• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường: THCS Yên Thọ Tổ: KHXH

Họ và tên giáo viên:

Vũ Thị Minh Trang NGẮM TRĂNG. ĐI ĐƯỜNG

Môn học: Tự chọn văn; Lớp: 8A, 8B, 8C Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU Ngắm trăng:

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù và hoàn cảnh thử thách trên đường.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.

- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau).

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về giản dị mà rất đỗi kiên cường của Bác Hồ với cuộc đời cách mạng khó khăn gian khổ nhưng phong thái ung dung tự tại vượt lên hoàn cảnh.

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước, kiên cường – Hồ Chí Minh;

- Năng lực tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về hình ảnh để thấy tâm tư, tình cảm ý chí sáng ngời của người Bác Hồ.

(2)

- Năng lực cảm thụ tác phẩm văn học: Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm. Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Phẩm chất:

- tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, sống có lý tưởng, vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn để đấu tranh vì tự do vì hòa bình cho dân tộc Việt Nam.

4. Các ND tích hợp:

- GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch.

- GD môi trường: qua bức tranh thiên nhiên trong 2 văn bản: Đi đường và Ngắm trăng đã cho thấy tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu quê hương của Bác Hồ.

Mỗi chúng ta hãy biết trân trọng thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.

- GD KNS:

+ KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về giản dị mà rất đỗi kiên cường của Bác Hồ với cuộc đời cách mạng khó khăn gian khổ nhưng phong thái ung dung tự tại vượt lên hoàn cảnh.

+ KN tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước, kiên cường – Hồ Chí Minh;

+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về hình ảnh để thấy tâm tư, tình cảm ý chí sáng ngời của người Bác Hồ. (Sử dụng các PP: động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, hỏi - đáp...)

- GD đạo đức: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, sống có lý tưởng, vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn để đấu tranh vì tự do vì hòa bình cho dân tộc Việt Nam.

=> giáo dục về giá trị giản dị, trách nhiệm, yêu thương, hòa bình...

5. Yêu cầu đối với HS khuyết tật Nguyễn Bá Thế lớp 8A: Hiểu được

(3)

- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.

Đi đường:

1. Về kiến thức:

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.

- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.

- Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước hoàn cảnh.

- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ ( biết được hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu biết sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau bài này)

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.

- Năng lực tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị ND và NT của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ văn học: Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.

Phân tích, cảm nhận được những đặc sắc nghệ thuật để hiểu nội dung văn bản.

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái (yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; lòng kính yêu, tự hào về Bác, về lối sống có lý tưởng, tinh thần lạc quan); trách nhiệm, chăm chỉ (học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác)

4. Các ND tích hợp:

(4)

* Kĩ năng sống:

+ Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.

+ Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị ND và NT của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.

+ Xác định giá trị bản thân : biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.

* Liên môn: Lịch sử: Cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, hoàn cảnh sáng tác bài thơ; Âm nhạc: Thưởng thức những bài hát về Bác; Mĩ thuật: Vẽ tranh về Bác và minh hoạ cho những bài thơ của Bác.

* Giáo dục đạo đức: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. gắn bó với thiên nhiên; yêu thương, trân trọng con người, gia đình; bồi đắp tình cảm và lối sống yêu thương tình nghĩa; kính yêu, trân trọng, biết ơn vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc

 Giáo dục về giá trị giản dị, yêu thương, trách nhiệm, tự do, hoà bình...

* GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch.

5. Yêu cầu đối với HS khuyết tật Nguyễn Bá Thế lớp 8A: Hiểu được

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.

- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.

- Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước hoàn cảnh.

- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ ( biết được hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu biết sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau bài này)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

(5)

1. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh).

2. Chuẩn bị của học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan, tranh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1:

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (TG: 5p) a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

b. Nội dung hoạt động

Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề c. Sản phẩm học tập

- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv: nêu câu hỏi

Đọc một số bài thơ của Bác mà hs đã chuẩn bị ở nhà. Em hiểu được điều gì về Bác từ những văn đó ?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: trả lời

(6)

- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs - Dự kiến sản phẩm

* Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng * Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung đánh giá - GV nhận xét đánh giá

->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

Giáo viên giới thiệu tập NKTT -> Hs quan sát -> Đây là tập thơ cảm hứng trữ tình duy nhất của HCM được Người sáng tác khá liên tục trong chuỗi ngày bị tù đày ở Quảng Tây (Trung Quốc). Tập thơ gồm 133 bài viết bằng chữ Hán. Trong đó 2 bài thơ “Đi đường”, “Ngắm trăng” được coi là bài thơ thể hiện tinh thần vượt lên gian khổ để làm chủ hoàn cảnh của Bác. Chúng ta cùng ôn tập 2 bài thơ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (TG: 40P) a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về văn bản

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? HS hoạt động cặp đôi hoàn thiện phiếu HT

Ngắm trăng Đi đường

Tác giả

Hoàn cảnh sáng tác Xuất xứ

PTBĐ chính Bố cục Nội dung

(7)

Nghệ thuật

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh hoàn thiện phiếu HT

Yêu cầu đối với HS khuyết tật Nguyễn Bá Thế lớp 8A: tham gia hđ cặp đôi hoàn thiện phiếu HT.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày, HS khác nhận xét đánh giá.

+ Dự kiến sản phẩm

Đi đường Ngắm trăng

Tác giả Hồ Chí Minh (1890 -1969)

Là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc và nhà thơ lớn của đất nước.

Là chiến sĩ cộng sản quốc tế.

Là danh nhân văn hoá thế giới.

Hoàn cảnh sáng tác

khi Người bị bắt giam và giải tới các nhà lao của tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

Xuất xứ Trích trong tập thơ “ Nhật kí trong tù “( 133 bài thơ chữ Hán).

Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt PTBĐ chính Biểu cảm

Bố cục 2 phần

Nội dung Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết

Tinh thần lạc quan cách mạng Chất thép và tình trong thơ Bác.

Tình yêu thiên nhiên tha thiết của người tù

Phong thái ung dung tự tại, sức mạnh tinh thần kì diệu

Bài thơ là một cuộc vượt ngục tinh thần đặc biệt của người tù

(8)

Hồ Chí Minh.

Nghệ thuật Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, bình dị tự nhiên

Chất cổ điển kết hợp với hiện đại

Thể thất ngôn tứ tuyệt giản dị mà hàm súc

Kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại

Sử dụng BPTT vừa giản dị vừa hàm súc

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án..

Tiết 2:

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (TG: 20p)

a) Mục tiêu: Hs nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b) Nội dung: HS sử dụng kiến thức của mình để thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:Bài thơ “Đi đường” có mấy lớp nghĩa?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Dự kiến trả lời

Bài thơ có 2 lớp nghĩa:

- Nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi cùng với đó là những thử thách, chông gai khi leo núi để lên đỉnh. Thành quả đó là chinh phục ngọn núi và thu mọi cảnh vật vào tầm mắt.

(9)

- Nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời sẽ gặp phải nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng với sự quyết tâm, kiên trì cùng những nỗ lực rồi sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Sự nghiệp cách mạng nhất định thắng lợi.

→ Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa 1-2 phiếu, cho điểm.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (TG: 24p)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS viết đoạn văn c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Qua bài thơ “Ngắm trăng” giúp em hiểu gì về con người Bác? hãy trình bày thành một đoạn văn khoảng 6-8 câu

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ GV gợi ý:

- Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra ung dung tự tại, hiên ngang trước cảnh tù ngục gian khổ.

- Tình yêu mãnh liệt của Bác giành cho thiên nhiên, một tâm hồn thi ca lãng mạn.

- Tinh thần một người chiến sĩ anh dũng, không màn đến cảnh tù ngục, đói rét vẫn yêu thơ, yêu đời.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày - Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS nhận xét, đánh giá, GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà (1p)

(10)

- Hoàn thành bài tập

- Chuẩn bị bài mới: “Câu nghi vấn”

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

Câu 5: Trong từng bước phân loại bằng khóa lưỡng phân từ đầu đến cuối người ta luôn phân loại các loài sinh vật thành mấy nhóm..

Khi thử máu để truyền, với máu của vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính.. Nhóm máu O

Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình. Hút thuốc lá có hại

1.Kiến thức : Giúp HS nắm được các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông - Biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông để chứng minh tam

Nắm được cạnh đối diện với góc tù (góc vuông) trong tam giác tù (tam giác vuông) là cạnh lớn

Từ một điểm B nằm ngoài đường thẳng a có thể kẻ được vô số đường vuông góc và đường xiên đến.. đường