• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường: THCS Yên Thọ Tổ: Khoa học Xã hội

Họ và tên giáo viên:

Nguyễn Thị Tuyết Mai TIẾT 125 + 126: ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 I. Mục tiêu

1. Về kiến thức a. Đọc- hiểu

- Củng cố được những kiến thức đã học.

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp.

b. Viết.

- Viết được đoạnvăn phân tích hình ảnh tiêu biểu trong tác phẩm - Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm

c. Nói và nghe.

- Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè

- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.

2. Về năng lực:

a)Các năng lực chung.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Tự chủ và tự học.

- Giao tiếp và hợp tác.

b). Các năng lực chuyên biệt.

- Năng lực ngôn ngữ: giao tiếp tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ: trình bày một vấn đề trước tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp… Rèn kĩ năng ôn tập tổng hợp, làm bài kiểm tra giữa kì.

- Năng lực thẩm mĩ: thưởng thức, cảm thụ văn học.

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái (- Bồi dưỡng tình cảm gia đình – Biết trân trọng những gì gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình.

- Trách nhiệm, chăm chỉ (Trách nhiệm xây dựng đất nước hòa bình, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp; tích cực, tự giác học tập xây dựng môi trường sống gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; có trách nhiệm với việc giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc, biết sử dụng các loại câu trong tình huống giao tiếp cụ thể.)

II. Thiết bị dạy học và học liệu.

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

(2)

III. Tiến trình dạy học.

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề b) Nội dung hoạt động:

- HS trả lười câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chứchoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

Hãy nhắc lại các nội dung đã học từ đầu học kì 2 đến nay?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs liệt kê những đơn vị kiến thức của 3 phân môn đã học.

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá nhận xét, vào bài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu:

b) Nội dung hoạt động:

- Làm bài tập, luyện đề.

c) Sản phẩm học tập:

- Các bài làm.

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.

- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

* Báo cáo kết quả:

- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).

* Đánh giá nhận xét:

- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.

- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Đê luyện số 1:

Phần Đọc- hiểu( 3đ):

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Ta làm con chim hót

Gợi ý đê luyện số 1:

Câu 1: Quan điểm sống của nhà thơ được bộc lộ trong hai khổ thơ rất tích cực, mang cái tôi riêng hòa hòa vào cuộc đời chung để tô đẹp cho đời. Cụ

(3)

Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc

Câu 1: Nêu quan điểm sống của nhà thơ được bộc lộ trong hai khổ thơ?

Câu 2: Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ? Nêu tác dụng?

Câu 3: Nhận xét các hình ảnh “ con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ” ? Câu 4: Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình.

Phần làm văn ( 7 điểm)

Câu 1: Qua đoạn thơ, em hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm sống cống hiến thầm lặng trong khoảng 200 chữ .

Câu 2: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bãy mươi chín mùa xuân

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim

(Ngữ Văn 9, tập 2, tr.58, NXB Giáo thể:

- Đó là sự tự nguyện cống hiến hết mình( Ta làm con chim hót/ cành hoa/

nốt nhạc)

- Là lối sống cống hiến bền bỉ, trọn đời, bất kể những giới hạn về tuổi tác, sức khỏe( dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc)

Câu 2:

- Điệp ngữ “ Ta làm”, điệp cấu trúc ở ba câu đầu và phép liệt kê( con chim hót, một cành hoa,một nốt trầm xao xuyến) nhấn mạnh khát vọng cống hiến thiết tha, cháy bỏng của nhà thơ.

- Ẩn dụ (con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến) tượng trưng cho sự cống hiến của con người giữa cuộc đời, đó là sự cống hiến khiêm nhường, không ồn ào, không phô trương.

- Ẩn dụ “ mùa xuân nho nhỏ” tượng trưng cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất dù là nhỏ bé của mỗi con người để góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Đó là cách nói khiêm nhường, giản dị; thể hiện ước nguyện được cống hiến một cách khiêm nhường, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp.

Điệp ngữ “ dù là” kết hợp vớ các hình ảnh hoán dụ( tuổi hai mươi- chỉ tuổi trẻ;

tóc bạc- chỉ tuổi già) cho thấy ước nguyện cống hiến bền bỉ, trọn đời bất kể tuổi tác.

Câu 3: Các hình ảnh “ con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ” là những hình ảnh cụ thể, nhỏ bé, bình dị, khiêm nhường( trầm, nho nhỏ) và rất gần gũi thân thuộc trong cuộc sống. Song đó là

(4)

dục) những hình ảnh ẩn dụ, có ý nghãi tượng trưng cho sự cống hiến của con người giữa cuộc đời, như con chim mang tiếng hót, cành hoa góp sắc, hương; nốt nhạc trầm mà bản hoà ca không thể thiếu…

Đó là sự cống hiến khiêm nhường, không ồn ào, phô trương nhưng phải có nét riêng, như nốt trầm làm xao xuyến lòng người.

Câu 4:

- Tôi và ta đều là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất.

– Giữa hai phần của bài thơ có sự

chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này không phải hoàn toàn là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ.

Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa thể hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương.

– Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến giá trị tinh tuý của đời mình cho đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái quan trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước.

– Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang sống và cống hiến cho sự nghiệp chung, cái “tôi”

của tác giả đã thay cho nhiều cái “tôi”

khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành

(5)

cái “ta”. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải.

Phần làm văn ( 7 điểm) Câu 1:

*Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Qua đoạn thơ, lý tưởng sống của nhà thơ Thanh Hải đã gợi lên trong lòng mỗi người đọc nhiều suy ngẫm về những con người cống hiến thầm lặng, đó là một trong nhưng phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người.

* Thân đoạn:

- Giải thích: Đó là những người sống, cống hiến, làm việc, hi sinh một cách âm thầm, không hề phô trương hay khoe khoang để mong nhiều người biết đến, không mong được ghi nhận

- Bàn luận:

+ Những người sóng cống hiến thầm lặng là những người có bản lĩnh , có tâm sáng, có sự khiêm tốn, giản dị và đóng góp nhiều cho tập thể, xã hội.

+ Đôi khi họ còn phải hi sinh tuổi trẻ, hạnh phức cá nhân để cống hiến cho đất nước.

+ Có thể nói họ là những con người: "không ai nhớ mặt đặt tên nhưng vẫn làm ra đất nước"

+ Họ là những người rất đáng được trân trọng. Chúng ta cần biết ơn những đóng góp đó.

+ Ngược lại , có không ít người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, không chịu cống hiến hoặc thích phô trương, khoe khoang, “ làm màu”. Những người như vậy khiến giá trị của xã hội bị đảo lộn hoặc kéo lùi sự phát triển của tập thể, xã hội.

- Bài học: sống có lí tưởng, có bản lĩnh, có đam mê, sẵn sàng cống hiến cho xã hội Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề bàn luận.

Câu 2:

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vào 2 khổ thơ: là cảm xúc của tác giả trước và khi vào trong lăng.

2. Phân tích

1. Khái quát chung:

– Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác.

Cảm xúc bao trùm: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót

(6)

của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác.

2. Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác:

– Nhà thơ đã sử dụng một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt đẹp để nói lên cảm nhận của mình khi đứng trước lăng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

+ Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời thiên tạo, là hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống, ánh sáng.

+ Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. Bác đã cùng nhân dân vượt qua trăm ngàn gian khổ, hi sinh để đi tới chiến thắng quanh vinh, trọn vẹn. “Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi ấm tình thương bao la trong lòng mỗi con người Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu đã so sánh Bác như: “Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Cái nghĩa, cái nhân lớn lao của Bác đã tác động mạnh mẽ, sâu xa tới mỗi số phận con người.

+ Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu:

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập chạng dưới chân người.

(Tố Hữu – “Sáng tháng năm”) Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên (biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương. Cách ví đó một mặt ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam. Mặt khác bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc Việt Nam khi có Bác Hồ – có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên.

+ Từ láy “ngày ngày” đứng ở đầu câu vừa diễn tả sự liên tục bất biến của tự nhiên vừa góp phần vĩnh viễn hóa, bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ trong lòng mọi người và giữa thiên nhiên vũ trụ.

– Hình ảnh dòng người vào thăm lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả một cách độc đáo và để lại nhiều ấn tượng:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

+ Từ láy “ngày ngày” có nghĩa tương tự như câu thơ cầu đầu trong khổ thơ -> diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặn trong cuộc sống của con người Việt Nam: Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác –“Dòng người đi trong thương nhớ”.

(7)

+ Bằng sự quan sát trong thực tế, tác giả đã tạo ra một hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: “tràng hoa”.

_ Chúng ta có thể hiểu “tràng hoa” ở đây theo nghĩa thực là những bông hoa tươi thắm kết thành vòng hoa được những người con khắp nơi trên đất nước và thế giới về thăm dâng lên Bác để bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớ thương, yêu quý, tự hào của mình.

_ “Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành những tràng hoa bất tận.

Những bông hoa – tràng hoa rực rỡ đó dưới ánh mặt trời của Bác đã trở thành những bông hoa – tràng hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”– 79 năm cuộc đời của Người.

-> Hình ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng thành kính, và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ.

Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng:

– Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.

– Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền.

– Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. -> Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy!

– Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”.

+ “Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng.

+ Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác sống như trời đất của ta”, bởi Bác đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân tộc.

– Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác – “ Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

+ “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam.

+ Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim

(8)

mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. Chính đau xót này đã làm cho tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên ruột già, xót xa.

Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót.

3. Kết bài: Khẳng định nội dung và nghệ thuật đoạn thơ Đê luyện số 2:

Phần Đọc- hiểu( 3đ):

Mở đầu một bài thơ có câu: “ Bỗng nhận ra hương ổi”

Câu 1: Chép lại hai khổ thơ đầu bài thơ. Cho biết tên tác giả, văn bản?

Câu 2: Chỉ ra những tín hiệu đầu tiên của mùa thu, em có nhận xét gì về những tín hiệu đó? Trước những tín hiệu đầu tiên của mùa thu, tác giả có cảm xúc gì?

Câu 3: Tìm thành phần biệt lập có trong khổ thơ và nêu tác dụng?

Câu 4: Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ em vừa chép và nêu tác dụng?

Phần làm văn ( 7 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép( Sử dụng lời dẫn trực tiếp và thành

phần biệt lập, gạch chân )

Câu 2: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn; nhiều bạn vì ham chơi mà sao lãng việc học tập và còn dẫn đến những việc làm sai trái. Suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

Gợi ý đề luyện số 2:

Câu 1: Hs chép chính xác khổ thơ. Tác giả Hữu Thỉnh, văn bản “ Sang thu”

Câu 2:

- Những tín hiệu đầu tiên của mùa thu:

hương ổi, gió se, sương thu - Nhận xét:

+ Đó đều là những hình ảnh bình dị, thân thuộc đặc trưng của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ.

+ Trong đó, “ hương ổi” và “gió se” là những hình ảnh vô hình được cảm nhận lần lượt bằng khứu giác và xúc giác, “ sương thu” được cảm nhận bằng thị giác. Đặc biệt, “ hương ổi”- hình ảnh gợi liên tưởng đến một miền quê yên bình ở đồng bằng Bắc Bộ - lần đầu được đi vào thơ thu, là một hình ảnh mới mẻ, trở thành phong vị riêng trong thơ thu của Hữu Thỉnh.

- Cảm xúc của tác giả trước những tín hiệu đầu tiên của mùa thu: ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước những tín hiệu đầu tiên báo thu về; cảm thấy mơ hồ, không chắc chắn, chưa dám tin hẳn vào sự hiện hữu của mùa thu và bâng khuâng, xao xuyến trước khoảnh khắc giao mùa.

Câu 3: Thành phần biệt lập có trong khổ thơ trên là thành phần tình thái: “ hình như”

-> Tác dụng:

+ Thể hiện sự mơ hồ, không chắc chắn, chưa dám tin hẳn vào sự hiện hữu của mùa thu/

+ Bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, xao

(9)

xuyến trước khoảnh khắc giao mùa.

Câu 4:

Biện pháp tu từ được sử dụng:

* Trong khổ thơ đầu bài "Sang thu":

- Biện pháp đảo ngữ:

+ Sử dụng động từ “bỗng” diễn tả sự bất ngờ, như một từ để thu hút tất cả các giác quan phải chú ý tới những dấu hiệu thu sang.

- Thủ pháp nhân hóa: “sương chùng chình qua ngõ” khiến cho hình ảnh những màn sương giống như cô gái mong manh, tinh khôi vẫn còn ngập ngừng trong từng bước đi của mình → Hình ảnh đẹp về nàng thu mơ mộng, thanh tao.

Phần làm văn ( 7 điểm) Câu 1:

- Về hình thức(0,5 đ): đoạn văn cảm nhận, có câu văn sử dụng thành phần biệt lập và lời dẫn trực tiếp.

- Về nội dung( 1,5đ): Cần chỉ ra được những tín hiệu giao mùa và những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh trong khổ thơ.

***Đoạn văn tham khảo:

Khổ thơ trên được trích trong văn bản “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, sáng tác 1977, đã rất thành công trong việc thể hiện những tín hiệu giao mùa và

những cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm tác giả đã phát hiện ra những tín hiệu của mùa thu.Tín hiệu đầu tiên là “ hương ổi”. “Hương

ổi” đi liền với từ “bỗng” được đặt ở đầu câu thơ đã diễn tả cảm giác bất ngờ, đột ngột, ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình. “Hương ổi” đi liền với động từ “phả” diễn tả

một làn hương ngào ngạt, sánh đậm gợi lên mùi hương ổi lan tỏa khắp không gian.

Tác giả lưa chọn làn “gió se” làm tín hiệu thứ 2 cho khoảnh khắc giao mùa. “Gió se” là ngọn gió heo may đặc trưng của mùa thu đất Bắc. Đó là một thứ gió khô và

thoáng chút se lạnh. Làn “gió se” ấy đã làm dịu đi cái nắng oi ả, gay gắt của mùa hạ và khiến cho làn “hương ổi” như sánh lại và trở nên ngọt ngào hơn. Tín hiệu thứ ba là những màn sương. Cảm nhận của tác giả có sự thay đổi từ khứu giác, xúc

giác sang cảm nhận bằng thị giác. Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình”

đã gợi lên dáng vẻ lãng đãng như đợi chờ, cố ý chậm lại đầy lưu luyến của màn sương.Trước khoảnh khắc giao mùa ấy, tác giả đã giật mình, bối rối: “ Hình như

thu đã về”. “ Hình như” là một lối nói giả định, phán đoán không chắc chắn, với một chút nghi hoặc. Nhưng lại rất phù hợp để diễn tả về cảm nhận mơ hồ lúc giao

(10)

mùa. Sự kết hợp một loạt các từ “bỗng, phả, hình như” đã thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, vui mừng, hạnh phúc của tác giả trong phút giao mùa của vạn vật. Đó là những cảm nhận tinh tế của tác giả lúc thu sang và đối diện với những khoảnh khắc

ấy là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ. Phải tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ mới có thể nhận ra bước “ sang thu” nhẹ nhàng, vô hình, từ hương thơm của làng quê, từ những gì không cụ thể làm xốn xang lòng người. Tóm lại, với thể thơ năm chữ, với

việc sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nhân hóa, sử dụng từ ngữ chọn lọc, khổ thơ đã thể hiện được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh lúc sang

thu.

Câu 2:

A. Yêu cầu về kỹ năng:

- Học sinh có kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận xã hội (bàn về một hiện tượng trong đời sống).

- Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và diễn đạt.

B. Yêu cầu về kiến thức:

I. Mở bài( 0,5đ): Giới thiệu hiện tượng HS ham chơi trò chơi điện tử, sao lãng việc học tập…

II. Thân bài:

1. Thực trạng của hiện tượng( 1đ):

- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ…

- Các dịch vụ Internet mọc lên khắp mọi nơi, nhiều nhất là ở các khu vực gần trường học,…

- Đến quán điện tử bất cứ lúc nào dù sáng sớm hay đêm khuya; giờ làm hay giờ học, ta cũng thấy tập trung rất đông người chơi trong đó nhiều nhất là đối tượng học sinh,…

2. Nguyên nhân( 1đ):

- Trò chơi điện tử vốn là một trò chơi giải trí có sức hút ghê gớm: âm thanh, đồ họa, hình ảnh sống động bắt mắt,…

- Ý thức tự giác của nhiều bạn trẻ chưa cao; chưa tự kiểm soát, làm chủ bản thân, lười học, ham chơi…Bị bạn bè lôi kéo, rủ rê…

- Nhà trường, gia đình buông lỏng quản lý, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ trong việc quản lý Hs và con em…

- Các cơ quan chức năng chưa có biện pháp tích cực trong việc quản lí các dịch vụ Internet…

3. Hậu quả( 1 đ):

- Đối với người chơi: ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và kết quả học tập, suy đồi về đạo đức nhân cách (có kẻ nghiện chơi điện tử vì không có tiền đã trộm cắp, giết người cướp của…)

(11)

- Đối với gia đình người chơi: suy sụp về kinh tế,…

- Đối với xã hội: mất trật tự an ninh xã hội,…

4. Biện pháp khắc phục và bài học rút ra cho bản thân( 1đ):

- Tuyên truyền để thế hệ trẻ thấy được hậu quả của hiện tượng …

- Nhà trường, gia đình và xã hội cần kết hợp chặt chẽ để có biện pháp quản lí HS tích cực.

- Các cơ quan chức năng có biện pháp quản lí tốt những dịch vụ Internet.

- Người chơi nên tìm đến những trò chơi bổ ích, biết dành thời gian hợp lí để trò chơi điện tử thực sự là trò chơi bổ ích sau những giờ học căng thẳng…

III. Kết bài(0,5): Kết luận, khẳng định lại vấn đề

(12)

Tiết 127 + 128: KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Nội dung và ý nghĩa số văn bản và kiến thức đã học

2. Năng lực: Có năng lực vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.

3. Phẩm chất: Nghiêm túc khi làm bài, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi làm bài.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- GV: Tài liệu tham khảo, đề bài, đáp án, photo đề.

- HS: Soạn bài ở nhà và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra.

- Hình thức kiểm tra:

Tự luận.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:

2. Bài cũ: Không.

3. Bài mới: GTB V. MA TRẬN ĐỀ :

Mức độ

NLĐG Nhận biết Thông

hiểu

Vận dụng

thấp

Vận dụng

cao Cộng

I. Đọc- hiểu

Ngữ liệu: văn bản tự sự.

Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

Một văn bản dài dưới 150 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình.

- Nêu

phương thức biểu đạt chính/

phong cách ngôn ngữ/

văn bản trích/ thể loại.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của từ ngữ/ văn bản...

- Trình bày suy nghĩ của bản thân về một chi tiết trong văn bản.

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

1 0,5 5%

2 1,5 15%

1 1,0 10%

4 3 30%

II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu

Viết 1 đoạn văn nghị luận xã hội được gợi dẫn ra từ

Viết được bài văn nghị luận văn học.

(13)

đoạn trích Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1 2,0 20%

1 5 50%

2 7 70%

Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài

1 0,5 5%

2 1,5 15%

2 3,0 30%

1 5 50%

6 10 100%

ĐỀ BÀI I. ĐỌC - HIỂU (2,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

“ Ước làm một hạt phù sa Ước làm một tiếng chim ca xanh trời Ước làm tia nắng vàng tươi Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi.”

( Xin làm hạt phù sa - Lê Cảnh Nhạc) Câu 1 (0,25 điểm). Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của các biện pháp từ đó ?

Câu 3 (0,75 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

II. LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Viết đoạn văn (Khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ về đức tính khiêm tốn trong đó có sử dụng thành phần biệt lập. Em hãy chỉ ra thành phần biệt lập đó?

Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân.

II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

I. Đọc - Hiểu (2,0 điểm)

Câu Yêu cầu Điểm

1 Thể thơ: Lục bát. 0, 25

2 - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ- ước làm, nhấn mạnh nguyện ước được cống hiến, tạo nhịp điệu cho đoạn thơ

- Ẩn dụ, liệt kê: hạt phù sa, tiếng chim ca, tia nắng vàng tươi, hạt mưa rơi.

=> Lời thơ giàu hình ảnh, diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn cảm xúc, làm cụ 1,0

(14)

thể khát khao dc cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời chung.

3

- Nội dung : Thể hiện ước nguyện sống đẹp, sống có lí tưởng, cống hiến xây dựng quê hương đất nước.

0,75

II. Làm văn (8,0 điểm) Câu

1

a. Về kỹ năng:

- Đảm bảo hình thức một đoạn văn NL tư tưởng đạo lí (10 câu), bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc

- Đoạn văn diễn đạt lưu loát. Có sử dụng thành phần biệt lập và chỉ ra được thành phần biệt lập đó.

b.Về nội dung:

*Nêu vấn đề cần bàn luận lòng khiêm tốn

*Giải thích thế nào là lòng khiêm tốn

- Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao, đánh giá đúng mực bản thân mình, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi những người khác.

* Bàn luận

- Biểu hiện của lòng khiêm tốn:

+ Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi

+ Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi

-+Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.

- Vai trò

+ Khiêm tốn là đức tính quý báu giúp con người nhận được sự tôn trọng, nể phục tin yêu của mọi người

+Giúp kiềm chế bản thân, không tự mãn khi thành công, không ngừng học hỏi mỗi ngày

( Đưa d/c phù hợp)

* Đánh giá, mở rộng: Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, luôn khoe khoang bản thân, tự cho rằng mình tài giỏi.

Ví dụ: như chú Dế Mèn trong truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí “ của nhà văn Tô Hoài

*Bài học nhận thưc, hành động

- Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất

- Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của

0.5

0.25

0,25

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

(15)

mình là lớn lao, là vĩ đại

* Nêu cảm nghĩ của em về dức tính khiêm tốn. Rút kinh nghiệm học tập cho bản thân

0,25

Câu 2

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Hiểu và thể hiện tốt phương pháp làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Bố cục bài viết chặt chẽ. Lời văn chuẩn xác.

Trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp.

b. Xác định đúng nội dung nghị luận c. Yêu cầu về kiến thức

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng:

+ Nhà văn Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu rộng với cuộc sống nông thôn, Làng là truyện ngắn xuất sắc của ông.

+ Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

II. Thân bài

1. Khái quát về nhân vật và tình huống nảy sinh sự chuyển biến tâm trạng của ông Hai

- Nhân vật ông Hai người nông dân yêu, tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều xoanh quay chuyện làng chợ Dầu.

+ Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, khoe làng của mình với mọi người.

- Nhân vật được đặt trong tình huống ngặt nghèo có tính thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tình yêu làng của mình: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian.

2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai

- Khi đang vui mừng tin thắng trận ở khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ:

làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông bất ngờ, choáng váng (Cổ ông nghẹn ắng lại như không thở được).

- Ông cố trấn tĩnh bản thân, ông hỏi lại như thể không tin vào những điều vừa nghe thấy nhưng người phụ nữ tản cư khẳng định chắc chắn khiến ông Hai sững sờ, ngượng ngùng, xấu hổ (ông cố làm ra vẻ bình thản, đánh trống lảng ra về).

+ Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như không thở được.

0,5

0,5

2,0

(16)

- Về tới nhà ông tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con (nước mắt lão cứ dàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?)

+ Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai

- Nghe thấy tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài

+ Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt gian ông lại chột dạ.

→ Tác giả diễn đạt cụ thể nỗi lo lắng, sợ hãi tới mức ám ảnh thường xuyên của ông Hai, trong tâm trạng ông lúc nào cũng thường trực nỗi đau xót, tủi hổ trước tin làng mình theo giặc.

- Tình yêu làng quê và tình yêu làng trong ông có cuộc xung đột lớn, gay gắt. Ông Hai dứt khoát chọn theo cách mạng “Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”.

+ Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình yêu làng, dù xác định như thế nhưng trong lòng ông vẫn chan chứa nỗi xót xa, tủi hổ.

+ Ông Hai tiếp tục rơi vào bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi nơi khác

- Đoạn văn diễn tả cảm động, chân thật nỗi đau sâu xa trong lòng và sự chân thành của nhân vật ông Hai

- Ông Hai chỉ biết tâm sự nỗi lòng mình với đứa con chưa hiểu sự đời. Lời nói của ông với con thực chất là lời nói để ông tỏ lòng mình: nỗi nhớ, tình yêu làng, sự thủy chung với kháng chiến, cách mạng

- Khi nghe tin cải chính, ông Hai như sống lại, mọi nỗi xót xa, tủi hờn, đau đớn tan biến, thay vào đó là niềm hân hoan, hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu cười của ông (dẫn chứng trong văn bản)

3. Thành công nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật

- Đặt tâm trạng nhân vật vào tình huống thử thách để khai thác chiều sâu tâm trạng

- Thể hiện tâm trạng nhân vật tài tình, cụ thể qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, cử chỉ.

+ Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân, và thế giới tinh thần của người nông dân.

III. Kết bài

- Tâm trạng nhân vật ông Hai được thể hiện qua nhiều cung bậc tinh tế, chân thật, đa dạng: diễn tả đúng, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.

- Ông Hai người yêu làng mạnh mẽ, say sưa, hãnh diện thành thói quen 1,0

0,5

(17)

khoe làng, qua tình huống thử thách tình cảm đó càng trở nên sâu sắc hơn.

- Chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc về người nông dân và thế giới tinh thần của họ

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ

nghĩa tiếng Việt.

0,25

Tổng điểm 10,0

Trường: THCS Yên Thọ Tổ: Khoa học Xã hội

Họ và tên giáo viên:

Nguyễn Thị Tuyết Mai

(18)

Tiết 129: VĂN BẢN: NÓI VỚI CON (Y Phương)

I. MỤC TIÊUCẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Học sinh cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.

- Tình yêu gia đình, quê hương sâu nặng cùng trân trọng những hạnh phúc nhỏ bé của con người qua lời thơ Y Phương.

- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong đoạn thơ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Kĩ năng đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình

- Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ miền núi.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Bồi dưỡng tình cảm gia đình – Biết trân trọng những gì gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình.

- Nhân ái: Yêu mọi người xung quanh - Chăm chỉ: Chịu khó học tập bộ môn

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với cha mẹ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, vở soạn.

- Thiết bị: Máy tính, điện thoại…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (01 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (03 phút)

? Nêu ý nghĩa dòng cuối cùng của bài thơ “Sang thu”: Thu 1977.

- Dự kiến trả lời: Đây là thời gian ra đời tác phẩm vào mùa thu năm 1977, là mốc thời gian con người đi qua khó khăn, gian khổ và sự chuyển mình của đất nước từ chiến tranh sang hòa bình…

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề b. Nội dung hoạt động:

- HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.

d. Tổ chứchoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

(19)

GV cho HS nghe bài hát Cha và con gái.

? Cảm xúc của em khi nghe lời bài hát.

Bước 2: Hs suy nghĩ trả lời cá nhân Bước 3: Hs trả lời (trình bày 1 phút).

Dự kiến:

- Ý nghĩa bài hát: Cha luôn là chỗ dựa vững chắc cho con trên hành trình dài của cuộc đời. Dù khó khăn, nhọc nhằn con luôn có cha che chở, con luôn phải nhớ nguồn cội của mình.

Bước 4: Gv nhận xét và dẫn vào bài: Tình cha con, tình mẫu tử, tình cảm gia đình là nguồn cảm hứng bất tận đối với những người sáng tạo nghệ thuật. Mỗi tác phẩm ra đời đều mang thông điệp ý nghĩa: là những lời nhắn gửi, những bài học làm người hay khẳng định tình cảm gia đình luôn là điều đáng trân trọng và cao quý. Tiết học hôm nay, cô và các em cùng tìm hiểu tình cảm cha con qua bài thơ

“Nói với con” của tác giả Y Phương.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.

- Tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ Y Phương.

- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ b) Nội dung hoạt động:

- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản - Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản

- Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

- Tổng kết về văn bản c) Sản phẩm học tập:

- Những nét khái quát về tác giả và văn bản.

- Những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.

- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

* Báo cáo kết quả:

- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).

* Đánh giá nhận xét:

- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.

(20)

- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Gọi HS đọc chú thích (Sgk)

GV chiếu chân dung nhà thơ

- HS quan sát chân dung tác giả, hình ảnh sách…

- HS đọc thông tin về tác giả, văn bản.

- GV phát phiếu bài tập số 1, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.

- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.

Phiếu bài tập số 1:

Văn bản : Nói với con Tác giả

Hoàn cảnh ra đời:

Thể thơ

Phương thức biểu đạt chính Những thông tin về tác giả và văn bản giúp cho em như thế nào về việc đọc văn bản?

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả:

1. Tác giả

Y Phương sinh năm 1948 tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.- quê ở Trùng Khánh Cao Bằng- dân tộc Tày.

Năm 1993 ông là Chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng…

- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.

2. Tác phẩm

+ Bài thơ được trích trong

“ Thơ VN 1945- 1985”.

+ Thơ tự do, câu vần nhịp theo dòng cảm xúc

+ Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

- HĐ chung: Đọc văn bản:

Cần đọc văn bản với giọng điệu như thế nào?

+ Giáo viên đọc mẫu + HS nghe và đọc văn bản Tìm hiểu chú thích:

+ Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK.

+ HS trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Dựa vào các ý hãy chia bố cục cho văn bản?

II. Đọc – hiểu văn bản . 1. Đọc và tìm hiểu chú thích

- HS đọc diễn cảm được văn bản

- Học sinh đọc hiểu được các chú thích

2. Bố cục văn bản + Có thể chia 2 phần

Phần 1: Từ đầu đến “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng

(21)

đỡ của cha mẹ và sự đùm bọc của của quê hương.

Phần 2: Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục ứng đáng với truyền thống ấy.

Giáo viên chiếu 11 câu thơ đầu, yêu cầu học sinh đọc.

Phiếu học tập nhóm(5p) Bước 1: Giao nhiệm vụ Nhóm 1,2: 4 câu thơ đầu

Nhịp thơ?

Hình ảnh?

Từ ngữ

?

Biện pháp nghệ thuật?

...

...

...

...

...

...

...

...

-> Không khí gia đình?

Nhóm 3,4: 5 câu thơ tiếp Nhịp

thơ?

Hình ảnh?

Từ ngữ

?

Biện háp nghệ thuật?

...

...

..

..

...

...

...

...

...

...

-> Quê hương đối với con?

Bước 2: Hs suy nghĩ trả lời vào phiếu học tập, gv quan sát tháo gỡ những vướng mắc cho học sinh Bước 3: Hs các nhóm trả lời

Bước 4: Gv nhận xét và chốt bảng, hỏi khắc sâu, bình giá nâng cao

- Dự kiến sản phẩm:

Nhóm 1,2:

Nhịp thơ?

Hình ảnh?

Từ ngữ

Biện pháp nghệ

3.Tìm hiểu chi tiết văn bản.

a. Con lớn lên trong yêu thương của cha mẹ sự đùm bọc của quê hương.

(22)

? thuật?

Nhịp thơ:

2/3

Hình ảnh: “ chân phải”,

“chân trái”,

“một bước”, “ hai bước”

Từ ngữ:

động từ

“bước”,

“chạm”,

“tới”

Biện pháp nghệ thuật: liệt kê, cấu trúc đối xứng - Gợi liên tưởng đến những bước chân chập chững đầu tiên của một em bé, gợi lên ánh mắt như đang dõi theo và vòng tay dang rộng chào đón của cha mẹ.

-> Không khí gia đình: đầm ấm, quấn quýt. Con lớn lên trong sự yêu thương, nâng

ỡ và mong chờ của cha mẹ.

Nhóm 3,4: 5 câu thơ tiếp Nhịp

thơ?

Hình ảnh?

Từ ngữ

?

Biện pháp nghệ thuật?

Nhịp thơ:

linh hoạt

Hình ảnh: “ đan lờ cài nan hoa”,

“vách nhà ken câu hát”,

“rừng”, “ hoa”

-> gợi bàn tay lao động cần cù, khéo léo, tài hoa;

tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng, gợi thế giớ

Từ ngữ: lối nói hình ảnh “ người đồng mình”, hô ngữ “ con ơi”, động từ “cài”,

“ken”

-> Khiến lời cha với con trìu mến, thân thương;

động từ cài, ken vừa miêu tả được

Biện pháp nghệ thuật:

nhân hóa “ rừng cho hoa...tấm lòng”, điệp từ

“cho”

-> gợi sự hào phóng, yêu thương của thiên nhiên, núi rừng và quê

- Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.

-> Con lớn lên trong sự yêu thương, nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.

-> Con lớn lên trong cuộc sống lao động và nghĩa tình sâu nặng của quê hương.

(23)

tâm hồn tinh tế và tràn đầy lạc quan.

động tác khéo léo trong lao động vừa gợi sự gắn bó của

“người đồng mình”

hương.

-> Quê hương nuôi dưỡng và che chở cho con khôn lớn, trưởng thành.

Theo dõi hai câu thơ:

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

Thảo luận cặp đôi(2’): Việc người cha nhắc lại kỉ niệm về ngày cưới có ý nghĩa gì?

Dự kiến trả lời: Nhớ về ngày cưới là nhớ về kỷ niệm cho sự khởi đầu của một gia đình. Nó là minh chứng cho tình yêu và con chính là kết tinh từ tình yêu ấy.

Từ đó người cha nhấn mạnh: kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc của cha mẹ cũng chính là cội nguồn sinh dưỡng của con., con lớn lên từ tình yêu, hạnh phúc.

? Qua khổ thơ, người cha muốn nói với con điều gì?

- Người cha muốn con luôn nhớ về cội nguồn, về quê hương mình.

GV bình, chuyển ý: Đoạn thơ là lời dặn dò, nhắn nhủ tâm tình của người cha về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con: gia đình, quê hương chính là nền tảng cơ bản để tiếp bước cho con khôn lớn, trưởng thành. Bởi vậy, con phải luôn sống bằng tất cả tình yêu và niềm tin. Vậy người cha còn nói với con về điều gì nữa? Mời các em đọc 17 câu thơ tiếp the0

b. Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha về con.

- Cuộc sống của “ người đồng mình” vất vả, gian nan, khổ cực.

(24)

- Phẩm chất:

+ Mạnh mẽ, bền bỉ, gắn bó với quê hương.

+ Giàu ý chí

+ Giữ gìn tập quán quê hương

- Người cha muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương, dặn con cần tự tin mà vững bước đi trên đường đời.

? Em hãy khái quát những nét chính về nghệ thuật của bài thơ ? Qua bài thơ em thấy tình cảm của người cha đối với con như thế nào? điều lớn nhất người cha muốn truyền cho con, giáo dục con là gì?

- HS trình bày - Nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe gv chốt và ghi bài

Giáo viên cho học sinh đọc lại ghi nhớ SGK

4. Tổng kết a. Nghệ thuật

- Giọng điệu tha thiết, dùng nhiều câu cảm

- Hình ảnh cụ thể - Bố cục mạch lạc b. Nội dung

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.

Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

* Ghi nhớ/SGK 3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập b) Nội dung hoạt động:

- HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.

c) Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

(25)

- GV phát phiếu bài tập.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập…

* Báo cáo kết quả:

- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.

* Kết luận, đánh giá:

- HS, GV đánh giá, nhận xét.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV yêu cầu HS làm phiếu học

tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”( Nói với con- Y Phương)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó?

Câu 2: Tác giả đã chỉ ra cội nguồn sinh dưỡng của con là

Gợi ý:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do với những câu thơ dài, ngắn khác nhau, rất linh hoạt, phù hợp với việc giãi bày, tâm sự.

Nhờ đó, nhà thơ dễ dàng bộc bạch tâm tư, xúc cảm, khi ân cần, tha thiết, trầm lắng, khi mạnh mẽ, nghiêm khắc. Câu 2: Cội nguồn sinh dưỡng của con là gia đình( 4 câu đầu và 2 câu cuối khổ 1) với tình yêu sâu sắc, ví đại của cha mẹ; là quê hương- nơi có những “ người đồng mình” chăm chỉ, khéo léo trong lao động, có tâm hồn phóng khoáng, lạc quan;

nơi có núi rừng tươi đẹp, hào phóng.

Câu 3: Ở bốn câu thơ đầu, nhà thơ có cách diễn đạt rất đặc biệt: “ chạm tiếng nói”, “ tới tiếng cười”. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác- tiếng cười phải cảm nhận bằng thính giác nay được tác giả cảm nhận bằng xúc giác- đã khắc họa hình ảnh em bé đang chập chững tập đi thật dễ thương; đồng thời hữu hình hóa niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình nhỏ. Cấu trúc đối xứng giữa các cặp câu ( 1-2, 4-3) tạo âm điệu vui tươi cho đoạn thơ.

Câu 4:

- “ người đồng mình”: là người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, thân thương.

- Khi nói với con về người đồng mình, người cha nhắc tới ngày cưới để người con nhắc tới cội nguồn, quê hương, gia đình.

Câu 5: Cuộc sống của “người đồng mình”

được tái hiện qua những hình ảnh

(26)

những yếu tố nào?

Câu 3: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ ở bốn câu thơ đầu?

Câu 4: Em hiểu thế nào về cụm từ “ người đồng mình” ? Tại sao khi nói với con về người đồng mình, người cha lại nhắc tới ngày cưới của cha mẹ

Câu 5: Cuộc sống của “người đồng mình” được tái hiện qua những hình ảnh nào? Qua đó em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của họ?

Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.

Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát

Câu thơ trên gợi đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tài hoa trong lao động của con người. Câu sau tả thực cuộc sống sinh hoạt đời thường của người đồng mình: vách nhà không chỉ được ken bằng gỗ mà còn được ken bằng những câu hát say sưa; qua đó gợi tâm hồn lạc quan của người đồng mình.

4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu:

- Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học.

b) Nội dung:

- HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

c) Sản phẩm học tập:

- Đoạn văn.

d) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

- GV nêu yêu cầu bài tập.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập…

* Báo cáo kết quả:

- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.

* Kết luận, đánh giá:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bài tập: Đặt mình vào nhân vật

người con trong bài thơ. Viết một đoạn văn ngắn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.

Với đề bài hướng dẫn HS cách làm bài, GV yêu cầu HS:

- Chỉ ra vấn đề cần nghị luận

Bài tập: Đặt mình vào nhân vật người con trong bài thơ. Viết một đoạn văn ngắn về cảm

xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.

Dự kiến sản phẩm:

Cha kính yêu!

Cảm ơn cha vì tất cả. Nhận được thư cha gửi con càng hiểu ra rằng cha thương yêu con

(27)

- Xác định phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn văn.

- Xác định các thao tác lập luận được sử dụng.

- Tìm ý và lập dàn ý cho đoạn văn.

- Viết câu văn mở đoạn các câu trong phần thân đoạn, câu kết đoạn.

- Chỉnh sửa bài viết.

Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.

nhường nào. Tình yêu thương mà cha dành cho con tựa như lá của cây trong rừng, trong lành như con suối trong thung. Con lớn lên, khôn lớn trưởng thành như thế này là nhờ bàn nay nuôi nấng chăm sóc, quan tâm của cha mà thành. Cha dạy dỗ con những điều mà con người ta nên làm. Con sẽ sông như lời cha dặn, sẽ cố gắng cống hiến sức mình cho quê hương, cho đất nước mình ngày càng tươi đẹp. Cha luôn bên cạnh con trên suốt chặng đường mà con bước. Ngày thơ bé cha và mẹ bên con nhìn con những bước đi chập chững vào đời, rồi dần con trưởng thành cha bên cạnh dạy dỗ chỉ bảo con thành người. Dưới sự chỉ bảo của cha, con hiểu được rằng:” rừng cho hoa”,” con người cho những tấm lòng”.

Con hiểu rằng bản thân mình phải sống như thế nào để cống hiến hết mình vì Tổ quốc, quê hương. Cho dù đường đời có chông gai thế nào, con phải " lên thác xuống gềnh" ra sao thì con vẫn sẽ luôn cố gắng làm mọi điều có thể, con sẽ không gục ngã trước thất bại. Cha, con nhất định sẽ làm được, con sẽ cố gắng hết để xây dựng quê hương, đất nước, báo ơn Tổ quốc.

Con yêu cha!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

Địa y có dạng hình cành, vẩy , búi sợi, thường sống.. bám trên trên thân cây gỗ hoặc

- Hs đọc được bài TĐN số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng; Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên: Đàn nhị, đàn tam, đàn

- Thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật của quy trình giâm cành, chiết cành và ghép - Hình thành kỹ năng lựa chọn cành hợp lý và chọn thời điểm thích hợp để trồng

1. Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh và sơ đồ về quy trình chiết cành, thực hành trước cho quen để hướng dẫn học sinh, mẫu cành chiết....

Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh và sơ đồ về quy trình chiết cành, thực hành trước cho quen để hướng dẫn học sinh, mẫu cành chiết.... Phương pháp

Câu 1: Vận dụng kiến thức lý thuyết đã học, em hãy thực hành ghép đoạn cành, ghép mắt nhỏ có gỗ, ghép chữ

Phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con.. Phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoan