• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)CÁCH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM NGƯỜI 1 TIẾT I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)CÁCH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM NGƯỜI 1 TIẾT I"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CÁCH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM NGƯỜI 1 TIẾT

I. THẾ NÀO LÀ BIỂU CẢM

Biểu cảm là bộc lộ cảm xúc (những suy nghĩ, rung động) của bản thân trước đặc điểm, hành động của một đối tượng.

II. CÁC YẾU TỐ MIÊU TẢ, TỰ SỰ TRONG BÀI VĂN BIỂU CẢM NGƯỜI

Xét ví dụ 1: Mái tóc mẹ ngắn ngang lưng lại điểm xen những sợi bạc. Mái tóc không còn mềm mượt như ngày nào, nay đã trở nên khô cứng. Cái bạc là dấu hiệu tuổi tác, hay đó là cái bạc phai vì sương gió trong cuộc sống mưu sinh vất vả.

(?) Mái tóc của người mẹ có những đặc điểm nào? Để mô phỏng lại hình ảnh với những đặc điểm đó, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?

(?) Trước những đặc điểm về mái tóc, người viết đã có những cảm xúc, cảm nhận như thế nào?

Xét ví dụ 2: Nhớ có lần, vào một đêm khuya, em bị sốt rất cao, tay chân co giật, trán nóng hổi toát cả mồ hôi. Mẹ vội lấy khăn ấm chườm lên trán cho hạ nhiệt. Mẹ đút cho em từ muỗng cháo, từng muỗng sữa. Mẹ thức cả đêm túc trực bên em không rời. Mẹ chăm sóc cho em rất ân cần, chu đáo.

Lúc này, mẹ hiền từ, trìu mến như một bà tiên trong truyện cổ tích. Mọi hành động của mẹ thật ấm áp, đầy sự dịu dàng, nhẹ nhàng biết bao.

(?) Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Sự việc đó được thể hiện cụ thể qua những hành động nào?

(?) Qua những hành động đó, người viết đã bộc lộ cảm xúc như thế nào?

III. DÀN Ý VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM NGƯỜI I. MỞ BÀI

Giới thiệu đối tượng em cần nêu cảm nhận, suy nghĩ. (Là ai? Mối quan hệ như thế nào? Gắn bó với em như thế nào? 1 câu thể hiện càm xúc chung của em dành cho người đó?)

II. THÂN BÀI

1/ Cảm nhận về tuổi tác, chiều cao.

2/ Cảm nhận về ngoại hình.

3/ Cảm nhận về tính tình, tính cách

4/ Cảm nhận về hành động (Hành động với em, hoặc với mọi người) (Kết hợp miêu tả, tự sự trong biểu cảm).

III. KẾT BÀI

Hành động/ Việc làm yêu thương/ lời hứa/ một câu nói tình cảm của em dành cho đối tượng.

(2)

CÁCH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ LOÀI CÂY 1 TIẾT

I. CÁC YẾU TỐ MIÊU TẢ, TỰ SỰ TRONG BÀI VĂN BIỂU CẢM LOÀI CÂY Xét ví dụ:

Thân tua tủa những phiến lá xanh tươi như tôn lên nét duyên dáng cho bụi hồng. Thân cây mảnh khảnh, xung quanh chi chít những gai nhọn. Bởi lẽ, thân hồng mỏng manh, yếu mềm nên được người mẹ thiên nhiên ban tặng cho chiếc áo giáp gai bảo vệ.

(?) Đoạn văn trên đã miêu tả thân cây hoa hồng như thế nào?

(?) Qua hình dáng thân cây, người viết đã có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào?

Xét ví dụ:

Ba mẹ đều chăm sóc cây rất ân cần, chu đáo. Ba hay cắt tỉa những chiếc lá, tưới nước cho những bông hồng vào buổi sáng giúp chúng thêm tươi tốt. Mẹ cũng hay xới đất, thay phân giúp cây có thêm chất dinh dưỡng. Mỗi hành động đều rất tỉ mỉ, nhẹ nhàng, dịu dàng, nâng niu từng cái đẹp tươi của cây hoa.

(?) Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Sự việc đó được thể hiện cụ thể qua những hành động nào?

(?) Qua những hành động đó, người viết đã bộc lộ cảm xúc như thế nào?

II. DÀN Ý VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM LOÀI CÂY 1/ Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về loài cây em yêu quý. (Cây gì? Ở đâu? Vì sao em thích?) 2/ Thân bài

a/ Cảm nhận về những đặc điểm: hình ảnh/ hình dáng (bộ phận, cấu trúc), màu sắc của loài cây.

b/ Cảm nhận về vai trò (công dụng/ lợi ích), ý nghĩa của loài cây đối với em/ mọi người.

c/ Cảm nhận về kỉ niệm, sự gắn bó giữa em và loài cây đó.

(Kết hợp miêu tả, tự sự trong biểu cảm).

3/ Kết bài

Hành động/ Việc làm thể hiện sự chăm sóc, yêu thương và tình cảm của bản thân dành cho loài cây.

(3)

CÁCH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CẢNH VẬT 1 TIẾT

(Ngôi trường, ngôi nhà, con đường, khu vui chơi, du lịch, cảnh đẹp,…)

I. CÁC YẾU TỐ MIÊU TẢ, TỰ SỰ TRONG BÀI VĂN BIỂU CẢM CẢNH VẬT Xét ví dụ:

Phía góc trái là công viên khủng long. Nơi đây được thiết kế rất độc đáo, tinh tế đầy công phu với các mô hình khủng long to cao vạm vỡ. Cùng với những ánh đèn pha mờ ảo, những âm thanh rung mình vang lên làm cho không gian thật bí hiểm, tăng thêm sự kịch tích, thú vị cho người chơi. Em và mẹ đã mua vé tham gia trò chơi này. Ngồi trên chiếc thuyền xuôi trên dòng nước, hai bên bờ tái hiện lại khung cảnh thời tiền cổ với sự ra đời và lớn lên của những chú khủng long. Những cánh rừng rậm rạp, tiếng thác nước đổ ầm ầm, những chú khủng long cao to di chuyển, gầm gừ thật thú vị. Em và mẹ ngồi quan sát rất chăm chú, em còn lấy tay chạm vào chú khủng long con vút ve chú nữa. Không gian nơi đây thật ấn tượng, như mở ra một thế giới cổ tích xa xưa đưa em vào thời đại tiền sử, khơi dậy trong em niềm đam mê khám phá thế giới, về lịch sử cổ đại trong quá khứ. Thật là một cuộc trải nghiệm vô cùng thú vị.

(?) Hãy chỉ ra những câu văn miêu tả khung cảnh khu vui chơi?

(?) Hãy chỉ ra những câu văn kể về những sự việc, trải nghiệm của tác giả tại khu vui chơi?

(?) Từ việc miêu tả lại khung cảnh, kể lại những sự việc của mình, người viết đã bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc như thế nào? Hãy chỉ ra những câu văn thể hiện cảm xúc đó?

II. DÀN Ý VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM CẢNH VẬT 1/ Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu vào cảnh vật em cần nêu cảm nhận, suy nghĩ (Là cảnh vật gì? Gắn bó như thế nào?

Cảm xúc chung về cảnh vật đó) 2/ Thân bài

a/ Cảm nhận về những đặc điểm: hình ảnh/ hình dáng (bộ phận, cấu trúc), màu sắc của cảnh vật.

b/ Cảm nhận về vai trò (công dụng/ lợi ích), ý nghĩa của cảnh vật đối với em/ mọi người.

c/ Cảm nhận về kỉ niệm, sự gắn bó giữa em và cảnh vật đó.

(Kết hợp miêu tả, tự sự trong biểu cảm).

3/ Kết bài

Hành động/ Việc làm yêu thương/ lời hứa/ một câu nói tình cảm của em dành cho đối tượng.

(4)

BÁNH TRÔI NƯỚC

HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

(?) Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả của bài thơ?

(?) Bài thơ ra đời dựa vào nguồn cảm hứng như thế nào?

(?) Bài thơ thuộc thể thơ gì? Nêu bố cục bài thơ?

(?) Dựa vào sự hiểu biết, em hãy miêu tả lại hình dáng, cách tạo hình bánh, cách nấu bánh trôi nước.

(?) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ, nghệ thuật dùng từ của tác giả trong mỗi dòng thơ? Những biện pháp nghệ thuật đó góp phần diễn tả nội dung, ý nghĩa gì ở từng dòng thơ?

I.TÌM HIỂU CHUNG

1.Tác giả: Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm.

2.Tác phẩm:

2.1. Cảm hứng sáng tác:

Thể hiện sự ca ngợi, trân trọng, yêu quý đối với phẩm chất cao đẹp và thương xót cho giá trị, số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2.2. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

2.3. Bố cục: 3 phần (1/2/1).

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Câu 1: Vẻ đẹp của người phụ nữ

Công thức mở đầu ca dao, điệp từ, tính từ gợi tả -> vẻ đẹp hài hòa, toàn diện của người phụ nữ.

Câu 2 + 3: Số phận đau thương của người phụ nữ

- Thành ngữ, phép đối, từ ngữ gợi hình -> số phận bấp bênh, trôi nổi.

- Tính từ gợi tả, từ ngữ khẳng định, hoán dụ -> số phận bị phụ thuộc.

Câu 4: Phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ

Quan hệ từ khẳng định, từ ngữ gợi hình, gợi cảm -> phẩm chất cao đẹp: thủy chung, son sắt.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đấy là trách nhiệmc của người lớn chúng ta chứ không phải chỉ riêng ai… Chứ bây giờ để báo là người hùng thì ở bên ngoài có rất là nhiều người hùng chứ không chỉ

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.. - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiếu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ.. - Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả

Nhan đề bài thơ là Chuyện cổ tích về loài người như lời gợi dẫn của tác giả Xuân Quỳnh về việc sẽ đưa chúng ta đến những vùng đất sơ khai nơi loài người được sinh

Ví dụ: Về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương, gắn bó với tất cả mọi người; Về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc,

+Những chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ của Lượm là những chi tiết em thích nhất. Bởi các chi tiết đó thể hiện được nét hồn nhiên của cậu bé Lượm. +Em thích