• Không có kết quả nào được tìm thấy

A- LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "A- LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): "

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19 TUẦN 11 (TỪ 15/11/21 ĐẾN 20/11/21)

1. MÔN: CÔNG NGHỆ 8

A- LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHỦ ĐỀ : GIA CÔNG CƠ KHÍ Bài 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ I. Các vật liệu cơ khí phổ biến :

1. Vật liệu kim loại : a. Kim loại đen :

Thành phần chủ yếu là sắt và cacbon - Nếu tỉ lệ cacbon < = 2,14%: thép - Nếu tỉ lệ cacbon > 2,14% : gang

Ứng dụng: sản xuất dụng cụ gia đình, chi tiết máy, xây dựng, kết cấu cầu đường.

b. Kim loại màu :

- Ngoài kim loại đen (thép,gang) các kim loại còn lại chủ yếu là kim loại màu.

- Tính chất: dễ kéo dài , dễ dát mỏng, chống ăn mòn cao, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt - Ứng dụng: sản xuất đồ dùng gia đình, chế tạo chi tiết máy, vật liệu dẫn điện,..

2. Vật liệu phi kim loại :

Tính chất: dẫn điện , dẫn nhiệt kém, dễ gia công , không bị oxi hóa, ít mài mòn a. Chất dẻo : Gồm hai loại :

+ Chất dẻo nhiệt : + Chất dẻo nhiệt rắn :

b. Cao su : Là vật liệu dẻo , đàn hồi, khả năng giảm chấn tốt,cách điện và cách âm tốt Có hai loại : cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo

II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí :

1. Tính cơ học : gồm tính cứng, tính dẻo, tính bền

2. Tính chất vật lí: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng,..

3. Tính chất hóa học: tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn.

4. Tính chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt…

Trong cơ khí đặc biệt quan tâm đến 2 tính chất là tính chất cơ học và tính công nghệ.

(2)

Bài 20 : DỤNG CỤ CƠ KHÍ I. Dụng cụ đo và kiểm tra :

1. Thước đo chiều dài : (thước lá, thước cuộn)

- Làm bằng thép hợp kim dụng cụ, ít co dãn và không gỉ.

- Công dụng: dùng đo độ dài hoặc xác định kích thước của sản phẩm, để đo kích thước lớn ta dùng thước cuộn.

2. Thước đo góc :

- Êke.

- Ke vuông.

- Thước đo góc vạn năng

II/Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt:

1. Dụng cụ tháo lắp :

- Mỏ lết

- Cờ lê - Tua vít

2. Dụng cụ kẹp chặt :

- Ê tô.

- Kìm.

III/Dụng cụ gia công:

- Búa - Cưa - Đục - Dũa

A. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?

Câu 2: Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu?

Câu 3: Hãy nêu cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt?

Câu 4: Nêu công dụng của các dụng cụ gia công?

C. DẶN DÒ:

- HS ôn lại nội dung bài học, ghi chép bài vào tập.

- Hoàn thành bài tập tuần 11 trên trang lớp học kết nối, hạn chót 17h- 19/11/21 - Xem trước bài 24, 25,26

---HẾT---

(3)

2. MÔN: HÓA HỌC KHỐI 8

Tiết 21: LUYỆN TẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Tiết 22: BÀI LUYỆN TẬP 3

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): Hs tập lại các kiến thức chủ đề 7.

Tiết 21: LUYỆN TẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 1. Các bước lập phương trình hóa hoc:

- Viết sơ đồ phản ứng, gồm CTHH của các chất phản ứng và sản phẩm.

- Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các CTHH.

- Viết phương trình hóa học.

2. Ý nghĩa của phương trình hóa hoc:

- Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong PTHH.

- Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa từng cặp chất.

B. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Hs tập lại các kiến thức chủ đề 5, 6, 7.

Tiết 22: BÀI LUYỆN TẬP 3

C. BÀI TẬP: Hs hoàn thành các bài tập sau:

Bài 1: Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.

a. Vào mùa hè thức ăn bị ôi thiu.

b. Hòa tan mực vào nước.

c. Tẩy màu vải xanh thành trắng.

d. Đốt cháy than tỏa ra rất nhiều nhiệt.

e. Đốt một mẩu kim loại thấy khối lượng tăng lên

BÀI LUYỆN

TẬP 3

Sự biến đổi chất

Phản ứng hóa học

Định luật bảo toàn khối lượng

Phương trình hóa học

(4)

Bài 2: Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa N

2

và H

2

tạo ra

ammoniac NH3

.

Hoàn thành bảng sau:

Tên các chất tham gia Tên sản phẩm

Phân tử biến đổi Phân tử tạo thành

Liên kết giữa các nguyên tử trước phản ứng

Liên kết giữa các nguyên tử sau phản ứng

Số nguyên tử H trước và sau phản ứng Số nguyên tử N trước và sau phản ứng

Bài 3: Lập phương trình hóa học sau và cho biết tỉ lệ các chất trong PTHH.

a. K + O

2

→ K

2

O b. Zn + HCl → ZnCl

2

+ H

2

c. Fe

2

O

3

+ H

2

→ Fe + H

2

O

d. Ca(OH)

2

+ Na

2

CO

3

→ CaCO

3

+ NaOH

Bài 4: Nung 122,5 gam potassium chlorate (KClO

3

) thu được 74,5 gam potassium chloride (KCl) và khí thoát ra. Biết rằng khí thoát ra có thể duy trì sự cháy và sự sống.

a. Dấu hiệu nào nhận biết có xảy ra phản ứng hóa học?

b. Khí sinh ra là khí nào? Viết công thức hóa học?

c. Lập phương trình hóa học của phản ứng?

d. Viết công thức về định luật bảo toàn khối lượng của phản ứng trên?

e. Tính khối lượng khí thu được sau phản ứng?

Bài 5: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + CuSO

4

→ Al

x

(SO

4

)

y

+ Cu a. Tìm x,y

N N

H H

H H H H H

H N H

H H H

N

(5)

b. Lập phương trình hóa học, nêu tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất và tỉ lệ số phân tử của cặp hợp chất.

D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5.

- Xem trước bài MOL

---HẾT---

(6)

3. MÔN: SINH 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHỦ ĐỀ : HỆ HÔ HẤP Chương IV: Hô hấp

Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp I. KHÁI NIỆM HÔ HẤP:

- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O

2

cho các tế bào của cơ thể và loại CO

2

do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

- Quá trình hô hấp gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.

II. CÁC CƠ QUAN TRONG HỆ HÔ HẤP CỦA NGƯỜI VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG :

1. Các cơ quan hô hấp:

- Gồm:

+ Đường dẫn khí: Mũi, họng, thanh quản, khí quản và phế quản + 2 lá phổi. .

2. Chức năng của hệ hô hấp:

- Đường dẫn khí : dẫn khí vào và ra; làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và bảo vệ phổi.

- Phổi : nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài..

B. LUYỆN TẬP:

1. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?

2. Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngưng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận.

C. DẶN DÒ:

- Đọc phần “em có biết”

- Xem bài 21

- Học bài và làm bài luyện tập

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHỦ ĐỀ : HỆ HÔ HẤP Bài 21: Hoạt động hô hấp I. SỰ THÔNG KHÍ Ở PHỔI:

- Sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ hoạt động hít vào , thở ra dưới sự phối hợp hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp.

- Cứ một lần hít vào và thở ra gọi là một cử động hôhấp.

- Số cử động hô hấp trong một phút gọi là nhịp hô hấp.

- Dung tích phổi phụ thuộc vào giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khỏe , luyện tập.

II. TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI VÀ TẾ BÀO

- Trao đổi khí ở phổi là sự khuếch tán của O

2

từ không khí ở phế nang vào máu và của CO

2

từ máu vào không khí phế nang.

- Trao đổi khí ở tế bào là sự khuếch tán của O

2

từ máu vào tế bào và của CO

2

từ tế bào đến máu.

B. LUYỆN TẬP:

1. Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người.

2. Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đối khí của cơ thể tăng cao hoạt động

hô hấp của cơ thể có thể biến dổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?

(7)

C. DẶN DÒ:

- Đọc “em có biết”

- Làm bài luyện tập - Học bài

- Xem bài 22

---HẾT---

(8)

4A. MÔN: ĐẠI SỐ 8

Bài 1,2: PHÂN THỨC. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN THỨC 1/ ĐỊNH NGHĨA (in nghiêng/35)

Cho A, B là các đa thức ( B

0)

VD:

2 x

2

x

y là phân thức có tử là 2x

2

, mẫu là x + y 4 x

3 là phân thức có tử là 4x -3, mẫu là 1

Chú ý: Mỗi đa thức được coi như một phân thức có mẫu bằng 1 2/HAI PHÂN THỨC BẰNG NHAU

VD: Hai phân thức

2

1

1 x x

và 1

1

x

có bằng nhau không?

a)

2

1

1 x x

và 1

1 x

b)

2

5

2

x y

xy và 5 x

Giải a)

2 2

(x1).(x 1) (x 1).1(x 1)

2

1 1

1 1 x x x

  

 

b)

2 2 2 2 2

.5 5 . (5 5 )

x yxy x x yx y

2

2

5

5

x y x



xy

3/TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN THỨC (khung/37)

?4/37 Dùng tính chất cơ bản của phân thức, giải thích

2 ( 1) 2 ( 1) : ( 1) 2

) ( 1)( 1) ( 1)( 1) : ( 1) 1

x x x x x x

a x x x x x x

    

     

A

B

gọi là phân thức, A là tử thức, B là mẫu thức

A C

AD BC

B

D

 

. ( 0)

. A A M

B

B M M

:

:

A A N

B

B N

(N là một nhân tử chung)
(9)

.( 1)

) .( 1)

A A A

b B B B

 

 

 

* Quy tắc đổi dấu: A A , A A

B B B B

   

 

?5/37 Dùng quy tắc đổi dấu điền đa thức thích hợp vào ô trống

( )

) 4 ( 4) 4

y x x y x y

a x x x

     

   

2 2 2 2

5 5 (5 ) 5

) 11 ( 11) 11 11

x x x x

b x x x x

       

    

LUYỆN TẬP Bài 1/36

)5 .28 7.20 ( 140 )

a y x

xy

xy

5 20

7 28

y xy

 

x

2

2

)( 2).( 1) ( 1).( 2)( 1)

2 ( 2)( 1)

1 1

c x x x x x

x x x

x x

     

  

 

 

2 2

2 2

2 2

)( 2).( 1) ( 1)( 2).( 1)

( 1).( 3 2) ( 1).( 2)( 1)

( 2).( 1) ( 1).( 3 2)

2 3 2

1 1

d x x x x x x

x x x x x x

x x x x x x

x x x x

x x

      

      

       

   

 

 

Bài 4/38

2 2

3 ( 3) 3

2 5 (2 5) 2 5

x x x x x

x x x x x

    

  

=> Lan đúng

2 2 2

2

( 1) ( 1) ( 1) : ( 1) 1

( 1) ( 1) : ( 1)

x x x x x

x x x x x x

x x

       

  

=> Hùng sai

Bài tập về nhà. 1(còn lại),3/36; 4(còn lại), 5/38

4B. MÔN: TOÁN. HÌNH HỌC LỚP 8

ÔN TẬP CHƯƠNG I A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

- Các loại tứ giác đã học:

Định nghĩa Tính chất

Dấu hiệu nhận biết

- Đường trung bình của tam giác, hình thang:

(10)

Định lí Định nghĩa Tính chất

- Khái niệm điểm đối xứng qua điểm, hình có tâm đối xứng.

- Khái niệm đối xứng trục, hình có trục đối xứng.

- Khái niệm khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song B. LUYỆN TẬP:

Bài tập 88, 89 trang 111 sgk toán 8 tập 1

Hướng dẫn 88 a/

* ABD có E là trung điểm AB (gt) H là trung điểm AD (gt) nên EH là đường trung bình

=> EH // DB và EH = 1 2DB (1)

* CBD có F là trung điểm BC (gt) G là trung điểm DC(gt) nên FG là đường trung bình

=> FG // DB và FG = 1 2DB (2) Từ ( 1) và (2) EH //FG và EH = FG

nên EFGH là hình bình hành ( 1 cặp cạnh đối ssong và bằng nhau) H

G

F E

A

D

B

C

Để hình bình hành EFGH là hình chữ nhật cần E = 90°

<=> EH  EF tại E

mà EH //DB và EF // AC ( tự cm) nên AC  BD

Vậy để hbh EFGH là hcn thì 2 đường chéo tứ giác ABCD phải vuông góc.

H

G

F E

A

D

B

C

(11)

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

1/ Cho ∆ABC vuông tại A. Gọi M, N, P lần lược là trung điểm của AB, AC, BC. Chứng minh rằng:

a/ Tứ giác BMNC là hình thang b/ Tứ giác BMNP là hình bình hành c/ Tứ giác AMPN là hình chữ nhật

d/ Gọi Q là điểm đối xứng của P qua N. Tứ giác APCQ là hình gì? Vì sao?

2/ Cho tam giác ABC vuông tại A, biết AB = 3cm, AC = 4cm và trung tuyến AM. Trên đường thẳng AM lấy điểm D sao cho M là trung điểm AD.

a. Tính BC và AM.

b. Chứng minh: tứ giác ABDC là hình chữ nhật.

c. Gọi E là điểm đối xứng của A qua đường thẳng BC. Chứng minh: AE ED.

d. Chứng minh: tứ giác BCDE là hình thang cân

3/ Cho hình bình hành ABCD, vẽ AH CD (H thuộc CD). Từ C vẽ đường thẳng song song với AH cắt AB tại K.

a/ Cm: AHCK là hình chữ nhật.

b/ Cm: DKBH là hình bình hành.

c/ Vẽ CE AD (E thuộc AD), gọi F là trung điểm của AB. Cm: FE = FC.

d/ Gọi O là giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành DKBH. Cho góc BAD = 1200. Tính số đo góc EOK

---HẾT---

(12)

5. MÔN: ĐỊA LÝ 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Chủ đề 3: CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á

I. KHU VỰC TÂY NAM Á:

1. Vị trí địa lí:

- Nằm trong khoảng vĩ độ từ 12

0

B- 42

0

B.

- Vị trí chiến lược quan trọng:

+ Nằm ở ngã ba của 3 châu lục.Giáp nhiều biển, nhiều vịnh, Nam Á, Trung Á, Châu Âu, Châu Phi.

+ Khu vực có nhiều dầu mỏ.

2. Đặc điểm tự nhiên:

- Địa hình: chủ yếu nhiều núi và cao nguyên.

+ Phía Đông Bắc: các dãy núi cao bao quanh các sơn nguyên.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà.

+ Phía Tây Nam: sơn nguyên A- rap.

- Khí hậu: nhiệt đới khô.

- Tài nguyên: dầu mỏ và khí đốt.

3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị: (HS tự học) B. LUYỆN TẬP:

Câu 1. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Giáp với nhiều biển và đại dương

B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi

C. Có đường chí tuyến chạy qua

D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới

Câu 2. Nguồn tài nguyên quan trọng nhấ ở khu vực Tây Nam Á là

A. Than và uranium

B. Dầu mỏ và khí tự nhiên

C. Sắt và dầu mỏ

D. Đồng và kim cương

Câu 3. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. Ven biển Đỏ

B. Ven biển Ca-xpi

C. Ven Địa Trung Hải

D. Ven vịnh Péc-xich

Câu 4. Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo

A. Ấn Độ giáo

B. Thiên chúa giáo

(13)

C. Phật giáo

D. Hồi giáo

Câu 5. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á

A. Đều nằm ở vĩ độ rất cao

B. Đều có khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên

C. Đều có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng.

D. Đều có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản

* Dặn dò:

- Xem và làm bài Luyện tập trên trang web: lophoc.hcm.edu.vn - Xem tiếp bài 10: Khu vực Nam Á.

---HẾT---

(14)

6. MÔN: THỂ DỤC 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Chủ đề: Chạy cự li ngắn - Xuất phát thấp

- Chạy lao - Trò chơi

- Kiến thức: Biết cách thực hiện Xuất phát thấp - chạy lao và trò chơi phát triển sức nhanh.

- Kĩ năng: Thực hiện được xuất phát thấp - chạy lao và trò chơi phát triển sức nhanh.

(Học sinh tự tập luyện).

Chạy cự li ngắn là một trong những nội dung thi đấu của môn Điền kinh. Cự li chạy từ 400m trở xuống. Kĩ thuật chạy cự li ngắn được chia thành 4 giai đoạn: Xuất phát, chạy lao, chạy giữa quãng, về đích.

1. Giai đoạn xuất phát: (Trong chạy cự li ngắn thường sử dụng kĩ thuật xuất phát thấp).

a. Cách đóng bàn đạp:

(15)

b. Các hiệu lệnh trong giai đoạn xuất phát: Gồm 3 hiệu lệnh "Vào chỗ", "Sẵn sàng",

"Chạy!"

* "Vào chỗ":

(16)

* "Sẵn sàng"

(17)

* "Chạy!"

Sau lệnh "Chạy!", xuất phát được bắt đầu bằng đạp mạnh hai chân. Đẩy hai tay rời mặt đường chạy, đồng thời đánh ngược chiều với chân. Chân sau không đạp hết, mà mau chóng đưa về trước để hoàn thành bước chạy thứ nhất. Chân phía trước phải đạp duỗi thẳng hết các khớp rồi mới rời khỏi bàn đạp, đưa nhanh về trước để thực hiện và hoàn thành bước chạy thứ hai.

2. Chạy lao:

Khi hai tay rời khỏi mặt đường chạy là thời điểm bắt đầu chạy lao. Trong chạy lao, điểm đặt chân trước luôn ở sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể (khoảng cách đó giảm dần sau mỗi bước) rồi tiến lên ngang và sau thì vượt lên trước. Cùng với việc tăng tốc độ chạy, độ ngả về trước của thân trên giảm dần, mức độ dùng sức trong cánh tay cũng giảm dần. Trong những bước đầu, hai chân đặt trên đường chạy hơi tách rộng rồi giảm dần cho tới kết thúc chạy lao mới ổn định dần thành một đường thẳng.

Tốc độ chạy lao được tăng lên chủ yếu là nhờ tăng độ dài bước chạy. Bước sau nên dài hơn bức trước 1/2 bàn chân và sau 9 - 11 bước thì ổn định.

3. Trò chơi: PHẢN XẠ

Mục đích: Phát triển khả năng phản ứng nhanh, khả năng phối hợp vận động.

Dụng cụ: Phấn viết, còi, đồng hồ bấm giờ.

Cách thức thực hiện: Người chơi chia thành các nhóm. Khi đến lượt, học sinh thực

(18)

hiện các động tác được quy định tại chỗ. Sau hiệu lệnh (tiếng còi hoặc tiếng vỗ tay), học sinh thực hiện chạy nhanh về trước. Sau khi qua vạch đích thì đi bộ về đường cuối hàng. Học sinh nào thực hiện nhanh hơn là chiến thắng.

Các động tác thực hiện tại chỗ: Bật cao chụm chân; bật qua hai bên; bật tách chân;

nâng cao đùi; ngồi chống tay phía sau, mặt hướng về hướng chạy; ngồi chống tay phía sau, lưng hướng về hướng chạy.

B. LUYỆN TẬP:

1. Khởi động: Xoay các khớp: Cổ, cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu, khớp vai; vặn mình, xoay hông, lườn, bụng; ép dọc, ép ngang (thực hiện mỗi động tác 2x8 nhịp)

2. Tập luyện: Kĩ thuật chạy cự li ngắn.

- Học sinh nghiêng cứu tài liệu, kết hợp hướng dẫn của giáo viên để hiểu biết về các giai đoạn: Xuất phát, chạy lao, trò chơi phát triển sức nhanh.

- Tùy điều kiện thực tế về sân bãi, mà học sinh tự tập luyện giai đoạn xuất phát, chạy lao.

3. Hồi tĩnh, thả lỏng:

Sau buổi tập, học sinh thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh: Hít thở sâu, tại chỗ thả lỏng các nhóm cơ tay, chân; các động tác căng giãn cơ.

---HẾT---

(19)

7.

MÔN: LỊCH SỬ 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI)

BÀI 11: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX

I. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á - Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ PK đang suy yếu.

- Nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Các nước Đông Nam Á dần trở thành thuộc địa (trừ Xiêm). (HS xem hình 46 SGK trang 64)

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1/ Nguyên nhân

Do chính sách cai trị tàn bạo của chính qyền thực dân  mâu thuẫn gay gắt với nhân dân các nước Đông Nam Á.

2/ Phong trào đấu tranh tiêu biểu + Inđônêxia chống thực dân Hà Lan

+ Philippin chống Tây Ban Nha rồi đến Mĩ + Việt Nam, Lào, Campuchia chống Pháp + Miến Điện chống Anh…

3/ Kết quả

-Phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ nhưng chưa giành được thắng lợi.

-Nguyên nhân thất bại vì:

+ Lực lượng bọn thực dân còn mạnh, chính quyền phong kiến làm tay sai.

+ Còn thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ.

B. LUYỆN TẬP

Em hãy hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm sau:

1/Vì sao các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây?

A. Có vị trí địa lý quan trọng

B. Giàu tài nguyên (lúa gạo, cây hương liệu, khoáng sản…) C. Chế độ phong kiến đang suy yếu.

D. Tất cả đáp án trên.

2/ Các nước Đông Nam Á đã bị xâm lược và trở thành thuộc địa của A. Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mĩ

B. Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha C. Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mĩ D. Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Mĩ

---

(20)

BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX I.CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ

1/Hoàn cảnh (nguyên nhân)

- Các nước tư bản phương Tây tăng cường can thiệp vào Nhật đòi “mở cửa”.

- Chế độ PK Nhật đang suy yếu, mục nát.

 phải duy tân để phát triển đất nước.

2/ Nội dung

-Tháng 1/ 1868 Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cuộc cải cách duy tân

-Về kinh tế: xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp PK, phát triển kinh tế TB chủ nghĩa ở nông thôn…

- Về chính trị: đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền

- Về xã hội: xóa chế độ nông nô, thực hiện giáo dục bắt buộc, chú trọng giảng dạy khoa học-kỹ thuật…

- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, đóng tàu, sản xuất vũ khí…

3/ Kết quả

Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và phát triển thành nước tư bản công nghiệp.

II.NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

-Sau chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895), kinh tế Nhất càng phát triển mạnh  chuyển nhanh sang chủ nghĩa đế quốc.

- Giới cầm quyền đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng.

- Đặc điểm: Nhật bản là Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

III. CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG NHẬT BẢN (HS đọc SGK trang 67)

B.LUYỆN TẬP

Em hãy hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm sau:

1. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành vào thời gian nào?

A. Tháng 1/1868 B. Tháng 12/1867 C. Tháng 11/1868 D. Tháng 12/1868

2. Người đứng đầu thực hiện cuộc cải cách duy tân ở Nhật Bản thuộc A. Giai cấp tư sản

B. Giai cấp địa chủ

C. Giai cấp phong kiến-quý tộc D. Tầng lớp quý tộc tư sản hóa

3. Cuộc Duy tân Minh Trị đã đem lại kết quả quan trọng cho Nhật Bản là

A. Phát triển thành nước tư bản công nghiệp.

B. Thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa C. Trở thành nước đế quốc

D. Câu A và B đúng.

4. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi

C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt

(21)

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến C. DẶN DÒ

- Ghi chép nội dung trọng tâm bài học 11 và 12 vào vở.

- Đọc trước bài 13 và 15 (phần I) chuẩn bị cho tiết học tuần sau (tuần 12).

---HẾT---

(22)

8. MÔN: TIẾNG ANH 8

NỘI DUNG TRỌNG TÂM Tiết 31, 32, 33

Unit 5: Study habits

A. LÝ THUYẾT (Phần ghi bài) VOCABULARY

- underline /ˌʌndəˈlaɪn/(v): gạch chân

- excellent /ˈeksələnt/(a): xuất sắc; excellently (adv); excellence /ˈek.sələns/ (n) - highlight /ˈhaɪlaɪt/ (v): làm nổi bật

- revision /rɪˈvɪʒn/(n): ôn tập, xem lại; revise (v) /rɪˈvaɪz/ ôn bài - necessary /ˈnes.ə.ser.i/ (a): cần thiết ; need (v)

- Spanish /ˈspænɪʃ/(n): tiếng, người Tây Ban Nha - find out (v): nhận ra, tìm ra

- dictionary /ˈdɪkʃənri/(n): từ điển - heading /ˈhedɪŋ/(n): phần đầu - Lunar New Year: tết âm lịch

- behave /bɪˈheɪv/(v): cư xử, đối xử; behavior = behavior /bɪˈheɪ.vjɚ/ (n) thái độ, hành vi - sore throat /sɔː(r) - θrəʊt /(n): đau họng

- participation /pɑːˌtɪsɪˈpeɪʃn/: sự tham gia;

participate /pɑːˈtɪs.ɪ.peɪt/ (v) ; participant /pɑːˈtɪs.ɪ.pənt/ (n) người tham gia - co-operation /kəʊˌɒpəˈreɪʃn/(n): sự hợp tác; co-operate /kəʊˈɒp.ər.eɪt/ (v) - mend /mend/ (v): sửa chữa (n) chỗ được sửa chữa

- satisfactory /ˌsætɪsˈfæktəri/(a): hài lòng , đạt (Môn học) unsatisfactory /ʌnˌsæt.ɪsˈfæk.tər.i/ (a) chưa đạt (Môn học) satisfaction /ˌsæt.ɪsˈfæk.ʃən/ (n) sự hài lòng

- signature /ˈsɪɡnətʃə(r)/(n): chữ ký ; sign /saɪn/ (v) ký - report /rɪˈpɔːt/(v): thông báo (n) bảng báo cáo

- mother tongue /tʌŋ/(n): tiếng mẹ đẻ

- piece of paper /piːs- /ˈpeɪpə(r)/ (n): một mảnh giấy - come across (v) tình cờ gặp

- learn (v) học ; learner (n) người học

- stick /stɪk/ - stuck - stuck (v) gắn, dán, đính….

- present /ˈpreznt/ (a) : hiện diện - absent /ˈæbsənt/ (a): vắng mặt

- attendance /əˈten.dəns/ (n) việc tham dự, sự có mặt - due to: /dʒuː/ vì lý do, bởi vì

- sickness (n) bệnh tật ; sick (a) bệnh

- acceptable /əkˈsept.ə.bəl/ (a) ; chấp nhận được; accept /ækˈsɛpt/ (v) chấp nhận

unacceptable /ˌʌn.əkˈsep.tə.bəl/ / (a) không thể chấp nhận được; acceptance (n) sự chấp thuận - listening comprehension /ˌkɒmprɪˈhɛnʃən/ (n) nghe hiểu; comprehend /ˌkɒmprɪˈhɛnd/(v) hiểu - encourage /ɛnˈkʌrɪdʒ/ (v) khuyến khích; encouragement (n) sự khuyến khích

GRAMMAR

Affirmative (khẳng định)

S + V + IN ORDER TO + V S + V + SO AS TO + V

Cấu trúc “In order to” và “so as to” có nghĩa là “để, để mà”, được dùng trong câu để giới thiệu về mục đích của hành động được nhắc đến ngay trước đó.

(23)

Ví dụ:

- I study English in order to speak to my English friend. (Tôi học tiếng Anh để nói chuyện với người bạn đến từ Anh)

- She works hard so as to have a better life in the future. (Cô ấy làm việc chăm chỉ để có được cuộc sống tốt hơn trong tương lai)

Negative (Phủ định)

S + V + IN ORDER NOT TO + V S + V + SO AS NOT TO + V

Cấu trúc “In order NOT to” và “so as NOT to” có nghĩa là “để không / để mà không”

Ví dụ:

- He drove slowly in order not to cause an accident.

- He drove slowly so as not to cause an accident. (Anh ấy lái xe nhanh để không gây tai nạn) Note: Cấu trúc “In order to” và “so as to” có thể đứng đầu câu

Ví dụ:

- In order to remember words better, some learners even write each word and its use on a small piece of paper and stick it somewhere in their house so as to learn it at any time.

B. BÀI TẬP (Phần bài tập)

SPEAK ( HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ THỰC HIỆN)

Work in groups. Ask each other about your studies. Use the questions and words in the boxes to help you.

(Hãy làm việc theo nhóm. Các em hãy hỏi nhau về việc học tập của mình, sử dụng câu hỏi và các từ cho trong khung.)

1. When do you do your homework?

2. Who helps you with your homework?

3. How much time do you spend on these subjects: Math, Vietnamese, History, English, etc.?

4. Which subject do you need to improve?

5. What do you do to improve your English?

- after school; after dinner; late at night; etc.

- your parents: your brothers/sisters; a friend: etc.

- half an hour; two hours; less/more than an hour; etc.

- Biology: Physics; Chemistry; Geography; etc.

- do grammar exercises; read English stories; etc.

Answer keys

1. I often do my homework after dinner/ after school/ late at night/ early in the morning.

2. My brother/ My sister/ My mother/ My friend (helps me with my homework).

3. I spend half an hour/ two hours/ more than an hour/ less than an hour on Math/ Vietnamese/...

4. I need to improve Biology/ Physics/...

5. I do grammar exercises/ read English stories/ listen to the news in English/...

LISTEN ( HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC)

Listen to the dialogue and complete the report card (Nghe và điền vào chỗ trống)

(24)

Nội dung bài nghe

Miss Lien: Good evening, Mr. Lam and Mrs. Linh.

Mr. Lam: Thank you.

Miss Lien: I'm pleased to tell you that Nga has worked very hard this year and her grades are very good.

Mrs. Linh: I'm so pleased to hear that.

Miss Lien: She missed 5 days of school due to sickness but an attendance of 87 days for the whole term is acceptable. Both her participation and cooperation are satisfactory. So, there're no problems there.

Mrs. Linh: How is she doing in English?

Miss Lien: Her speaking and reading are excellent and her writing is good. If she works a bit harder on her writing skills, she should get an A for writing next term.

Mrs. Linh: How about comprehension?

Miss Lien: I'm afraid she's not very good at that. I gave her a C.

Mrs. Linh: How can we help her improve?

Miss Lien: Get her to watch English TV if possible, and encourage her to listen to English radio programs. Also, I have some cassettes here which you can borrow.

Mr. Lam: Thank you very much, Miss Lien. We really appreciate your help.

Answer keys

(1) 87 (5) A (2) 5 (6) A

(3) S (7) B (4) C READ

Language learners learn words in different ways. Some learners make a list and put into it the meanings of new words in their mother tongue, and try to learn them by heart. However, others do not. Instead, they write one or two example sentences with each new word in order to remember how to use the word in the right way.

In order to remember words better, some learners even write each word and its use on a small piece of paper and stick it somewhere in their house so as to learn it at any time.

Many language learners do not try to learn all new words they come across. They usually underline or highlight only the words they want to learn. This helps them remember important words.

There are also different ways of learning the same number of words. For example, if you try to learn ten words in two days, you can do so in two ways. You can learn the first five words on the first day, and then learn the other five the next day. However, because revision is necessary, you can learn all the ten words the first day and revise them the next day. This helps you practice the words more times.

(25)

Language learners should try different ways of learning words so as to find out the best way for themselves. Ask yourself the question: How should I learn words?

Task 1. Read the above passage. Decide if the statements ‘True’ or ‘false’:

(Hãy đọc đoạn văn trên và trả lời đúng hay sai.)

a. All language learners write the meaning of new words in their mother tongue ->_____

b. Some learners write examples of words they want to learn. ->_____

c. Every learner tries to learn all new words they come across. ->_____

d. Many learners only learn new words that are important. ->_____

Answer keys 1. FALSE 2. TRUE 3. FALSE 4. TRUE

Task 2. Answer the question.

(Trả lời câu hỏi.)

a) Do learners learn words in the same way?

________________________________________________________

b) Why do some learners write example sentences with new words?

________________________________________________________

c) What do some learners do in order to remember words better?

________________________________________________________

d) Why don’t some learners learn all the new words they come across?

________________________________________________________

e) What is necessary in learning words?

________________________________________________________

f) How should you learn words?

________________________________________________________

ANSWER KEY

a. No, they don't. They learn words in different ways.

b. To remember how to use the word in the right way.

c. They write each word and its use on a small piece of paper and stick it somewhere in their house so as to learn it at any time.

d. Because they only want to learn important words.

e. Revision is necessary in learning words.

f. Learners should try different ways of learning words to find out what is the best.

---HẾT---

(26)

9. MÔN: TIN HỌC 8

Bài thực hành 3.

KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Xem lại các kiểu dữ liệu trong Free Pascal nêu trong Bài 3 để thực hành cách khai báo biến với các kiểu dữ liệu khác nhau.

Cú pháp khai báo biến trong Pascal:

Var Danh sách biến : kiểu dữ liệu ; Trong đó:

Danh sách biến: gồm tên các biến và được cách nhau bởi dấu phẩy.

Kiểu dữ liệu: là một trong các kiểu dữ liệu của Pascal.

Nội dung chú thích nằm trong cặp dấu

{ }, (* *) bị bỏ qua khi dịch chương trình.

Các chú thích được dùng để làm cho chương trình dễ đọc, dễ hiểu.

B. LUYỆN TẬP:

THỰC HÀNH TRÊN MÁY CÁC BÀI TẬP SAU BÀI 1. SGK trang 34,35

Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến.

Đọc kỹ đề bài toán và thực hiện các mục a, b, c, d trong sgk BÀI 2. SGK trang 35

Thử viết chương trình nhập các số nguyên X và Y, in giá trị X và Y ra màn hình.

Lưu ý: không yêu cầu hoán đổi giá trị X và Y.

 Trong mỗi bài thực hành phải hiểu được ý nghĩa của từng câu lệnh.

---HẾT---

(27)

10.

MÔN: VẬT LÝ 8

BÀI 7. ÁP SUẤT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Áp lực là gì?

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

VD: Lực của tủ, bàn ghế tác dụng lên sàn nhà.

II. Áp suất:

1/ Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Tác dụng của áp lực càng mạnh khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.

2/ Công thức tính áp suất:

- Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

- Công thức tính áp suất:

trong đó: p: áp suất F: áp lực (N)

S: diện tích bị ép (m2)

- Đơn vị của áp suất: Pascan ( kí hiệu là Pa) 1 Pa = 1 N/m2

B. DẶN DÒ:

- Học bài.

- Tuần sau luyện tập bài 7.

---HẾT---

(28)

11. MÔN: MỸ THUẬT 8

BÀI 6 : VẼ TRANH ĐỀ TÀI

“TRƯỜNG LỚP EM”

(TIẾT 1) A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I− Tìm và chọn nội dung đề tài :

Có thể vẽ nhiều tranh với nội dung khác nhau về Trường lớp em.

Ví dụ :

− Học sinh tặng hoa thầy giáo, cô giáo.

− Những hoạt động thể thao, văn nghệ để chào mừng ngày 20 − 11.

− Vẽ chân dung thầy giáo, cô giáo,...

Đề tài này rất phong phú, chọn nội dung mà mình yêu thích để vẽ.

II− Cách vẽ tranh :

− Tìm chọn nội dung.

− Sắp xếp các hình ảnh (bố cục) sao cho có chính, có phụ để diễn tả nội dung đề tài.

− Màu sắc trong sáng, phù hợp với nội dung của tranh.

B. LUYỆN TẬP:

Vẽ một bức tranh về đề tài “Trường lớp em”.

---HẾT---

(29)

12. MÔN: NGỮ VĂN 8

CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN

ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM

A. LÝ THUYẾT: NỘI DUNG GHI BÀI:

I.

Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí VN đã học:

Tên văn bản, tác giả

Thể loại Phương thứcbiểu

đạt

Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật

Tôi đi học (1941)- ThanhTịnh (1911-1988)

Truyện

ngắn. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học.

Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế, nhẹ nhàng mà

sâu sắc, những hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm.

Trong lòng mẹ

- Trích

"Những ngày thơ ấu"-1938 - Nguyên Hồng (1918-1982)

Hồi kí Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

- Nỗi cay đắng tủi cực và

tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ.

Qua 2 tình huống, tác giả đã miêu tả, biểu cảm làm nổi bật diễn biến tâm trạng phức tạp cùng thế giới nội tâm phong phú của bé Hồng.

- Những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo. Cảm xúc nồng nàn, mãnh liệt.

Tức nước vỡ bờ - Trích "Tắt đèn"- 1939 của

Ngô Tất Tố

(1893-1954)

Tiểu

thuyết Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

- Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân phong kiến.

- Ca ngợi những phẩm chất cao quý và sức mạnh quật khởi, tiềm tàng, mạnh mẽ của chị Dậu và

cũng là của người phụ nữ VN.

- Ngòi bút hiện thực, khoẻ

khoắn, giàu tinh thần lạc quan.

- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào và giải quyết hợp lí.

- Xây dựng, miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động, trong thế tương phản với nhân vật khác.

Lão Hạc- 1943. - Nam

Cao (1917 - 1951)

Truyện ngắn.

Tự sự xen miêu tả và

biểu cảm.

Số phận đau thương và

phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ của XHVN trước CMT8.

- Thái độ trân trọng của tác giả đối với họ.

- Tài năng khắc hoạ nhân vật rất cụ thể, sống động, đặc biệt là

miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí của một số nhân vật.

- Cách kể truyện mới mẻ, linh hoạt. Ngôn ngữ kể chuyện và miêu tả người rất chân thực, đậm đà chất nông thôn, nông dân và triết lí nhưng rất giản dị, tự nhiên.

II. So sánh những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu của 3 văn bản (bài 2, 3, 4) 1. Giống nhau:

- Thể loại: Truyện kí, hiện đại - Phương thức biểu đạt: Văn tự sự

(30)

- Thời điểm sáng tác: Thời kì 1930 – 1945.

- Nội dung:

+ Phản ánh về con người và cuộc sống xã hội đương thời.

+ Đi sâu vào miêu tả số phận của những con người nghèo khổ, bị vùi dập.

- Tư tưởng: chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người, tố cáo sự xấu xa, tàn ác)

- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi với đời sống. Cách kể chuyện và miêu tả tâm lí rất sinh động.

2. Khác nhau:

Văn bản Trong lòng mẹ Tức nước vỡ bờ Lão Hạc

Thể loại Hồi kí Tiểu thuyết Truyện ngắn

Đề tài Tình cảnh khốn khổ của đứa trẻ mồ côi, mẹ đi lấy chồng xa.

Người nông dân cùng khổ bị đè nén áp bức đã uất ức vùng lên.

Một lão nông nghèo khổ, tự trọng, nhân hậu, thương con, đã tự tử để giữ mảnh vườn cho con.

Đối tượng đề cập

Viết về chú bé Hồng khao khát tình yêu thương mẹ.

Viết về chị Dậu- người phụ nữ nông dân giàu lòng yêu thương chồng, có sức phản kháng mãnh liệt

Viết về lão nông nghèo khổ giàu lòng yêu thương, hi sinh vì con, có phẩm chất cao đẹp.

B. LUYỆN TẬP: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về một nhân vật hoặc đoạn văn mà em thích nhất.

C. DẶN DÒ: Chuẩn bị bài: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 - Tìm hiểu tác hại của bao bì ni lông.

- Tình hình môi trường ở địa phương em.

---HẾT---

(31)

13. MÔN: GDCD 8

Tích hợp: Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

Bài 21: Pháp luật nước CHXHCNVN

CHỦ ĐỀ: PHÁP LUẬT NƯỚC CHXNCN VIỆT NAM (04 tiết)

Tiết 1+2 .

A . LÝ THUYẾT ( Nội dung cần học) 1. Pháp luật?

- Các qui tắc xử sự chung;

- Có tính bắt buộc;

- Do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

2. Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng, một tập thể nhằm đảm bảo sự phối hợp thống nhất và chặt chẽ

3. Đặc điểm của pháp luật a. Tính quy phạm phổ biến:

b. Tính xác định chặt chẽ:

c. Tính cưỡng chế:

B . LUYỆN TẬP :

Câu 1 : Em hãy cho biết pháp luật là gì ? Nêu 2 việc làm thực hiện đúng pháp luật?

Hướng dẫn : hs xem phần lý thuyết.

Vd: - Tham gia giao thông đúng hiệu lệnh giao thông( đèn giao thông, biển báo, hiệu lệnh của cảnh sát….)

- Vứt rác đúng nơi qui định để bảo vệ môi trường.

Câu 2: Theo em kỉ luật là gì ? Nêu những việc làm thể hiện tính kỉ luật ? Hướng dẫn : Kỉ luật là gì? Hs xem phần lí thuyết.

Ví dụ: - Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

- Đi học đúng giờ…

C . DẶN DÒ:

+ Học nội dung 1, 2, 3 ( Pháp luật là gì? , kỉ luật là gì?, 3 đặc điểm của pháp luật) + Đọc nội dung bài học phần còn lại ở SGK /15, 59.

---HẾT---

(32)

14. MÔN: ÂM NHẠC KHỐI 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 9:

- Học bài hát: Tuổi hồng Nhạc và lời: Trương Quang Lục 1. Thông tin tác giả:

Nhạc sĩ Trương Quang Lục sinh ngày 25/2/1933, quê ở Sơn Tinh – Quãng Ngãi.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông là cán bộ văn hoá, văn nghệ của cơ quan Đường sắt Liên khu V. Sau năm 1954 ông chuyển ra miền Bắc học trường Âm nhạc Việt Nam và

trường đại học Bách khoa Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp ông về làm kĩ sư hoá chất ở Nhà máy Supe photphat và Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ và ông vẫn tiếp tục viết nhạc.

Nhạc sĩ Trương Quang Lục đã sáng tác hơn 450 ca khúc, trong đó có tới hơn 300 bài hát cho thiếu nhi.

Ngoài sáng tác ca khúc, ông còn tham gia viết nhạc phim, nhạc sân khấu, nhạc múa rối ,…

Bài hát tiêu biểu: Vàm Cỏ Đông ( thơ Hoài Vũ), Xỉa cá mè, Trái đất này là của chúng em, Màu mực tím ,…

2. Tìm hiểu bài hát: Chúng em cần hòa bình:

TÌM HIỂU BÀI:

1. Bài viết ở nhịp gì?

Nhịp 2/4

2. Bài có kí hiệu âm nhạc nào?

Dấu nhắc lại, dấu lặng đen, dấu lặng đơn, dấu nối, dấu thăng đầu khóa, khung thay đổi 3. Bài chia làm mấy đoạn?

2 đoạn

- Đoạn 1: “ Vui sao…bình minh rực lên”

- Đoạn 2: “ La la la… tuổi hồng ơi!”

(33)

B. LUYỆN TẬP: Nghe và tập trình bày bài hát Tuổi hồng. ( Học thuộc bài)

---HẾT---

(34)

*** HỌC SINH GHI CHÉP LẠI CÂU HỎI, THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỘ MÔN THEO MẪU DƯỚI ĐÂY!!!

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS: ………

Lớp: ………

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 Vật lý

4 Hóa

học

5 GDCD

6 Tin

học

7 Công nghệ

8 Sinh học

(35)

9 Mỹ thuật

10 Thể dục

11 Tiếng Anh

12 Lịch sử

13 Địa lý

14 Âm

nhạc

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qui tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức

Phân bón vi lượng có chứa một số nguyên tố hóa học (như Bo, Kẽm, Mangan... dưới dạng hợp chất) mà cây cần rất ít nhưng lại cần thiết cho sự phát triển của cây trồng..

- Học sinh biết cách thực hiện các động tác: -Chạy nhanh: Luyện tập và nâng cao kĩ năng chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau..

-Lao động sáng tạo là suy nghĩ đưa ra cái mới , cái tối ưu để nâng cao chất lượng và hiệu quả.. *Tại sao ngày nay cần phải

Điền vào phiếu học tập những hành vi chưa thể hiện tính tự chủ của bản thân trong cuộc.. sống và phương án

Trong cấu trúc của DCCT thì bó trước trong được mô tả là phần ít thay đổi chiều dài khi gấp duỗi gối nhất và là phần cơ bản quan trọng khi phẫu thuật tái tạo DCCT

Hướng dẫn: - Học khái niệm phần nội dung bài học. - Em hãy liên hệ bản thân mình và kể về những việc em đã làm để giúp ba mẹ, ông bà góp phần xây dựng gia đình

Tay cầm cầu cùng bên với chân đá, đưa cao ngang hông (thắt lưng), ngón cái và ngón trỏ sẽ cầm ở hai bên đế cầu sao cho quả cầu thẳng đứng, quả cầu cách thân người