• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27

NS: 01 / 4 / 2022

NG: 04 / 4 / 2022 Thứ 2 ngày 04 tháng 4 năm 2022

TẬP ĐỌC

TIẾT 66 : CON CHIM CHIỀN CHIỆN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được các từ trong bài: Cao hoài, cao vợi, thì, lúa tròn bụng sữa. - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh cuộc sống ấm no hạnh phúc gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống.

- HS biết đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, tràn đầy tình yêu cuộc sống.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+Yêu mến, tự hào trước cảnh đẹp đất nước.

CV 3969: HS tự học thuộc lòng ở nhà

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Gọi 2 HS đọc bài "Vương quốc vắng nụ cười".

- HS tham gia chơi - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2, 3 SGK - H trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài

GV treo tranh minh họa và hỏi: Em có cảm nhận gì khi nhìn khung cảnh trong tranh?

-Phong cảnh thật yên bình, con chim nhỏ bay giữa bầu trời cao trong, cánh đồng lúa xanh tốt.

-Nhìn vào bức tranh ta thấy hình ảnh một chú chim chiền chiện tự do bay nhảy, hát ca giữa bầu trời cao rộng…ta sẽ thấy hình ảnh cuộc sống vui tươi , ấm no, hạnh phúc.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:, a, Luyện đọc (10’)

- Gọi HS đọc cả bài

- GV chia đoạn - 6 đoạn - 6 khổ thơ

- Gọi HS tiếp nối đọc lần 1: Chú ý sửa phát âm cho HS

- Ngắt nhịp thơ :

- Từ khó : long lanh sương khói, chan chứa.

"Con chim chiền chiện/

Bay vút, vút cao.

….

+ Lần 2: Kết hợp cho HS giải nghĩa các từ - Phần chú giải SGK

(2)

khó trong bài.

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3 - GV nhận xét

- HS khác nhận xét.

- Cho HS đọc theo cặp

- GV đọc mẫu – giọng hồn nhiên, vui tươi.

- Lắng nghe.

b, Tìm hiểu bài (12’)

- Gọi HS đọc thầm khổ 1 - khổ 2 và TLCH.

+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?

- Bay trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng.

- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và cho biết:

+ Những chi tiết, hình ảnh nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?

- Lúc bay, lúc sà; bay cao vút, cánh đập trời xanh, chỉ còn tiếng hót làm xanh da trời lòng chim vui nhiều, hót không biết mỏi.

- GV: Trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, quang đãng, con chim chiền chiên bay và hót thảnh thơi.

- Lắng nghe.

+ Nội dung của cảnh thiên nhiên và chim bay lượn như thế nào?

1. Hình ảnh chim tự do bay lượn.

- Cho HS theo nhóm đọc bài và TLCH:

+ Tìm những hình ảnh về tiếng hót của chim chiền chiện?

- Khúc hát ngọt ngào, tiếng chim hót long lanh tiếng ngọc trong veo..

+ Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho ta cmả giác như thế nào?

- Cuộc sống rất bình yên, thoải mái, ấm áp ạnh phúc, lòng yêu đời

- GV: Tiếng chim hót như ngợi ca cuộc sống, vẽ lên một bức tranh thanh bình ở mọi miền quê hương.

- Lắng nghe.

+ Nội dung đoạn này nói lên điều gì ? 2. Tiếng chim hót về cuộc sống tự do, hạnh phúc, ấm no.

+ Nội dung bài thơ ca ngợi điều gì * Ý chính : Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh cuộc sống ấm no hạnh phúc gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’) - Gọi 6 HS tiếp nối đọc 6 khổ thơ.

+ Nêu giọng đọc của bài thơ? - Vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng ở những từ gợi tả tiếng chim.

- Yêu cầu HS luyện đọc thể hiện khổ 2, khổ 3 (bảng phụ).

- HS luyện đọc trong nhóm .

(3)

- Gọi HS thi đọc diễn cảm khổ 2; khổ 3 - GV đánh giá, nhận xét.

-Nhắc HS tự học thuộc lòng ở nhà

- 2, 4 HS thi đọc diễn cảm - HS khác nhận xét.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu ý chính toàn bài? - Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc

* Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học.

- Về học bài. Chuẩn bị cho bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN

Tiết 65: MIÊU TẢ CON VẬT (VIẾT)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-HS thực hành viết bài văn miêu tả con vật - Rèn kỹ năng trình bày bố cục bài văn cho HS.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo

+Yêu thích môn học. Yêu mến, biết chăm sóc bảo vệ con vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’)

+ Cho HS thi nêu cấu tạo một bài văn miêu tả con vật?

- Bài văn miêu tả con vật gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu con vật định tả + Thân bài: Tả ngoại hình và tả thói quen, sinh hoạt….

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ - Thi đọc dàn ý bài tập 2.

-GV NX, đánh giá, dẫn vào bài tiết học Tiết học hôm nay các con sẽ viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

- GV treo bảng phụ ghi đề bài. - HS đọc đề và lựa chọn.

1. Tả một con vật nuôi trong nhà.

2. Tả một con vật nuôi ở vườn thú 3. Tả một con vật em chợt gặp trên đường.

4. Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên hoạ báo hay trên truyền hình, phim ảnh.

(4)

+ Em chọn đề bài nào? Tại sao? - HS trả lời theo ý thích - Yêu cầu HS phải lập dàn bài ra vở

nháp, từ đó phát triển thành bài văn.

- Yêu cầu HS phải lập dàn bài ra vở nháp, từ đó phát triển thành bài văn.

- Thu bài viết của HS.

- GV chấm 3 bài tại lớp và nhận xét kết quả.

+ Nội dung bài: Từng phần.

+ Bố cục của bài.

+ Cách sử dụng câu, từ…

- Đọc cho HS nghe một số đoạn, bài viết trong sách luyện TLV 4.

+ Em thích bài viết nào? Tại sao? - HS tự trả lời 4- HĐ Vận dụng. (5’)

-HS nêu lại cấu tạo bài văn miêu tả con vật

-HS nêu - GV nhận xét ý thức làm bài của HS

* Củng cố - Dặn dò

- Nhận xét chung giờ học.

- Yêu cầu HS chuẩn bị cho giờ học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số - Phát triển tư duy, tính cẩn thận, khoa học, sáng tạo.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, Nl tư duy-logic + Yêu thích bộ môn

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

-GV: Bảng phụ

- HS: Sgk, vở ô ly, nháp, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi: Gọi đò

- Cho HS chơi trò chơi theo phiếu. Tính:

) 21

8 7 3

4 2 7 4 3

2

x x x

7

4 42 24 2 3 21

8 3 :2 21

8 x

3

2 84 56 4 7 21

8 7 :4 21

8 x

21

8 3 7

2 4 3 2 7

4

x x x

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số

(5)

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

Mục Bài 1: 168 (7') 1. Tính.

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - 2 HS + Nêu cách nhân (chia) phân số? - 2 HS nêu.

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.

- Mời 3 HS lên bảng thực hiện bài

tập. a.

31 8 7 4 3

2 ;

7 4 2 3 21

8 3 :2 21

8 ;

3 2 4 7 21

8 7 :4 21

8

b. 11

6 11

2 2 3

11

3 ; 2

3 11 11

6 11 : 3 11

6

c. 7

8 7

42 ; 4

2 7 7 8 7 : 2 7

8

- GV nhận xét kết quả.

+ Để thực hiện phép nhân phân số, ta làm như thế nào?

- Lấy tử nhân tứ, mẫu nhân mẫu.

+ Để thực hiện phép chia phân số, ta làm như thế nào?

- Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

+ Bài tập ôn luyện kiến thức nào đã học?

- Cách nhân, chia phân số.

Bài 2: (7') 2. Tìm x:

- Gọi HS đọc đề bài và nhận xét:

+ x là thành phần nào của biểu thức? Cách tìm thành phần x ?

- 3 HS nêu - Yêu cầu HS làm bài tập - 3 HS lên bảng - Chữa bài, yêu cầu HS giải thích

cách tìm x a.

3 2 7

2x b.

3 : 1 5 2 x

x = 32:72 x =

3 :1 5

2 x =

3

7 x =

5 6

c. 22

11 : 7 x

x =

11 22 7

x = 14 + Kiến thức nào được ôn trong bài? - Ôn về nhân, chia phân số

Bài 3: (7') 3. Tính:

- Gọi HS đọc đề bài và nhận xét:

+ Để có kết quả gọn, nhanh, ta cần chú ý điều gì?

- Quan sát kĩ các phân số.

+ Tử số và mẫu có đặc điểm gì ta mới rút gọn được?

- Giống nhau - Yêu cầu HS làm bài

- Nhận xét, chữa bài

- 4 HS làm bảng nhóm a. 1

3 7 7

3 ; (rút gọn 7 cho 7, 3 cho 3)

(6)

b. 1

3 7 7 3 7 :3 7

3 (SBC = SC)

c. 11

1 11 2 3 3

3 3 1 2 11 6 3

9 1 2 11

9 6 1 3

2

d. 5

1 5 4 3 2

4 3

2

+ Bài tập ôn những kiến thức nào? - Cách rút gọn phân số.

Bài 4: (9') 4. Bài toán

- Gọi HS đọc bài toán và tóm tắt. - 2 HS + Bài toán cho biết, hỏi gì?

+ Cách tìm chu vi hình vuông. Diện tích hình vuông?

- HS nêu cách tính chu vi và diện tích hình vuông

+ Muốn tìm chiều rộng hình chữ nhật, biết số đo chiều dài, diện tích, ta làm như thế nào?

- 1 HS nêu

- Cho HS làm bài. - 3 HS lên bảng chữa bài Bài giải a. Chu vi tờ giấy hình vuông:

5 4 8 5

2 (m)

Diện tích tờ giấy hình vuông là:

25 4 5 2 5

2 (m2 ) b. Diện tích mỗi ô vuông là:

625 4 25

2 25

2 (m2 )

Bạn An cắt được số ô vuông là:

625 25 : 4 25

4 (ô vuông)

c. Chiều rộng tờ giấy hình chữ nhật là:

) m 5( 1 5 :4 25

4

Đsố:a.Chu vi:

5

8(m); Dtích:

25 4 (m2) b. 25 ô vuông; c.

5m

1

- GV nhận xét kết quả:

+ Tại sao muốn tìm số ô vuông lại lấy S : ?

25 2

- Dựa vào dạng phân số của 1 số.

+ Bài tập ôn kiến thức nào? - Tính diện tích hình vuông - Chu vi hình vuông ...

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu cách nhân ,chia phân số ? - Nhân: Lấy tử nhân tứ, mẫu nhân mẫu.

- Chia: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân

(7)

số thứ hai đảo ngược.

- Nhận xét chung.

* Củng cố - Dặn dò

- VN: Làm bài trong VBT và chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

Tiết 56: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về nước, âm thanh, ánh sáng, không khí.

- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh theo yêu cầu.

- Thực hành kiểm tra sự thay đổi của bóng tối

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo - HS học tập nghiêm túc, tích cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ, tranh ảnh sưu tầm về chương "Vật chất và năng lượng"

- HS: Vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

+Nêu tính chất của nước ở 3 thể rắn, lỏng, khí?

+ Nhìn sơ đồ BT 2 và nêu lại quá trình chuyển thể của nước trong tự nhiên?

+ Nêu nguyên nhân tiếng gõ nghe được khi ta gõ tay dưới mặt bàn?

3 HS trả lời câu hỏi

GV Giới thiệu bài 2. HĐ thực hành.

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trong SGK/111 (15’)

- Học sinh đọc từng câu hỏi, thảo luận nhóm và trả lời

Câu 4: Nêu VD về một vật tự phát sáng, đồng thời là nguồn nhiệt? (VD)

- Mặt trời; bếp lửa Câu 5: Giải thích tại sao bạn trong H2

lại nhìn thấy cuốn sách? (Liên hệ )

- Do có ánh sáng làm rõ hình dáng của cuốn sách

- đèn điện giúp bạn đó đọc bài:

Câu 6: Lâm TN rót nước vào hai cốc ; 1 cốc quấn khăn bông. Sau một thời gian cốc nước, nào còn lạnh hơn? (Liên hệ)

- Cốc quấn bông là vật cách nhiệt sẽ làm yếu quá trình truyền nhịêt từ trong cốc ra ngoài môi trường nên cốc đó sẽ lạnh lâu hơn.

- Học sinh khác nêu ý kiến và nhận xét

câu trả lời của bạn.

Hoạt động 2: Triển lãm (15’) - Các nhóm tổ chức trưng bày tranh ảnh, về việc sử dụng nước âm thanh,

(8)

ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho KH, đẹp mắt - GV đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm

cho BGK

+ ND đầy đủ phong phú phản ánh các ND đã học

+ Trình bày đẹp, khoa học + Thuyết minh rõ đủ ý gọn + Trả lời được các câu hỏi đặt ra - BGH đánh giá, nhận xét kết quả - GV đưa ra ý kiến nhận xét

- Tuyên dương nhóm có sản phẩm đẹp sáng tạo KH thuyết minh hay

3. HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu ví dụ vật là nguồn sáng đồng thời là nguồn nhiệt.

* Củng cố - Dặn dò

- Dặn dò cho giờ học sau:Tiết 57 - GV nhận xét giờ học.

- Các thành viên trong nhóm tập thuyết minh, giải thích về tranh ảnh của nhóm - Cả lớp quan sát, tham quan các nhóm đã triển lãm và nghe thuyết minh

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

NS: 01 / 4 / 2022

NG: 05 / 4 / 2022 Thứ 3 ngày 05 tháng 4 năm 2022

TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS ôn tập về: Phối hợp bốn phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có lời văn.

- Rèn kĩ năng làm BT liên quan đến tính chất kết hợp, giao hoán của các phép tính liên quan tới phân số.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic + Giáo dục HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

-GV: Bảng phụ

- HS: Sgk, vở ô ly, nháp, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’) * Trò chơi "Bắn tên"

+ Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào?

+ Nêu cách chia hai phân số?

+ Ta lấy tử nhân tử, mẫu nhân mẫu + Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ 2 đảo ngược.

(9)

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Giới thiệu: Bài học hôm nay giúp các em ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

Bài 1 : (9’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - 2 HS

+ Bài tập yêu cầu gì ? - Tính bằng 2 cách.

- Cả lớp làm bài.

- 2 nhóm làm vào phiếu

2 11 11 : 2 15

7 15

8 11 : 2 15

7 11 : 2 15 .8

7 5 5 :2 7 4 5 :2 7 6 5 :2 7 4 7 . 6

3 1 9 2 9 7 5 3 9 2 5 3 9 7 5 .3

7 3 7 3 11

5 7 3 11

6 7 3 11

5 11 . 6

 

 

d c b a

Cách 2:

7 3 7 1 3 7 3 11

5 11

. 6

a

3 1 45 15 45

6 45 21 9 2 5 3 9 7 5

.3

b

7 5 2 5 7 2 5 :2 7 2 5 :2 7 4 7

. 6

  c

8 2 7 2 8 7 2

. : : :

15 11 15 11 15 15 11 d

1: 2 11

11 2

- Cho HS dán kết quả.

- GV chốt kết quả đúng

+ Bài 1 sử dụng tính chất nào? Phát triển cách tính đó?

- Tính chất chia 1 tổng (hiệu) cho 1 số,

nhân 1 tổng (hiệu) cho 1 số…..

Bài 2:(169) (8’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - 2 HS

- Bài tập yêu cầu gì ? - Tính.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV phát phiếu cho 2 nhóm thực hiện.

- Cả lớp làm bài.

- Cho HS dán kết quả. - HS khác nhận xét, góp ý.

3 1 3 4 6 5 4 3 5 2 4 :3 6 5 4 3 5 2

1 2 5 5 4 4 3 3 2 5 :1 5 4 4 3 3 2

Bài 3:(169) (7’)

- Gọi HS đọc bài toán và tóm tắt. - 2 HS

+ Bài toán hỏi gì? Đã cho biết những gì? - May được bao nhiêu túi vải - Tấm vải dài 20m ...

+ Số vải đã may tìm như thế nào? Tại sao? - Dựa vào dạng toán tìm phân số của 1 số

- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm

(10)

- GV chốt kết quả đúng Bài giải

Số vải may quần áo là:

) ( 5 16 204 m

Số vải còn lại là: 20 - 16 = 4 (m) 4 mét vải may được số túi là:

4 : 6

3

2 (cái túi) Đáp số: 6 cái túi + Bài toán ôn tập dạng toán nào? - Dạng bài tìm phân số của 1 số Bài 4:(169) (6’)

- Gọi HS đọc đề và quan sát bảng phụ.

+ Bài yêu cầu gì ? - Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (3').

- Gọi HS lần lượt nêu ý kiến.

- GV nhận xét.

Cho:

:5 5 4 =

5 1

+ Chọn số nào? Tại sao?. d. 20

+ Cách chia 2 phân số? - Ta lấy PS thứ nhất nhân với PS thứ 2 đảo ngược

2- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Bài toán ôn những kiến thức nào? - Tìm phân số của 1 số

- Nhân 1 phân số với 1 tổng, 1 phân số với 1 hiệu.

* Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học.

- Giao bài về nhà VBT: 1, 2, 3 (97)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 61: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu tác dụng, ý nghĩa của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.

- Xác định được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. Thêm đúng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu cho phù hợp với nội dung.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

+Giáo dục HS có ý thức nói viết câu có đầy đủ bộ phận.

CV 3969:Giảm tải mục I, II, phần luyện tập chỉ yêu cầu tìm hoặc thêm trạng ngữ (Không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì.)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1- HĐ Mở đầu: (5’)

(11)

* Trò chơi "Gọi đò"

- Đặt hai câu trong đó có sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm: lạc quan- yêu đời.

-GV NX, đánh giá, dẫn vào bài tiết học

- HS tham gia chơi

VD:Bác Hồ sống lạc quan , yêu đời.

Nhận xét - GV: Tiết học hôm nay các em sẽ tìm

hiểu kĩ hơn về trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. Biết được ý nghĩa của nó và cách thêm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.

(Không dạy phần nhận xét và ghi nhớ) 2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài 1: (10')

- Gọi HS đọc yêu cầu

1. Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong những câu đã cho.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp

( Dùng bút chì gạch chân dưới trạng ngữ chỉ mục đích)

- GV đánh giá, kết luận lời giải đúng.

- HS phát biểu ý kiến, HS khác nhận xét.

a. Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều cán bộ ...

b. Vì tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!

c. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường ...

Bài 2: (11')

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

2. Tìm TN thích hợp chỉ mục đích để điền vào chỗ chống.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài – Nêu kết quả - Gọi HS nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, kết luận đúng.

Đáp án:

a. Để dẫn nước tưới cho vùng đất cao / Để dẫn nước vào ruộng,... xã em...

b. Để trở thành những người có ích cho xã hội / Để trở thành con ngoan trò giỏi / Vì danh dự của lớp/ ... chúng em quyết tâm học tập...

c. Để thân thể mạnh khỏe/ Để có sức khỏe dẻo dai/ ... em phải ...

Bài 3: (9')Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

GV gợi ý : Đọc kĩ đoạn văn, đặc biệt là câu mở đoạn, thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho phù hợp với câu in nghiêng

- 2 HS nối tiếp nhau đọc đề - Quan sát tranh SGK.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận

- HS báo cáo kết quả làm bài .

- GV đánh giá, chốt kết quả đúng.

Đáp án:

+ Để mài răng cho mòn đi , ...

+ Để tìm kiếm thức ăn,...

(12)

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Trạng ngữ chỉ mục đích có tác dụng gì trong câu?

* Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài sau

-Để nói lên mục đích tiến hành nêu trong câu…

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

========================================

NS: 01 / 4 / 2022

NG: 06 / 4 / 2022 Thứ 4 ngày 06 tháng 4 năm 2022

TẬP ĐỌC

TIẾT 67: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài.- Hiểu nội dung chính của toàn truyện: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ- HS biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung của từng đoạn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống

* CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông.

- Ra quyết định.

- Ý thứ trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ Mở đầu: (5’)

- Thi đọc thuộc lòng bài “Con chim chiền chiện” và trả lời câu

+ Nêu ý chính của bài ?

- Nhận xét - Đánh giá.

- Gv đưa tranh vẽ SGK và hỏi:

+ Tranh vẽ gì?)

- 1 em đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh cuộc sống ấm no hạnh phúc gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống.

- Quan sát và nêu nội dung bức tranh.

(13)

- Giới thiệu bài: Tranh vẽ mọi người đang chăm chú xem hai chú hề biểu diễn và cười rất thoải mái. Tiếng cười rất cần thiết và có tác dụng tốt đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào . Cô cùng chúng ta tìm hiểu qua bài tập đọc

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

a,Hướng dẫn luyện đọc(10’) - 1 học sinh đọc toàn bài.

- GV hướng dẫn chia đoạn.

- Gọi Hs đọc nối tiếp (3 lượt )

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp luyện phát âm từ khó, luyện đọc câu dài.

- Yêu cầu HS đọc thầm chú giải.

- Gọi HS đọc nối tiếp lần hai và giải thích từ khó.

+ Đ1: Em hiểu thống kê là gì?

+ Đ2: Thế nào là thư giãn?

+ Đ2: Khoan khoái, dễ chịu là nghĩa của từ nào?

+ Đ3: Điều trị là gì?

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3, GV nhận xét.

- GV đọc diễn cảm.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 12’

- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài.

+ Phân tích cấu tạo của bài báo trên.

Nêu ý chính của từng đoạn văn?

-Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi?

+ Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?

Theo dõi

- HS nghe và đánh dấu vào SGK.

Đoạn 1: Một nhà văn... 400 lần..

Đoạn 2: tiếng cười....mạch máu.

Đoạn 3: còn lại

Đ2: Câu: Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái / và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn.

+ Từ khó: thư giãn, nổi giận

- Thống kê: Thu thập số liệu về một hiện tượng, sự việc hay tình hình nào đó.

- Ở trạng thái thả lỏng, tạo nên cảm giác thoải mái.

- Sảng khoái - Chữa bệnh

- Luyện đọc theo cặp.

- Lớp đọc thầm.

- Theo dõi đọc.

* Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng phân biệt con người với các loài động vật khác

* Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.

* Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.

- Hs đọc

+ Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm

(14)

+ Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ gì?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 + Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?

+ Trong thực tế em còn thấy có những bệnh gì liên quan đến những người không hay cười, luôn câu có hoặc nổi giận?

+ Em rút ra điều gì sau khi đọc bài này? Hãy chọn ý đúng nhất trong 3 ý sau:

a. Cần phải cười thật nhiều

b. Cần phải biết sống một cách vui vẻ.

c. Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện.

+ Tiếng cười có ý nghĩa như thế nào?

+ Nội dung chính bài học là gì?

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’) - Gọi 3 em nối tiếp đọc.

+ Toàn bài ta phải đọc với giọng như thế nào?

- Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn

"Tiếng cười....mạch máu.”

+ Để đọc được đoạn văn hay cần nhấn giọng ở từ ngữ nào?

- Yêu cầu Hs luyện đọc

- Tổ chức cho Hs thi đọc trước lớp đoạn, cả bài.

- Nhận xét

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học

con người có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn.

- Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ bị hẹp mạch máu.

- Hs đọc

- Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tiết kiệm tiền cho nhà nước

- Bệnh trầm cảm., bệnh stress

- Cần biết cách sống một cách vui vẻ

- Tiếng cười làm cho con người khác động vật, làm cho con người thoát khỏi một số bệnh tật, hạnh phúc, sống lâu.

- Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.

- To, rõ ràng, nhấn giọng ở những từ ngữ nêu tác dụng của tiếng cười.

- Liều thuốc bổ, 100 ki-lô-mét một giờ, thư giãn thoải mái, sảng khoái, thỏa mãn, nổi giận, căm thù, hẹp mạch máu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

TIẾT 68: ĂN " MẦM ĐÁ"

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.

(15)

- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện (người dẫn chuyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh)

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Gọi đò"

- Cho HS đọc đoạn thích nhất trong bài Tiếng cười là liều thuốc bổ

+ Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ?

+ Tiếng cười có ý nghĩa như thế nào?

- Nhận xét - Đánh giá.

c. Giới thiệu bài:

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

a, Hướng dẫn luyện đọc(10’) - 1 học sinh đọc toàn bài.

- GV hướng dẫn chia đoạn.

- Gọi Hs đọc nối tiếp (3 lượt )

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp luyện phát âm từ khó, luyện đọc câu dài.

- Yêu cầu HS đọc thầm chú giải.

- Gọi HS đọc nối tiếp lần hai và giải thích từ khó.

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3, GV nhận xét.

- GV đọc diễn cảm.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 12’

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn đầu và trả lời câu hỏi

+ Trạng Quỳnh là người thế nào ? + Ông thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để làm gì?

=> Trạng Quỳnh có những cách độc

- HS tham gia chơi

+ Vì tốc độ thở của con người tăng đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt thư giãn, làm con người sảng khoái...

+ Tiếng cười làm cho con người khác động vật. Tiếng cười làm cho con người thoát khỏi bệnh tật, hạnh phúc, sống lâu.

- HS đánh dấu vào SGK

Đoạn 1: Từ đầu... bênh vực dân lành Đoạn 2: Tiếp theo ... "đại phong"

Đoạn 3: Tiếp theo... khó tiêu Đoạn 4: Còn lại

- Phát âm : lối nói, lấy làm lạ,...

- Đọc câu: Trạng thường dùng lối nói hài hước/ hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại/ và bênh vực dân lành.

- HS đọc thầm chú giải

- Giải nghĩa từ: tương truyền, thời vua Lê - chúa Trịnh, túc trực, dã vị.

1)Giới thiệu về Trạng Quỳnh

+ Trạng Quỳnh là người thông minh.

+ Châm biếm thói xấu của vua chúa,

(16)

đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành

* Nêu nội dung đoạn 1 ?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn hai và trả lời câu hỏi

+ Chúa Trịnh phàn nàn với Trạng điều gì?

+ Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món

"mầm đá"?

+ Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?

* Nêu nội dung đoạn 2 ?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi

+ Cuối cùng chúa có được ăn "mầm đá" không? Vì sao?

+ Chúa được Trạng Quỳnh cho ăn món gì?

+ Vì sao chúa ăn tương mà cũng thấy ngon?

* Nêu nội dung đoạn 3, 4 ?

* Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh ?

* Nêu ý chính toàn bài?

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’) - Gọi HS đọc nối tiếp bài – Nhận xét + Nêu giọng đọc toàn bài?

- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 + Nêu những từ ngữ cần nhấn giọng ?

- Gọi HS đọc thể hiện lại.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

quan lại và bênh vực dân lành.

- HS nêu

2)Câu chuyện giữa chúa Trịnh với Trạng Quỳnh

+ Đã ăn đủ thứ ngon, vật lạ trên đời mà không thấy ngon miệng.

+ Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy "mầm đá" là món lạ nên muốn ăn.

+ Trạng cho người lấy đá ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ "đại phong" rồi bắt chúa phải chờ đến khi bụng đói mèm.

- HS nêu

3) Bài học dành cho chúa

+ Cuối cùng chúa không được ăn "mầm đá" vì làm gì có món đó.

+ Chúa được trạng cho ăn cơm với tương.

+ Vì lúc đó chúa đã đói lả thì ăn cái gì cũng rất ngon

- HS nêu

+ Trạng quỳnh rất thông minh./ Trạng quỳnh rất hóm hỉnh./ Trạng Quỳnh vừa giúp được chúa vừa khéo chê chúa

*Ý chính: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo vừa biết cách làm cho chúa ngon miệng, vừa khéo khuyên răn chúa.

4 HS đọc nối tiếp

+ Toàn bài đọc với giọng vui, hóm hỉnh.

Giọng Trạng Quỳnh lúc đầu lễ phép, sau nhẹ nhàng với ý chê chúa và khuyên răn chúa.

Giọng chúa Trịnh lúc đầu phàn nàn, sau háo hức vì đói và cuối cùng ngạc nhiên

+ Đại phong, hỏi, ngon thế, tương, gió lớn, đổ chùa, tượng lo, lọ tương, bật cười, quên, ngon thế, đói, cơm muối, ngon, no, chẳng có gì.

- HS đọc

+ Em học được ở Trạng Quỳnh sự thông minh, hóm hỉnh trong cách giao tiếp.

(17)

+ Em học được điều gì về Trạng Quỳnh?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh củng cố thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. Phối hợp các phép tính với phân số để giải toán.

- Phát triển tư duy, sự nhanh nhẹn, linh hoạt, khoa học.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic + Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

-GV: Bảng phụ

- HS: Sgk, vở ô ly, nháp, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa - Gọi 2 HS lên bảng làm bài BT 4 ( VBT- 97 )

Bài giải

Số vải may quần áo là: 20( )

5

254 m

Số vải còn lại là: 25 - 20 = 5 (m) 5m vải may được số túi là: 5 : 8

8 5

(cái) Đáp số: 8 cái túi - TK trò chơi - Dẫn vào bài

Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. Phối hợp các phép tính với phân số để giải toán.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1 (170): (7’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài: - 2 HS + Bài tập cho biết điều kiện nào?

- Cho hai phân số 54 ;72

+ Yêu cầu tìm ra điều kiện nào? - Tìm tổng, hiệu, tích, thương + Tìm tổng, hiệu, tích, thương là phải

làm gì?

- Phải thực hiện các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia của phân số thứ nhất và phân số thứ hai.

- Yêu cầu HS làm bài - Cả lớp làm bài vào vở - 2 HS lên làm bảng nhóm

- Gọi vài HS nêu kết quả bài làm - Lớp đối chiếu bài và nhận xét kết quả.

- GV chốt kết quả đúng - Kết quả:

(18)

35 38 35 10 35 28 7 2 5

4 ;

35 18 35 10 35 28 7 2 5

4

35 8 7 2 5

4 ;

5 14 10 28 2 7 5 4 7 :2 5

4

+ Cộng trừ hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?

- Qui đồng mẫu số rồi cộng, trừ tử số cho nhau

+ Cách nhân (chia) hai phân số? - Nhân phân số: Ta lấy tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số.

- Chia phân số: Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ 2 đảo ngược.

Bài 2 (170): (8’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - 2 HS

+ Bài tập yêu cầu gì ? - Điền số?

+ Áp dụng kiến thức nào để làm bài này?

- Cách tìm thành phần chưa biết trong phép trừ và phép nhân

- Yêu cầu HS làm bài - Cả lớp làm bài vào vở - 2 HS lên làm bảng nhóm - Gọi vài HS nêu kết quả bài làm

- GV chốt kết quả đúng

- Lớp đối chéo bài và nhận xét kết quả.

a.

Số bị trừ

5 4

4 3

9 7

Số trừ

3 1

4 1

45 26

Hiệu 15

7

2 1

5 1

b.

Thừa số

3 2

3 8

9 2

Thừa số

7 4

3 1

11 27

Tích 21

8

9 8

11 6

- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? - Ta lấy hiệu cộng với số trừ

- Nêu cách tìm thừa số chưa biết? - Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết Bài 3 (170): (8’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - 2 HS

+ Bài tập yêu cầu gì ? - Tính.

- Yêu cầu HS làm bài - Cả lớp làm bài vào vở - 2 HS lên làm bảng nhóm - Cho vài HS nêu kết quả bài làm

- Yêu cầu lớp đối chiếu bài và nhận xét kết quả.

- GV chốt kết quả đúng 5

3 1 3 2 1 5 2 3 :1 2 1 5 2

12; 29 12

9 12 30 12

8 4 3 2 5 3 .2

a

(19)

2 2: 1 2 9 1 1; 9 9 2 9 2 2 2

2 2 1 2 3 1 3 1 2 7 3: 7 7 2 7 7 7 7 4 1 1 24 15 10 19

. ;

5 2 3 30 30 30 30 b

  

  

 

1 1 1 1 1 2 3 5

234 64 121212

+ Với biểu thức có (+ ; - ; ; : ) thứ tự thực hiện như thế nào?

- Nhân chia trước, cộng trừ sau Bài 4 (170): (7’)

- Cho HS đọc bài toán và tóm tắt - 2 HS

+ Bài toán cho biết những gì? - Giờ thứ nhất chảy

5

2bể, giờ thứ hai chảy

5 2bể.

+ Bài toán hỏi gì? a. Sau 2 giờ chảy được mấy phần bể?

b. Nếu dùng

2

1bể thì còn mấy phần bể?

+ Muốn biết lượng nước còn lại là bao nhiêu cần biết gì?

- Cần biết sau 2 giờ chảy được mấy phần bể

- Yêu cầu HS làm bài - Cả lớp làm bài vào vở - 1 HS lên làm bảng nhóm - Gọi 2 HS đọc kết quả bài làm

- Yêu cầu lớp đối chiếu bài và nhận xét kết quả.

- GV chốt kết quả đúng

Bài giải

a. Sau 2 giờ, vòi nước chảy được số phần bể là:

5 4 5 2 5

2 ( bể ).

b. Số lượng nước còn lại chiếm số phần bể là:

10 3 2 1 5

4 ( bể ).

Đáp số: a.

5

4bể ; b.

10 3 bể.

+ Em đã áp dụng kiến thức nào để làm - Cách cộng, trừ 2 phân số bài 4 ?

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu cách cộng, trừ 2 phân số khác mẫu số?

- Ta quy đồng mẫu số các phân số rồi cộng, trừ các tử số cho nhau.

* Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học.

- Bài về nhà 1; 2; 3; 4 ( VBT - 98).

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LỊCH SỬ

KINH THÀNH HUẾ

(Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập + Bài 28: Kinh thành Huế)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(20)

- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn.

- Kể sơ lược về quá trình xây dựng: sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.

- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về kinh thành Huế.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hoá thế giới.

* GDBVMT: Vẽ đẹp của cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới, GD ý thức giữ gìn , bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Hình vẽ trong SGK. Một số hình ảnh về kinh thành Huế - HS: SGK, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Y/c Quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát + Bạn hãy kể lại những chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung?

+ Việc vua Quang Trung cho mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển của nước ta có lợi gì?

+ Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?

Hs lần lượt truyền, kết thúc - trả lời + Kinh tế: ban bố “chiếu khuyến nông”

+ Văn hoá, giáo dục; dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức…

+ Thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thủ công phát triển, hàng hóa không bị ứ đọng, làm lợi cho tiêu dùng của nhân dân.

+ Vì chữ Nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu, đã được các đời Lý, Trần sử dụng.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét chung: Sau bài 26, chúng ta đã biết, chúng ta đã biết năm 1792 vua Quang Trung, vị vua anh minh của triều Tây Sơn đã ra đi khi công cuộc cải cách, xây dựng đất nước đang thuận lợi, để lại nhân dân niềm thương tiếc vô hạn. Sau khi vua Quang Trung mất, tàn dư của họ Nguyễn đã lật đổ nhà Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn và đã xây dựng kinh thành Huế ntn?. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề này.

2. Hình thành kiến thức

Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập HĐ 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn 8’

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi đọc SGK đoạn “Sau khi vua Quang Trung...Tự Đức” và trả lời các câu hỏi sau:

+Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?

- Sau khi vua Quang Trung mất, Triều Tây Sơn suy yếu. lợi dụng hoàn cảnh đó. Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà

(21)

Nguyễn.

GV: giới thiệu thêm về sự tàn sát của Nguyễn Ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn .

+ Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niêm hiệu là gì?

+ Kinh đô đặt ở đâu?

+ Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long,

+ Chọn Huế làm kinh đô.

+ Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua nào?

- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Gia Long, Minh Mạng , Thiệu Trị, Tự Đức

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

HĐ 2: Những chính sách của nhà Nguyễn 8’

- Yêu cầu HS thầm đoạn còn lại.

- Cho HS thảo luận nhóm 2 - Thảo luận nhóm bàn.

+ Em hãy dẫn ra một số sự kiện để chứng minh rằng, các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai?

- Không đặt ngôi hoàng hậu - Bỏ chức tể tướng

- Tự mình trực tiếp điều hành mọi việc quan trọng từ trung ương đến địa phương.

+ Quân đội của nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?

- Quân độ nhà Nguyễn gồm nhiều thứ quân là (bộ binh, tượng binh, thuỷ binh...)

- Có các trạm ngựa nối liền từ cực Bắc đến cực Nam của đất nước.

+ Nhà Nguyễn ban hành bộ luật gì? + Bộ luật Gia Long.

+ Ban hành bộ luật Gia Long với những điều luật hết sức hà khắc như thế nào?

- Tội mưu phản (chống nhà vua và triều đình) bị xử lăng trì ông, cha, con, cháu, anh em của những kẻ đó từ 16 tuổi trở lên đều bị chém đầu.Con trai từ 15 tuổi trở xuống, mẹ, con gái...của kẻ đó phải làm nô tì cho nhà quan.Tài sản của kẻ đó bị tịch thu.

=> GV kết luận : Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình .

+ Theo em, với cách thống trị hà khắc của các vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ như thế nào?

- Cuộc sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ.

- Rút ra bài học (SGK) 3HS đọc Ghi nhớ Bài 28: Kinh thành Huế HĐ3: Quá trình xây dựng kinh thành Huế 6’

- GV yêu cầu HS đọc từ: Nhà Nguyễn huy động đến đẹp nhất nước ta thời đó

- 2 HS đọc đoạn: Nhà Nguyễn… đẹp nhất nước ta thời đó.

+ Em hãy nêu quá trình ra đời của kinh thành Huế?

- Sau khi Nguyễn Ánh lật đổ triều đại Tây Sơn, Phú Xuân Huế được chọn làm kinh đô.

+ Em hãy mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế?

- Nhà Nguyễn huy động hàng chục vạn dân và lính phục vụ việc xây dựng kinh

(22)

thành Huế. Các loại vật liệu như đá, vôi, gạch, ngói, từ mọi miền đất nước được đưa về đây. Sau mấy chục năm xây dựng và tu bổ nhiều lần, một tòa thành rộng lớn, dài hơn 2 km đã mọc lên bên bờ sông Hương.

- GV nhận xét và chốt: Sau mấy chục năm xây dựng và tu bổ nhiều lần, một toà thành rộng lớn, dài hơn 2 km đã mọc lên bên bờ sông Hương.

HĐ4: Vẻ đẹp của kinh thành Huế: 8’

- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.

- GV tổ chức cho HS các tổ trưng bày các tranh ảnh, tư liệu tổ mình đã sưu tầm được về kinh thành Huế.

- Yêu cầu các tổ cử đại diện các vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế.

- GV và HS các nhóm lần lượt tham quan góc trưng bày và nghe đại diện các tổ giới thiệu hay nhất, có góc sưu tầm đẹp nhất.

- Thành có 10 cửa chính ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng. Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng thành.

Cửa chính vào Hoàng thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ sen, ven hồ là hàng cây đại. Một chiếc cầu bắc qua hồ dẫn đến điện Thái Hoà nguy nga tráng lệ.

+ Ngoài kinh thành, các vua nhà Nguyễn còn cho xây dựng gì?

- Các vua nhà Nguyễn còn cho xây dựng rất nhiều lăng tẩm.

- GV chốt: Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11-12-1993, UNESCO công nhận kinh thành Huế là di sản văn hoá thế giới.

- GV cho HS xem clip giới thiệu một số cảnh đẹp của Kinh thành Huế: Đại Nội, Lăng Gia Long, Lăng Tự Đức...

3. Hoạt động vận dụng (5’)

- HS xem clip

+ Qua bài này, em thấy kinh thành Huế như thế nào?

- Để Huế mãi mãi là một di sản văn hóa của thế giới và của dân tộc, chúng ta cần làm gì?

- Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ và giữ gìn các di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước.

- Kinh thành Huế là một quần thể các công trình kiến trúc và nghệ thuật tuyệt đẹp. Đây là một di sản văn hóa chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nhân dân ta.

- Chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ các công trình kiến trúc ở Huế.

- HS nêu các biện pháp bảo vệ giữ gìn các di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước.

+ Ở quê mình có nơi nào là di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh?

- Vịnh Hạ Long + Chúng ta cần làm gì để giữ gìn di sản,

danh lam đó?

- Phải giữ gìn và tu sửa…

*GV kết luận: Để Huế mãi mãi là một di sản văn hóa của thế giới và của dân tộc, chúng ta đã làm hết sức mình để trùng tu, tôn tạo và bảo vệ các công trình kiến trúc ở Huế. Giữ gìn di sản văn hóa Huế là trách nhiệm của mọi người để Huế mãi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Language focus: - Sentence patterns: Good morning/Good afternoon/Good evening and Nice to see you again.. - Vocabulary: good morning, good afternoon, good evening, good night,

* Student with disability: (Thùy trang 4B) slow writing takes a long time to write2. Skills:- Practice listening, speaking ,reading,

- Tell pupils that they are going to listen to three dialogues about school subjects and tick the correct pictures.. - Have them look at

- Tell pupils that they are going to listen to the recording and tick the correct boxes...

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

- Output: SS can look and write. Look and write.. One pupil in Group A will mime one of the phrases on the board. he other groups guess the hobby, put a tick next to playing football

Nếu không có nền tảng văn hóa vững vàng, liệu ta có thể tìm ra bản thể của mình giữa ngàn vạn những nét riêng ở khắp mọi nơi, hay chỉ biết cóp nhặt một cách cẩu thả