• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 34 Ngày soạn: 14/5 /2021

Ngày dạy: Thứ hai ngày 17 tháng 5 năm 2021 TIẾNG VIỆT

Bài 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong một số bài đọc là câu chuyện đã học từ tuần 28 đến tuần 34. Đọc hiểu bài thơ "Gửi lời chào lớp 1".

- Viết đúng các từ có vần oai, oang, oan, oe sau các âm đầu không phải là qu và viết đúng các từ là vần có những âm đệm oai, oang khi ở sau qu. Chép đúng 5 điều Bác hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Viết tên cho bức tranh.

- Nói những điều em thấy vui khi học lớp 1 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: - Các tờ thăm ghi tên những bài đọc là câu chuyện đã học từ tuần 18–

tuần 34. Các thẻ hình ở HĐ2b. Phiếu kiểm tra in sẵn cho từng HS trong lớp.

- Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

TIẾT 1+ 2 1. HĐ 1: Đọc

* Chơi bắt thăm để ôn các bài đọc - Tổ chức: Thi đọc bài trong nhóm.

- Hướng dẫn cách làm: bắt thăm các bài từ tuần 28-34, mở thăm ra, mở SHS và đọc bài có tên trong tờ thăm.

- Cho HS tự đọc bài theo tờ thăm trong nhóm (HS trung bình chỉ đọc 1 đoạn, HS khá, giỏi đọc cả bài).

- Cho mỗi nhóm cử 1 HS thi đọc bài đã bắt thăm.

- Nhận xét và tuyên dương HS đọc TIẾT 3

2. HĐ2. Viết

- Nêu yêu cầu a: Chép năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

- GV đọc 5 điều Bác Hồ dạy.

- Nghe GV hướng dẫn cách làm: bắt thăm, mở thăm ra, mở SHS và đọc bài có tên trong tờ thăm.

- HS tự đọc bài theo tờ thăm trong nhóm

- Mỗi nhóm cử 1 HS thi đọc bài đã bắt thăm.

- Nhận xét bạn đọc

a) Thực hiện yêu cầu.

Tập chép 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

- Nghe GV đọc 5 điều Bác Hồ dạy.

(2)

- Hướng dẫn HS viết

+ Trong đoạn viết chữ nào được viết hoa?

+ Cho HS viết bảng con một số từ có chữ cái mở đầu viết hoa

+ HD HS trình bày bài viết

+ Cho HS nhìn bài trong sách chép lại 5 điều Bác Hồ dạy vào vở

- GV đọc lại bài để soát và sửa lỗi.

Nhận xét – tuyên dương 3.Củng cố- dặn dò - Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài: Kiểm tra cuối năm

-Về nhà đọc lại bài cho mọi người cùng nghe

- HS nêu: Yêu, Tổ, Học, Đoàn, Giữ, Khêm

- Viết một số từ có chữ cái mở đầu viết hoa ra nháp: Yêu, Học,...

- Lắng nghe

- Chép 5 điều Bác Hồ dạy vào vở.

- Nghe GV đọc lại bài để soát và sửa lỗi.

- Lắng nghe

_________________________________________________

Ngày soạn: 15/5 /2021

Ngày dạy: Thứ ba ngày 18 tháng 5 năm 2021 TOÁN

ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 I. MỤC TIÊU

- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố kĩ năng cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II.CHUẨN BỊ

- Một số tình huống đơn giản dần tới phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

(3)

A. Hoạt động khởi động

- Cho HS chia sẻ các tình huống có phép cộng, phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em.

- HS chia sẻ trước lóp: Đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng, phép trừ mà mình quan sát được.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài (HS có thể đặt tính ra nháp để tìm kết quả hoặc tính theo cách riêng nhanh hơn của mình).

- Đổi chéo vở, kiểm tra bài và cùng nhau chừa lỗi sai nếu có.

-HS thực hiện

- Cho HS nêu lại cách thực hiện phép tính mỗi dạng có trong bài 1. Đặc biệt, ở câu b):

Ta cần thực hiện mỗi phép tính lần lượt trừ trái qua phải.

- HS nêu

Bài 2

- Cho HS đặt tính bảng con rồi tính.

- Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- HS đặt tính - Hs nói cách làm - GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và

tính cho HS.

- Cho HS nhắc lại cách đặt tính thẳng cột và tính từ phải sang trái, những lưu ý khi thực hiện tính từng dạng bài.

- HS nhắc lại cách đặt tính

Bài 3

- Cho HS thảo luận tìm lỗi sai trong mỗi phép tính, cùng nhau sửa lại cho đúng

- HS thảo luận - Liên hệ bản thân trong quá trình tính toán

có gặp những lỗi sai kể trên không. Còn những lỗi sai nào nữa?

- GV hỏi HS: Để tránh những lồi sai trong tính toán chúng ta phải làm gì? Đe kiểm tra lại kết quả phép tính em làm như thế nào?

- Hs trả lời

(4)

Bài 4

- Cho HS quan sát hình vẽ, suy nghĩ tìm số bị vết mực che đi.

- Cho HS chia sẻ với bạn cách suy nghĩ để tìm số bị che khuất. Ghi lại kết quả.

- Liên hệ, nhắc bạn sắp xếp đồ dùng gọn gàng để tránh xãy ra nhừm i đáng tiếc.

- Hs quan sát - HS chia sẻ

C. Hoạt động vận dụng Bài 5

- Gọi HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gi.

- HS đọc - Cho HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc

cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao).

- HS thảo luận

- Cho HS viết phép tính thích họp và trả lời:

- Cho HS kiểm tra lại phép tính và kết quả.

- Phép tính: 32 + 47 = 79.

- Trả lời: Cả hai anh chị bẻ được 79 bắp ngô.

D.Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Em thích nhất bài nào? Vì sao?

_________________________________________________

TIẾNG VIỆT

Bài 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong một số bài đọc là câu chuyện đã học từ tuần 28 đến tuần 34. Đọc hiểu bài thơ "Gửi lời chào lớp 1".

- Viết đúng các từ có vần oai, oang, oan, oe sau các âm đầu không phải là qu và viết đúng các từ là vần có những âm đệm oai, oang khi ở sau qu. Chép đúng 5 điều Bác hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Viết tên cho bức tranh.

- Nói những điều em thấy vui khi học lớp 1 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: - Các tờ thăm ghi tên những bài đọc là câu chuyện đã học từ tuần 18–

tuần 34. Các thẻ hình ở HĐ2b. Phiếu kiểm tra in sẵn cho từng HS trong lớp.

- Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

(5)

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 4

2. HĐ2. Viết

b) Thi viết đúng từ.

- GV hướng dẫn mục đích và cách chơi:

luyện viết đúng các từ có vần viết bằng oai / uai, oan / uan, oang / uang, oe / ue.

Mỗi em bắt 1 thẻ hình, điền vần vào chỗ trống ở mỗi từ trong thẻ rồi dán thẻ lên bảng nhóm. Cần viết đúng và nhanh - Cho HS bắt 1 thẻ hình, ghi tên của vật trong hình và dán kết quả lên bảng nhóm.

Các nhóm xem kết quả của nhau và cùng GV chọn nhóm thắng cuộc.

- Cho HS viết 4 từ ngữ đã hoàn thành vào vở.

- GV nhận xét bài của HS

c) Viết tên cho bức tranh em chọn.

- GV hướng dẫn cách làm: Xem 3 tranh và chọn 1 tranh. Xem tranh vẽ ai, người đó làm gì. Dựa vào tranh để đặt tên cho tranh: tên có thể là nói về người hoặc việc người đó làm. VD: Tên tranh số 2 có thể là Nhảy dây hoặc Bạn chơi nhảy dây.

- Cho HS đặt tên cho 1 tranh và viết tên đã đặt cho tranh vào vở.

- Nhận xét

TIẾT 5 + 6 3. HĐ3. Nghe – nói

* Trao đổi với bạn về những điều em thấy thích và thấy vui khi học lớp 1.

+ Cho HS quan sát tranh mẫu SGK và nêu nội dung mỗi tranh

- GV hướng dẫn cách làm: HS nhìn tranh ghi lại hình ảnh hoạt động của lớp; sau

- Nêu yêu cầu b - Nghe

- Từng HS bắt 1 thẻ hình, ghi tên của vật trong hình và dán kết quả lên bảng nhóm. Các nhóm xem kết quả của nhau và cùng GV chọn nhóm thắng cuộc.

- Từng HS viết 4 từ ngữ đã hoàn thành vào vở.

+ củ khoai, đứt quai, sách toán, khoang tàu, quàng khăn, khỏe mạnh

- Nêu yêu cầu c - Nghe

- Đặt tên cho 1 tranh và viết tên đã đặt cho tranh vào vở.

- Nêu yêu càu hoạt động 3

- Tranh 1: Các bạn đang chơi trò chơi Bịt mắt bắt dê

- Tranh 2: Cô dẫn các em đi thăm công viên

- Tranh 3: Cô trao phần thưởng cho các em

- Nghe

(6)

đó chọn một hoạt động em thấy thích và thấy vui để chia sẻ với bạn.

- Cho từng HS bắt thăm chia sẻ với bạn một điều mình thấy vui trong một năm học ở lớp 1.

- Nhận xét- tuyên dương 4. HĐ4. Đọc

* Đọc nhẩm

- GV đọc toàn bài thơ

- Cho HS đọc nhẩm, GV theo dõi kiểm soát việc đọc của HS

* Đọc trơn

a. Đọc từng khổ thơ trong nhóm

- Cho HS đọc nối tiếp các khổ thơ trong nhóm

- Chọn khổ thơ 1 cho HS thi đọc giữa các nhóm

- Tuyên dương 5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài: Kiểm tra cuối năm

-Về nhà đọc lại bài cho mọi người cùng nghe

- 2 – 3 HS chia sẻ điều mình thấy vui khi học ở lớp 1 trước lớp.

VD: Em rất vui khi được nhận phần thưởng trong cuộc thi hát về Bác Hồ.

- Nghe GV đọc bài thơ và đọc nhẩm theo -Từng HS đọc nhẩm bài thơ theo chỉ dẫn của GV.

- Nêu yêu cầu a

- Từng HS đọc nối tiếp các khổ thơ trong nhóm.

- Thi đọc 1 khổ thơ đầu giữa các nhóm.

- Bình chọn bạn đọc tốt

_________________________________________________

Ngày soạn: 16/5 /2021

Ngày dạy: Thứ tư ngày 19 tháng 5 năm 2021 TIẾNG VIỆT

Bài 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong một số bài đọc là câu chuyện đã học từ tuần 28 đến tuần 34. Đọc hiểu bài thơ "Gửi lời chào lớp 1".

- Viết đúng các từ có vần oai, oang, oan, oe sau các âm đầu không phải là qu và viết đúng các từ là vần có những âm đệm oai, oang khi ở sau qu. Chép đúng 5 điều Bác hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Viết tên cho bức tranh.

- Nói những điều em thấy vui khi học lớp 1 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: - Các tờ thăm ghi tên những bài đọc là câu chuyện đã học từ tuần 18–

tuần 34. Các thẻ hình ở HĐ2b. Phiếu kiểm tra in sẵn cho từng HS trong lớp.

- Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai

(7)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 7 + 8 + 9

* Đọc hiểu Trả lời câu hỏi.

b. Các bạn lớp 1 đã gửi lời chào những ai, những vật gì?

- Cho HS tìm rồi trả lời - Nhận xét

c. Nêu những điều các em muốn hứa với cô giáo(thầy giáo) đã dạy em ở lớp Một.

- HD HS nêu

- Nhận xét, tuyên dương

- Giáo dục HS thực hiện tốt những điều đã hứa

5. HĐ5. Viết

* Nêu yêu cầu a: Tô một số chữ hoa đã học từ bài 28C đến bài 34C

- HDHS tô

- Cho HS lấy vở tô chữ hoa đã học trong vở Tập viết tuần 35.

- Theo dõi, uốn sửa cho HS

* Nêu yêu cầu b: Viết một hoặc hai câu kể về công việc thú vị mà các bạn lớp em đã làm.

- GV hướng dẫn cách làm: Nhớ lại một việc làm em thấy thích thú trong năm học ở lớp 1. Kể với bạn về việc làm đó bằng 1 – 2 câu, trong đó nêu tên việc làm, những người tham gia, ích lợi của việc làm. VD: Tớ thích trò chơi bịt mắt bắt dê. Tớ thích được bịt mắt vì như thế

- 1 HS đọc câu hỏi b.

- Mỗi HS tìm trong bài: người, đồ vật được các bạn lớp Một gửi lời chào.

- Cả nhóm trao đổi để chọn câu trả lời đúng (chào bảng đen, cửa số, chỗ ngồi, cô giáo).

- HS đọc yêu cầu c.

- Mỗi em nêu một điều muốn hứa với thầy (cô) đã dạy em ở lớp Một.

- Trao đổi để thống nhất một số điều nhóm muốn hứa với thầy (cô) lớp Một.

- 1 – 2 nhóm nói những điều muốn hứa với thầy (cô) lớp Một

- Lắng nghe

- 1 HS nêu

- Tô chữ hoa đã học trong vở Tập viết tuần 35.

- 1 HS nêu

- Lắng nghe

(8)

tớ tinh hơn.

- Cho HS nói việc làm mình thích theo cặp

- Theo dõi các cặp nói

- Gọi đại diện các cặp nói trước lớp - Nhận xét

- Cho HS viết câu đã nói vào vở

* Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài: Kiểm tra cuối năm

-Về nhà đọc lại bài cho mọi người cùng nghe

- Từng HS nói về việc làm mình thích ở lớp 1.

- 2 HS nói trước lớp điều mình thích làm ở lớp 1. HS nghe , nhận xét

- Từng HS viết câu đã nói.

- Lắng nghe

_________________________________________________

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Bài 28 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (3 tiết) I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

- Quan sát và mô tả được bầu trời, các dấu hiệu của thời tiết một cách tổng hợp ở mức độ đơn giản.

- Biết cách lựa chọn trang phục và hoạt động phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ.

- Thêm yêu quý và ham thích khám phá các hiện tượng tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ - GV:

+ Phiếu học tập cho các nhóm khổ A4 và khổ lớn hơn.

+ Bút dạ cho các nhóm.

- HS: Kính râm; mũ, nón trang phục gọn gàng, tranh ảnh hoặc mô hình mũ nón, áo mưa, quần đùi, áo may ô, ngôi nhà

- Các phiếu quan sát, theo dõi đã ghi thông tin, các tranh đã vẽ từ tiết trước III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu:

-Từ nội dung ở phần mở đầu, GV cho HS nói về thời tiết ngày hôm nay.

- GV nhận xét

- GV giới thiệu bài mới 2. Hoạt động thực hành

- GV tổ chức chơi cả lớp theo nhóm

- HS nói về thời tiết ngày hôm nay - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi lựa chọn

(9)

- GV nhận xét phần lựa chọn của các nhóm

- GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS lựa chọn đúng và nhanh các tranh hay mô hình trang phục, nhà phù hợp với các dấu hiệu của thời tiết.

3. Đánh giá

HS thấy được thời tiết luôn thay đổi và sự thay đổi đó thể hiện qua các biểu hiện của bầu trời và các dấu hiệu của thời tiết.

4. Hướng dẫn về nhà

Chuẩn bị một số hình minh hoạ trang phục, thời tiết.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại - HS lắng nghe 1. Mở đầu: Khởi động

-GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh?

Ai đúng?" Khi quản trò hô; Trời nắng!"

hay “Trời mưa!” HS cần giơ hoặc nói tên trang phục phù hợp

- GV nhận xét sau khi HS chơi - GV giới thiệu bài

2. Hoạt động vận dụng

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm: Các nhóm HS quan sát các phiếu đã thực hiện từ các tiết trước của nhóm và thảo luận nội dung sẽ trình bày trước lớp.

- GV gọi một, hai nhóm lên trình bày - GV nhận xét các nhóm

- GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS thảo luận sôi nổi trong nhóm và tự tin trình bày trước lớp Tự đánh giá cuối chủ đề: Khai thác hình ảnh tổng hợp thể hiện sản phẩm học tập mà HS đạt được sau khi học xong chủ đề.

- HS chơi trò chơi - Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS làm việc nhóm

- Một, hai nhóm lên trình bày - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS tự đánh giá xem đã thực hiện được những nội dung nào được nêu trong khung

(10)

- GV hướng dẫn HS tự làm một sản phẩm học tập

3. Đánh giá

- Biết lựa chọn trang phục, hoạt động phù hợp để đảm bảo sức khoẻ, nhắc nhở người thân cùng thực hiện.

- Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận nhóm theo hình tổng kết cuối bài: Minh đã biết lựa chọn trang phục cho phù hợp với thời tiết. Liên hệ thực tế với việc lựa chọn trang phục và hoạt động của bản thân, nhận xét về cách lựa chọn trang phục và hoạt động của các bạn hôm nay.

- GV đánh giá tổng kết sau khi HS học xong một chủ đề (sử dụng bài tự luận, trắc nghiệm khách quan).

4. Hướng dẫn về nhà

GV nhắc nhở HS về nhà ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học về chủ đề Thực vật và động vật: Con người và sức khoẻ.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- HS thực hành làm sản phẩm

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm theo hình tổng kết cuối bài

- HS lắng nghe - Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại - HS lắng nghe

_________________________________________________

Ngày soạn: 17/5 /2021

Ngày dạy: Thứ năm ngày 20 tháng 5 năm 2021 TOÁN

Bài 75. ÔN TẬP VÊ THỜI GIAN I.MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố kĩ năng xem lịch, xem đồng hồ chỉ giờ đúng, nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.

- Phát triên các NL toán học.

II.CHUẨN BỊ

- Mặt đồng hồ có thể quay được kim dài và kim ngắn.

- Phiếu bài tập, tranh tình huống như trong SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

(11)

A. Hoạt động khởi động

Chơi trò chơi “Đố bạn”. HS quay kim đồng hồ và đố bạn đọc giờ.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- Cho HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp/nhóm bàn: Đồng hồ chỉ mấy giờ?

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

- GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ: Làm thế nào em đọc được giờ trên đồng hồ?

- HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp/

nhóm bàn:

- Đại diện chia sẻ

Bài 2. HS thực hiện các thao tác sau:

- Đọc giờ đúng trên mỗi đồng hồ.

- Đọc thông tin dưới bức tranh để chọn đồng hồ thích họp với mỗi tranh vẽ.

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:

+ Sắp xếp lại thứ tự hoạt động theo thời gian cho hợp lí.

+ Nổi về hoạt động của bản thân tại thời điểm trên mỗi đồng hồ đó.

- Nói cho bạn nghe kết quả.

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

Bài 3

- Cho HS quan sát tranh, quay kim ngắn trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng với hoạt động trong tranh, chẳng hạn:

Buổi chiều, Mai giúp mẹ nấu cơm lúc 6 giờ nên quay kim ngắn chỉ số 6.

- HS quan sát tranh,

- Chia sẻ với bạn: Buổi chiều, em thường làm gì lúc 6 giờ?

Nếu có thời gian, HS có thể nêu tình huống đố bạn quay kim đồng hồ chỉ giờ tương ứng, chẳng hạn: Buổi tối, tớ đi ngủ lúc 9 giờ.

- Hs chia sẻ

Bài 4

- HS chỉ vào từng tờ lịch đọc cho bạn nghe.

- HS quan sát tranh, + Ngày 2 tháng 9 là thứ năm;

+ Ngày 8 tháng 3 là thứ hai;

+ Ngày 19 tháng 5 là thứ tư;

+ Ngày 10 tháng 10 là chủ nhật.

- Nói với bạn về những sự kiện em biết gắn với những ngày nói trên.

- HS quan sát tranh,

(12)

C. Hoạt động vận dụng

- HS có thể liên hệ với bản thân và trả lời một trong những câu hỏi sau: Nếu không có lịch và không có đồng hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao? Em biết những loại lịch nào? Những loại đồng hồ nào? Ngày xưa khi chưa có lịch và đồng hồ, người ta làm gì để nhận biết thời gian?

D. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Điều đó giúp ích gì trong cuộc sống?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Lắng nghe

_________________________________________________

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 1 + 2)

I. MỤC TIÊU

- Kiểm tra đọc: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.

+ Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ / 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cum từ.

+ Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 hs lên bảng đọc bài đàn bê của anh Hồ Giáo và TLCH

- Nhận xét, đánh giá.

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài

b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (20)

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.

- Gọi HS đọc và TLCH về nội dung bài vừa đọc.

- Gọi HSNX.

+ Bài tập yêu cầu em làm gì ?

-Yêu cầu HS suy nghĩa và tự làm bài.

- Gọi 1 số HS đọc bài trước lớp.

- 2 hs lên bảng - Nhận xét.

HS đọc yêu cầu HS làm bài

(13)

- GV nhận xét từng HS.

3. Củng cố - dặn dò - GVNX tiết học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

_________________________________________________

Ngày soạn: 18/5 /2021

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 21 tháng 5 năm 2021 TOÁN

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Nhà trường ra đề)

_________________________________________

TIẾNG VIỆT

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Nhà trường ra đề)

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ÐỀ 9: XÂY DỰNG HÌNH ẢNH VUI VẺ I. MỤC TIÊU:

Với chủ đề này, HS:

- Mô tả được hình thức bên ngoài của bản thân: nhận diện hình thức; đặc điểm về cử chỉ; thái độ của bản thân.

- Thể hiện được sự tự tin, biểu hiện cảm xúc tích cực, tôn trọng sự khác biệt.

- Chăm sóc được bản thân và giữ được tinh thần luôn vui vẻ.

- Em thực hiện hành động thể hiện sự trung thực, thật thà.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Giấy bìa màu.

- 4 thẻ cảm xúc (vui, buồn, ngạc nhiên, căm giận).

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

- Giấy màu, keo, bút,…..

- Thẻ về hình ảnh bản thân và thẻ cảm xúc.

III. CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.PHẢN HỒI VÀ HƯỚNG DẪN RÈN LUYỆN TIẾP THEO.

*Hoạt động 9: Em đã học và làm được gì?

- Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá về khả năng mô tả bản thân, cách tích cực hóa bản thân và

(14)

tự hào về mình thông qua giới thiệu bản thân.

- Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân.

+ Yêu cầu HS quan sát ở nhiệm vụ 7 SGK/tr 92.

+ Giải thích các nội dung đánh giá:

Hình vẽ nhóm bạn (nam/nữ) đang tập thể dục.

Hình vẽ nhóm bạn (nam/nữ) đang chơi cùng nhau vui vẻ.

Hình vẽ bạn nam đang nhìn ống nhòm quan sát xung quanh.

+ Hỏi: Em đã làm gì để hình ảnh của mình luôn vui vẻ?

+ GV nhận xét, khích lệ, động viên HS.

*Hoạt động 10: Thích gì, mong gì ở bạn?

- Mục tiêu: Giúp HS hình thành kỹ năng đánh giá đồng đẳng, biết cách đánh giá và không làm tổn thương bạn, hoàn thiện dần kỹ năng tự đánh giá, làm cho tự đánh giá khách quan hơn.

- Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.

+ GV giao nhiệm vụ nhóm: Yêu cầu HS trong nhóm hãy nói một điều mình thích nhất về vẻ bên ngoài của bạn và một điều mong bạn tiến bộ hơn.

+ GV bao quát các nhóm.

+ Mời HS nói lại nội dung mình thảo luận.

+ GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

*Hoạt động 11: Tham quan triển lãm

“Hình ảnh của tôi”.

- Mục tiêu: Giúp GV đánh giá sự tự tin của HS khi là chính mình và có thể điều chỉnh bản thân.

- Cách tổ chức: Triển lãm theo nhóm.

+ Chia nhóm, tổ chức cho các nhóm tham quan triển lãm, yêu cầu mỗi HS trong nhóm

+ Lắng nghe.

+ Tập thể dục thường xuyên, chơi thể thao, chơi cùng các bạn một cách vui vẻ, khám phá thế giới xung quanh.

+ HS thảo luận.

+ HS 1: Mình rất thích bạn cười. Bạn hãy bớt cáu gắt.

+ HS 2: Mình thích mái tóc của bạn,…

+ HS 3: Mình thích bạn mặc bộ váy hồng…

+ HS 4: …..

- Cả lớp lắng nghe.

(15)

chỉ ra một bộ thẻ mà em thích, em muốn học gì từ bạn.

+ Cho HS đi chậm rãi, không chen lấn xô đẩy, giữ trật tự khi tham quan (5 phút).

+ GV trao đổi với lớp, đặt câu hỏi:

Ai rất yêu bản thân mình?

Ai luôn thân thiện và hay tươi cười?

Ai nghĩ mình có thể thay đổi để tốt hơn?

+ GV ghi chép lại thông tin về những trường hợp thiếu tự tin để hỗ trợ thêm cho các em.

+ GV khảo sát HS: Em có thể chia sẻ với lớp là mình thích nhất bộ thẻ nào? Em học được gì từ bạn?

+ GV đánh giá các gian triển lãm với các hình ảnh của HS, đánh giá tinh thần hợp tác của HS trong nhóm, thái độ khi đi tham quan và thể hiện mong muốn rằng các em sẽ ngày càng có các hình ảnh về bản thân đẹp hơn nữa, tốt hơn nữa (GV đã xem tất cả các bộ thẻ trước đó).

+ GV nhận xét và dặn dò HS lưu bộ thẻ trong hồ sơ hoạt động.

*Hoạt động 12: Thay đổi điều gì và thế nào?

- Mục tiêu: Giúp HS bước đầu có ý thức về việc rèn luyện tiếp theo để hoàn thiện bản thân.

- Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm.

+ GV giao nhiệm vụ nhóm: Từng HS nói lại với nhóm điều mà các bạn mong mình tiến bộ hơn, chia sẻ với các bạn trong nhóm về việc mình sẽ làm để thay đổi bản thân; nhóm góp ý cho bạn về dự định thay đổi.

+ GV mời một số HS trình bày dự định của mình.

+ GV nhận xét về hoạt động của HS.

+ Căn dặn HS rèn luyện hành vi mong muốn hằng ngày.

- HS đi tham quan.

- HS trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe.

- HS chọn bộ thẻ thú vị nhất, trả lời.

+ HS nói lại với nhóm điều mà các bạn mong mình tiến bộ hơn, chia sẻ với các bạn trong nhóm về việc mình sẽ làm để thay đổi bản thân.

+ HS trình bày.

+ Lắng nghe.

(16)

Nguyễn Huệ, ngày ... tháng ... năm 2021 TTCM Kí, duyệt

Phạm Thị Hương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Nắm vững hơn kiến thức về lựa chọn trang phục -- Lựa chọn được vải, kiểu may phù hợp với bản thân,. đạt yêu cầuthẩm mĩ và chọn được một số vật dụng đi kèm phù hợp

-Thanh, thiếu niên thích hợp với nhiều loại vải và kiểu trang phục -Người đứng tuổi: màu sắc, hoa văn, kiểu may, trang nhã, lịch sự 3/Sự đồng bộ của trang phục:.. TIẾT

Từ các nghiên cứu trên, tác giả cho rằng việc chọn trường học của một sinh viên sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nỗ lực giao tiếp với người học của trường Đại

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng điện thoại di động trả sau Vinaphone của khách hàng cá nhân

a/ Giao tiếp: là một hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.... Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức

Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Sau quá trình tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp thu thập được từ điều tra

Thực tế đặt ra yêu cầu đòi hỏi Học viện Đào tạo Quốc tế ANI cần phải xây dựng được các chiến lược marketing phù hợp để có thể có lợi thế vượt trội nâng cao sự cảm

Hoạt động 3: Lựa chọn trang phục - Quan sát và nghe các nhóm thảo luậnI. -