• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 3: 2021-2022-chu-de-thang-9-sinh10_129202116

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 3: 2021-2022-chu-de-thang-9-sinh10_129202116"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG I. Các cấp tổ chức của thế giới sống

- Thế giới sống được chia thành các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao theo nguyên tắc thứ bậc: Tế bào  Cơ thể

 Quần thể - Loài  Quần xã  Hệ sinh thái - Sinh quyển.

II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

+ Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, trong đó tổ chức dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức dưới không có được.

+ Hệ thống mở tự điều chỉnh.

Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

+ Thế giới sống liên tục tiến hoá.

Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, các sinh vật đều có những điểm chung. Tuy nhiên, sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị và chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi Dù có chung nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn tiến hoá theo nhiều hướng khác nhau tạo nên 1 thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú.

CÂU HỎI CUỐI BÀI: (tham khảo, không ghi vào tập)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận

dụng cao 1. Liệt kê được tên các cấp tổ

chức của thế giới sống từ thấp đến cao.

2. Nêu được khái niệm mỗi cấp tổ chức của thế giới sống.

3. Liệt kê được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

4. Nêu được khái niệm hệ thống mở.

5. Nêu được khái niệm tự điều chỉnh.

1. Giải thích được tại sao tế bào là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

2. Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.

1.Giải thích/cho ví dụ được sự phù hợp giữa chức năng và cấu trúc của mỗi tổ chức sống.

2. Cho ví dụ chứng minh được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

3. Lấy ví dụ được những đặc điểm nổi trội của các cấp tổ chức sống.

4. Cho ví dụ để làm rõ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

5. Giải thích được do đâu sinh vật thích nghi với môi trường sống.

6. Ứng dụng kiến thức về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người để giải thích một số vấn đề về chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

(2)

CHỦ ĐỀ 2. CÁC GIỚI SINH VẬT I. Các giới sinh vật

- Năm giới sinh vật:

- Vẽ hình 2.SGK

+ Giới khởi sinh: sinh vật nhân sơ, cơ thể đơn bào, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng hoặc tự dưỡng. Bao gồm các loài vi khuẩn.

+ Giới nguyên sinh: bao gồm các sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng hoặc tự dưỡng. Bao gồm: Tảo; nấm nhầy và động vật nguyên sinh.

+ Giới nấm: bao gồm các sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào (nấm men) hoặc đa bào (nấm sợi), dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng hoại sinh.

+ Giới thực vật: Bao gồm các sinh vật đa bào nhân thực, có khả năng quang hợp, dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng.(rêu, quyết,hạt trần, hạt kín)

+ Giới động vật: Bao gồm các sinh vật đa bào nhân thực, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng (thân lỗ, Rkhoang, Gdẹp,Gtròn,Gđốt,thân mềm, châp khớp, da gai, ĐV có dây sống)

II. Đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh vật thể hiện rõ nhất là đa dạng loài. Đa dạng loài là mức độ phong phú về số lượng, thành phần loài. Đa dạng sinh vật còn thể hiện ở đa dạng quần xã và đa dạng hệ sinh thái.

CÂU HỎI CUỐI BÀI (tham khảo, không ghi vào tập)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

- Nêu được khái niệm giới.

- Nêu được các đơn vị phân loại theo trình tự (nhỏ dần).

- Nêu tên được 5 giới sinh vật.

- Khẳng định tiêu chí để phân chia sinh vật thành 5 giới.

- Trình bày được đặc điểm về cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của từng giới.

- Làm rõ vị trí của loài người trong thang phân loại với 7 bậc tương ứng.

- Giải thích được vì sao ở chương trình cấp THCS được học nhóm động vật nguyên sinh được được xếp vào giới động vật, nhóm tảo được xếp vào giới thực vật nhưng với hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker và Margulis thì không mà tách riêng ra giới Nguyên sinh?

- Đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

(3)

Chủ đề 3. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO CHỦ ĐỀ 2 (Tiết 1)

Bài 3. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC I. Các nguyên tố hoá học

Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học. Chúng được chia thành hai nhóm cơ bản:

+ Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng ¿ 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: Cacbohidrat, lipit... điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg...

+ Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng <0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố : Cu, Fe, Mn, Co, Zn...

II. Vai trò của nước đối với tế bào

- Cấu tạo: nước gồm 1 nguyên tử ôxi + 2 nguyên tử hidro

- Vai trò của nước : là thành phần chủ yếu trong mọi cơ thể sống. Là dung môi hoà tan các chất, là môi trường phản ứng, tham gia các phản ứng sinh hóa....

CÂU HỎI CUỐI BÀI: (tham khảo, không ghi vào tập)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

- Liệt kê (nhận ra) được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).

- Kể được tên (nhận ra) các nguyên tố đại lượng, nguyên tố vi lượng.

- Trình bày cấu tạo và vai trò của phân tử nước.

- Giải thích được vai trò sinh học của nước trong tế bào.

- Trình bày được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.

- Giải thích được vì sao có một số nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ rất ít nhưng lại không thể thiếu đối với cơ thể sống?

- Vì sao trong bữa ăn (người) phải sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm.

- Hãy làm sáng tỏ hiện tượng khi nóng bức toát mồ hôi thấy mát và dễ chịu?

- Ứng dụng trong cách bảo quản rau củ, quả tươi/ khô.

(4)

CHỦ ĐỀ 3 (Tiết 2) THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO

BÀI 4. CACBOHIDRAT VÀ LIPIT I . Cacbohidrat (bột, đường)

- Cacbohiđrat : là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O .

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là đường đơn: glucozo, fructozo hoặc galactozo.

- Bao gồm: Đường đơn, đường đôi và đường đa.

Chức năng :

+ Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cho cơ thể.

+ Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể

+ Cacbohidrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.

II. Lipit

- Lipit : Là hợp chất hữu cơ không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ.

- Lipit bao gồm lipit đơn giản ( mỡ, dầu, sáp) và lipit phức tạp ( photpholipit và stêrôit).

H 4.2 SGK Cấu trúc phân tử mỡ CÂU HỎI CUỐI BÀI (tham khảo, không ghi vào tập)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

- Trình bày được khái niệm

carbohydrate, lipid.

- Liệt kê được các nguyên hóa học cấu tạo nên

carbohydrate.

- Kể được tên 3 loại cacbohidrat chính.

- Kể được tên các loại lipit chính.

- Trình bày được vai trò của cacbohidrat đối với tế bào.

- Trình bày được vai trò của các loại lipit đối với tế bào.

- Mô tả được đặc điểm cấu tạo phân tử của cacbohidrat, lipit (các nguyên tố hóa học và đơn phân).

- Phân biệt đường đơn, đường đôi, đường đa và cho ví dụ.

- Phân biệt giữa mỡ và dầu.

- Liệt kê được một số nguồn thực phẩm cung cấp cacbohidrat, lipit.

- Giải thích được tại sao trong bữa ăn hàng ngày có

cacbohidrat.

- Giải thích được một số hiện tượng thực tế và ứng dụng trong thực tiễn (VD: Giải thích tại sao người già không nên ăn nhiều thức ăn chứa lipit, lí do trẻ em ăn bánh kẹo nhiều có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, 1 số người uống sữa hay bị tiêu chảy, người không tiêu hóa được xenlulozo,

…)

- Đề xuất chế độ ăn uống hợp lý.

- Tìm nguyên nhân và giải pháp chống béo phì ở học sinh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

 Virus nạp tập tin/File infector virus: Loại virus phổ biến này chèn mã độc vào các tệp thực thi – các tệp được sử dụng để thực hiện các chức năng

Như vậy, các bệnh nhân nghiên cứu có kháng thể kháng synthetase có bệnh tiến triển nặng hơn rất rõ rệt và bị tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt

- Tuy khác nhau về hình dạng, kích thước, cấu tạo và nhiefu đặc điểm khác nhưng hầu hết động vật đều là những sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, tế bào không có thành

Trang 41 + 42 SBT Khoa học tự nhiên 6: Sắp xếp các hoạt động sau thành các bước đúng của một quy trình làm tiêu bản quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao (hồ). a)

-Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào: nguyên phân giúp: Tăng số lƣợng tế bào -&gt; giúp cơ thể sinh trƣởng và phát triển ,Tái sinh những mô hoặc các cơ quan

+ Giới Nguyên sinh: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, sống trong môi trường nước hoặc trên cơ