• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ 15 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN: THẾ GIÓI Thời gian thực hiện số tuần: 4 Tên chủ đề nhánh: Động vật sống

Thời gian thực hiện số tuần: 1 tuần từ ngày 13 /12 /2021

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

ĐÓN TRẺ - THỂ

DỤC SÁNG

1. Đón trẻ

- Đón trẻ vào lớp trẻ tự cất đồ dùng cá nhân

-Trao đổi với phụ huynh về những vấn đề liên quan đến sức khỏe

2.Trò chuyện

- Cho trẻ xem tranh ảnh về các con vật sống dưới nước

3. Điểm danh

- Điểm danh nắm được sỹ số trẻ đi trong ngày.

4.Thể dục sáng

- Tập các động tác theo cô + ĐT hô hấp: Gà gáy + ĐT Tay : Tay đưa ngang đánh chéo trước ngực.

+ ĐT Chân : Đứng đưa một chân ra trước lên cao.

+ ĐT Bụng : Đứng quay người sang 2 bên.

+ ĐT Bật : Bật tách khép chân.

*Đối với trẻ khuyết tật:- Trẻ biết tập động tác tay, chân, bụng, có sự tác động của cô

- Tạo niềm tin ở trẻ khi đến lớp với cô.

- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với mọi người. Biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.

-Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi.. của một số con vật sống dưới nước

- Trò chuyện giúp trẻ hiểu hơn về các con vật sống dưới nước.

- Trẻ biết được tên của mình và tên của bạn.

- Giúp trẻ biết quan tâm tới bạn bè

- Trẻ tập đúng động tác theo cô.

- Rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai, phát triển thể lực cho trẻ.

- Có ý thức trong giờ học.

- Trường lớp sạch sẽ.

- Trang phục của cô gọn gàng

- Tranh ảnh về một số con vật sống dưới nước

- Câu hỏi đàm thoại

- Sổ điểm danh

- Sân tập, các động tác thể dục

(2)

ĐỘNG VẬT

Từ ngày 29/ 11/2021 đến 24/12/2021 dưới nước

đến ngày 17/12/2021

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Đón trẻ

- Cô đến sớm quét dọn và thông thoáng phòng học.

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần. Cô nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo và các bạn

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.

+ Cô trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của trẻ 2. Trò chuyện

- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề

- Cho trẻ vào lớp xem tranh về một số con vật sống dưới nước. Đàm thoại về đặc điểm, ích lợi,….

+ Con biết những động vật nào sống dưới nước?

+ Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật nhất?

+ Con còn biết gì về các động vật khác sống dưới nước nữa?

-> Giáo dục trẻ biết bảo vệ các loại động vật sống dưới nước.

3. Điểm danh

- Giáo viên gọi tên trẻ theo danh sách.

- Nhắc trẻ đi học đều đúng giờ

4. Thể dục sáng:- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ:

* Khởi động:

- Cô dùng lắc xắc xô cho trẻ đi thành vòng tròn và đi bằng các kiểu chân kết hợp với bài hát “ Cá vàng bơi”

- Sau đó cô cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng đứng cách nhau mỗi người một sải tay, và tập bài PTC

* Trọng động:

- Cho trẻ tập các động tác.

+ ĐT hô hấp: Gà gáy

+ ĐT Tay : Tay đưa ngang đánh chéo trước ngực.

+ ĐT Chân : Đứng đưa một chân ra trước lên cao.

+ ĐT Bụng : Đứng quay người sang 2 bên.

+ ĐT Bật : Bật tách khép chân.

(Cô cho trẻ tập 2 lần x 8 nhịp

* Hồi tĩnh:

- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng

*Đối với trẻ khuyết tật:-Trẻ biết tập động tác tay, chân, bụng, có sự tác động của cô

- Chào cô, chào phụ huynh, cất đồ dùng.

- Trò chuyện cùng cô.

- Trẻ kể các động vật trẻ biết.

- Con cá có mang, vây, vẩy bơi được ở dưới nước.

- Con cua có 8 cẳng 2 càng,…

- Trẻ dạ cô

- Trẻ khởi động.

- Tập các động tác theo sự hướng dẫn của cô.

- Trẻ vận động nhẹ nhàng

(3)

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG NGOÀI

TRỜI

1. Hoạt động có mục đích

- Quan sát động vật sống dưới nước

- Đọc đồng dao: Vè loài vật

2.Trò chơi vận động:

- Bẫy chuột - Ếch dưới ao

- Thi xem đội nào nhanh

3. Chơi tự do

- Vẽ tự do trên sân trường

- Rèn luyện kỹ năng quan sát so sánh, phân biệt.Trẻ nêu lên được những gì mình quan sát được bằng ngôn từ rõ ràng.

- Biết được cách di chuyển của con cá, tôm, cua, ốc.

- Biết lợi ích của các loài vật sống dưới nước đối với đời sống con người.

- Trẻ biết đọc bài đồng dao cùng cô.

- Phát triển sự hiểu biết, làm tăng vốn từ cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ các loại động vật sống dưới nước.

- Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi.

- Rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ.

- Phát huy tinh thần đoàn kết, sự hợp tác nhóm.

- Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi

- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ

- Chơi đoàn kết, giữ vệ sinh cá nhân,

- Sân trường sạch sẽ.

-Mũ dép cho trẻ, trang phục gọn gàng

- Chậu nước có cá, tôm, cua

- Nội dung bài đồng dao.

- Sân chơi sạch sẽ an toàn

- Mũ chuột, mèo - Mũ ếch

- Phấn trắng cho trẻ vẽ

(4)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Hoạt động có mục đích

- Cho trẻ xếp thành hàng đi dạo quanh sân trường vừa đi vừa hát bài: “ Đi chơi đi chơi” và cho trẻ đến địa điểm quan sát

+ Con biết trong chậu có những con gì?

+ Con biết gì về các con vật này?

+ Chúng di chuyển bằng cách nào?

+ Thức ăn của chúng là gì + Con biết những loại cá nào?

+ Làm thế nào để bảo vệ các loại động vật + Các con vật này có ích lợi gì?

- Giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ các loại động vật sống dưới nước

* Đọc đồng dao

- Cô cho trẻ đọc bài đồng dao cùng cô.

+ Bài đồng dao nói đến những con vật nào?

+ Những con vật này sống ở đâu 2.Trò chơi vận động:

*TC: “Bẫy chuột”

- Cách chơi: Cho trẻ chia làm 2 nhóm, 1 nhóm làm chuột, một nhóm làm bẫy( 2 cháu cầm tay nhau thành 1 cái bẫy). Những cái bẫy rải đều ở phòng. các chú chuột bò quanh và chui qua chui lại dưới cái bẫy, vừa bò vừa kêu “ chít chít”. Khi có tín hiệu “ sập bẫy’ thì 2 cháu là bẫy ngồi xuống “ bắt chuột” ( bằng cách cầm tay nhau).

Con chuột nào bị chạm vào người coi như bị bắt và phải ra ngoài một lần chơi.

* TC: “Ếch dưới ao”.Cô tổ chức cho trẻ chơi.

* TC: “Thi xem đội nào nhanh”

- Cách chơi: Cô sẽ đọc bất kì một câu đố hay cho trẻ nghe một đoạn nhạc, hay cô nêu một số đặc điểm của một số con vật sống dưới nước rồi cho các đội cùng nhau hội ý rồi đội nào nhanh nhất đưa ra câu trả lời trước và chính xác đội đó sẽ dành chiến thắng.

- Luật chơi: Bao giờ cô phải đọc xong câu đố hay cô cho nghe đoạn nhạc dùng mới được có tín hiệu trả lời. Nếu đội nào đưa ra tín hiệu trả lời trước khi cô đọc xong thì cũng sẽ không được tính

3. Chơi tự do. Cô cho trẻ vẽ theo ý thích trên sân trường

- Quan sát trò chuyện cùng cô về những gì trẻ quan sát được.

- Kể tên các con vật trẻ biết.

- Con cá, tôm di chuyển bằng cách bơi, cua ốc di chuyển bằng cách bò.

- Là cám, rau cỏ,và rong rêu có trong môi trường nước.

- Phải bảo vệ nguồn

nước,không vứt rác xuống nước.

- Làm thức ăn hàng ngày

- Đọc đồng dao cùng cô

-Nghe cô hướng dẫn

- Chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của cô.

- Chơi trò chơi

- Vẽ theo ý thích

(5)

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG GÓC

* Góc đóng vai:

- Cửa hàng bán các con vật sống dưới nưới - Cửa hàng bán hải sản

*Góc xây dựng:

- Xây ao cá

- Ghép hình các con vật sống dưới nước

*Góc Nghệ thuật:

- Vẽ nặn tô màu các con vật sống dưới nước

- Chơi triển lãm tranh các con vật sống dưới nước - Biểu diễn các bài hát về các con vật sống dưới nước

*Góc sách:

- Làm sách tranh về các con vật sống dưới nước - Xem tranh ảnh về các con vật sống dưới nước

*Góc thiên nhiên - Chăm sóc cây xanh

- Biết thể hiện vai chơi.

- Biết chia sẻ với bạn những suy nghĩ của mình.

- Mở rộng sự giao tiếp cho trẻ -Trẻ biết nhiệm vụ của người xây dựng

- Biết lắp ghép và xây dựng thành ao cá

- Phát huy khả năng sáng tạo của trẻ

- Trẻ biết cách tô màu vẽ nặn các con vật sống dưới nước

- Trẻ biết giới thiệu về sản phẩm mình làm

- Trẻ thuộc các bài hát

- Nhận biết được 1 số hình ảnh trong tranh,lựa chọn được những tranh ảnh phù hợp -Rèn luyện tính cẩn thận cho trẻ.

-Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh

Một số đồ dùng các con vật sống dưới nước

- Bộ lắp ghép - Gạch

- Các con vật

- Bút sáp màu, bút chì - Tranh ảnh

- Dụng cụ âm nhạc

- Tranh ảnh,sách báo cũ về các con vật

- Dụng cụ chăm sóc cây

HOẠT ĐỘNG

(6)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Thoả thuận trước khi chơi.

- Hỏi trẻ: các con đang học chủ đề gì?

- Lớp mình có những góc chơi gì?

- Giới thiệu góc chơi, đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

- Các con thích góc chơi gì hãy về góc chơi đó nhé.

- Trẻ tự nhận vai chơi 2. Quá trình chơi.

- Đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi

* Góc chơi đóng vai:

- Ai đóng vai cô cửa hàng trưởng - Ai làm nhân viên

- Khi có khách đến mua hàng, người bán hàng phải như thế nào

- Cửa hàng bác bán những thứ gì?

- Bác bán cho tôi một con cá

- Bác bán bao nhiêu tiền 1 cân tôm

* Góc xây dựng

- Các bác đang xây công trình gì thế?

+ Bác cần những nguyên liệu gì để xây?

+ Ai là người chở vật liệu để xây?

+ Bác sẽ nuôi những loai cá gì trong ao cá này?

+ Các con hãy ghép hình các con cá sống dưới nước thật đẹp nhé?

*Góc Nghệ thuật:

- Con sẽ làm gì từ giấy màu này?

- Cô hướng dẫn trẻ cách tô màu, vẽ các con vật - Cô cho trẻ triển lãm tranh sau khi làm xong - Cô cho trẻ biểu diễn các bài hát về chủ đề.

* Góc sách:

- Con nhìn thấy gì trong bức tranh này?

- Bạn a đang làm gì đấy?

- Bạn làm sách để tặng ai?

* Góc thiên nhiên

- Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây xanh 3. Kết thúc chơi.:

- Cho trẻ đi tham quan các góc chơi

- Cô cho tổ trưởng của các góc tự giới thiệu về góc chơi của mình, sau đó cất đồ dùng đồ chơi

- Cho trẻ đi tham quan các góc chơi

- Chủ đề thế giới động vật - Kể các góc chơi

- Bác Chi - Bác Dương

- Phải chào mời khách - Cửa hàng tôi bán tôm cá - Vâng bác đợi tôi một tý - 120 nghìn bác ạ

- Tôi xây ao cá - Cần gạch

- Bác Huy và bác Đạt - Cá trắm, rô phi, cá mè..

- Vâng ạ

- Con sẽ vẽ tô màu ạ - Hát múa biểu diễn

- Có các con vật sống dưới nước

- Trẻ cùng chơi với nhau - Chăm sóc cây xanh - Trẻ báo cáo kết quả chơi - Trẻ tham quan góc xây dựng theo hướng dẫn của giáo viên

A. TỔ CHỨC CÁC

HOẠT NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

(7)

ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG

ĂN

1. Trước khi ăn

-Trẻ rửa tay, rửa mặt sạch sẽ

2. Trong khi ăn

- Tổ chức cho trẻ ăn, cô bao quát,hướng dẫn động viên trẻ ăn hết xuất

3. Sau khi ăn

- Cho trẻ vệ sinh sau khi ăn

-Trẻ có thói quen vệ sinh tay mặt trước khi ăn

-Trẻ nắm được thao tác rửa tay rửa mặt

-Trẻ biết được các thức ăn và các chất dinh dưỡng trong món ăn

- Trẻ biết mời cô và các bạn trước khi ăn và ăn ngon miệng, ăn hết xuất

-Trẻ biết lau miệng sạch sẽ và uống nước ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn

- Đồ dùng vệ sinh:

Khăn mặt, chậu - Xà phòng diệt khuẩn lai boi

- Phòng ăn, bàn ghế, bát thìa, khăn lau miệng

- Các món ăn

- Khăn mặt, nước uống

HOẠT ĐỘNG NGỦ

1.Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ

- Tổ chức cho trẻ ngủ, cô bao quát trẻ ngủ

3. Sau khi ngủ dậy

-Trẻ ngủ dậy cho trẻ đi vệ

- Tạo thói quen nề nếp trước khi ngủ

- Giúp trẻ có thói quen ngủ ngon và sâu giấc ngủ đúng giờ

- Đảm bảo sức khỏe tốt cho

-Trẻ có thói quen đi vệ sinh vận động sau khi ngủ dậy

- Phòng ngủ thoáng mát sạch sẽ ánh sáng dịu

-Phản, chiếu, gối, chăn ấm

- Quà chiều

HOẠT ĐỘNG

1. Trước khi ăn

- Cô hỏi trẻ về các bước rửa tay sau đó hướng dẫn trẻ thao tác - Trẻ cất đồ dùng đồ chơi.

(8)

rửa tay và rửa mặt. Gồm có 6 bước rửa tay.

+ Trước tiên cô cho trẻ đứng xếp hàng theo tổ và cho trẻ xắn tay áo lên sau đó mời 3 trẻ một lên thực hiện thao tác rửa tay, rửa mặt

+ Bước 1:Vặn vòi nước để tay xuôi theo vòi nước làm ướt tay sau đó lấy xà phòng và rửa lòng bàn tay

+ Bước 2: Xoa mu bàn tay và đổi bên + Bước 3: Rửa kẽ ngón tay và đổi bên + Bước 4: Rửa đầu ngón tay,

+ Bước 5: Xoay cổ tay tiếp theo để xuôi tay theo vòi nước chảy và rửa sạch

+ Bước 6: Cuối cùng vẩy nhẹ rồi lau bằng khăn khô. Sau đó cho trẻ lấy khăn mặt theo đúng ký hiệu của mình rửa mặt theo 4 bước.

2. Trong khi ăn

- Cô cho trẻ ngổi vào bàn ăn

- Cô chia cơm cho trẻ, giới thiệu món ăn và giá trị dinh dưỡng - Cô giáo dục trẻ ăn chậm,nhai kỹ, ăn ngon miệng ăn hết xuất.

3. Sau khi ăn

- Trẻ ăn xong cô hướng dẫn trẻ lấy khăn và vệ sinh miệng , uống nước và ngồi nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15p sau đó cho trẻ đi vệ sinh

- Rửa tay dưới vòi nước chảy theo sự hướng dẫn của cô

-Trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn

- Trẻ tự lau miệng

1.Trước khi ngủ

- Cô kê phản, trải chiếu chuẩn bị gối cho trẻ - Cô ổn định lớp và cho trẻ vào chỗ ngủ - Cô phát gối và cho trẻ nằm đúng vị trí 2. Trong khi ngủ

- Cô nhắc nhở trẻ không nói chuyện trong khi ngủ - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Giờ đi ngủ”

- Cô chú ý sửa tư thế nằm của trẻ 3. Sau khi ngủ dậy

-Trẻ ngủ dậy, cô hướng dẫn trẻ cất phản, gối, chiếu, chăn - Cho trẻ làm vệ sinh cá nhân: Nhắc trẻ đi vệ sinh lau mặt.

- Sau đó cho trẻ vận động nhẹ nhàng ăn quà chiều

- Cô chia quà giới thiệu quà chiều cô động viên trẻ ăn hết xuất

-Trẻ vào sập nằm

- Đọc bài thơ giờ đi ngủ

- Vận động nhẹ nhàng

A. TỔ CHỨC CÁC

NỌI DUNG HOAT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

(9)

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Ôn nội dung bài học buổi sáng

- Bổ sung hoạt động cho trẻ yếu

2. Chơi theo ý thích của bé, chơi trong các góc theo ý thích.

- Xếp đồ chơi gọn gàng.

3. Nêu gương - Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề - Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần.

- Cho trẻ ôn bằng các hình thức đọc thơ, hát, kể chuyện theo nhóm, lớp, cá nhân

- Ôn lại cho những trẻ yếu còn chậm - Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi trẻ được tự mình chọn đồ dùng đồ chơi.

- Trẻ biết sử dụng tiết kiệm điện và nước

- Trẻ thuộc các bài hát, biểu diễn tự nhiên.

- Rèn ghi nhớ cho trẻ.

- Nhận biết các ưu khuyết điểm của cá nhân trẻ và các bạn trong lớp.

- Những bài hát, thơ, truyện thuộc chủ đề.

- Đồ chơi trong các góc - Các bài hát về chủ đề.

- Các bài hát về chủ đề.

- Tranh ảnh tiết kiệm điện, nước

- Cờ, bé ngoan

TRẢ TRẺ

+ Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ một ngày ở trường - Trả trẻ về với phụ huynh.

- Trẻ có thói quen chào hỏi khi đến lớp và khi về với bố mẹ.

- Phụ huynh nắm bắt được tình hình con học trên lớp

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.

HOẠT ĐỘNG

- Cô gợi ý hướng dẫn trẻ đọc truyện, hát, đọc thơ về chủ đề động - Trẻ ôn bài

(10)

vật bài thơ: Cá ngủ. Biết nhường nhịn nhau khi tham gia vào các hoạt động.

- Cô bổ sung cho những bạn còn chậm Cho trẻ học vở bé làm quen với ATGT - Trò chuyện về chủ đề…

- Cô cho trẻ chơi theo ý thích.

- Hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng.

- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường vứt rác đúng nơi quy định. không làm ô nhiễm nguồn nước.

- Cô giáo dục trẻ biết sử sụng tiết kiệm điện và nước tránh lãng phí.

- Khi đi ra ngoài biết tắt quạt, tắt ti vi , khi rửa tay vặn nước vừa phải.

+ Bước 1: Ổn định tổ chức: Hát hoặc đọc thơ về chủ đề.

+ Bước 2: Biểu diễn văn nghệ

-Cho trẻ biểu diền văn nghệ những bài hát thuộc chủ đề.

Bước 3: Nhận xét nêu gương

- Cô hỏi trẻ về các tiêu chuẩn bé ngoan.

- Cho trẻ nêu các tiêu chuẩn bé ngoan - Cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.

+ Bước 4: Tuyên dương thưởng cờ -> Cô nhận xét trẻ và cho trẻ cắm cờ -> Cô nhận xét trẻ và cho trẻ cắm cờ

- Trẻ sắp xếp đồ dùng đồ chơi.

- Trẻ biểu diễn theo nhạc - Nêu các tiêu chuẩn bé ngoan

- Trẻ tự nhận xét - Cắm cờ

- Cô giáo dục trẻ biết chào cô về với bố mẹ - Trẻ lấy đúng đồ dùng cá nhân

- Cô trả trẻ đúng phụ huynh

- Chào cô, bố, mẹ, các bạn ra về.

Thứ 2 ngày 13 tháng 12 năm 2021

(11)

TÊN HOẠT ĐỘNG :Thể dục. VĐCB: Bật qua vật cản TCVĐ: Truyền tin

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát: Cá vàng bơi

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ có kĩ năng nhún lấy đà bật qua vật cản.

* Đối với trẻ khuyết tật : Trẻ biết bật qua vật cản có sự hỗ trợ của cô 2. Kỹ năng:

- Phát triển tố chất vận động, sức mạnh cho trẻ

-Trẻ thể hiện sức mạnh, sự khéo léo để thực hiện các vận động.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục hàng ngày

- Giáo dục trẻ có tinh thần tập thể, biết cộng tác với bạn trong trò chơi

- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ biết sắp xếp đội hình và giữ trật tự trong quá trình hoạt động

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ - Sân tập, xắc xô

- Quần áo sạch sẽ gọn gàng - Vật cản: Cao 15- 20 cm 2. Địa điểm

- Sân tập

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức.

- Cô cho trẻ hát bài Cá vàng bơi + Các con vừa được hát bài hát gì?

+ Bài hát nói về con gì?

-> Gd trẻ biết yêu thương và chăm sóc các con vật ....

2. Giới thiệu bài

- Đến lớp đến trường chúng mình không chỉ được học mà còn được tập các vận động và chơi các trò chơi. Hôm nay cô và các con cùng tập thể dục bàì : «Bật qua vật cản” nhé

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ 3. Hướng dẫn

*Hoạt động 1: Khởi động

- Cho trẻ đi các kiểu chân, đi nhanh đi chậm, đi khom, đi kiễng gót, đi vẫy tay, xếp đội hình 3 hàng ngang quay mặt lên phía cô.

* Hoạt động 2: Trọng động a. BTPTC:

- Tập bài tập phát triển chung: Cô tập cùng trẻ + ĐT Tay : Tay đưa ngang đánh chéo trước ngực.

- Hát

- Bài hát cá vàng bơi - Con cá vàng

-Vâng

- Đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân

- Trẻ tập theo cô

(12)

+ ĐT Chân : Đứng đưa một chân ra trước lên cao. (NM) + ĐT Bụng : Đứng quay người sang 2 bên.

+ ĐT Bật : Bật tách khép chân.

- Mỗi động tác tập 2x 8 nhịp.ĐTNM tập 3x 8 nhịp b. VĐCB: Bật qua vật cản

- Cô vừa thấy các con tập bài tập phát triển chung rất đều và đẹp, bây giờ các con cùng học bài Bật qua vật cản nhé - Để tập được bài tập này các con hãy quan sát cô lầm mẫu trước nhé.

+ Tập mẫu 1 lần cho trẻ quan sát.

+ Tập mẫu lần 2: Giải thích: Đứng tự nhiên trước vật cản, hai tay thả xuôi. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” thì đưa 2 tay ra phía trước đồng thời kiễng trên 2 nửa bàn chân trên, sau đó trùng đầu gối kết hợp đưa 2 tay ra phía sau để tạo đà. Khi hiệu lệnh “Bật” thì nhún bật cao qua vật cản. Tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên và đưa tay ra phía trước để giữ thăng bằng.

+ Cô vừa thực hiện vận động gì?

+ Bạn nào có thể thực hiện được vận động này giống cô?

- Mời 2 trẻ lên thực hiện mẫu.

- Cô và các bạn nhận xét.

- Cho trẻ cùng thực hiện: 3 trẻ ở 3 tổ cùng thực hiện - Cho trẻ trong các đội thi đua với nhau,khi bạn thứ nhất trèo qua ghế thì bạn thứ 2 bắt đầu trườn,thi xem tổ nào thực hiện nhanh nhất.

- Cho trẻ thực hiện thi đua giữa trẻ nam và trẻ nữ.

- Cô khuyến khích trẻ kịp thời

* Trò chơi vận động: Truyền tin

- Cách chơi: Cô cho trẻ đứng vòng tròn cô truyền 1 tin

“nói nhỏ vào tai trẻ”. Sau đó cho trẻ truyền tin từ bạn này sang bạn khác,cứ như thế cho đến bạn cuối cùng.

- Luật chơi : Ai truyền sai phải hát 1 bài.

+ Cho trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô.

* Đối với trẻ khuyết tật : Trẻ biết bật qua vật cản có sự hỗ trợ của cô

- Cô cho trẻ chơi 5- 7 phút

- Cô nhận xét khen ngợi, động viên các đội chơi c. Hoạt động 3:Hồi tĩnh.

- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân 4. Củng cố.

- Hỏi trẻ hôm nay chúng mình đã tập bài tập gì?

- Và còn chơi trò chơi gì nữa?

- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục.

5. Kết thúc hoạt động

- Tập bài tập PTC - Quan sát cô làm mẫu - Lắng nghe cô

- Bật qua vật cản - Trẻ thực hiện mẫu

- Thi đua nhau

- Nghe cô phố biến cách chơi và luật chơi

- Chơi trò chơi - Đi nhẹ nhàng - Bật qua vật cản - Tc Truyền tin

(13)

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………..

………..

……….

………..……..

………

Thứ 3 ngày 14 tháng 12 năm 2021

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPKH: Tìm hiểu các con vật sống dưới nước

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Hát: “ Tôm, cá, cua thi tài”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của một số con vật sống dưới nước

-

Trẻ biết so sánh đặc điểm của một số con vật sống dưới

* Đối với trẻ khuyết tật:

Trẻ phát âm và học theo cô từng câu, gọi tên các con vật 2. Kỹ năng

- Rèn cho trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý để phân biệt đặc điểm rõ nét của một số con vật sống dưới nước.

-

Rèn khả năng phát âm làm giàu vốn từ cho trẻ 3. Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quí, có ý thức bảo vệ động vật sống dưới nước.

- Trẻ tích cực tham gia bảo vệ môi trường

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường, kỹ năng sống và biết sử dụng tiết kiệm điện, nước.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô và của trẻ

- Tranh, một số con vật sống dưới nước.

- Tranh lô tô động vật sống dưới nước: Cá, tôm, cua, ốc.

2. Địa điểm tổ chức:

-Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cho trẻ hát và vận động bài hát: “Tôm, cá, cua thi tài”

- Bài hát nói về con vật nào?

- Các con vật này sống ở đâu?

- Con làm gì để bảo vệ chúng?

- Trẻ hát và vận động theo cô - Về con tôm, cá, cua

- Trẻ kể

(14)

2. Giới thiệu bài

-Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về những con vật sống dưới nước nhé. Các con đã sẵn sàng tham gia tìm hiểu chưa?

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về con cá, con tôm, con ốc - Tìm hiểu về con cá

- Cô đọc câu đố

“Con gì có vẩy có vây

Không sống trên cạn mà bơi dưới hồ”

- Đố các con biết con gì?

- Cô treo tranh con cá cho trẻ quan sát

- Cho trẻ quan sát mô tả những đặc điểm rõ nét của con cá:

+ Cá có mấy phần?

+ Phần đầu cá có gì?

+ Phần mình cá có gì?

+ Phần đuôi cá như thế nào?

+ Cá bơi bằng đuôi, thở bằng mang, lái bằng vây.

+ Thức ăn của cá là gì?

+ Cá sống ở đâu?

+ Con biết những loại cá nào?

+ Cô giới thiệu về 1 số loại cá nước ngọt, nước mặn và ích lợi của cá cho trẻ nghe

* Tìm hiểu về con tôm

“ Thân gần đầu Râu gần mắt

Lưng còng co quắp Mà bơi rất tài ”

Đố các cháu biết đó là con gì?”

- Cô treo tranh ảnh về con tôm - Con tôm có những bộ phận gì?

- Phần đầu tôm có gì?

- Phần mình tôm như thế nào?

- Con tôm bơi như thế nào?

- À đúng rồi! Con tôm có những chân nhỏ dài ở gần đầu, râu gần mắt, lưng thì cong tôm bơi thụt lùi nhưng bơi rất là giỏi…

* Tìm hiểu về con cua

“ Con gì tám cẳng 2 càng

-Rồi ạ

- Con cá

- Quan sát và trả lời - Con cá có 3 phần: đầu, mình, đuôi

- Phần đầu có 2 mắt, có mang, miệng

- Phần mình cá có vây, vẩy - Phần đuôi xòe như quạt - Cỏ, rong, rêu

- Sống dưới nước

- Con Tôm

- Phần đầu, mình, đuôi - Có râu, mắt, miệng, chân nhỏ dài ở gần đầu…

- Lưng cong, có nhiều chân ngắn dọc theo phần mình.

- Bơi thụt lùi ạ

(15)

Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời ” Đố là con gì - Cô treo tranh con cua lên cho trẻ quan sát - Con cua có những bộ phận gì?

(Con cua có 8 cẳng 2 càng có mai rất cứng, cua được nấu thành món ăn rất là ngon và rất là bổ: Món canh cua, bún cua…)

* Tìm hiểu về con ốc

- Tương tự cô cho trẻ quan sát hình ảnh con ốc và đàm thoại:

+ Đây là con gì?

+ Con ốc có đặc điểm gì?

+ Con ốc di chuyển như thế nào?

+ Con ốc sống ở đâu?

b. Hoạt động 2: So sánh

- Cho trẻ so sánh con cá và con tôm - Khác nhau:

+ Con cá có vẩy, vây, có mang + Con tôm có nhiều chân nhỏ…

- Giông nhau: Đều là động vật sống dưới nước.

- Cho trẻ so sánh con cua và con ốc - Khác nhau:

+ Con cua có 8 cẳng 2 càng, có mai cứng, lại bò ngang.

+ Con ốc có vỏ hình xoắn ốc, bò bằng lưỡi…

- Giông nhau: Đều là động vật sống dưới nước.

Các con ạ! Tất cả những con vật này sống dưới nước nên gọi là động vật sống dưới nước, động vật này đều có ích cho con người là nguồn thức ăn có chứa nhiều chất đạm cung cấp cho cơ thể con người các cháu phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng nhé. Ngoài ra các con cần phải giữ gìn vệ sinh môi trường nước vì nước là nơi sống của rất nhiều các con vật

* Đối với trẻ khuyết tật:

Trẻ phát âm và học theo cô từng câu, gọi tên các con vật c. Hoạt động 3:Trò chơi luyện tập

- Trò chơi: “Ai giỏi hơn”

+ Cách chơi: Mỗi trẻ có tranh lô tô về một số con vật sống dưới nước. Cô tổ chức thi xem ai chọn nhanh, đúng theo yêu cầu của cô (Hãy chọn những con vật bơi thụt lùi, hãy chọn những con vật có vây, hãy chọn những con vật bò ngang, hãy chọn con vật mang vỏ, bò bằng lưỡi) + Tổ chức cho trẻ chơi

+ Cô cho trẻ chơi ( Bao quát trẻ)

- Con cua

- Có vỏ cứng bao bên ngoài.

- Con ốc

- Ruột ốc xoắn tròn bên trong,…

- Di chuyển chậm - Ở dưới nước

- Trẻ so sánh

-Trẻ so sánh

- Trẻ chơi

(16)

+ Kiểm tra kết quả 4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay các con được tìm hiểu về gì?

- Về nhà các con cùng tìm hiểu các con vật này qua sách báo và kể cho bố mẹ nghe nhé.

5. Két thúc:

- Nhận xét tuyên dương - Chuyển hoạt động

- Một số con vật sống dưới nước.

- Vâng ạ

- Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………..

………..

………..

………..

………

………..………

Thứ 4 ngày 15 tháng 12 năm 2021

TÊN HOẠT ĐỘNG: Văn học: Thơ: Cá ngủ

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Đọc thơ “Rong và cá”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức

-Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.

- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ, biết đọc diễn cảm.

* Đối với trẻ khuyết tật:

Trẻ nghe câu chuyện và chú ý quan sát tranh, tập phát âm tên bài thơ..

2. Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng đọc rõ ràng mạch lạc, phát triển ngôn ngữ, sự ghi nhớ có chủ định - Trẻ biết thể hiện cảm xúc khi đọc thơ.

3.Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quý các loài vật, biết bảo vệ môi trường sống của các loài vật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô và trẻ

- Tranh minh họa nội dụng bài thơ.

- Máy tính, màn hình để trình chiếu powerpoint 2. Địa điểm:

- Lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

(17)

1.Ổn định lớp

- Cô cho trẻ đọc thơ: “Rong và cá”

- Bài thơ nói về gì?

+ Con biết những loài cá nào?

+ Con biết cá sống ở đâu?

+ Cá có ích lợi gì?

+ Chúng mình sẽ làm gì để chăm sóc và bảo vệ các loài cá?

- Cá là loài vật có ích chúng làm cho nguồn nước sạch trong, chúng còn cung cấp thực phẩm giàu chất đạm cho con người.Vì thế chúng mình phải biết bảo vệ cá bằng cách không vứt rác thải xuống ao hồ, sông suối.

2. Giới thiệu bài:

- Các con vật sống dưới nước không biết chúng ngủ như thế nào nhỉ ? Các con có muốn biết xem cá ngủ như thế nào không?. Các con cùng nghe cô đọc bài thơ cá ngủ nhé

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Đọc diễn cảm bài thơ

- Cô đọc lần 1: đọc diễn cảm bài thơ “ Cá ngủ ” - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ cá ngủ - Cô đọc lần 2: Bằng tranh minh họa

- Giảng nội dung: Bài thơ nói về hình ảnh cá ngủ, từng đàn cá ngủ xếp thành hàng con trước con sau, cá ngủ mà như thức cá ngủ chẳng chớp mi, cá ngủ chẳng bao giờ say….

- Để hiểu hơn về nội dung bài thơ các con sẽ cùng cô lắng nghe bài thơ một lần nữa nhé

- Đọc diễn cảm lần 3 kết hợp xem hình ảnh minh họa nội dung bài thơ kèm chữ viết trên màn hình.

b.Hoạt động 2: Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:

+ Bài thơ nói về con gì?

+ Cá nằm ngủ ở đâu?

+ Mắt cá như thế nào?

+Vây cá như thế nào?

+ Cá ngủ như thế nào?

+ Cá là loài vật có ích hay có hại?

+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ cá?

-> Cá là loài vật có ích vì thế chúng ta phải bảo vệ cá. Bây giờ các con đọc thơ cùng cô nhé

c. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ

- Cô cho cả lớp đọc thơ bằng nhiều hình thức . - Tổ đọc.

- Cho trẻ đọc thơ theo nhóm (nhóm bạn gái, nhóm bạn trai ).

- Đọc thơ - Rong và cá

- Trẻ nói tên các loại cá trẻ biết.

- Cá sống dưới nước

- Làm cảnh và làm thức ăn…

- Cho cá ăn…

- Vâng ạ - Trẻ nghe

- Nói về con cá

- Ngủ trong gốc rong rêu - Mắt cá nhắm lại

- Vây đưa nhè nhẹ

- Ngủ không chớp mắt, ngủ vẫn xòe quạt vây.

- Cá là loại vật có ích - Bảo vệ môi trường

- Cả lớp đọc - Tổ đọc - Nhóm đọc

(18)

- Cá nhân đọc

- Khi trẻ đọc thơ, cô chú ý sửa sai để trẻ đọc mạch lạc, diễn cảm thể hiện được đúng nhịp thơ.

* Đối với trẻ khuyết tật:

Trẻ nghe câu chuyện và chú ý quan sát tranh, tập phát âm tên bài thơ, thể hiện sự vui vẻ trong khi hoc.

4. Củng cố giáo dục

- Các con vừa được học bài thơ gì?

- Cá rất có ích cho con người vì thế chúng ta phải biết yêu quý và bảo vệ cá,bảo vệ môi trường sống của cá tuyên truyền với mọi người không vứt rác bẩn xuống ao hồ sông suối.

5. Kết thúc

- Cho trẻ đọc bài thơ: “Rong và cá”

- Chuyển hoạt động

- Cá nhân đọc

-Bài thơ cá ngủ

-Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………..

………..

………..

………..

………

Thứ 5 ngày 16 tháng 12 năm 2021

TÊN HOẠT ĐỘNG :LQVT: Tách gộp trong phạm vi 8

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Đọc thơ Rong và cá I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết nhóm có 8 đối tượng, biết đếm từ 1 - 8

- Trẻ biết tách gộp trong phạm vi 8 bằng các cách khác nhau.

* Đối với trẻ khuyết tật:

Trẻ nhận biết phát âm con số theo cô. Giáo viên bắt tay trẻ thực hiện 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đếm và cách sắp xếp các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau.

- Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết quý trọng và bảo vệ con vật có ích.

- Trẻ hứng thu tham gia hoạt động

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô và trẻ

- 8 con cua, 8 con cá trắm, bằng nhựa thẻ số 8 - Bài giảng powerpoint

(19)

- Các nhóm đồ dùng đồ chơi để xung quanh lớp với các số lượng khác nhau.

2. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cho trẻ đọc thơ : Rong và cá + Bài thơ nói về con vật gì?

+ Cá vàng có ích lợi gì?

+ Ngoài con cá vàng ra các con còn biết những động vật nào sống dưới nước nữa không?

- Giáo dục trẻ biết yêu, chăm sóc bảo vệ các con vật.

2. Giới thiệu bài.

- Hôm nay cô cùng các con học bài : Tách gộm trong phạm vi 8.

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Ôn nhận biết nhóm có 8 đối tượng - Để chuẩn bị tốt cho bài học cô đã chuẩn bị rất nhiều các con vật và rất nhiều các đồ dùng đồ chơi để cho các con học bài.

- Các con nhìn xem cô đã chuẩn bị gì nào?

- Các con cùng đếm xem có bao nhiêu con cá trắm?

- Muốn có 8 con cá trắm thì phải làm thế nào?

- Cô cho trẻ lên lấy thêm 4 con cá trắm nữa để cho vào cho đủ 8 con cá.

- Các con nhìn xem xung quanh lớp cô có gì nữa?

b. Hoạt động 2: Tách gộp nhóm có 8 đối tượng bằng các cách khác nhau.

- Cô cầm mấy con cua lên tay và cho trẻ đếm xem có bao nhiêu con cua?

- Cô tách số con cua ra và cho trẻ đoán phía bên tay trái của cô có bao nhiêu con cua, tay phải cô có bao nhiêu con cua?

- Cô lại gộp 2 tay lại thì số con cua là mấy?

- Lần lượt cô chia số con cua ra phía tay trái, tay phải với số lượng khác nhau (3-5;4-4;7-1;2-6) và hỏi trẻ khi gộp lại thì có số con cua là bao nhiêu. Sau mỗi lần trẻ đoán cô cho trẻ đếm số con cua.

- Cô kết luận: với số lượng là 8 ta có thể tách ra bằng nhiều cách khác nhau nhưng khi gộp thì lại có một số lượng là 8.

* Cho trẻ tách gộp theo ý thích

- Cô cho trẻ tách số con cá thành 2 phần theo ý thích - Cô đi xung quanh xem trẻ tự tách và gộp và hỏi

+ Con tách thành những phần nào và mỗi phần có số

- Trẻ đọc thơ - Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Thưa cô con cá, con cua ạ - Có 4 con ạ

- Thêm 4 con cá trắm nữa ạ - Trẻ lên lấy thêm 4 con cá nữa cho đủ 8 con.

- Trẻ lên tìm và đếm - Trẻ đếm 8 con

- Tay trái cô có 4 con cua, tay phải có 4 con cua.

- Là 8 con cua ạ

- Trẻ tách

(20)

lượng là bao nhiêu?

+ Các nhóm khi gộp lại có số lượng là mấy?

*Cho trẻ tách gộp theo yêu cầu của cô

+ Các con hãy tách cho cô 1 bên là 2, 1 bên là 6 nhé + Gộp lại với nhau đều có số lượng là mấy ?

+ Và cho trẻ đếm lại xem đúng không ? + Cô cho trẻ tách 1 bên 4 và 1 bên 4 + Cô cho trẻ tách 1 bên 3 và 1 bên 5 + Cô cho trẻ tách 1 bên 1 và 1 bên 7

+ Gộp lại với nhau đều có số lượng là mấy ? và cho trẻ đếm lại xem đúng không ?

* Đối với trẻ khuyết tật:

Trẻ nhận biết phát âm con số theo cô. Giáo viên bắt tay trẻ thực hiện

c. Hoạt động 3:Luyện tập - Chơi TC :Kết bạn

Cách chơi :Trẻ đi chơi vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô : Kết thành nhóm 4 bạn nam và 4 bạn nữ thì trẻ đứng nhanh vào nhóm có đủ số lượng theo yêu câu của cô.

- Nhóm 4 bạn nam và 4 bạn nữ…

- Luật chơi : nhóm nào đứng sai thì nhóm đó phải nhảy lò cò 1 vòng- Cô tổ chức cho trẻ cùng chơi.

4. Củng cố:

- Hỏi trẻ lại tên bài học

- Giáo dục trẻ qua bài học biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ và vệ sinh môi trường sạch sẽ, luôn quý trọng và bảo vệ các con vật có ích.

5. Kết thúc

- Cô nhận xét giờ học - Cho trẻ ra chơi

- Là 8 ạ - Vâng ạ - Là 8 ạ

- Trẻ kiểm tra

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Tách gộp trong phạm vi 8.

Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………..

………..

………..

………..

……… ……….

Thứ 6 ngày 17 tháng 12 năm 2021

TÊN HOẠT ĐỘNG : Tạo hình

Dán đàn cá bơi

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Thơ: Rong và cá

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

(21)

- Trẻ biết dán đàn cá đang bơi dưới nước, biết phết hồ ở mặt không có mầu của con cá và phết hồ không lem ra ngoài con cá.

* Đối với trẻ khuyết tật:

Trẻ biết phết keo dán hình có sự trợ giúp của cô 2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định và sự khéo léo của đôi bàn tay.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ muốn có nhiều cá để ăn thì phải biết bảo vệ cá như không được vứt rác bừa bãi vào bể cá và ao, hồ là nơi mà cá đang sống.

II. CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng của cô

- Tranh mẫu của cô

- Bài hát : Cá vàng bơi, bà còng.

Giấy A4,hồ dán các con cá cắt rời đầy đủ cho trẻ.

2. Địa điểm tổ chức:

- Lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cho trẻ đọc thơ: Rong và cá + Bài thơ nói về gì ?

+ Con biết những loại cá nào?

+ Cá có những đặc điểm gì?

+ Con cá đang làm gì?

- Cá là loài vật sống dưới nước, những loại cá cảnh được nuôi trong bể làm cảnh, diệt bọ gậy làm cho môi trường trong sạch.Vì thế chúng mình phải biết bảo vệ nguồn nước để cho cá khỏe mạnh mau lớn.

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô cháu mình cùng học bài tạo hình “Dán đàn cá bơi” nhé

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Trẻ quan sát tranh đàn cá bơi - Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu (dán đàn cá bơi) - Có nhận xét gì về bức tranh? ( Có nhiều con cá có mầu sắc khác nhau, có con cá to con cá nhỏ)

- Đứng rồi bức tranh của cô dán rất nhiều con cá có mầu sắc rất đẹp và có con cá to con cá nhỏ. Cô thấy các con rất là giỏi vậy bây giờ các con có thích dán đẹp như cô không?

- Muốn dán được đẹp như cô các con hãy chú ý cô dán nào.

b. Hoạt động 2: Cô dán mẫu và phân tích - Cô dán con cá thứ nhất không giải thích

- Cô dán con cá thứ 2 giải thích: con cá cô đang cầm

- Rong và cá.

- Trẻ kể

- Có đầu mình, đuôi và vây - Đang bơi ạ

- Vâng ạ - Trẻ quan sát

- Có ạ

- Quan sát

(22)

có 2 mặt một mặt có mầu và một mặt không có mầu, cô sẽ phết hồ vào mặt không có mầu cô phết hồ đều tay không phết nhiều hồ và không làm lem ra ngoài con cá, tiếp tục cô dán các con cá tiếp theo cũng tương tự như vậy.

- Cô cho trẻ nhắc lại cách dán các con cá sao cho đúng (Phết hồ vào mặt không có mầu của con cá).

- Các con khi dán cá vào bức tranh các con phải dán cá cân đối với bức tranh.

- Cô giới thiệu các đồ dùng

* Đối với trẻ khuyết tật:

Trẻ biết phết keo dán hình có sự trợ giúp của cô c. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện

- Cho trẻ thực hiện khi thực hiện cô quan sát động viên và nhắc nhở trẻ để trẻ thực hiện tốt.

- Khuyến khích trẻ dán đẹp không phết nhiều hồ và khồn lem ra ngoài con cá và hướng dẫn cho trẻ còn lúng túng chưa làm được.

d. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm - Cô cho cả lớp vận động bài cá vàng bơi - Cô cho trẻ quan sát sản phẩm của lớp - Trẻ chọn sản phẩm mà trẻ thích - Vì sao con thích sản phẩm đó?

- Cô nhận xét nêu ý nghĩa cho cả lớp cùng nghe -> Giáo dục trẻ: Các con ơi thịt cá có rất nhiều chất đạm rất tốt cho cơ thể chúng ta đấy, để có nhiều cá để ăn thì các con phải biết bảo vệ chúng bằng cách không vứt rác bừa bãi vào bể cá ao hồ nơi cá sinh sống.

4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay chúng mình đã học bài gì?

- Cô giáo dục: Các loài vật sống dưới nước rất có ích cho con người vì thế chúng mình cần bảo vệ nguồn nước để các loài vật sinh sống

5. Kết thúc

- Nhận xét tuyên dương

- Chuyển hoạt động cho trẻ hát bài Bà còng

-Lắng nghe cô phân tích

- Trẻ nhắc lại

- Trẻ nghe

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trưng bày bài của mình - Trẻ trả lời

- Dán đàn cá bơi.

-Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………..

………..

………..

(23)

………..

………....

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ đồ dùng cho trẻ trong tiết học -Chuẩn bị nhạc giấy màu, keo dán cho trẻ - Động viên trẻ cùng nhau khéo tay -Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi như :Đồ dùng gia đình, đồ chơi bán hàng, gạch xây dựng,đồ chơi lắp ghép,cây hoa, màu, Giấy

- Kiểm tra đĩa nhạc,Chuẩn bị và mở máy tính cho cô chính dạy -Giúp cô chính Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát - Quản lý bao quát trẻ trong

- Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa dạng của