• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 2

NS : 09/09/2020 NG: 14/09/2020

Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020 TOÁN

TIẾT 6: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.

- Nhận biết được độ dài đề-xi-mét thước thẳng.

- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.

- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1 dm.

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tính nhanh, đúng, chính xác.

3. Thái độ :Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước 1m

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho HS đọc và viết các số đo có đơn vị là cm và dm..

+ Viết: 5dm,7dm, 1dm.

+ Đọc 2 đề xi mét, 3 đề xi mét, 40 xăng ti mét

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Thực hành:

Bài 1: Số (7’)

- Gọi Hs nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn nắm mối quan hệ dm,cm.

- Yêu cầu HS dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1dm trên thước kẻ.

- Vẽ đoạn thẳng dài 1dm và nêu cách vẽ - GV nêu lại kiến thức .

- 3HS thực hiện

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi đầu bài vào vở.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Đọc yêu cầu

- HS theo dõi và làm vở 10cm = 1dm, 1dm = 10cm.

- Tìm vạch chỉ 1 dm trên thước.

- Thực hành làm bài - HS lắng nghe

(2)

Bài 2: (7’)

- Gọi Hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS tìm trên thước vạch chỉ 2dm và dùng phấn đánh dấu .

- YC HS nhìn trên thước trả lời: 2dm bằng bao nhiêu xăngtimet ?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 3 : Số ( 9’)

- Gọi Hs nêu yêu cầu.

- Muốn điền đúng ta phải làm gì ? Lưu ý : Khi đổi dm ra cm ta thêm vào sau số đo dm 1 chữ số 0 và ngược lại . - Cho HS làm bài .

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 4 : Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp (7’)

- Gọi Hs nêu yêu cầu.

- Muốn điền đúng ta phải ước lượng số đo của các vật, của người được đưa ra.

Chẳng hạn bút chì dài 16.., muốn điền đúng hãy so sánh độ dài của bút chì với 1dm và thấy bút chì dài 16cm, không phải 16dm .

- YC HS làm bài vào vở

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Cho 2 HS ngồi gần nhau thực hành cùng đo chiều dài của cạnh bàn, cạnh ghế, quyển vở .

- Biểu dương cá nhân HS học tập tốt, động viên , khuyến khích cá nhân HS còn chưa tích cực

- Nhận xét tiết học

- Đọc yêu cầu

- HS thao tác , 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra cho nhau .

- 2dm = 20cm . - HS nhận xét - HS lắng nghe - Đọc yêu cầu

- Đổi các số đo từ dm sang cm hoặc ngược lại.

- Lắng nghe

- 3HS lên bảng, lớp làm vở

a)1dm = 10cm ; 3dm = 30cm 2dm = 20cm ; 8dm = 80cm 5dm = 50cm ; 9dm = 90cm b)30cm = 3dm 60cm = 6dm 70cm = 7dm

- HS nhận xét, chữa - HS lắng nghe

- Đọc yêu cầu

- Quan sát, cầm bút chì và tập ước lượng . Sau đó làm vào vở . 2 HS ngồi cạnh nhau có thể thảo luận với nhau .

- HS làm bài vào vở, đọc bài làm : Bút chì dài 16cm , gang tay của mẹ dài 2dm , 1 bước chân của Khoa dài 30cm , bé Phương cao 12dm .

- HS nhận xét, chữa - HS lắng nghe - HS thực hành.

(3)

TẬP ĐỌC

TIẾT 4, 5: PHẦN THƯỞNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ mới:bí mật sáng kiến,tốt bụng...

- Hiểu được đặc điểm tính cách của Na là một cô bé tốt bụng

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Lòng tốt rất đáng quý và đáng trân trọng, các em nên làm nhiều việc tốt.

2. Kĩ năng: Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.

*QTE: Là một người hs tất cả đều có quyền học tập,được biểu dương và nhận phần thưởng khi học tốt làm việc tốt.

* CÁC KĨ NĂNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác.

- Thể hiện sự cảm thông

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS đọc bài Tự thuật và trả lời câu hỏi.

+ Em biết những gì về bạn Thanh Hà ?

+ Nhờ đâu mà em biết được rõ về bạn Thanh Hà như vậy ?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ quen với một bạn gái tên là Na. Na học chưa giỏi nhưng cuối năm lại được một phần thưởng đặc biệt. Đó là phần thưởng gì ? Truyện đọc này muốn nói với các em điều gì ? Chúng ta hãy cùng đọc và tìm hiểu câu chuyện.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc (33’)

* Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu.

- HD cách đọc, giọng đọc: Giọng nhẹ

- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

+ Em biết: Tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quê quán,….của bạn Thanh Hà.

+ Nhờ vào tự thuật của bạn.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi đầu bài vào vở.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Theo dõi, đọc thầm - Hs lắng nghe.

(4)

nhàng, cảm động

* Đọc từng câu:

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HD HS đọc các từ khó, dễ lẫn:

trực nhật, lặng yên, trao, túm tụm.

- Sửa sai cho học sinh

- GV yêu cầu HS đọc đồng thanh từ khó.

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- GV nhận xét tuyên dương.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến học chưa giỏi.

+ Đoạn 2: Từ Cuối năm học đến các bạn rất hay.

+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- GV hướng dẫn ngắt nghỉ các câu văn dài:

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Hd giải nghĩa từ.

* Đọc nhóm:

- GV chia nhóm. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu đọc trong nhóm.

- GV đến từng nhóm hướng dẫn nhóm hs đọc

* Thi đọc giữa các nhóm

- Tổ chức cho Hs thi đọc theo nhóm.

- Y/c HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.

- Đánh giá.

* Đọc đồng thanh

- Y/c lớp đọc đồng thanh TIẾT 2 3.Tìm hiểu bài: (20’)

-Yêu cầu HS thầm đoạn 1, 2 TLCH:

+ Hãy kể những việc làm tốt của bạn

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu lần 1 - HS luyện đọc.

- HS đọc đồng thanh theo yêu cầu.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- Theo dõi

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS luyện đọc câu dài :

- Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi / các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì / có vẻ bí mật lắm . //

- Đây là phần thưởng / cả lớp đề nghị tặng bạn Na . //

- Đỏ bừng mặt , / cô bé đứng dậy / bước lên bục . //

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải SGK.

- HS trong các nhóm luyện đọc.

- Các nhóm cử đại diện thi đọc.

- HS nxét, bình chọn

- Lớp đọc đồng thanh

- Lớp đọc thầm đoạn 1

+ Tốt bụng, gọt bút chì giúp bạn Lan,

(5)

Na?

- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 2 của bài.

+ Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì ?

+ Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?

* Giáo dục QTE:Tất cả các bạn đều có quyền được học tập. Vậy muốn nhận được phần thưởng của các thầy cô giáo thì bản thân các bạn phải như thế nào ?

- GVKL: Là một người HS tất cả chúng ta đều có quyền học tập, được biểu dương và nhận phần thưởng khi học tốt làm việc tốt.

+ Khi Na được phần thưởng , những ai vui mừng ? Vui mừng như thế nào ?

+ Câu chuyện này khuyên em điều gì ? - GV ghi nội dung lên bảng.

- GV gọi vài HS đọc.

* Luyện đọc lại (15’)

- GV đọc mẫu lần 2.

- GV gọi 1 số HS luyện đọc lại.

- GV nhận xét, tuyên dương . 4. Củng cố , dặn dò: (5’)

- Em học được điều gì ở bạn Na?

- Việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì ? - Chúng ta có nên làm nhiều việc tốt không?

- Giáo viên nhận xét đánh giá .

cho bạn Minh nửa cục tẩy.

- Đọc đoạn 2.

+ Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người .

+ Na xứng đáng được thưởng , vì người tốt cần được thưởng ,cần khuyến khích lòng tốt .

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

+ Na vui mừng : đến mức tưởng là nghe nhầm, đỏ bừng mặt .

Cô giáo và các bạn vui mừng : vỗ tay vang dậy .

- Câu chuyện đề cao lòng tốt khuyến khích HS làm việc tốt.

- HS theo dõi.

- HS đọc nội dung bài.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện luyện đọc theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- Tốt bụng hay giúp đỡ mọi người.

- Biểu dương người tốt khuyến khích HS làm việc tốt.

- Có

KỂ CHUYỆN

TIẾT 2: PHẦN THƯỞNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Dựa vào trí nhớ , tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi tranh kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Phần thưởng

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ , biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung

(6)

2. Kĩ năng: Theo dõi bạn kể, NX đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học, tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 4 tranh minh họa SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS lên kể lại nội dung câu chuyện: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2')

- GV nêu mục tiêu của bài học.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Các hoạt động

2.1. HĐ 1: Kể từng đoạn theo tranh (15’)

* Kể chuyện trong nhóm:

- GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát tranh và kể từng đoạn trong nhóm. Yêu cầu kể hết một lượt, sau đó quay lại từ đoạn 1 nhưng thay đổi người kể.

* Kể chuyện trước lớp:

- GV gọi đại diện từng nhóm lên kể . - Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu các em còn lúng túng.

Đoạn 1:

+ Na là 1 cô bé như thế nào ?

+ Các bạn trong lớp đối xử với Na thế nào?

+ Na làm những việc tốt nào?

Đoạn 2:

+ Cuối năm học, các bạn bàn tán về chuyện gì? Na làm gì?

+ Trong tranh 2, các bạn của na đang thầm thì bàn nhau chuyện gì?

+ Cô giáo nghĩ thế nào về sáng kiến của các bạn ?

- HS kể lại nội dung câu chuyện theo yêu cầu.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS quan sát từng tranh trong sách giáo khoa, đọc lời gợi ý dưới mỗi tranh. Tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trước nhóm.

- Cá nhân các nhóm lên kể, HS theo dõi nhận xét.

- Na là một cô bé rất tốt bụng.

- Các bạn trong lớp rất quý Na.

- Đưa cho Minh mượn cục tẩy, trực nhật giúp bạn.

- Cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng.

- Các bạn HS đang túm tụm bàn nhau đề nghị cô giáo tặng riêng cho Na một phần thưởng vì lòng tốt của bạn ấy.

- Sáng kiến của các bạn rất hay.

(7)

Đoạn 3:

+ Phần đầu buổi lễ phát thưởng diễn ra như thế nào?

+ Điều gì bất ngờ trong buổi lễ?

+ Khi Na nhận phần thưởng, Na, các bạn, mẹ và cô giáo vui mừng như thế nào?

- GV khuyến khích HS kể bằng ngôn ngữ tự nhiên, tránh đọc thuộc lòng câu chuyện trong sách.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương cá nhân, nhóm kể hay.

2.2. HĐ2: Kể toàn bộ câu chuyện (15’) - GV chỉ định 4 HS kể nối tiếp từng đoạn và 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV giúp HS dựng lại câu chuyện theo vai:

- GV chia nhóm, cho các nhóm trao đổi phân vai, cử đại diện kể.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân sắm vai hoặc kể hay.

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- GV gọi một HS kể lại câu chuyện.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

- Cô giáo phát thưởng cho HS.Từng HS lên bục nhận phần thưởng.

- Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng.

- Na vui mừng tưởng mình nghe nhầm. Cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy. Mẹ Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

- HS kể, lớp nhận xét các mặt: Nội dung (ý, trình tự), diễn đạt (Từ, câu, sáng tạo), cách thể hiện (kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng kể).

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS kể chuyện: Từng đoạn, cả bài.

- Theo dõi

- Đại diện các nhóm kể - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS kể lại câu chuyện.

CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)

TIẾT 3: PHẦN THƯỞNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Phần Thưởng 2. Kĩ năng: Viết đúng, trình bày sạch đẹp

3. Thái độ:Giáo dục HS tính cẩn thận, rèn chữ giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết nội dung các bài tập chính tả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS đọc thuộc 19 chữ cái đã học.

- GV gọi HS nhận xét.

- HS đọc thuộc 19 chữ cái đã học.

- HS lắng nghe.

(8)

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài (2') - GV giới thiệu bài.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn tập chép (17') a. Hướng dẫn HS chuẩn bị

- GV treo bảng phụ đã viết đoạn chính tả cần chép. GV đọc mẫu.

* GV hướng dẫn HS nhận xét:

- Đoạn này có mấy câu ? - Cuối mỗi câu có dấu gì ?

- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?

b. Viết từ khó:

- GV đưa từ khó: phần thưởng, đặc biệt.

- GV yêu cầu HS luyện viết vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa lỗi.

c. Luyện viết chính tả:

- GV đọc lại đoạn cần chép.

- GV yêu cầu HS nhìn bảng chép bài vào vở chính tả.

- GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi cho HS.

- GV đọc lại bài chép cho HS soát lỗi.

d. Nhận xét, chữa bài:

- GV thu 5 – 7 bài của HS . - GV nhận xét, tuyên dương.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: Điền vào chỗ trống. (5’) - GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV HD, gọi 1 HS lên bảng làm phần a, lớp làm bài vào vở.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài tập 3: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu. (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS lên bảng điền.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi và trả lời câu hỏi.

- Có 2 câu.

- Cuối mỗi câu có dấu chấm.

- Chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng.

- HS đọc từ khó.

- HS luyện viết vào bảng con.

- HS lắng nghe.

- HS nhìn bảng chép bài.

- HS đổi vở nhau soát và chấm lỗi chính tả.

- HS nộp vở.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

+ xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS lên bảng điền.

p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.

(9)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 4: Học thuộc bảng chữ cái: (3’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV xóa những chữ đã viết ở cột 2, yêu cầu một số HS viết lại.

- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái theo hình thức xóa dần các chữ cái.

4. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Một số HS viết lại theo yêu cầu.

- HS đọc thuộc lòng các chữ cái trên bảng.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 2: HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (T2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến Thức: HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

2. Kĩ năng: Bày tỏ ý kiến và tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

3.Thái độ: Có ý thức thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI

+ Kỹ năng quản lí thời gian để học tập và sinh hoạt đúng giờ.

+ Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

+ Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ và chưa đúng giờ.

*GD TT HỒ CHÍ MINH: HS học và làm theo lời Bác: Học tập, sinh hoạt đúng giờ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thẻ màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YÉU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời câu hỏi.

- Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi gì ? - GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: (2’)

- Giới thiệu bài: Nhằm giúp các em có kỹ năng quản lí thời gian để học tập và sinh hoạt đúng giờ, biết lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. Hôm nay chúng ta đi vào tiết 2 của bài 1

“Học tập và sinh hoạt đúng giờ”.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.

+ Học tập, sinh hoạt đúng giờ mới có sức khoẻ tốt và học tập tiến bộ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

- HS ghi tên bài vào vở.

(10)

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Các hoạt động:

a. HĐ 1: Thảo luận (10’)

- Phát thẻ màu cho HS và qui định màu (HS lưu ý màu đỏ: tán thành, xanh:

không tán thành, trắng: không biết.) - GV lần lượt đọc từng ý kiến.

a. Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ.

b. Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp em mau tiến bộ.

c. Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi

d. Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ

=> KL: Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của em.

b. HĐ2: Hành động cần làm (15’) - Chia nhóm 4 nhóm, giao việc. Các nhóm ghi vào bảng con:

- GV yêu cầu HS ghi vào phiếu rồi đọc trước lớp.

+ N1: Ghi ích lợi của việc học tập đúng giờ.

+ N2: Ghi ích lợi khi sinh hoạt đúng giờ

+ N3: Ghi những việc làm để học tập đúng giờ.

+ N4: Ghi những việc làm để sinh hoạt đúng giờ.

- Cho HS từng nhóm so sánh để loại trừ kết quả ghi giống nhau.

- HS nhóm 1 ghép cùng nhóm 3, nhóm 2 ghép cùng nhóm 4. để từng cặp tương ứng: muốn đạt kết quả kia thì phải làm thế này. Nếu chưa có cặp tương ứng thì phải tìm cách bổ sung cho đủ cặp.

=> Kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả cao hơn thoải mái hơn. Vì vậy việc học

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS nhận thẻ màu.

- HS nghe ý kiến, suy nghĩ giơ thẻ theo suy nghĩ của mình và giải thích lí do.

- Sai, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ => Kết quả học tập của mình làm bố mẹ, thầy cô lo lắng.

- Đúng, vì như vậy em mới học giỏi, mau tiến bộ.

- Sai vì sẽ không tập trung chú ý, kết quả học tập sẽ thấp, mất nhiều thời gian, đây là thói quen xấu.

- Đúng.

- HS chú lắng nghe

- 4 nhóm thảo luận, trình bày.

- HS ghi vào phiếu và đọc trước lớp.

+ Học giỏi, tiếp thu nhanh…

+ Có lợi cho sức khoẻ…

+ Giờ nào làm việc ấy, chăm chỉ nghe giảng…

+ Có KH thời gian cụ thể cho từng việc, nhờ người lớn nhắc nhở …

- HS từng nhóm so sánh

- N1 ghép N3: VD: Học giỏi × chăm chỉ học bài, làm BT; tiếp thu nhanh, chú ý nghe giảng.

- N2 ghép với nhóm 4, VD: Ngủ đúng giờ × Không bị mệt mỏi; ăn đúng giờ × Đảm bảo sức khoẻ.

- HS lắng nghe.

(11)

tập sinh hoạt đúng giờ là việc cần thiết.

c. HĐ 3: Thảo luận nhóm: (5’)

- GV chia lớp thành nhóm đôi. Yêu cầu trao đổi về thời gian biểu của mình.

- GV yêu cầu HS trình bày.

- Nhận xét, KL: Thời gian biểu nên hợp lí với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp ta làm việc học tập có kết quả và đảm bảo sức khoẻ.

3. Củng cố – dặn dò: (3’)

* TTHCM:

- Các em đã bao giờ tự lập thời gian biểu cho bản thân mình chưa?

- GV chốt: Chúng ta lập thời gian biểu là chúng ta đã lập được kế hoạch cho riêng bản thân mình và như vậy là chúng ta đang học tập theo tấm gương của Bác, sinh hoạt điều độ có kế hoạch và đúng giờ.

- GV nhận xét tiết học.

- Thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý.

- HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời - HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

NS: 10/09/ 2020

NG: 15/09/2020

Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020 TOÁN

TIẾT 7: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.

- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạn vi 100.

- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.

2. Kĩ năng: Rèn tính đúng, nhanh, chính xác 3.Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- YC HS lên bảng làm. Lớp làm nháp 1dm=. . . cm 30 dm= . . . cm 2dm=. . . cm 40 dm= . . . cm 9dm=. . . cm 80 dm= . . . cm - Gọi HS nhận xét

- 2 HS lên bảng làm bài. lớp làm vở nháp.

- HS nhận xét bài bạn.

(12)

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: (2’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. GT Số bị trừ - Số trừ - Hiệu (10’) - GV viết lên bảng phép trừ:

59 - 35 = 24 - GV gọi HS đọc phép trừ.

- GV chỉ vào từng số trong phép trừ và nêu tên gọi:

59 là số bị trừ.

35 là số trừ.

24 là hiệu.

- GV hỏi: 59 là gì trong phép trừ 59 - 35 = 24

- 35 gọi là gì trong phép trừ 59 - 35 = 24 - Kết quả của phép trừ được gọi là gì ? - GV viết phép trừ theo cột dọc.

- GV hỏi:

59 - 35 bằng bao nhiêu ? - 24 được gọi là gì ?

- Vậy 59 - 35 cũng gọi là hiệu. Hãy nêu hiệu trong phép trừ 59 - 35 = 24.

- GV nhận xét.

3. HD làm bài tập

Bài 1 : Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu . (6’)

- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài.

- Nhìn các số để nói tên các thành phần cho đúng .

- Cho HS làm bài .

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét.

Bài 2 : Đặt tính rồi tính hiệu (6’) - YC HS Đọc đề bài ?

- Gọi 1 HS đọc bài mẫu . - YC HS làm bài .

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại đầu bài - HS theo dõi.

- HS đọc phép trừ: Năm mươi chín trừ ba mươi lăm bằng hai mươi tư.

- Năm mươi chín là số bị trừ.

- Ba mươi lăm là số trừ.

- Gọi là hiệu.

- HS theo dõi - HS trả lời:

- 59 trừ 35 bằng 24.

- Là hiệu

- Hiệu là 24; 59 - 35.

- Nêu yêu cầu của bài

- 3HS lên bảng làm bài . Lớp làm vở Số bị trừ 19 90 87 59 72 34 Số trừ 6 30 25 50 0 34 Hiệu 13 60 62 9 72 0 - HS nhận xét bài bạn.

- HS lắng nghe

- HS đọc đề. Nêu yêu cầu của bài - HS đọc

- 3 HS làm bảng lớp, lớp làm vở -

(13)

Lưu ý : Trừ nhẩm theo cột .

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét.

Bài 3 : (8’)

- YC 1 Hs đọc đề bài.

- Bài cho biết gì?

- Bài hỏi gì ?

- YC 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vở

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét.

4. Củng cố - Dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học

- Tuyên dương những em thực hiện tốt.

b) 38 c) 67 d) 55

12 33 22

26 34 33

- HS nhận xét bài bạn.

- HS lắng nghe - Đọc đề bài

- Một sợi dây dài 8dm, cắt đi một đoạn dài 3dm

- Hỏi đoạn dây còn lại dài mấy dm?

- 1 HS lên bảng. Lớp làm vở Tóm tắt:

Sợi dây dài: 8dm Cắt đi : 4dm Còn lại : . . dm ?

Bài giải

Sợi dây còn lại dài là:

8 - 3= 5(dm) Đáp số: 5dm - HS nhận xét bài bạn.

- HS lắng nghe - Hs lắng nghe.

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 2: BỘ XƯƠNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống , xương tay , xương chân.

- Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.

2. Kĩ năng: Biết tên các khớp xương của cơ thể; biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn.

3.Thái độ: Có ý thức rèn luyện thể thao cho xương phát triển tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa SGK , phiếu rời ghi tên một số xương, khớp xương

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS trả lời câu hỏi sau:

+Nhờ đâu mà cơ thể cử động được ? - HS trả lời.

- Nhờ cơ và xương.

- - -

(14)

+Để cơ quan vận động khoẻ ta phải làm gì - GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: (2’)

- Trong cơ thể ta có những loại xương nào? Để biết được vị trí và vai trò của xương ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Tìm hiểu bài

2.1. HĐ 1: Nhận biết và nói được tên một số xương của cơ thể (15’)

a) Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:

+ Trong cơ thể chúng ta, dưới da và thịt có gì?

+ Cơ thể chúng ta có các loại xương nào và chúng có ở những đâu?

b) Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS - GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở Ghi chép khoa học về xương trong cơ thể, sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi chép vào bảng nhóm.

c) Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:

- Từ việc suy đoán của HS, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi HD HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến ND kiến thức tìm hiểu về các loại cơ trong cơ thể - GV tổng hợp và chỉnh sửa các câu hỏi để đưa ra câu hỏi cần có:

+ Có những loại xương nào trên cơ thể chúng ta?

d) Thực hiện phương án tìm tòi:

-Thường xuyên vận động, luyện tập thể thao.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS theo dõi và trả lời - Có xương,...

- Dùng sổ ghi chép KH, Thảo luận nhóm 4, ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm VD:

+ Xương có ở khắp nơi trong cơ thể + Có xương đầu, xương tay, xương chân,...

- HS nêu các câu hỏi đề xuất.

VD:

+ Trên đầu có xương gì ?

+ Trên tay và chân có xương gì?

+ Xương có màu gì?

+ Xương dùng để làm gì?

(15)

- YCHS thảo luận trong nhóm 4, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi

- Gọi HS đề xuất trước lớp phương án nghiên cứu.

- GV lắng nghe, định hướng cho HS chọn cách quan sát bộ xương bằng hình vẽ số 1 (SGK) để HS nhận biết 1 số xương của cơ thể

- GV cho HS quan sát hình vẽ số 1 (SGK) và thảo luận nhóm 4 nêu tên các loại xương trong cơ thể

e) Kết luận kiến thức:

- Trong cơ thể chúng ta có các loại xương:

Xương tay, xương chân, xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống.

xương chậu,...

- Các xương được nối với nhau bởi các khớp

- GV hướng dẫn HS so sánh lại với biểu tượng ban đầu của các em (ở bước 2) để khắc sâu kiến thức.

- YCHS quan sát hình và TLCH:

+ Kể tên một số khớp xương mà em quan sát được trong hình ?

+ Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không?

+ Xương có tác dụng gì đối với cơ thể?

*KL: Bộ xương của cơ thể có rất nhiều xương , khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọngnhư bộ não, tim…Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của thần kinh mà chúng ta cử động được

2.2. HĐ 2: Thảo luận về cách giữ gìn bảo vệ bộ xương (15’)

+ Bước 1:

- Hoạt động theo cặp đôi, quan sát tranh trả lời các câu hỏi:

+ Trong hình 2 cột sống bạn nào sẽ bị cong vẹo? Tại sao?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn mang vác quá nặng?

- HS thảo luận trong nhóm 4,

- HS đề xuất trước lớp phương án nghiên cứu.

- Thảo luận theo nhóm 4. Thống nhất ý kiến:

Xương tay, xương chân, xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống. xương chậu,...

- Khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối

- Không giống nhau

- Làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ cơ thể

- HS lắng nghe

- Các cặp quan sát tranh trả lời câu hỏi . Đại diện cặp trình bày:

+ Bạn trai, vì bạn ấy ngồi không đúng tư thế

+ Xương sẽ bị cong vẹo

(16)

+ Bước 2: Hoạt động cả lớp

+ Tại sao hàng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế?

+ Tại sao các em không nên mang, vác, xách các vật nặng?

+ Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt

* Kết luận: Chúng ta đang ở tuổi lớn xương còn mềm, nếu ngồi học không ngay ngắn, ngồi học ở bàn nghế không phù hợp với khổ người, nếu phải mang nặng hoặc mang xách không đúng cách sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống. Muốn xương phát triển tốt chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang, vác nặng , đi học đeo cặp trên hai vai

3. Củng cố- dặn dò: (3’)

- Giáo dục HS biết bảo vệ xương - GV nhận xét tiết học.

- Tại vì ta đang ở lứa tuổi phát triển, xương còn mềm nếu ta di, đứng, ngồi không đúng tư thế, dễ bị cong vẹo cột sống.

- Vì mang, vác, xách các vật nặng làm cho xương ta cong vẹo, nghiêng về một bên nặng đó.

- HS trả lời.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

NS: 11/09/2020 NG:16/09/2020

Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020 TẬP ĐỌC

TIẾT 6: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu ý nghĩa: Mọi người, vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui.( trả lời được các CH trong SGK )

2. Kĩ năng: Hs đọc trôi chảy toàn bài.

3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường sống.

* GDBVMT: Cần tham gia làm việc nhà để giúp đỡ cha mẹ và người thân trong gia đình.

*GDQTE: Quyền được học tập, được làm việc có ích phù hợp với lứa tuổi.

* CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tự nhận thức về bản thân: ý thức được mình đang làm gì và cần phải làm gì.

- Thể hiện sự tự tin: có niềm tin vào bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích, có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết các từ , các câu thơ cần luyện đọc .

(17)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS đọc bài: Phần thưởng và trả lời câu hỏi.

+ Hãy kể những việc làm tốt của Na?

+ Câu chuyện kể về ai?

+ Bạn ấy có đức tính như thế nào?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Hằng ngày, các em đi học, cha mẹ đi làm. Ra đường, em thấy các chú công an đứng giữ trật tự, bác thợ đến nhà máy, chú lái xe chở hàng, bác nông dân ra đồng ruộng. Tới trường các em thấy thầy, cô, ai cũng bận rộn. Nhưng vì sao bận rộn, vất vả mà ai cũng vui ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc (10’)

* Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu, HD cách đọc, giọng đọc

* Đọc từng câu:

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HD HS đọc các từ khó, dễ lẫn - Sửa sai cho học sinh

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Chia đoạn

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

- GV hướng dẫn ngắt nghỉ các câu văn dài:

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Hd giải nghĩa từ

*Đọc nhóm:

- HS đọc bài và TLCH:

+ Trực nhật giúp bạn, gọt bút chì giúp bạn, cho bạn nửa cục tẩy.

+ Kể về bạn Na.

+ Bạn ấy tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Theo dõi, đọc thầm

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu lần 1 - HS luyện đọc: Quanh, tích tắc, việc, vải chín, quét, sắc, xuân

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu lần 2

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn L1 - HS luyện đọc câu dài :

+ Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm tưng bừng.

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần L2 - HS đọc chú giải SGK

(18)

- GV chia nhóm. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu đọc trong nhóm

- GV đến từng nhóm hướng dẫn nhóm hs đọc

* Thi đọc giữa các nhóm

- Tổ chức cho Hs thi đọc theo nhóm.

- Y/c HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.

- Đánh giá.

3.Tìm hiểu bài: (10’)

- YC HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi + Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?

+ Theo em rực rỡ có nghĩa là gì?

+ Theo em tưng bừng có nghĩa là gì?

+ Hãy đặt câu với từ rực rỡ, tưng bừng?

+ Em thấy cha mẹ và những người xung quanh biết làm việc gì?

+ Bé làm những việc gì?

+ Câu nào trong bài cho biết bé thấy làm việc rất vui?

+ Hằng ngày em làm những việc gì?

+ Em có đồng ý với Bé là làm việc rất vui không?

- GV yêu cầu HS trao đổi , trình bày . - GV: Khi hoàn thành công việc, ta sẽ cảm thấy rất vui, vì công việc đó giúp ích cho bản thân cho mọi người và cho xã hội .

*QTE: Trẻ em đều có quyền được học tập, được làm việc có ích phù hợp với mọi lứa tuổi

*GDBVMT: Qua bài văn em có nhận xét gì về cuộc sống quanh ta?

- Câu chuyện nói về điều gì ?

- HS trong các nhóm luyện đọc

- Các nhóm cử đại diện thi đọc - HS nhận xét, bình chọn

- HS đọc thầm lại toàn bài.

- Các vật: đồng hồ báo giờ, cành đào làm đẹp mùa xuân. Gà trống đánh thức mọi người, tu hú báo mùa vải chín, chim bắt sâu bảo vệ mùa màng.

- Rực rỡ có nghĩa là tươi sáng, nổi bật lên.

- Tưng bừng có nghĩa là vui, lôi cuốn nhiều người.

- Nhiều HS nối tiếp nhau đặt câu với từ “rực rỡ, tưng bừng”.

+ Ngày tựu trường cờ, hoa rực rỡ . + Lễ hội diễn ra tưng bừng .

- Mẹ bán hàng, bác thợ xây nhà, bác bưu tá đưa thư, chú lái xe chở khách.

- Làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, trông em .

- Bé cũng luôn luôn bận rộn, mà công việc lúc nào cũng nhộn nhịp, cũng vui.

- Em học bài, nhặt rau.

- Em đồng ý.

- HS trao đổi và nêu.

- HS lắng nghe.

- Xung quanh em mọi vật, mọi người đều làm việc. Có làm việc thì mới có ích cho gia đình có ích cho xã hội…

- Nói lên những việc làm mang lại

(19)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Luyện đọc lại (10’)

- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.

- GV gọi HS luyện đọc lại.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

5. Củng cố , dặn dò: (3’)

*Giáo dục KNS: Chúng ta cần phải làm gì để có ích cho gia đình và xã hội?

Chúng ta phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ mà chúng ta được giao?

- GV KL: Chúng ta phải có ý thức được mình đang làm gì và cần phải làm gì.

Cần có niềm tin vào bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích, có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV nhận xét tiết học.

niềm vui của người và vật.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe.

- HS đọc bài.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời

- HS lắng nghe.

CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT )

TIẾT 4: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.

- Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT2; bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái (BT3)

2. Kĩ năng: Nghe, viết đúng đoạn chính tả.

3. Thái độ:Giáo dục HS tính cẩn thận, rèn chữ giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2, 3 HS lên bảng viết các từ sau: xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá.

- GV gọi HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài. (2') - GV giới thiệu bài.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn nghe viết (20')

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại đầu bài.

(20)

a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc mẫu toàn bài chính tả.

- GV gọi 2 HS đọc lại bài.

+ Bài chính tả này trích từ bài tập đọc nào ?

+ Bài chính tả cho ta thấy bé làm những việc gì ?

+ Bé thấy làm việc như thế nào ? - Hướng dẫn HS nhận xét.

+ Bài chính tả có mấy câu?

+ Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất?

- GV yêu cầu HS mở sách giáo khoa, đọc câu thứ hai lên, đọc cả các dấu phẩy.

b.Viết từ khó:

- GV đưa từ khó: quét nhà, nhặt rau, bận rộn.

- GV gọi HS đọc.

- GV yêu cầu HS luyện viết bảng con.

c. Luyện viết chính tả:

- GV đọc lại bài chính tả.

- GV đọc từng câu cho HS nghe - viết bài vào vở.

- GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi cho HS.

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.

d. Nhận xét, chữa bài:

- GV thu 5 – 7 bài của HS.

- GV nhận xét – đánh giá bài viết của HS.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 2: Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh. (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia nhóm và hướng dẫn.Ví dụ: 1 HS nhóm 1 nêu: vần a thì 1 HS nhóm 2 viết gà, tiếp tục cho đến hết người thứ 5.

- GV chia lớp thành 2 nhóm lần lượt đố nhau. Nhóm đố đứng tại chỗ, nhóm bị đố lên bảng cầm phấn để viết.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương . Bài 3: (5’)

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc lại bài.

+ Làm việc thật là vui.

+ Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.

+ Làm việc bận rộn nhưng mà rất vui.

- Có 3 câu.

- Câu thứ hai.

- HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS đọc từ khó.

- HS viết vào bảng con từ khó.

- HS lắng nghe.

- HS nghe viết bài vào vở.

- HS đổi vở nhau soát lỗi.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS lắng nghe.

- Nhóm thi tìm: ghi, gà; ghét, gỗ;

ghép, gắng ; ghé, gấu.

-HS nhận xét -HS lắng nghe

(21)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu cá nhân làm bài vở bài tập.

- GV gọi 2 HS lên bảng viết tên 5 HS theo thứ tự bảng chữ cái.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

4. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài.

+ Thứ tự đúng:An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

TOÁN

TIẾT 8: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số.

- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.

2. Kĩ năng: Rèn tính đúng, nhanh, chính xác 3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước kẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho 2 HS nêu tên các thành phần trong phép trừ :

72 - 41 = 31 96 - 55 = 41 - GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: (2’) - GV giới thiệu bài.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Luyện tập : Bài 1: Tính. (6’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - GV gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.

- GV gọi HS nhận xét.

- HS nêu tên các thành phần trong phép trừ .

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải tính.

- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

88 49 64 96 57

36 15 44 12 53

52 34 20 84 4

- HS nhận xét.

- - - - -

(22)

- GV nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chú ng ta kiến thức gì ?

Bài 2: Tính nhẩm.(6’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập này YC chúng ta phải làm gì ? - GV yêu cầu lớp tính nhẩm và làm bài vào vở.

- GV gọi một số HS đọc kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ, số trừ . (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện đặt tính rồi tính.

- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

- GV chốt kiến thức: Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép trừ.

Bài 4: (8’)

- GV gọi HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV nêu tóm tắt.

Tóm tắt:

Mảnh vải dài: 9dm Cắt ra: 5dm Còn: ...dm?

- HS lắng nghe.

- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép trừ.

HS đọc yêu cầu đề bài.

- Tính nhẩm.

- HS tính nhẩm và làm bài vào vở.

- Một số HS đọc kết quả.

60 - 10 - 30=20 60 - 40 = 20

90 - 10 - 20 =60 90 - 30 = 60 80 - 30 - 20 = 30

80 - 50 = 30 - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Củng cố cách thực hiện phép trừ nhẩm.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- Đặt tính rồi tính hiệu.

- HS nêu.

- 3 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.

84 77 59

31 53 19

53 24 40

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- Bài toán cho biết từ mảnh vải 9dm, cắt ra 5dm để may túi.

- Hỏi mảnh vải đó còn lại dài mấy đề-xi-mét ?

- HS theo dõi.

- HS lên bảng làm bài giải, lớp làm

- - -

(23)

- GV gọi HS lên bảng làm bài giải, lớp làm bài vào vở.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Củng cố cách giải toán bằng một bước tính.

Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. (5’)

- GV gọi HS đọc bài toán.

- Muốn biết trong kho còn lại bao nhiêu cái ghế ta làm như thế nào ?

- 84 - 24 bằng bao nhiêu ?

- Vậy ta phải khoanh vào câu nào ?

- Khoanh vào các chữ A, B, D có được không ?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương..

3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Nhận xét giờ học

vào bài vở.

Bài giải

Mảnh vải còn lại dài là:

9 - 5 = 4 (dm) Đáp số: 4dm - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS đọc bài toán.

- Lấy 84 - 24.

- 84 trừ 24 bằng 60.

- Ta khoanh vào đáp án C.

C. 60 cái ghế

- Không được vì 24, 48, 64 không phải là đáp án đúng.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

PHÒNG HỌC TRẢI NGHIỆM

BÀI 1: GIỚI THIỆU PHÒNG HỌC ĐA NĂNG.

NỘI QUY PHÒNG ĐA NĂNG

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Bước đầu nhận biết các đồ dùng, các hình khối và rô bốt trong phòng đa năng - Nắm được các nội quy phòng học đa năng

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các hình khối trong phòng đa năng 3. Thái độ:

- HS yêu thích, khám phá môn học.

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, có ý thức kỉ luật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các đồ dùng liên quan đến bài học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức: (5’)

- GV sắp xếp vị trí học tập cho HS và ổn định tổ chức lớp.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- Ổn định tổ chức lớp

(24)

- Giới thiệu chương trình, nội dung môn học.

- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học 2. Tìm hiểu bài

a. Giới thiệu tổng quan về phòng học trải nghiệm: (5’)

- Phòng học trải nghiệm (phòng Robotic): sẽ giúp các con nắm bắt, tiếp cận công nghệ máy tính, rèn kĩ năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo, sự tập trung, sáng tạo, khơi gợi niềm đam mê khám phá khoa học,…

* Hướng dẫn HS nhận biết các thiết bị: (15’)

- Phát cho các nhóm các bộ hình khối để HS quan sát

- Giảng: Trong phòng học trải nghiệm xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 các con sẽ được khám phá các chủ đề:

+ Chủ đề robotic: các con sẽ được tìm hiểu và lắp ráp robot mini, robot Wedo, robot cơ khí.

+ Chủ đề toán học: Bộ hình học 2D3D, Bộ que lắp ghép hình học phẳng, Bánh xe đo độ dài quãng đường, Bộ học phân số, Bình đo dung tích.

+ Chủ đề: Em yêu khoa học: Bộ lắp ghép cơ khí, Bộ thiết bị làm quen khoa học ánh sáng, Mô hình giải phẫu người, Mô hình hệ tuần hoàn máu, Mô hình hàm răng, Bộ khoa học năng lượng.

+ Chủ đề Cuộc sống quanh ta: Bộ KIT trồng cây, Bộ tiêu bản các loài bọ, Bộ tiêu bản các loài bướm…

- GV cho HS quan sát và yêu cầu HS nêu đặc điểm của một số bộ đồ dùng.

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, kết luận

- Giới thiệu về các thiết bị sử dụng kết hợp trong phòng học: Máy tính bảng…

- Em hãy nêu tác dụng của một số thiết bị đồ dùng?

- GV chốt chức năng của 1 thiết bị trên b. Nội quy phòng học trải nghiệm (10’)

- Lắng nghe, nhắc lại tên bài

- HS quan sát, nghe giảng

- Các nhóm quan sát các bộ hình khối - HS theo dõi

- Quan sát, nêu đặc điểm của một số bộ đồ dùng

- HS nhận xét, bổ sung - Quan sát, theo dõi - Nêu

(25)

- GV nêu nội quy của phòng đa năng:

HS không được làm hỏng hay lấy những đồ dùng trong phòng

- HS để dép ở ngoài và khi học xong phải cất đồ dùng đúng nơi quy định - Gọi HS nhắc lại nội quy phòng đa năng

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- Dặn dò HS về nhà ghi nhớ một số các thiết bị và đồ dùng trong phòng học trải nghiệm.

- HS nghe và làm theo

- HS nhắc lại nội quy phòng đa năng

NS: 12/09/2020 NG:17/09/2020

Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2020 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 2: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP. DẤU CHẤM HỎI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ liên quan đến học tập.

- Làm quen với câu hỏi 2. Kĩ năng:

- Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập .

- Đặt câu với 1 từ tìm được,biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu mới ,biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

* QTE: - Quyền được học tập.

- Học tập chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập 3 của tuần trước.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: (2’)

- 2 HS lên bảng đọc lại bài tập 2 của tuần trước.

+ Từ chỉ đồ dùng học tập: bút, bút chì, thước kẻ, sgk, vở viết, tẩy...

+ Từ chỉ hoạt động của HS: đọc, học, viết, nghe, nói, đếm, đi, …

+ Từ chỉ tính nết của HS: chăm chỉ, cần cù, nghịch ngợm, đoàn kết, … - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(26)

- GV giới thiệu bài.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

`2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Tìm các từ. (7’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài: Tìm các từ ngữ có tiếng học hoặc tiếng tập, tìm được càng nhiều từ càng tốt.

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầ hai nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt từ tìm đúng.

Bài 2: Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được ở bài tập 1. (8’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài: đặt câu với một trong những từ vừa tìm được ở bài tập 1.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS thi đua đọc bài làm của mình.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

* QTE: - Quyền được học tập.

- Học tập chăm chỉ.

- Các bạn đã chăm chỉ trong học tập chưa?

- GV chốt: Các bạn cũng đã biết chúng ta đang là lứa tuổi HS ai cũng có quyền được đi học, được cắp sách tới trường, và được vui chơi cùng bạn bè. Vậy bổn phận của chúng ta là phải học hành chăm chỉ để không phụ công ơn của thầy cô

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại đầu bài

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS chú ý lắng nghe.

- 2 nhóm HS lên bảng thi viết từ mà nhóm tìm được.

+ Các từ có tiếng tập: tập đọc, tập vẽ, tập múa, tập thể dục, tập viết, tập làm văn, luyện tập, bài tập.

+ Các từ có tiếng học: học toán, học hành, học tập, học nhóm, học kì, học hỏi, học phí, HS, năm học, học đường.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 3, 4 HS đọc câu mình đặt được.

+ Bạn Khánh rất chịu khó học hỏi.

+ Bạn Minh viết chữ rất đẹp.

+ Anh tôi chăm luyện tập nên rất khỏe mạnh.

+ Bạn Ngọc rất chịu khó làm bài tập.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe

(27)

giáo và của bố mẹ đối với chúng ta.

Bài 3: Sắp xếp lại các từ ngữ trong mỗi câu ấy để tạo thành những câu mới.(7’) - GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài:

Bài tập này cho sẵn 2 câu. Các em phải có nhiệm vụ là sắp xếp lại các từ ngữ trong mỗi câu ấy để tạo thành những câu mới.

- GV YC HS tự làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS đọc bài làm của mình.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: Đặt dấu câu thích hợp vào ô trống. (6’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

+ Đây là những câu gì ?

+ Cuối câu hỏi ta dùng dấu gì ?

- GV gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét

3. Củng cố - Dặn dò: (5’)

- Để tạo câu mới ta có thể làm thế nào?

- Cuối câu hỏi phải ghi dấu gì?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS tự làm bài vào vở bài tập.

- Một số HS đọc bài làm của mình.

Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.

=> Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.

Thu là bạn thân nhất của em.

=> Em là bạn thân nhất của thu.

=>Bạn thân nhất của Thu là em.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu của đề bài.

+ Là những câu hỏi.

+ Dấu chấm hỏi.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vở bài tập.

+ Tên em là gì ? + Em học lớp mấy ?

+ Tên trường của em là gì ? - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Ta có thể thay đổi vị trí các từ trong 1 câu .

- Cuối câu có dấu chấm hỏi.

TẬP VIẾT

TIẾT 2: CHỮ HOA: Ă, Â

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Viết đúng mẫu chữ, đều nét, đúng quy định

- Viết đúng 2 chữ hoa Ă, Â (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - Ă hoặc Â) chữ và câu ứng dụng: Ă (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Ăn chậm nhai kĩ (3 lần)

(28)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ hoa (theo cỡ nhỡ).

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, óc thẩm mỹ. Có ý thức rèn chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ hoa Ă, Â đặt trong khung chữ , - Cụm từ ứng dụng .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- GV gọi HS nhắc lại câu ứng dụng đã tập viết ở bài trước.

- Câu này muốn nói điều gì ?

- GV gọi 2 HS lên bảng viết chữ Anh, cả lớp viết vào bảng con.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới.

1. Giới thiệu bài. (1')

- GV nêu mục tiêu của tiết học.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn viết chữ hoa và cụm từ ứng dụng : (15')

2.1. HD viết chữ hoa

a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét các chữ A và Â.

- GV viết mẫu chữ A, Â lên bảng

A Â

- Chữ Ă và chữ Â có điểm gì giống và khác chữ A?

b. Hướng dẫn cách viết:

- GV nêu quy trình viết chữ Ă: viết chữ A, rồi viết dấu phụ là một nét cong dưới nằm chính giữa đỉnh chữ A.

- Nêu quy trình viết chữ Â: Viết giống chữ A, rồi viết dấu phụ gồm 2 nét thẳng xiên nói nhau trông như một chiếc nón úp xuống đỉnh chữ A; có thể gọi là dấu mũ - GV viết chữ Ă, Â: Vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

c. Hướng dẫn viết bảng con.

- GV yêu cầu HS luyện viết vào bảng con.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

2.2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.

- HS nhắc lại : Anh em hòa thuận.

- Khuyên anh em trong nhà phải biết thương yêu nhau.

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS quan sát và nhận xét.

- Viết như chữ A nhưng có thêm dấu phụ.

- HS lắng nghe và quan sát mẫu vào phần bảng mẫu đã kẻ sẵn.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết vào bảng con 2 lần.

- HS lắng nghe.

(29)

- GV viết mẫu chữ Ăn.

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ Ăn.

- Lưu ý cách viết chữ Ăn: Nét cuối của chữ Ă nối với điểm bắt đầu của chữ n.

* Giới thiệu cụm từ ứng dụng.

- GV gọi HS đọc cụm từ ứng dụng.

- GV giúp HS hiểu cụm từ ứng dụng:

Khuyên ăn chậm nhai kĩ để dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng.

* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.

+ Có nhận xét gì về độ cao các chữ ? +Các dấu thanh đặt như thế nào?

+Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ? 2.3. Hướng dẫn HS viết vở tập viết. (15') - GV nêu yêu cầu viết.

+ Chữ hoa Ă, Â: 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.

+ Câu ứng dụng: Ăn ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ).

+ Từ ứng dụng: Ăn chậm nhai kỹ 3 lần.

- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.

* Nhận xét, chữa bài:

- GV thu 5 - 7 vở của HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố dặn dò. (4’) - Nêu cách viết chữ Ă, Â - GV nhận xét tiết học.

- HS quan sát

- HS viết vào bảng con.

- HS đọc cụm từ ứng dụng: Ăn chậm nhai kĩ

- HS lắng nghe.

+ Chữ Ă, k, h cao 2 li rưỡi. Các chữ còn lại cao 1 li.

+ Dấu nặng dưới chữ â, dấu ngã đặt trên chữ i.

+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o.

- HS thực hành viết đúng và đẹp theo mẫu các cỡ chữ.

- HS nộp vở.

- HS lắng nghe - Nêu

TOÁN

TIẾT 9: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.

- Biết viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.

- Hs vận dụng thành thạo dạng tính đã học

- Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính nhanh, đúng, chính xác 3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

HS khởi động hát múa bài : Hổng dám đâu... Häc tËp ®óng giê gióp em häc mau

- Kiến thức: Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều, đúng giờ là giúp cho các em việc thực hiện tốt quyền học tập của mình.. - Kĩ năng: Học sinh thực hiện việc đi

HS nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức thể hiện.. «Cách

Em sẽ thưa với cô giáo rằng việc này em không biết làm hoặc làm chưa được tốt. Và đề nghị với cô giáo cho thêm một vài bạn nữa hỗ trợ hoặc phân công người khác phù hợp

a) Tranh vẽ cảnh trong một giờ học, khi cô giáo yêu cầu học sinh phát biểu thì các bạn học sinh trong lớp đều hăng hái giơ tay xin phát biểu ý kiến. b) Việc làm của các

- Moãi treû em ñeàu coù quyeàn mong muoán, coù yù kieán rieâng veà nhöõng vieäc coù lieân quan ñeán treû em.. * Em caàn laøm gì ñeå moïi ngöôøi hieåu ñöôïc

-Mục tiêu: Giúp HS tự nhận biết thêm về lợi ích của việc họctập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức để thực hiện học tập và sinh hoạt đúng

Em cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ những ý kiến, mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ..