• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Hóa 12 Bài 41: Nhận biết một số chất khí | Giải sách bài tập Hóa 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Hóa 12 Bài 41: Nhận biết một số chất khí | Giải sách bài tập Hóa 12"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 41: Nhận biết một số chất khí

Bài 41.1 trang 96 Sách bài tập Hóa học 12: Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng

A. nước brom và tàn đóm cháy dở.

B. nước brom và dung dịch Ba(OH)2. C. nước vôi trong và nước brom.

D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong.

Lời giải:

Đáp án D

O2 có thể nhận biết bằng tàn đóm cháy dở

CO2 và SO2 đều tạo kết tủa trắng với nước vôi trong

→ Không nhận biết được

Bài 41.2 trang 96 Sách bài tập Hóa học 12: Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng

A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom.

B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3. C. dung dịch Na2CO3 và nước brom.

D. tàn đóm cháy dở và nước brom.

Lời giải:

Đáp án A

O2 có thể nhận biết bằng tàn đóm cháy dở Nước vôi trong nhận biết được CO2 và SO2

Nước brom nhận biết được SO2

Chất còn lại là CO

Bài 41.3 trang 96 Sách bài tập Hóa học 12: Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử được clo một cách tương đối an toàn?

A. Dung dịch NaOH loãng.

(2)

B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3. C. Dùng khí H2S

D. Dùng khí CO2

Lời giải:

Đáp án B

Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3 phun vào trong phòng sẽ xảy ra phản ứng 2NH3 + 3Cl2 → 6HCl + N2

Bài 41.4 trang 96 Sách bài tập Hóa học 12: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí: O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.

Lời giải:

Dùng giấy quỳ tím ẩm: HCl và H2S làm đổi màu quỳ tím thành đỏ; NH3 làm đổi màu quỳ tím thành xanh; O3 làm mất màu quỳ tím.

Dùng giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2: H2S làm giấy có màu đen.

Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3

Bài 41.5 trang 96 Sách bài tập Hóa học 12: Để khử khí H2S trong phòng thí nghiệm có thể dùng chất nào?

Lời giải:

Dùng dung dịch NH3 hoặc khí NH3 dư.

2NH3 + H2S → (NH4)2S

Bài 41.6 trang 96 Sách bài tập Hóa học 12: Khí X điều chế từ H2 và Cl2; khí Y điều chế bằng cách nung nóng KMnO4; khí Z sinh ra do phản ứng của Na2SO3 với axit HCl; khí A sinh ra khi nung đá vôi; khí B thu được khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt.

Lời giải:

X là khí HCl; Y là O2; Z là SO2; A là CO2; B là H2. Dùng tàn đóm cháy dở: nhận được O2;

(3)

Dùng nước brom: nhận được SO2; SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Dùng nước vôi trong dư nhận được CO2; CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Dùng giấy quỳ tím ẩm: nhận được HCl; còn lại là H2.

Bài 41.7 trang 97 Sách bài tập Hóa học 12: Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí: H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.

Lời giải:

- Dùng giấy quỳ tím ẩm: nhận biết sự có mặt của NH3. - Dẫn khí qua dung dịch HCl dư để hấp thụ hoàn toàn NH3; NH3 + HCl → NH4Cl

-Dẫn khí còn lại qua ống đựng CuO nung nóng: CuO bị khử và có H2O ngưng tụ chứng tỏ có H2;

CuO + H2 to

 Cu + H2O

Còn lại khí nitơ không cháy, không duy trì sự cháy.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cấu trúc phân tử tinh bột: Thuộc loại polisaccarit, gồm nhiều mắt xích – glucozơ liên kết với nhau Bài 7.4 trang 16 Sách bài tập Hóa học 12: Saccarozơ, tinh bột và

Bài 9.10 trang 19 Sách bài tập Hóa học 12: Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin..

A.. Bài 12.12 trang 26 Sách bài tập Hóa học 12: Hãy viết công thức cấu tạo của tất cả các tripeptit có chứa gốc của cả hai amino axit là glyxin và alanin. Hãy viết

Viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có).. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu

Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm thì sẽ xảy ra hiện tượng

- Tính oxi hoá của các cation kim loại tăng dần. - Tính khử của các kim loại giảm dần. a) Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất

Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử... Nồng độ phần trăm của

Kim loại nào ở nhóm (2) tác dụng với dung dịch NaOH tạo bọt khí, kim loại đó là Al.. a) Viết phương trình hoá học của phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn... Xác