• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương ôn tập môn GDCD 6 học kỳ 2 năm học 2019-2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương ôn tập môn GDCD 6 học kỳ 2 năm học 2019-2020"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY Nhóm GDCD 6

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

Năm học 2019- 2020

I. Nội dung ôn tập: Ôn các bài từ tuần 20 đến hết tuần 32. Trong đó, trọng tâm kiến

thức các bài sau:

- Bài 15 : Quyền và nghĩa vụ học tập

- Bài16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Bài 17 : Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Bài 18 : Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

* Lưu ý : Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tế II. Câu hỏi ôn tập :

Câu 1: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân ?

Câu 2: Em đã thực hiện nghĩa vụ học tập của mình như thế nào ? Hãy tìm 2 câu ca dao, thành ngữ hay tục ngữ hoặc danh ngôn nói về học tập ?

Câu 3 : Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với công dân? Pháp luật nước ta có những quy định như thế nào về quyền này ?

Câu 4: Công dân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm ?

Câu 5: Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ? Hãy kể hai hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?

Câu 6: Công dân cần có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Câu 7: Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

Câu 8: Hãy kể hai hành vi vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín ? Là học sinh, em cần phải có trách nhiệm gì khi thực hiện quyền này?

III. Bài tập: HS làm bài tập trong SGK vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Bài 15 : Quyền và nghĩa vụ học tập - Bài c, d trong SGK trang 40

Bài16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Bài b, đ trong SGK trang 44

Bài 17 : Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Bài đ trong SGK trang 45

Bài 18 : Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Bài d trong SGK trang 47

Nhóm trưởng Tổ trưởng CM BGH duyệt

Đặng Thị Mai Trang Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa

(2)

TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY Nhóm GDCD 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

Năm học 2019- 2020

I. Lí thuyết:

Câu 1 :

* Quyền học tập:

- Học không hạn chế

- Học bằng nhiều hình thức.

* Nghĩa vụ học tập:

- Hoàn thành bậc giáo dục theo quy định.

- Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập...

Câu 2 :

* Là học sinh, em đã thực hiện nghĩa vụ học tập của mình:

- Chăm chỉ học bài

- Chú ý nghe thầy cô giảng bài - ….

* 3 câu ca dao, thành ngữ hay tục ngữ hoặc danh ngôn nói về học tập:

- Học đi đôi với hành - Học, học nữa, học mãi

- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Câu 3 :

* Ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm đối với mỗi công dân:

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi con người.

* Pháp luật quy định :

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai được xâm phạm tới thân thể của người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 4 :

* Công dân cần có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm :

- Chúng ta phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Đồng thời phải biết bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình

- Lên án, phê phán và tố cáo những hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

(3)

Câu 5

* Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.

- Nội dung quyền:

+ Ai cũng phải tôn trọng chỗ ở của người khác

+ Không được tự ý vào nhà người khác(trừ trường hợp chủ nhà cho phép hoặc pháp luật cho phép)

Câu 6 :

- Công dân học sinh phải có thái độ tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Đồng thời biết tự bảo vệ chỗ ở của mình

- Lên án, phê phán và tố cáo những hành vi xâm phạm về chỗ ở Câu 7 :

- Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.

- Quyền được đảm bảo thư tín,điện thoại,điện tín của công dân tức là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín,điện tín của người khác;không ai được nghe trộm điện thoại.

Câu 8 :

* Các hành vi vi phạm quyền được đảm bảo thư tín,điện thoại,điện tín : - Đọc trộm thư

- Nghe trộm điện thoại - Đọc trộm nhật kí - ...

* Trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền được đảm bảo thư tín,điện thoại,điện tín - Công dân học sinh phải có thái độ tôn trọng thư tín,điện thoại,điện tín của người khác.

- Đồng thời biết tự bảo vệ thư tín,điện thoại,điện tín của mình

- Lên án, phê phán và tố cáo những hành vi xâm phạm về thư tín,điện thoại,điện tín

II . Bài tập :

1. Bài 15 : Quyền và nghĩa vụ học tập:

c ) Hs tự trả lời.

d) Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn bằng cách:

+ Tuyệt đối không bỏ học mà vẫn cố gắng học tiếp ; + Một buổi đi học, 1 buổi ở nhà phụ giúp gia đình ;

+ Tìm sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường, địa phương …

Vì: Chỉ có học tập mới giúp em có 1 tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Nếu nghỉ học ở nhà có thể bản thân sẽ khó vượt qua khó khăn, thậm chí có thể sa vào các tệ nạn xã hội khác…

(4)

2. Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm:

b. Gợi ý : Xúc phạm đến danh dự của bạn, xâm phạm thân thể, sức khỏe của bạn ; - Hải có thể : + Chống cự lại ;

+ Bình tĩnh giải thích cho Tuấn hiểu ; + Nói cho người lớn biết để giải quyết ;

- Cách ứng xử tốt nhất là : Bình tĩnh giải thích cho Tuấn hiểu, nói cho người lớn biết để giải quyết…

3. Bài 17 : Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

d. Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.

- Gợi ý : Em tuyệt đối không cho họ vào nhà, nói với người đó đợi cha mẹ về rồi trở lại ; gọi điện báo cho cha mẹ hoặc người thân biết ;...

4. Bài 18 : Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín d. Nhìn thấy bạn xem trộm thư hoặc nghe điện thoại của người khác.

- Gợi ý : Ngăn cản, giải thích cho bạn hiểu việc làm đó là sai, đã xâm phạm vào quyền bí mật riêng tư của người khác, Không được làm như vậy.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Hiểu đc câu chuyện 1 bài học nắm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân

- Quyền lao động : Mọi công dân có quyền làm việc, có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm,… có ích cho xã hội, đem lại thu nhập

Do đó, bên cạnh việc được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp thi công dân cần phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của bản thân để thực hiện trách nhiệm làm chủ của mình

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

- Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh

- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc hiến định nguyên tắc hạn chế quyền có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ: (i) Nó làm rõ tinh thần của luật