• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021 Đạo đức : ( Lớp 4D3, 4D2)

Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập và sáng tạo. Thực hiện tốt các hành vi trung thực trong học tập. Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.

- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS; Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- HS có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. Thể hiện lòng trung thực trong việc tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo;

* GDTGĐĐHCM: Trung thực trong học tập chính là làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

* GDQP- AN: Nêu những tấm gương nhặt được của rơi trả lại người mất.

* Kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.

Kĩ năng bình luận phê phán những hành vi không trung thực trong học tập. Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: SGK, VBT đạo đức, Máy chiếu.

- Học sinh: Hoa giấy: đỏ, vàng, xanh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5 phút

- GV cho học sinh khởi động bằng trò chơi:

"Đứng, Ngồi , Vỗ Tay"

Mục đích: tạo không khí vui vẻ, thoải mái, rèn luyện trí nhớ, tính tập trung và phản xạ nhanh nhẹ, hoạt bát.

Cách chơi: quản trò hướng dẫn cho người chơi các động tác

 Khi quản trò nói "Đứng " thì người chơi "Ngồi" xuống.

 Khi quản trò nói " Ngồi" thì người chơi

"Vỗ tay".

 Khi quản trò nói " Vỗ tay" thì người chơi " Đứng" .

Lưu ý: quản trò có thể nói một kiểu, làm một kiểu khác để đánh lừa người chơi, Ai làm động tác không đúng như quy định là phạm luật.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV nhận xét.

- Quản trò hướng dẫn các bạn chơi.

- Cả lớp chơi trò chơi.

- HS lấy đồ dùng, SGK, VBT Đạo đức 4.

(2)

- GV giới thiệu bài học: Bài 1 Trung thực

trong học tập (tiết 1) - HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 15 phút

* Hoạt động 1: (12’) Xử lí tình huống.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK, đọc tình huống SGK - Tr3.

- GV nêu lại tình huống.

Tình huống: Hôm qua, Long mải chơi, quên chưa sưu tầm tranh ảnh phục vụ cho bài học.

Sáng nay đến lớp, Long mới nhớ ra và rất lo lắng...

- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2.

? Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào?

- GV tóm tắt các cách giải quyết, ghi bảng.

? Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao em làm như thế?

- GV nhận xét, khen HS.

? Theo con hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực?

+GV nhận xét - kết luận: Trong học tập chúng ta cần phải luôn trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.

- GV rút ra ghi nhớ SGK

? Trong học tập, vì sao phải trung thực?

+Trung thực trong học tập chính là thể hiện điều gì?

- GV gọi 2 HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ

- HS quan sát tranh SGK, đọc tình huống SGK - Tr3.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận N2 câu hỏi 1 SGK.

- Đại diện các nhóm nêu các cách giải quyết có thể có của bạn Long.

a) Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cho cô giáo.

b) Nói dối cô đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.

c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm nộp sau.

- Em sẽ báo cáo với cô giáo để cô biết trước.

- Em sẽ thôi không nói gì để cô không phạt.

- HS tự trả lời theo ý hiểu.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc ghi nhớ SGK.

- Trung thực để đạt kết quả học tập tốt.

- Trung thực để mọi người tin yêu.

- Trung thực trong học tập chính là học tập và làm theo 5 điều bác Hồ dạy … - HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 10 phút

*Bài tập 1- SGK

- GV gọi 2 HS đọc yêu cầu bài 1.

- GV phân tích yêu cầu.

? Bài yêu cầu gì?

Bài 1: (SGK- tr 4) Theo em, trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập ?

(3)

- GV cho HS làm bài cá nhân ( 4’)

? Vì sao con cho rằng các việc làm a, b, d là thiếu trung thực trong học tập?

* GV nhận xét, kết luận: Việc làm (c) là trung thực trong học tập. Các việc làm a, b, d là thiếu trung thực trong học tập.

- HS làm cá nhân.

- HS trình bày ý kiến.

a. Nhắc bài…

b. Không làm bài tập…

c. Không chép bài…

d. Giấu điểm kém…

- HS trả lời theo ý hiểu

* Bài 2 – SGK.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu.

- Cho HS thảo luân nhóm 4 (2’).

- GV nêu từng ý trong bài, các nhóm giơ thẻ màu theo quy ước:

+ Thẻ đỏ: Tán thành.

+ Thẻ xanh: Không tán thành.

Lưu ý: Không yêu cầu lựa chọn phướng án phân vân trong tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành.

- GV nhận xét, khen HS.

- GV chốt: Tán thành ý b. c; không tán thành ý a

+ Kết luận: Trung thực trong học tập là đức tính thật thà của người HS

- HS lấy đồ dùng

Bài 2: (SGK- Tr.4): Em hãy bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến dưới đây:

- HS thảo luân nhóm 4 (2’).

- Đại diện nhóm nêu lý do chọn.

a. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.

( thẻ xanh)

b. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.

( thẻ đỏ)

c. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng. ( thẻ đỏ)

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

3. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

* GDQP - AN: Kể tên những tấm gương nhặt được của rơi trả lại người mất mà em biết ?

? Em đã học tập được gì hoặc rút ra điều gì ở những tấm gương đó ?

- HS kể trước lớp tấm gương hoặc mẩu chuyện, việc làm về tính trung thực

- HS tự trả lời theo ý hiểu.

* Củng cố - dặn dò:

- Qua bài học con biết được nội dung gì ?

- GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS vận dụng những điều đã học vào học tập và cuộc sống. Chuẩn bị bài sau : Bài 1 (tiết

- Biết trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.

(4)

2).

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………...

...

………

……….

Đạo đức (Lớp 5E3)

TIẾT 1: SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.

- Biết vì sao sử dụng tiền hợp lí.

- Có ý thức, trách nhiệm với những việc làm của mình trong chi tiêu cá nhân.

Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS nghe và hát theo đĩa nhạc bài hát

“Con heo đất”.

- Trả lời câu hỏi: Bài hát muốn nhắn nhủ điều gì?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài

- HS hát

- 2-3 HS trả lời - HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(15 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện về việc sử dụng tiền hợp lí

- GV giới thiệu cho HS xem 1 video về cách chi tiêu hợp lí. Video này sẽ trả lời cho câu hỏi “Tôi có tiền, tôi phải làm gì với nó?”

- GV chiếu video âm nhạc sau “Hãy chi tiêu một cách khôn ngoan nhé bạn tôi!”

- GV hỏi các câu hỏi liên quan tới video vừa xem. Mời vài HS trả lời trước khi đưa ra đáp án.

+ Điều gì xảy ra khiến ban nhạc Cha Ching thấy cần phải chi tiêu một cách khôn ngoan?

+ Các nhân vật đã làm gì để chi tiêu một

- HS xem clip.

- HS theo dõi, trả lời câu hỏi của GV - Loa của các bạn ấy bị hỏng nên các bạn ấy cần phải chi tiêu một cách khôn ngoan để mua được bộ loa mới.

- Chọn những gì họ cần và muốn, dành thời gian để mua sắm xung quanh và so sánh giữa các lựa chọn.

- Bàn phím mua tại cửa hàng hoặc đặt

(5)

cách khôn ngoan?

+ Lựa chọn của các bạn ấy là gì? Các bạn ấy đã làm gì? Tại sao?

+ Cuối cùng điều gì đã xảy ra? Điều ấy là tốt hay xấu? tại sao?

- GV nhận xét, kết luận: ý kiến của học sinh.

trước trên mạng. Các bạn ấy đặt trước trên mạng vì nó rẻ hơn.

- Mọi thứ rất tốt đẹp cuối cùng ban nhạc đã tiết kiệm đủ tiền và mua loa ở mức giá thấp nhất thậm chí còn thừa tiền tiết kiệm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách sử dụng tiền hợp lí

+ Chi tiêu một cách hợp lí/khôn ngoan là như thế nào?

- GV kết luận: Tiền bạc, của cải là mô hôi công sức của bao người lao động. Vì vậy cần lập kế hoạch chi tiêu hợp lí tránh sử dụng lãng phí.

“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.”

- Dừng lại và suy nghĩ trước khi chi tiêu, hiểu nhu cầu và mong muốn là gì trước khi mua sắm, so sánh và kiểm tra các phương án khác trước khi quyết định, tập trung vào mục tiêu trước khi bị cám dỗ.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (17 phút)

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu.

- GV mời HS trả lời bằng hình thức giơ thẻ và trình bày ý kiến.

- GV chốt đáp án đúng: b, d, e.

- GV hỏi thêm:

+ Em còn biết thêm những việc làm nào để thể hiện việc sử dụng tiền hợp lí?

- GV kết luận: Việc sử dụng tiền hợp lí sẽ giúp cho kinh tế gia đình được ổn định và cũng là một cách tiêu tiền thông minh.

- Nêu yêu cầu bài tập.

Bài 1. Khoanh vào chữ cái trước những ý đúng thể hiện việc sử dụng tiền hợp lí.

a. Nhà bạn có kinh tế khó khăn nhưng bạn thích mua hàng hiệu.

b. Cần có kế hoạch chi tiêu hợp lí phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của gia đình.

c. Hàng tháng gia đình chi tiêu hết số tiền kiếm được.

d. Dừng lại và suy nghĩ trước khi mua một món đồ.

e. Tiết kiệm chi tiêu không có nghĩa là keo kiệt.

- HS đọc yêu cầu.

- Thảo luận, khoanh vào lựa chọn đúng, giải thích cho bạn nghe vì sao lại chọn như vậy.

- Thực hiện giơ thẻ 4. Hoạt động vận dụng (3 phút)

(6)

Hãy nêu cách ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống dưới đây vào chỗ chấm

a) Em nhìn thấy một học sinh lớp dưới vứt đi những quyển vở vẫn còn giấy trắng.

b) Em thấy mấy học sinh lớp dưới đánh mang nhiều tiền đến trường và cho bạn.

c) Trên đường đi học, em thấy một bạn học sinh mua rất nhiều quà vặt và cho các bạn khác bằng tiền bố mẹ cho mua đồ dùng học tập.

- Em đã làm những công việc gì để thể hiện mình là người biết chi tiêu tiết kiệm?

* Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh xem lại bài cũ.

- Bằng kiến thức của mình học sinh suy nghĩ trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………...

………...

Đạo đức (Lớp 3C5)

Tiết 1: BÀI 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Biết được thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.

- Rèn kĩ năng hiểu, ghi nhớ và làm theo “5 điều Bác hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng”

- NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

* GDKNS: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút): - Hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu niên Nhi đồng”

- Kiểm tra đồ dùng học tập của hs - Giới thiệu chương trình

- Giới thiệu bài mới

- Lắng nghe 2. HĐ Thực hành: (30p’)

a. Thảo luận nhóm: (10 phút)

- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 - Vở

- Nhóm trưởng điều hành nhóm tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo

(7)

BT Đạo đức 3, tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh đó.

- Nhận xét, chốt kết quả, đưa ra câu hỏi thảo luận để Hs tìm hiểu thêm về Bác

luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác chú ý lắng nghe. Bổ sung sửa chữa cho nhóm bạn.

+ Em còn biết gì về Bác Hồ? - HS nêu + Bác sinh ngày, tháng, năm nào? - 19/ 5/1890

+ Quê Bác ở đâu? - Làng Sen - xã Kim Liên- huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An.

+ Bác Hồ còn có tên gọi nào khác? -...Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn ái Quốc, Anh Ba, Ông Ké, Hồ Chí Minh ...

+ Tình cảm của Bác Hồ đối với Thiếu nhi như thế nào?

- Bác rất yêu quý quan tâm tới các cháu thiếu nhi.

+ Bác có công lao gì với đất nước, với dân tộc ta?

- Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân đánh giặc và đã giành độc lập.

- Nhận xét, chốt kết quả, giới thiệu thêm về Bác Hồ.

b. Phân tích truyện “Các cháu vào đây với Bác” (10 phút) - Giáo viên kể chuyện. - Lắng nghe - Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của

Bác đối với các cháu thiếu nhi như thế nào?

- M1, M2: Bác rất yêu quý quan tâm tới các cháu thiếu nhi.

- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác?

- M3, M4: Ghi nhớ, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

=> Chốt: Bác rất yêu thương và quan tâm đến thiếu nhi. Vì vậy các em hãy chăm ngoan, học giỏi xứng đáng là Cháu ngoan BH

c. Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy (10 phút):

- Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

- Yêu cầu HS tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy.

- Nhận xét, tuyên dương những HS đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.

- Nhắc nhở cả lớp noi gương những HS ngoan như thế.

* GV liên hệ giáo dục HS: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính

- Thảo luận cặp đôi:

- 2 đến 3 HS đọc những công việc mà thiếu nhi cần làm.

- 2 - 3 HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy.

* Liên hệ: 3 đến 4 HS trả lời, lấy ví dụ cụ thể của bản thân.

(8)

yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.

3. Hoạt động vận dụng (1 phút):

* Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học

- Ghi nhớ, thực hiện tốt 5 điều BH dạy.

- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh, truyện về Bác...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

*Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp. Chúng thường biết

Gà Trống

Trường: Tiểu học Kim Đồng Trường: Tiểu học Kim Đồng.. Đông Triều – Quảng Ninh Đông Triều –

Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã. hi sinh vì

Một số học sinh chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ.. Như thế làm mất trật

a/ Trong gìơ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường ,em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em .Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với

- Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.. - Đoàn kết, thân ái với bạn bè