• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo dục công dân 8 Bài 2: Liêm khiết | Hay nhất Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo dục công dân 8 Bài 2: Liêm khiết | Hay nhất Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 2. Liêm khiết I. Đặt vấn đề

Câu hỏi vấn đề a trang 7 SGK môn GDCD lớp 8:

Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên ?

Trả lời

Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ là biểu hiện rõ nét của sự liêm khiết, minh bạch, chí công vô tư. Đây là những tấm gương cho chúng ta học tập, noi theo và kính phục.

Câu hỏi vấn đề b trang 7 SGK môn GDCD lớp 8:

Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung ? Vì sao ? Trả lời

- Những cách xử sự trên có điểm chung đó là:

+ Sống thanh cao, không hám danh

+ Làm việc vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi + Không vụ lợi

- Sở dĩ có những điểm chung đó là vì: Họ đều là những người có tính liêm khiết.

Chính có những con người liêm khiết như vậy đã làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn nhiều.

Câu hỏi vấn đề c trang 8 SGK môn GDCD lớp 8:

Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không ? Vì sao ?

Trả lời

Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Bởi lẽ, điều đó:

+ Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày

(2)

+ Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.

+ Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình đề rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.

+ Làm xã hội mới ổn định, trong sạch, vững mạnh được III. Bài tập

Câu hỏi 1 trang 8 SGK môn GDCD lớp 8:

Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết ? Vì sao ? a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình ;

b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích ;

c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc ; d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình ; đ) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn ;

e) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi ;

g) Tính toán cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.

Trả lời

Những hành vi (b), (d), (e) thể hiện tính không liêm khiết.

- Hành vi (b): Việc làm đó có thể gây thiệt hại cho tập thể hoặc cá nhân một người khác, hoặc việc làm đó gây hậu quả xấu.

- Hành vi (d): Đây là hành vi hối lộ, mua chuộc, làm tổn hại đến danh dự bản thân và của cả người nhận quà cáp.

- Hành vi (e): Là một hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ vì cái tôi của mình.

Câu hỏi 2 trang 8 SGK môn GDCD lớp 8:

Em tán thành hay không tán thành với những việc làm nào sau đây? Vì sao ? a) Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình.

b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm Giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.

(3)

c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.

d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.

Trả lời

Em không tán thành với tất cả cách xử sự ở tình huống (a), (c) vì đây là những việc làm nhu nhược, không biết vươn lên, không biết vượt khó, chỉ vì tiền, vì điểm mà bất chấp danh dự, nhân phẩm và đạo đức của mình.

Câu hỏi 3 trang 8 SGK môn GDCD lớp 8:

Em hãy kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết.

Trả lời

Tư Hãn đời Xuân Thu.

Tư Hãn làm quan giữ thành nước Tống. Có người được viên ngọc đem biếu, Tư Hãn không nhận. Người biếu ngọc thưa:

- Ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem. Quả là thứ ngọc báo mới dám đem dâng Ngài. Xin Ngày nhận cho tôi được vui lòng.

Tư Hãn đáp:

- Nhà ngươi cho ngọc là của báo, ta cho tánh không tham là của báu. Ngươi đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên điều mất của báu. Âu là ngươi cứ đem về. Của báu ai nấy giữ. Như thế cả hai đều còn của báu, thì chẳng hơn sao ?

Người biếu ngọc cúi đầu thưa:

- Chúng tôi là thường dân mà giữ ngọc báu thì e không tránh khỏi trộm cướp, mà có khi còn bị hại đến thân.

Tư Hãn bèn lưu người biếu ngọc ở lại. Đoạn tìm thợ đến dũa ngọc rồi đem bán lấy tiền trao cho người chủ ngọc mang về.

Tấm lòng của Tư Hãn vừa liêm khuyết vừa nhân hậu và cách xử sự kia cao đẹp không chi bằng!

Nhặt được của rơi trả lại người mất

(4)

Vào ngày 1/12/2018, tại Siêu thị số 2 ở 292 Tây Sơn – Hà Nội, đang trong lúc làm việc thì anh Duy tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi ở dưới đất, anh đoán chắc là của khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Trần Anh vô tình đã đánh rơi. Trong ví có tiền, bằng lái, đăng ký xe, chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM và một số giấy tờ quan trọng khác. Anh đã tìm cách liên hệ cho chủ nhân là anh Ngô Thanh Tài đang công tác tại Công ty Xây dựng Nhà Việt để trả lại chiếc ví trên.

Câu hỏi 4 trang 8 SGK môn GDCD lớp 8:

Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì ? Trả lời

Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải.

Câu hỏi 5 trang 8 SGK môn GDCD lớp 8:

Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết.

Trả lời

- Cây ngay không sợ chết đứng.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Danh ngôn: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

- "Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư." (Chủ tịch Hồ Chí Minh) - Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tấm gương chí công, vô tư của Bác :. + Trong công việc, Bác luôn công bằng

1) Mari Quy-ri và chồng là một trong những người có công sáng lập ra học thuyết về phóng xạ. Những sản phẩm của bà có giá trị về mặt khoa học và kinh tế. Bà không

Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải là biểu hiện của người chính trực, tôn trọng lẽ phải và luôn làm những việc

Bởi vì, hành vi của Mai và Hải thể hiện họ là những người sống có văn hóa, biết tôn trọng người khác, vì thế được mọi người quý mến và học tập.. - Hành vi của Quân

- Học sinh rất cần có tính kỉ luật. Bởi vì mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt và sẽ góp phần làm cho xã

Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là

- Em đồng tình với hành vi B, bởi vì luôn nói đúng những điều có thật là biểu hiện của tôn trọng sự thật, trung thực, mang lại giá trị tốt đẹp cho bản thân và xã hội..

Biểu hiện A, G là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân vì những biểu hiện đó đã làm tròn nghĩa vụ trong học tập, kết hợp với việc giúp đỡ bạn bè trong