• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11

Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2021 ĐẠO ĐỨC: (lớp 4D3, 4D2)

Tiết 11: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I I.MỤC TIÊU:

- Ôn lại các kiến thức từ bài 1 đến bài 5

- Giúp HS củng cố các kĩ năng giao tiếp hằng ngày với bạn bè, thầy cô. Biết lắng nghe và bày tỏ ý kiến với người thân, thầy cô các việc xảy ra đối với mình.

- Có ý thức thực hiện theo bài học. NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

I. CHUẨN BỊ:

- GV: Phiếu học tập.

- HS: SGK, thẻ bày tỏ ý kiến

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:15 phút HĐ1: Vận dụng kiến thức

+ Hãy nêu một số việc làm thể hiện tính trung thực trong học tập mà chính bản thân em đã thực hành?

+ Trong học tập và cuộc sống em đã gặp những khó khăn gì và đã vươn lên như thế nào. Hãy kể cho cả lớp cùng nghe.

+ Để tiết kiệm tiền của em cần làm gì? Vì sao?

+ Tai sao em và mọi người cần phải tiết kiệm thời giờ?

+ Trong cuộc sống khi gặp những việc có liên quan đến mình mà không giải quyết được, em cần làm gì để mọi người giúp đỡ?

HĐ2: Kể chuyện

-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Em hãy kể lại một mẫu chuyện hoặc tấm

+ Khi kiểm tra không nhìn bài của bạn, không nhìn SGK,. . .

+ Trong học tập: Gặp một số bài toán khó, hay bài văn khó em không làm được nhưng em đã cố gắng tự nỗ lực mình khắc phục những khó khăn,.

+ Em cần giữ gìn sách vở sạch sẽ, tiết kiệm và giữ gìn dụng cụ học tập, không xé vở, . . . .

+Thời giờ là thứ quý nhất, vì khi nó dã trôi qua thì không bào giờ. . .

+ Em cần biết bày tỏ để mọi người biết và giúp đỡ em.

- HS làm theo nhóm.

- HS có thể tự liên hệ trong và ngoài

(2)

gương về trung thực trong học tập mà em biết?

+ Hãy kể lại một tấm gương vượt khó trong học tập mà em cảm phục?

+ Em hãy kể về một tấm gương biết vươn lên vì hoàn cảnh gia đình nghèo mà vẫn học giỏi (trên báo, sách, ti vi) mà em đã được đọc, xem?

+ GV nhận xét và khen.

HĐ3: Thực hành

+ Hãy trình bày thời gian biểu của em trước lớp và trao đổi với các bạn trong lớp mình về thời gian biểu của em?

+ GV nhận xét và khen.

3. HĐ ứng dụng (1p)

- Nhắc nhở những người xung quanh cùng thực hiện theo các hành vi đạo đức chuẩn mực

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

lớp hoặc trong trường mà mình biết).

- Câu chuyện kể về chú bé Nguyễn Hiền “ Ông trạng thả diều”

- Câu chuyện “ Có ngày hôm nay” . kể về bạn Trần Quang Thái ở Phan Thiết. . . .

- HS trình bày.

- Cả lớp cùng thảo luận.

- Nhận xét, bổ sung.

- Thực hành theo bài học

ĐẠO ĐỨC: ( Lớp 5E3)

TIẾT 11. THỰC HÀNH GIỮA KÌ I

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 1 đến bài 5.

- Biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học.

- Có trách nhiệm với việc là của mình, có thái độ tự giác trong công việc. Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu - HS: SGK,VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS hát

- Yêu cầu HS nêu phần ghi nhớ bài 5.

- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

- HS hát - HS nêu - HS ghi vở

(3)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (25 phút)

*Bài tập 1: Hãy ghi những việc làm của HS lớp 5 nên làm và những việc không nên làm theo hai cột dưới đây:

Nên làm Không nên làm … …

- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

*Bài tập 2: Hãy ghi lại một việc làm có trách nhiệm của em?

- GV nhận xét.

*Bài tập 3: Hãy ghi lại một thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng, quyết tâm của bản thân?

- GV cho HS ghi lại rồi trao đổi với bạn.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- Đại diện một số nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS làm bài ra nháp.

- HS trình bày.

- HS khác nhận xét.

- HS làm rồi trao đổi với bạn.

- HS trình bày trước lớp.

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về sự thành công nhờ sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2021 ĐẠO ĐỨC: (Lớp 3C5)

TIẾT 11: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn lại những kiến thức đã học.

- Kĩ năng lắng nghe. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông,

- Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức. GDHS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(4)

- GV: Phiếu thảo luận nhóm.

- Các câu hỏi hướng dẫn ôn tập

- HS: VBT, công cụ sắm vai xử lý tình huống.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Mở đầu (3 phút)

- Kết nối nội dung bài học – Giới thiệu bài

- Ghi đầu bài lên bảng.2/ Bài mới:

(30')

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập thực hành ( 20 phút )

Hướng dẫn HS ôn tập:

*Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các bài học đã học?

- Yêu cầu lớp hát bài hát về Bác Hồ.

+ Trong cuộc sống và trong học tập em đã làm gì để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?

+ Qua câu chuyện "Chiếc vòng bạc" Em thấy Bác Hồ là người như thế nào ? + Hãy kể về những điều mà mình đã hứa và thực hiện lời hứa với mọi người?

+ Theo em nếu không giữ lời hứa sẽ có hại như thế nào ?

* Ngoài việc phải giữ lời hứa , thì một người học sinh em cần biết quan tâm giúp đỡ những người thân trong gia đình như thế mới là người con ngoan , trò giỏi .* Ôn tập : - Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ .+ Khi người thân trong gia đình như ông , bà, cha , mẹ bị bệnh em chăm sóc như thế nào ? + Vì sao chúng ta phải quan tâm giúp

- Cả lớp hát bài: Tình bạn - Lắng nghe

- Nhắc lại tên các bài học : Kính yêu Bác Hồ - Giữ lời hứa - Tự làm lấy việc của mình - Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ

Chia sẻ buồn vui cùng bạn.

- Học sinh hát các bài hát có nội dung ca ngợi Bác Hồ.

- Lần lượt một số em kể trước lớp.

+ Bác Hồ là người biết giữ lời hứa.

Bác mong mọi người luôn giữ lời hứa đó là chữ tín sẽ được mọi người quý mến.

+ Một số em lên thực hành kể các câu chuyện liên quan đến giữ lời hứa của mình.

+ Sẽ mất lòng tin ở mọi người .

- Học sinh kể về những công việc mà mình đã chăm sóc giúp đỡ ông bà , cha mẹ khi bị bệnh .

+ Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh ra và dạy dỗ ta nên người vì vậy chúng ta có bổn phận giúp đỡ,

(5)

đỡ ông bà cha mẹ ?

- Trong cuộc sống hàng ngày có những công việc mà mỗi chúng ta có thể tự làm lấy .

+ Em hãy kể một số công việc mà em tự làm ?

+ Theo em tự làm lấy việc của mình có tác dụng gì ?

* Bạn bè là những người gần gũi luôn giúp đỡ ta trong cuộc sống khi bạn có được niềm vui hay gặp nỗi buồn chúng ta sẽ làm gì để giúp bạn vơi đi điều đó . + Em đã gặp những niềm vu , nỗi buồn nào trong cuộc sống? Những lúc như vậy em cảm thấy ra sao?

+ Hãy kể một số câu chuyện nói về việc em hoặc bạn đã biết chia sẻ buồn vui cùng bạn ?

- Mời lần lượt từng em nêu ý kiến qua từng bài .

- Giáo viên rút ra kết luận .

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(1 phút)

- Thực hiện nội dung bài học

- Kể lại chuyện cho gia đình nghe.

Tuyền truyền mọi người cùng thực hiện nội dung bài học.

* Củng cố, Dặn dò:

- Về nhà ghi nhớ và thực hiện theo bài học.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

quan tâm ông bà cha mẹ.

+ Một số em đại diện lên kể những việc mình tự làm trước lớp .

+ Giúp chúng ta tự tin và có ý thức tự cố gắng, tự lập trong cuộc sống .

+ Một số em lên bảng kể về những việc làm nhằm an ủi, chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp chuyện buồn .

- Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có.

- Hs lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Trong học tập và cuộc sống em đã gặp những khó khăn gì và đã vươn lên như thế nào. Hãy kể cho cả lớp cùng nghe. + Trong học tập: Gặp một số bài toán khó, hay bài văn

+ Khi kiểm tra không nhìn bài của bạn, không nhìn SGK,. + Trong học tập: Gặp một số bài toán khó, hay bài văn khó em không làm được nhưng em đã cố gắng tự nỗ lực

Các số ở ngôi nhà liền sau hơn các số ở ngôi nhà liền trước 2 đơn vị. a) Hai chìa khóa của các phòng chưa được viết số là:.. phòng số… và phòng số …. b) Viết số

Bạn nào trong tranh đã biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ..

Qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy đa số học sinh không tự giải quyết được các bài tập tính toán trong SGK, mặc dù trong giảng dạy tôi đã chú ý đến việc hướng dẫn

Bạn nào trong tranh đã biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ..

Bên dưới, nhóm tác giả có tổng hợp gần 100 bài toán Số học trong đề thi tuyển sinh THPT Chuyên của các tỉnh, khối chuyên trên cả nước1. Có một số nơi mà trong đề thi

Tan học, Tuấn và Minh thường cởi áo vứt xuống sân trường để đá bóng cùng các bạn..