• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 20/09/2020 Tiết 4 Ngày giảng:

LUYỆN TẬP, TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Khắc sâu kiến thức về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục đích nói và câu phân lọai theo cấu tạo

2. Kĩ năng:

Làm bài kiểm tra

3. Thái độ: Có ý thức tốt khi học môn Ngữ văn

4. Phát triển năng lực HS: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; năng lực tự quản bản thân

5. Phẩm chất: sống yêu thương, trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.

* Tích hợp kĩ năng sống: Ra quyết định, lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: Trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau. ->các giá trị TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Nghiên cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo, KHDH, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.

2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC – GIÁO DỤC:

1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Mở đầu

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan.

- Thời gian: 3 phút

(2)

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục đích nói và câu phân lọai theo cấu tạo, tiết học này chúng ta sẽ tiến hành tổng kết, luyện tập chủ đề

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS nắm Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục đích nói và câu phân lọai theo cấu tạo

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, phân tích, giải thích, thuyết trình, quy nạp, thảo luận nhóm; kĩ thuật động não.

- Thời gian: 5 phút

GV cho HS nhắc lại kiến thức về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục đích nói và câu phân lọai theo cấu tạo

*Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Hướng dẫn hs vận dụng kiến thức làm bài tập - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm

- Thời gian: 25 phút

Bài 1: Cho ba từ sau: đỏ, đo đỏ, đỏ hỏn a. Nêu đặc điểm cấu tạo của từng từ trên?

b. Phân biệt từ đơn, từ ghép và từ láy?

Bài 2:

Cho các từ sau:ba ba, linh tinh, núi, thủy tinh, biển, xanh rì, ốc bươu, liêu xiêu, xây dựng, chuột, lò sưởi, lách cách, mấp mô, nhỏ nhoi, êm dịu, thần, khỏe mạnh, hòa hợp, khanh khách, rau muống, tàu hỏa.

Hãy sắp xếp các từ trên vào 3 nhóm: từ đơn, từ láy, từ ghép?

I. Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt.

Bài 1: Gợi ý

- Đỏ gồm một tiếng – từ đơn.

- Đo đỏ gồm hai tiếng được tạo ra nhờ phép láy âm – từ láy.

- Đỏ hỏn gồm hai tiếng được tạo ra không nhờ phép láy âm –từ ghép.

Bài 2:

Gợi ý:

Học sinh dựa vào cách phân loại từ để làm.

- Từ đơn: núi, biển, chuột, thần.

- Từ ghép: hoa hồng, rau muống, thủy tinh, ốc bươu, xây dựng, lò sưởi, êm dịu, khỏe mạnh, tàu hỏa, ba ba (ba ba là từ đơn đa âm, không phải từ láy),....

- Từ láy: linh tinh, nhỏ nhoi, liêu

(3)

Nhận biết các phép tu từ có trong các câu sau và cho biết tác dụng:

1. ''Người là cha, là bác, là anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ'' 2. ''Một tay lái chiếc đò ngang

Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày'' 3. ''Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa''

Bài 1 Thêm các từ ngữ thích hợp biến đổi câu sau thành các câu nghi vấn mang nội dung hỏi khác nhau.

Bạn Lan học bài.

Bài 2. Đọc đoạn trích sau:

[...] Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà

xiêu, lách cách, khanh khách, mấp mô…

II. Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ) 1.Trong câu thơ trên phép hoán dụ thể hiện ở chỗ: "quả tim lớn" và

"trăm dòng máu nhỏ". Ở đây quả tim lớn để chỉ tấm lòng bao la trời biển của Bác Hồ, trăm dòng máu nhỏ để chỉ triệu triệu người dân Việt Nam.

=> thể hiện rõ hơn tình thương, tình yêu của Bác dành cho mỗi người dân nước Việt, tình cảm lớn lao ấy không gì có thể sánh được.

2. Trong câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở chỗ "một tay". ở đây, "một tay" để chỉ hình ảnh mẹ Suốt

=> Cho thấy sự cảm phục của nhà thơ trước hình ảnh người mẹ Suốt 3. Trong câu thơ trên sử dụng biện pháp so sánh ở : mặt trời - hòn lửa, nhân hóa ở : sóng - cài then, đêm - sập cửa

=> Cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ,tác giả đã ví mặt trời lúc lặn như một ngọn lửa bừng cháy thắp sáng xuống mặt biển cho thấy vũ trụ rất bao la và rộng lớn, đồng thời cho thấy sự tinh tế của tác giả khi miêu tả sự chuyển đổi giữa 2 thời khắc là ngày và đêm

III. Câu phân loại theo mục đích nói và câu phân lọai theo cấu tạo

(4)

nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “ Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”

a. Tìm câu cầu khiến trong đoạn trích?

b. Chỉ ra sự khác nhau trong việc sử dụng dấu hiệu hình thức trong các câu cầu khiến có trong đoạn trích.

c. Qua đoạn trích, em rút ra được bài học gì về cách sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp?

Bài 1 Đáp án:

+ Bạn Lan học bài à?

+ Bạn Lan có học bài không?

+ Bạn Lan đã học bài chưa?

+ Bạn Lan không học bài à?

+ Sao bạn Lan không học bài?

Bài 2. Đáp án:

a. Câu cầu khiến có trong đoạn trích:

+ Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!

+ Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.

b. Chỉ ra sự khác nhau trong việc sử dụng dấu hiệu hình thức trong các câu cầu khiến có trong đoạn trích.

+ Câu “Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!”

Có từ “ hãy” và dấu chấm than ở cuối câu. Từ “ hãy” biểu thị sự an ủi của ông giáo đối với lão Hạc khi lão Hạc đã mất.

+ Câu “ Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.” Có từ “đừng” nhưng được sử dụng dấu chấm cuối câu để ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng hơn.

Mặt khác từ “ đừng” ở đây cũng

(5)

biểu thị sự khuyên can có tính chất an ủi, động viên đối với người đã khuất.

c. Bài học gì về cách sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp: (nêu phù hợp ) có thể nêu sử dụng câu cầu khiến phù hợp với đối tượng và văn cảnh nhất định

*Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết vấn đề thực tiễn - Phương pháp dạy học: thực hành

- Thời gian: 5 phút

BT vận dụng: GV HD VN: Tập viết 1 đ/v có tính sử dụng ít nhất 1 biện pháp tu từ 4. Củng cố: (5p) Gv khái quát nội dung bài.

?Nêu lại kiến thức cơ bản bài học 5. Hướng dẫn về nhà (1p):

- Học kỹ bài, làm các bài tập còn lại.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Cách thực hiện. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

- Các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn bản thuyết minh là kể chuyện, tự thuật, đối thoại( hỏi - đáp) theo lối ẩn dụ, nhân hoá, các hình thức

Câu 13: Xác định các bộ phận cấu tạo ngoài của thân trên mẫu vật của GV (cây bưởi con) và dạng thân của nó là gì.. Câu 14: So sánh cấu tạo trong của rễ

- Kinh tế công nghiệp phát triển vượt bậc, hình thành các tổ chức độc quyền và các ông vua công nghiệp lớn. GV lấy ví dụ vua công nghiệp Rốc-pheo-lơ, Mooc-gân, Pho

- GV giới thiệu một số tranh đẹp về đề tài phong cảnh quê hương, kết hợp với câu hỏi:.. Màu sắc như

- Kĩ thuật: Động não, phát hiện vấn đề , hỏi và trình bày GV: Chia nhóm và vị trí tập kết của các nhóm tại sân trường HS: Về vị trí nhóm mình theo sự phân công của