biểu ý kiến.

(13)

thích tại sao lại chọn đáp án đó.

+ Tại sao em không chọn đáp án (a) hoặc (c)?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Giải thích: "An ninh" là từ ghép Hán Việt lặp nghĩa gồm hai tiếng: Tiếng "an" có nghĩa là yên, yên ổn, trái với nguy hiểm; tiếng

"ninh" có nghĩa là yên ổn chính trị và trật tự xã hội. Còn tình trạng yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại được gọi là

"an toàn''. Không có chiến tranh và thiên tai còn có thể được gọi là "thanh bình".

Bài 4:

- Gọi học sinh đọc đề bài.

- Gọi một HS đọc bài tập 4. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- GV nhận xét, loại bỏ những từ ngữ không thích hợp, bổ sung những từ ngữ bị bỏ sót, hoàn chỉnh bảng kết quả:

+ Từ ngữ chỉ việc làm

+ Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức

+ Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Gọi hs nêu một số từ vừa học nói về chủ đề: Trật tự - an ninh.

- Nhận xét tiết học.

Đáp án: (b). Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.

+ Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại là nghĩa của từ

"an toàn".

+ Không có chiến tranh, không có thiên tai là tình trạng "bình yên".

- Lắng nghe.

Bài 4:

- Đọc bản hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên.

- HS đọc bài tập 4. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- Cả lớp đọc thầm lại bản hướng dẫn, làm bài cá nhân.

+ Nhớ số điện thoại của cha mẹ; gọi điện thoại 113, hoặc 114, 115…

không mở cửa cho người lạ, kêu lớn để người xung quanh biết, chạy đến nhà người quen, tránh chỗ tối, vắng, để ý nhìn xung quanh, không mang đồ trang sức đắt tiền không cho người lạ biết em ở nhà một mình ...

+ Đồn công an, nhà hàng, trường học, 113 (CA thường trực chiến đấu), 114 (CA phòng cháy chữa cháy), 115 (đội thưòng trực cấp cứu y tế)

+ Ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè…

- Hs nêu

- Lắng nghe, ghi nhớ

(14)

- Về nhà xem lại nội dung bài, chuẩn bị bài sau.

KHOA HỌC

TIẾT 45: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức: Trình bầy tác dụng của năng lượng điện. Kể tên một số VD chứng tỏ dòng điện mang năng lượng và kẻ tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện, một số nguồn điện.

2. Kĩ năng: HS biết một số phương tiện, máy móc, hoạt động… của con người sử dụng năng lượng của điện.

3. Thái độ: HS biết sử dụng năng lượng điện vào công việc gia đình và biết tiết kiệm năng lượng điện.

* GDTKNL: - Dòng điện mang năng lượng - Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện

* GDBVMT: Giáo dục HS cần có ý thức sử dụng điện tiết kiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Con người sử dụng năng lượng của gió để làm gì?

- Năng lượng nước chảy được con người sử dụng để làm gì?

2. Bài mới.(30') HĐ1. Giới thiệu bài.

HĐ2 . Cá nhân

* Mục tiêu: HS kể được một số VD chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. Một số nguồn điện phổ biến.

* Cách tiến hành.:

Bước 1: Làm việc cả lớp.

- Gv đặt câu hỏi câu hỏi.

+ Kể tên một số đồ dùng sử dụng bằng điện mà em biết?

+ Năng lượng điện mà các đồ dùng điện sử dụng lấy ra từ đâu?

* GV giảng: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.

HĐ3: Quan sát và trả lời câu hỏi

HS qsát các hình trang 92 và 93 SGK và tranh

- Một số HS nêu.

-Nhận xét – bổ sung

- 2 HS trả lời.

+ Quạt điện, máy sấy tóc, bàn là, tủ lạnh,...

+Từ các nhà máy điện, máy phát điện, pin, ắc quy,...

(15)

ảnh sưu tầm được,nói nội dung tranh vẽ gì?:

+ Kể tên của chúng?

+ Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng?

+ Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó?

* GDTKNL: Dòng điện mang năng lượng.

Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện . *GDBVMT: Em hãy tìm thêm các loại nguồn điện khác?

- Giáo dục HS cần có ý thức sử dụng điện tiết kiệm.

3. Củng cố, dặn dò. 3’

- Nhận xét chung tiết học.

- Chuẩn bị bài sau “ Lắp mạch điện đơn giản”

- HS trả lời

VD: Quạt điện sử dụng nguồn điện từ nhà máy, tác dụng của dòng điện là làm chạy máy.

.

***************************************

Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 25 tháng 04 năm 2020 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 29 tháng 04 năm 2020

TOÁN

TIẾT 108: LUYỆN TẬP CHUNG. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng tính nhẩm và giải toán.

- Tính thể tích của HLP, khối tạo thành từ các HLP.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính nhẩm và giải toán về tỉ số phần trăm.

Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: - Máy tính, UDCNTT 2. Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt đông học

-Yêu cầu HS kết nối mạng, phòng học ZOOM ổn định và chuẩn bị đồ dùng.

-GV điểm danh HS A. Kiểm tra bài cũ: (5p)

+ HS1: Muốn tính thể tích HLP, HHCN ta làm thế nào?

+ HS2: Tính thể tích HLP có cạnh dài

-HS kết nối vào phòng học trực tuyến.

- Chuẩn bị đồ dùng: SGK Toán 2 tập 2, vở ô ly, bút mực.

- 2HS nêu

- 1 HS lên bảng tính

(16)

1,5 m.

B. Dạy bài mới:

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.

*HD HS luyện tập:

Bài 1: (123) 7’- Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích HLP.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, GV nhận xét ý kiến của HS.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (123) 7’- Hệ thống và củng cố về quy tắc tính Sxq và V của HHCN.

- GV y/c HS nêu quy tắc tính Sxq, V của hình hộp chữ nhật.

- GV y/cầu HS tự giải bài toán.

- GV y/cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS.

Bài 1: (124) 8’ -Gọi hs đọc đề bài tập.

- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15%

của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung (như trong SGK)

Bài 1. HS đọc đề, tìm hiểu đề.

- Một HLP có cạnh: 2,5cm.

- S một mặt:…cm2 ?

- Stp :…cm2 ? - V:…cm3 ? - HS làm bài vào vở, 1HS trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét, chữa bài:

Bài giải

S một mặt của HLP là:

2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2).

S toàn phần của HLP là:

6,25 x 6 = 37,5 (cm2).

Thể tích của HLP là:

2,5 x 2,5 x 2,5= 15,625(cm3).

Đáp số: 15,625 cm3 Bài 2. Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:

-HS nêu.

HHCN (1) (2) (3)

Chiều

dài 11cm 0,4m

2 1dm Chiều

rộng 10cm 0,25m

3 1dm Chiều

cao 6cm 0,9m

5 2dm S mặt

đáy 110cm2 0,1m2

6 1dm2

S xq 252cm2 1,17m2

30 10dm2 V 660cm3 0,09m3

30 2 dm3 -Hs chữa bài

Bài 1. Bạn Dung tính nhẩm 15% của 120 như sau:

10% của 120 là 12 5% của 120 là 6 Vậy: 15% của 120 là 18.

(17)

- Y/cầu hs nêu cách tính nhẩm.

- GV nhận xét chốt lại.

a) Cho HS nêu y/cầu của bài tập.

- HDHS nêu nhận xét, sau đó tự làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS trình bày bài làm

- Nhận xét,.

b) Gọi hs đọc đề bài.

- Cho HS tự làm vào vở rồi chữa bài.

- Gọi 1 em nêu nhận xét - Gọi 1 em lên bảng làm bài - Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (124) 8’-Gọi hs đọc đề bài.

- Hướng dẫn, gợi ý:

- Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?

- Muốn tính V của HLP ta làm thế nào?

- Cho cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS trình bày bài làm.

- Nhận xét, củng cố.

C. Củng cố - Dặn dò (5p)

- Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?

- Muốn tính Vhlp,hhcn, ta làm thế nào ? - Dặn HS về nhà làm bài và chuẩn bị cho bài sau

- Lấy 120 x 12

100 1200 100

10 , tương tự như thế với số 5%, sau đó lấy:

12 + 6 = 18

a) Hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm để tìm 17,5% của 240 theo cách tính của bạn Dung:

- Nhận xét: 17,5% = 10% + 5% + 2,5%

10% của 240 là 24

5% của 240 là 12 2,5% của 240 là 6.

Vậy : 17,5% của 240 là 42

b) Hãy tính 35% của 520 và nêu cách tính - 1 HS nêu nh.xét: 35% = 30% + 5%

30% của 520 là 156 5% của 520 là 26 Vậy: 35% của 520 là 182

Bài 2. Biết tỉ số V của hai HLP là 2 : 3 (xem hình vẽ) sgk.

a) Vhlp lớn bằng bao nhiêu phần trăm Vhlp bé ?

b) Tính Vhlp lớn.

Bài giải a) Tỉ số Vhlp lớn và Vhlp bé là

2

3. Như vậy tỉ số phần trăm Vhlp lớn và Vhlp bé là: 3 : 2 = 1,5

1,5 = 150%

b) Thể tích của HLP lớn là:

64 x

2

3= 96 (cm3).

Đáp số: a) 150% ; b) 96cm3. -Hs trả lời

Lắng nghe

(18)

TẬP LÀM VĂN

LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố về cách lập chương trình hoạt động.

2. Kĩ năng:

- Biết lập chương trình hoạt động cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự an ninh.

3. Thái độ:

- HS chủ động làm bài, học bài.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- KN xác định giá trị

- KN trình bày những hiểu biết của bản thân - KN tìm kiếm và sử lý thông tin

- KN hợp tác III. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, điện thoại.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

+ Em hãy nêu cấu trúc của một chương trình hoạt động.

- Nhận xét câu trả lời của HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học này các em tiếp tục luyện tập CTHĐ cho một hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.

Chúng ta sẽ xem ai là người giỏi tổ chức các hoạt động tập thể - Ghi tên bài

2. Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động:

a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:

- GV cho HS đọc đề bài và gợi ý SGK.

- GV cho cả lớp đọc thầm lại đề bài và

+ Cấu trúc của chương trình hoạt động gồm 3 phần:

I. Mục đích

II. Phân công chuẩn bị III. Chương trình cụ thể - HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc yêu cầu và gợi ý SGK, cả lớp đọc thầm.

- Cả lớp đọc thầm đề bài, chọn đề.

(Qua trao đổi để chọn được đề tài là HS đã hình thành được cho minh KN

(19)

suy nghĩ lựa chọn trong 5 hoạt động để lập chương trình.

+ GV lưu ý HS:

- Đây là những hoạt động do BCH liên đội của trường tổ chức. Khi lập 1 chương trình hoạt động em cần tưởng tượng mình là 1 chi đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội .

+ Khi chọn hoạt động để lập chương trình, nên chọn hoạt động em đã biết, đã tham gia.

- Cho HS nêu hoạt động mình chọn . - GV mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của 1 chương trình hoạt động .

b) HS lập chương trình hoạt động:

- GV cho HS làm bài vào vở.

- Cho HS trình bày kết quả .

- GV nhận xét.

- GV nhận xét

- Cho HS tự sửa chữa lại CTHĐ của mình - Mời 1HS đọc lại CTHĐ sau khi sửa chữa

* QTE: chúng ta có bổn phận vào công tác giữ gìn trật tự an ninh, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

- Nhận xét tiết học, khen những HS lập CTHĐ tốt.

- Về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình viết vào vở.

Đảm nhận trách nhiệm) - HS lắng nghe.

- HS nêu. (KN Thể hiện sự tự tin) - HS theo dõi bảng phụ.

- HS làm việc cá nhân.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi bảng phụ.

- HS lần lượt đọc bài làm của mình.

(KN Thể hiện sự tự tin) - HS tự sửa chữa bài của mình.

- 01 HS đọc lại.

- Hs nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

LỊCH SỬ

(20)

TIẾT 24. ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN I/ Mục tiêu:

Học xong bài này, HS biết:

Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,…cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.

*GDBVMT: Vai trò của GTVT đối với đời sống con người.

II/ Đồ dùng dạy học:

-Gv chuẩn bị giáo án điện tử bản đồ Hành chính Việt Nam

-Sưu tầm tranh, ảnh tư liệu về bộ đội Trường Sơn, đồng bào TN tham gia vận chuyển ,.

III/ Các hoạt động dạy học:

1-Kiểm tra bài cũ: (5)

- Phong trào đồng khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?

=> GV nhận xét.

2-Bài mới: (25p)

2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )

-GV giới thiệu nhiệm vụ của 2 miền Nam Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

-Nêu nhiệm vụ học tập.

2.2-Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)

-Cho HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn.

-GV giới thiệu Vị trí đường Trường Sơn trên bản đồ

+Mục đích mở đường Trường Sơn là gì?

2.3-Hoạt động 3

-GV đưa các slide hình ảnh về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.

-Yêu cầu hs 2.4-Hoạt động 4

-GV cho HSđọc thông tin câu hỏi:

+Nêu ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?

+So sánh hai bức ảnh trong SGK, nhận xét về đườngTrường Sơn qua hai thời kì lịch sử.

-GV nhận xét,

- GV chốt lại: Ngày nay đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh thì là một công dân của nước VN, chúng ta cần làm gì để con đường này phục vụ một cách

- 3HS trình bày

=> HS nhận xét,

*Mục đích:

Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước - HS cá nhân

*Ý nghĩa:

Đường Trường Sơn đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

(21)

tốt nhất cho cuộc sống của con người?

3-Củng cố, dặn dò:(5)

- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ

- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.

ĐỊA LÍ

Tiết 22+ 23: CHÂU ÂU& MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:

+ Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Liên bang Nga và Pháp.

+ Liên bang Nga nằm ở cả châu Á và châu âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đông

+ Nước Pháp nằm ở Tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch

- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).

2/ Kĩ năng: - Sử dụng slide tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân ở châu Âu.

3/ Thái độ: HS yêu thích môn học, ham tìm hiểu về địa lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1/Giáo viên: - các slide lược đồ các châu lục và đại dương (trang 102, SGK) - Lược đồ tự nhiên châu

2/ Học sinh: - SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ

- Mời HS chỉ nêu vị trí 3 nước láng giềng của VN.

- Nêu đặc điểm kinh tế của Lào và của Cam pu chia.

- GV nhận xét.

B Bài mới

1. Giới thiệu bài Trực tiếp.

2. Nội dung

a. Hoạt động 1: Vị trí địa lý, giới hạn.

- Cho HS làm việc cá nhân.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và bảng số liệu về diện tích của các châu lục ở bài 17, trả lời câu hỏi gợi ý trong bài để nhận biết vị trí địa lý, giới hạn của châu Âu.

- HS chỉ bản đồ.

- Là những nước nông nghiệp, sản xuất quế, cánh kiến, sa nhân; lúa gạo, cao su, hồ tiêu.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- Châu Âu nằn ở phía Tây châu Á, giáp Bắc Bắc Dương, Đại Tây

(22)

- Châu Âu tiếp giáp với những châu lục nào? Giáp biển và đại dương nào?

- Sau đó GV cho HS so sánh diện tích của châu Âu với châu Á.

- GV bổ sung ý kiến: Châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành đại lục Á - Âu, Chiếm gần hết phần đông của bán cầu Bắc.

- Kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và Đại Dương.

Hoạt động 2: Liên bang Nga - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

? Em hãy xem lược đồ kinh tế một số nước Châu Âu ( trang 106, SGK) và Lược đồ một số nước Châu Âu, đọc SGK để điền các thông tin thích hợp vào bảng thống kê?

Liên bang Nga Các yếu tố

Đặc điểm - sản phẩm chính của các ngành sản xuất.

Vị trí địa lí:

Diện tích:

Dân số:

Khí hậu:

-Tài nguyên khoáng sản:

-Sản phẩm công nghiệp:

-Sản phẩm nông nghiệp

? Em có biết vì sao khí hậu Liên bang Nga, nhất là phần lãnh thổ thuộc Châu á rất lạnh, khắc nghiệt không?

Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải - Diện tích châu Âu đứng thứ năm trong số các châu lục, gần bằng ¼ dt châu Á.

- HS lắng nghe

- HS nêu được: dân số ở châu Âu đứng thứ 4 trong số các châu lục trên thế giới và gần bằng

5

1 dân số châu Á; dân cư châu Âu thuộc chủng tộc da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu.

- Trong sx nông nghiệp người dân châu Âu làm việc với máy móc hiện đại. Sản xuất các hoá chất, ô tô, được phẩm, mĩ phẩm.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi Hoạt động cá nhân

- HS làm việc cá nhân, tự kẻ bảng vào vở và hoàn thành bảng. 1 HS lên bảng làm bài vào bảng GV đã kẽ sẵn.

Liên bang Nga Các yếu tố

Đặc điểm - sản phẩm chính của các ngành sản xuất.

Vị trí địa lí: Nằm ở Đông Âu và Bắc á

- Diện tích: 17 triệu km2 , lớn nhất thế giới.

- Dân số:144,1 triệu người

- Khí hậu: Ôn đới lục địa ( chủ yếu phần Châu Á thuộc Liên bang Nga) -Tài nguyên khoáng sản: Rừng Tai- ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.

- Sản phẩm công nghiệp: Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông - Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm

- Khí hậu khô và lạnh nên rừng tai-ga phát triển. Hầu hết lãnh thổ nước Nga ở Châu á đều có rừng tai-ga bao phủ.

(23)

- GV kết luận: Liên bang Nga nằm ở Đông Âu, Bắc Á, là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Có khí hậu khắc

nghiệt, có nhiều tài nguyên và khoáng sản… nhiều ngành kinh tế phát triển.

* GDTKNL: - Liên bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá.

* BVMT:Liên bang Nga là nước phát triển về ngành công nghiệp. Vậy có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường trong khu vực và các nước láng giềng xung quanh?

Hoạt động 2: Pháp - Gv đưa ra câu hỏi?

1. Xác định địa lí và thủ đô của nước Pháp.

3. Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp của Pháp.

GV kết luận: Pháp là nước phát triển trên thế giới với ngành công nghiệp và du lịch. Vì vậy cần chú ý tới việc bảo vệ môi trường hơn nữa...

b. Hoạt động 3: Đặc điểm tự nhiên - Cho HS cá nhân

.YC HS quan sát hình 1 SGK, đọc cho nhau nghe, tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi ở phía Bắc, Nam, Đông đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu.

- GV kết luận: Châu Âu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.

C. Củng cố, dặn dò

- Hs khói bụi của các nhà máy, xí nghiệp sé làm cho môi trường không khí và môi trường nước bị ô nhiễm...

-

a. Nằm ở Đông âu, thủ đô là Pa-ri b. Nằm ở Trung âu, thủ đô là Pa-ri.

c. Nằm ở Tây âu, thủ đô là Pa-ri.

Nằm ở Tây âu

Giáp với Đại tây Dương, biển ấm không đóng băng

Khí hậu ôn hoà Cây cối xanh tốt

Nông nghiệp phát triển

3. Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, quân áo, mĩ phẩm, thực phẩm.

-

_ hs lắng nghe

_hs quan sát

_ Hs quan sát vào lược đồ nêu các dãy núi và đồng bằng ở Châu Âu.

(24)

- Mời HS đọc mục bài học, trả lời các câu hỏi ở cuối bài.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà.

------ Ngày soạn: Thứ ba, ngày 28 tháng 04 năm 2020

Ngày giảng: Thứ baỷ, ngày 02 tháng 05 năm 2020 TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Củng cố lại cách tính diện tích và thể tích của HHCN và HLP.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích của HHCN và HLP.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Máy tính, UDCNTT 2. Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I.Ổn định tổ chức

-Yêu cầu HS kết nối mạng, phòng học ZOOM ổn định và chuẩn bị đồ dùng.

-GV điểm danh HS

A. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- Gọi HS nêu cách tính S, V của HHCN và HLP.

A. Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài - Ghi đầu bài. (1p)

*HD làm bài luyện tập:

Bài 1: (15p) Gọi HS nêu y/cầu bài.

- Gợi ý, hỏi:

- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?

- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS trình bày bài trên Chat

-HS kết nối vào phòng học trực tuyến.

- Chuẩn bị đồ dùng: SGK Toán 2 tập 2, vở ô ly, bút mực.

Bài 1. HS nêu y/c bài và q.sát hình vẽ sgk.

-Hs trả lời

- Một HS trình bày bài, cả lớp làm vào vở.

Bài giải

1m = 10dm; 50cm = 5 dm; 60cm = 6dm.

a) S xung quanh của bể kính là:

(10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2) Diện tích đáy của bể kính là:

10 x 5 = 50(dm2)

Diện tích kính dùng làm bể cá là:

180 + 50= 230 (dm2)

(25)

- Nhận xét chốt lại kết quả đúng . Bài 2: (15p) Gọi HS nêu y/cầu bài.

- Gợi ý, hỏi:

+ Muốn tính S, V của HLP ta làm thế nào ?

- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS trình bày bài trên Chat

- Nh.xét chốt lại kết quả đúng C. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Muốn tính S, V của HHCN và HLP ta làm thế nào?

- Về nhà làm trong VBT toán.

- Chuẩn bị bài sau.

b) Thể tích trong lòng bể kính là:

10 x 5 x 6 = 300 (dm3)

c) Thể tích nước có trong bể kính là:

300 : 4 x 3 = 225 (dm3)

Đáp số: a) 230dm2; b) 300dm3 ; c) 225dm3 Bài 2: HS nêu y/cầu bài.

- Một HS trình bày bài, cả lớp làm vào vở.Nhận xét

Bài giải

a) Diện tích xung quanh của HLP là:

1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)

b) Diện tích toàn phần của HLP là:

1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2) c) Thể tích của HLP là:

1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375(m3) Đáp số: a) 9m2 ; b) 13,5m2; c) 3,375m3

2 Hs nêu

-Lắng nghe.

TẬP ĐỌC

TIẾT 46: CHÚ ĐI TUẦN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung chính của bài: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng gian khổ, khó khăn để bảo v65 cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm yêu thuơng của các chú công an với các cháu học sinh miền Nam.

3. Thái độ:

- HS yêu quý các chú công an

* QPAN: Giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam

* QTE: quyền được an ninh trật tự, bảo vệ khỏi xung đột vũ trang

(26)

*GT: không học thuộc lòng II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, điện thoại thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Phân xử tài tình và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Bài thơ Chú đi tuần mà các em học hôm nay nói lên tình cảm của các chiến sĩ với học sinh miền Nam đang học ở trường nội trú miền Bắc. Các em cùng đọc và tìm hiểu bài thơ để biết được điều đó.

- Ghi tên bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

- GV thống nhất cách chia đoạn.

- Yêu cầu HS đọc theo đoạn.

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.

- Yêu cầu luyện đọc.

- GV đọc toàn bài.

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- Quan sát và trả lời: Tranh vẽ các chiến sĩ đang đi tuần trong đêm, qua trường học sinh miền Nam.

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- Ghi tên bài.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

- HS đọc bài theo thứ tự:

+ HS 1: Chú đi… lá bay xuống đường + HS 2: Chú đi qua … ngủ nhé!

+ HS 3: Trong đêm khuya.. cháu nằm + HS 4: Mai các cháu… cho say.

- Hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi

(27)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Tổ chức cho HS đọc thầm toàn bài, trao đổi, trả lời các câu hỏi trong SGK theo nhóm.

+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?

+ Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết nào?

+ Bài thơ muốn nói lên điều gì?

- GV chia sẻ nội dung chính lên bảng.

* QPAN: Giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam c. Đọc diễn cảm

- Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.

Yêu cầu HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp, các từ ngữ cần nhấn giọng.

- Treo chia sẻ khổ thơ 1 - 2, hướng dẫn đọc mẫu.

- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ trên.

phát âm.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc

- HS trả lời các câu hỏi của SGK.

+ Người chiến sĩ đi tuần trong đêm tối, mùa đông, gió lạnh khi mà tất cả mọi người đã yên giấc ngủ.

+ Những từ ngữ, chi tiết thể hiện tình cảm:

cách xưng hô thân mật: chú, cháu, các cháu ơi; dùng các từ: yêu mến, lưu luyến.

Các chi tiết: hỏi thăm giấc ngủ có ngon không; dặn các cháu cứ yên tâm ngủ nhé;

các chú tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

+ Những từ ngữ, chi tiết thể hiện mong ước: các chú hỏi han, mong các cháu luôn tiến bộ, cuộc đời đẹp tươi.

+ Bài thơ nói lên tình cảm yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu của các chiến sĩ.

- 2 HS nhắc lại nội dung chính.

- Hs lắng nghe.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc một khổ thơ. Cả lớp theo dõi, sau đó nêu giọng đọc và các từ ngữ cần nhấn giọng - 1 HS đọc.

- 3 đến 5 HS tham gia thi đọc.

(28)

- Nhận xét, tuyên dương từng HS.

- Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng khổ thơ mà mình thích.

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo hình thức nối tiếp.

- Nhận xét chung.

- Tổ chức thi đọc thuộc lòng cả bài.

- Nhận xét, tuyên dương từng HS.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Nêu nội dung ý nghĩa của bài.

|* QTE: Gv cung cấp thông tin cho hs biết là trẻ em có quyền được an ninh trật tự, bảo vệ khỏi xung đột vũ trang - Liên hệ gd: Lòng biết ơn các chú chiến sĩ công an tuần tra đêm đêm vì giấc ngủ và cuộc sống bình yên của mọi người.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau:

Luật tục xưa của người Ê- đê.

- HS lắng nghe.

- HS nhẩm cá nhân.

- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Mỗi HS đọc một khổ thơ.

- 3 đến 5 HS tham gia thi đọc

- 2 HS đọc thuộc toàn bài. HS theo dõi, bình chọn bạn đọc hay.

- Hs nêu

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 46: TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo 3 đề bài đã cho.

2. Kĩ năng:

- Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mìnhvà của bạn khi được GV chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi GV yêu cầu; tự viết lại 1 đoạn (hoặc cảbài) cho hay hơn.

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ làm việc nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, điện thoại thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV cho HS trình bày chương trình hoạt động đã viết tiết TLV trước.

- Nhận xét.

- Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

(29)

B. Dạy - học bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học hôm nay, thầy sẽ trả bài viết về văn kể chuyện mà các em vừa kiểm tra tuần trước. Để nhận thấy mặt ưu, khuyết của bài làm của mình, thầy đề nghị các em nghiêm túc chú ý lắng nghe và có hình thức sửa chữa lỗi cho đúng.

- Ghi tên bài

2. Nhận xét chung bài làm của HS.

- Gọi HS đọc lại đề bài.

- Nhận x

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tên một loại nhạc cụ độc đáo ở Tây Nguyên Nơi nuôi nhiều voi ở tỉnh Đắk Lắk Tên một loại cây công nghiệp trồng ở Tây Nguyên Điều kiện thuận lợi để

- Kể tên một số nghề thủ công và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN

2.Kĩ năng: Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân Châu Á.. 3.Thái độ : Yêu

Kĩ năng: Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á3. Thái độ: HS có ý thức

Kĩ năng: Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á3. Thái độ: HS có ý thức

Chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, …....

Ngheà thuû coâng cuûa ngöôøi daân ñoàng baèng Baéc Bộ có tới hàng trăm nghề khác nhau, nhiều nghề đạt.. trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng

Bài 3 trang 27 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Nêu một số biện pháp mà Nhà nước đã thực hiện trong thời gian vừa qua về phân bố lại dân cư trong