• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngũ văn 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngũ văn 9"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GIÁO DỤC VĨNH YÊN TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9

Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Ghi vào bài làm chỉ một chữ cái A, B, C, hoặc D trước phương án trả lời đúng.

Câu 1. Vấn đề chủ yếu được nói đến trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà là gì?

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu viết về đề tài gì?

A. Tình đồng đội B. Tình quân dân C. Tình anh em D. Tình bạn bè Câu 3. Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí”?

A. Là những người cùng một giống nòi.

B. Là những người sống cùng một thời đại.

C. Là những người cùng theo một tôn giáo.

D. Là những người cùng theo một chí hướng chính trị.

Câu 4. Cụm từ in đậm trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” (Đồng chí - Chính Hữu) nói lên điều gì?

A. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu.

B. Tả thực những khẩu súng nằm cạnh bên nhau.

C. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và quân địch.

D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào.

Câu 5. Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?

A. Tiếng Anh B. Tiếng Pháp C. Tiếng Hán D. Tiếng La-tinh Câu 6. Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với một số biện pháp nghệ thuật là gì?

A. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

B. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh.

C. Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh.

D. Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm ) Câu 1 (2.0 điểm) Cho hai câu thơ:

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

(Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2017) a) Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản có chứa hai câu thơ trên.

c) Trình bày nội dung hai câu thơ bằng một đoạn văn khoảng 3 - 5 câu.

Câu 2 (5.0 điểm)

Học sinh chọn một trong hai đề bài sau:

1. Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

2. Phân tích tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” - trích “Truyện Kiều”

của Nguyễn Du và nhận xét về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.

...Hết...

Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

(2)

PHÒNG GIÁO DỤC VĨNH YÊN TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN: NGỮ VĂN 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu Mức tối đa Mức không đạt

1 B Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

2 A Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

3 D Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

4 A Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

5 C Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

6 C Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm )

Câu Nội dung Điểm

1 (2,0 điểm)

a. Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu.

Hs nêu tên đoạn trích: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” vẫn cho điểm.

0,5

b. Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.

0,5

c. - Viết đúng hình thức đoạn văn.

- Nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ:

+ Nêu lên một quan niệm sống của người quân tử trong xã hội phong kiến xưa: thấy việc nghĩa (chống lại cái ác, cái xấu bênh vực, chở che người bị áp bức, bị hại) mà không làm thì con người như thế không phải là người anh hùng.

+ Khẳng định một lẽ sống cao đẹp: Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân dân, coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng, là lí tưởng sống của người quân tử mà Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm qua nhân vật Lục Vân Tiên thể hiện trong hai câu thơ.

1,0

2 (5,0 điểm) Tám câu cuối

“Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Về hình thức: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận ; thân bài triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

Về nội dung: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng được các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và

(3)

dẫn chứng. HS có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận 0,5 b. Phân tích đoạn trích tám câu cuối “Kiều ở lầu Ngưng Bích” 3,5 - Trước hết, ánh mắt của Kiều hướng ra ngoại cảnh và bắt gặp cảnh

"cửa bể chiều hôm"

- Kiều tiếp tục hướng tầm mắt ra ngoại cảnh mong cầu một hơi ấm, một sự tươi vui thì trớ trêu thay cảnh mà Kiều nhìn thấy lại là “hoa trôi man mác”

- Cảnh vật tiếp tục xoáy sâu vào nỗi buồn xót xa cho thân phận của nàng Kiều. Hình ảnh nội cỏ không gợi ra một sức sống, một không gian yên bình, êm ả mà là một sự tẻ nhạt, chán ngắt trong vô vị

- Mỗi một lần Kiều nỗ lực hướng ánh nhìn ra ngoại cảnh thì lại là một lần ngoại cảnh dội thêm vào nỗi buồn, sự xót xa, lạc lõng của Thuý Kiều. Đến hai câu cuối, Kiều như chìm sâu vào nội tâm của chính mình

c. Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du 0,5 - Đoạn thơ gồm bốn cặp câu lục bát cũng là bốn cảnh và cặp câu

được liên kết nhờ điệp ngữ “buồn trông”.

- Nguyễn Du đã vẽ lên một bộ tứ bình tâm trạng hết sức độc đáo và xúc động. Khúc ca khép lại đầy dư âm với hòa tấu của sóng biển,

“sóng lòng”, “sóng đời” đang vang lên.

d. Đánh giá vấn đề 0,5

- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh thiên nhiên đẹp. Đồng thời, đây cũng là một trong những đoạn thơ miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc nhất trong “Truyện Kiều”, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến trình độ bậc thầy. Qua đoạn trích cho thấy, thể thơ lục bát của dân tộc được đại thi hào viết với trình độ mẫu mực cổ điển; hình thức ngôn ngữ độc thoại; nghệ thuật điệp ngữ, đối xứng; sử dụng hình ảnh ước lệ, điển cố; biện pháp tu từ ẩn dụ… được đại thi hào sử dụng sáng tạo, giàu giá trị thẩm mỹ.

- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có giá trị nhân bản sâu sắc đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du trước nỗi đau của Thúy Kiều, một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng bất hạnh:

“Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều”.

0,25

0,25

2 (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp Vũ Nương.

Về hình thức: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận ; thân bài triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

Về nội dung: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng được các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận 0,5

b. Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương: 4,0

(4)

- Ngay ở đầu tác phẩm, qua lời giới thiệu của nhà văn, người đọc đã có những ấn tượng đẹp về nhân vật Vũ Nương.

- Vũ Nương là người vợ yêu chồng, thủy chung son sắt, trọn tình trọn nghĩa.

+ Khi vừa mới kết hôn, nàng đã giữ gìn khuôn phép không từng để lúc nào vợ chồng phải xảy đến thất hoà, luôn giữ cho cảnh gia đình đầm ấm, yên vui.

+ Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng "được hai chữ bình yên", chẳng mong chồng được “đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ”.

+ Những năm tháng xa cách chồng, nàng một lòng thuỷ chung, chờ chồng, nuôi con: “Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

- Trong tác phẩm, Vũ Nương còn khiến người đọc cảm động bởi tấm lòng của một người mẹ rất mực yêu thương con.

- Hơn nữa, người đọc còn vô cùng trân trọng tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương đối với mẹ chồng.

- Vũ Nương còn là người giàu lòng vị tha, trân trọng nhân phẩm và tình nghĩa.

Bị Trương Sinh đẩy đến bước đường cùng, phải chết oan ức mà nàng không hề oán trách, hận thù.

-> Qua ngòi bút đầy trân trọng của Nguyễn Dữ, nhân vật Vũ Nương hiện lên với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam: thủy chung, son sắt, hiếu thảo, hiền dịu, nết na, đảm đang, tháo vát, trọng tình nghĩa...

Đánh giá vấn đề:

Xây dựng tình huống truyện độc đáo, li kì, kịch tính, éo le, ngang trái nhằm khắc sâu bi kịch của Vũ Nương. Nhà văn xây dựng nhân vật không chỉ qua lời nói và hành động mà còn miêu tả sâu sắc những diễn biến tâm lí nhân vật để khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

Truyện kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm (trữ tình) để làm nên một áng văn xuôi tự sự còn sống mãi với thời gian.

- Qua nhân vật Vũ Nương, truyện đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.

0,5

Tổng điểm 10.0

I. MA TRẬN:

Mức độ Nội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

KQ TL KQ TL Tổng

Thấp Cao

KQ TL KQ TL

Truyện Lục Vân Tiên

- Nhớ được thơ.

- Nhớ tên

- Phân tích ý thơ bằng một đoạn

Số câu:1 S.điểm:2 Tỉ lệ:20%

(5)

tác giả, tác phẩm - Nêu nội dung, nghệ thuật.

văn.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:1(c6a) Số điểm:1 Tỉ lệ:10%

Số câu:1 Số điểm:2 Tỉlệ:20%

Phong cách Hồ Chí Minh

Nhớ được chủ đề văn bản

Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉlệ:5%

Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉlệ:5%

Chuyện người con gái Nam Xương/

Đoạn trích: Kiều ở Lầu Ngưng Bích

Phân tích đoạn thơ/

Cảm nhận vẻ đẹp

nhân vật Số câu:1

S.điểm:5 Tỉ lệ:50%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:1(c1) Số điểm:0,5 Tỉ lệ:5%

Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ:50%

Đồng chí - Xác định

đề tài. Nhận biết

ý nghĩa

câu thơ Số câu:3

S.điểm: 1,5 Tỉ lệ:15%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:2 Số điểm:1 Tỉ lệ:10%

Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ:5%

Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ:5%

Từ mượn Vai trò của từ mượn Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:2 Số điểm:1 Tỉ lệ:10%

Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ:5%

Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ:5%

Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ:5%

Văn thuyết minh

Vai trò của yếu tố miêu tả trong thuyết minh Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:2 Số điểm:1 Tỉ lệ:10%

Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ:5%

Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ:5%

Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ:5%

Tổng

Số câu:3 Số điểm:1,5 Tỉ lệ:15%

Số câu:4 Số điểm:2,5 Tỉ lệ:25%

Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ:20%

Số câu:1 Số điểm:4 Tỉ lệ:40%

Số câu:7 Số điểm:10 Tỉ lệ:100%

---Hết---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức các bài đã học, trong đó trọng tâm: Chí công vô tư, Dân chủ và kỉ luật, Bảo vệ hoà bình, Tình hữu nghị giữa các dân

- Đánh giá sự tiếp thu của học sinh về những nội dung kiến thức đã học : địa lí dân cư Việt Nam ; sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam; sự phát triển và phân bố các

Bạn Minh đo khoảng cách từ nơi bạn đứng đến một khóm hoa bên kia con kênh, bạn đã dùng cây sào cao 6m có gắn thước Êke cắm ngay tại nơi Minh đứng, sao cho đường

Câu 2: Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây, công thức nào là saiA. Hệ

Câu 7: Quan sát một đoàn tàu đang chuyển động vào ga, trong các câu mô tả sau đây, câu mô tả nào là SAI.. Đoàn tàu đang chuyển động so với

Câu 27: Khi đặt vật sáng AB song song với mặt gương phẳng ta thu được ảnh A’B’ tạo bởi gương có đặc điểm nào sau đây.. Ảnh có phương vuông góc

- làm đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím hóa xanh, phenolphtalein không màu hóa đỏ.. Chất nào sau đây khi phản ứng với nước tạo thành dung dịch mang tính axit ? A.

 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác..