• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI TẬP TỰ HỌC TẠI NHÀ MÔN VẬT LÝ 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI TẬP TỰ HỌC TẠI NHÀ MÔN VẬT LÝ 7"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS Phú An Tổ: Vật Lý-Tin Học

ÔN TẬP VẬT LÝ 7 (NH: 2019-2020)

I – LÝ THUYẾT (Từ bài 17 đến bài 19)

Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?

Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào?

Câu 3: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Câu 4: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?

Câu 5: Dòng điện là gì?

Câu 6: Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì?

II – BÀI TẬP (Từ bài 17 đến bài 19)

Câu 1. Có hai quả cầu nhôm nhẹ A và B được treo bởi hai sợi tơ mảnh tại cùng một điểm, quả cầu A nhiễm điện (+) và chúng đẩy nhau như hình vẽ 2.

a) Quả cầu B có nhiễm điện không ? Nếu có thì nhiễm điện loại gì? Vì sao?

b) Nếu dùng tay chạm vào quả cầu A thì có hiện tượng gì xảy ra tiếp theo?

Câu 2. Dùng khăn bông khô lau màn hình ti vi, kính cửa sổ, ta thấy các hạt bụi vẫn bám vào chúng. Giải thích tại sao?

Câu 3. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi, nhất là ở mép cánh quạt.

Câu 4. Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tôi, ta còn nhìn thấy chớp sáng li ti. Giải thích hiện tượng trên?

Câu 5. Dùng mảnh lụa cọ xát vào thanh thủy tinh, mảnh lụa hút được vật nhiễm điện dương.

Hỏi:

a) Thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Mảnh lụa nhiễm điện gì?

b) Sau khi mảnh lụa cọ xát vào thanh thủy tinh, vật nào nhận thêm êlectron, vật nào mất bớt êlectron? Vì sao?

Câu 6. Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện được không ? Giải thích ?

Câu 7. Cọ xát một đầu thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng loại hay khác loại với điện tích trên thước nhựa? Vì sao?

Câu 8. Khi chở xăng bằng xe ôtô, bồn xăng bằng kim lọai thường cọ xát với không khí và bị nhiễm điện. Tại sao người ta phải mắc vào bồn chứa một sợi xích kim loại thả kéo lê trên mặt đường?

Câu 9. Biết rằng lúc đầu cả lược nhựa và tóc đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa, thì cả tóc và lược bị nhiễm, và cho rằng lược nhựa bị nhiễm điện âm.

a) Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlectron dịch chuyển từ vật nào sang vật nào?

b) Vì sao sau những lần chải tóc thấy có một vài sợi tóc bị dựng đứng thẳng lên.

Câu 10. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?

Hướng dẫn: Trong phân xưởng có nhiều bụi bay lơ lửng trong không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân. Người ta treo tấm kim loại đã bị nhiễm điện ở trên cao có tác

(2)

dụng hút những bụi vải có trong không khí bám trên bề mặt chúng để không khí trong phân xưởng được trong sạch hơn, đảm bảo sức khỏe cho công nhân.

Câu 11. Trong các cơn dông thường thấy có chớp kèm theo là tiếng sấm vang rền, đôi khi còn có cả sét. em hãy giải thích hiện tượng trên.

Hướng dẫn: Những giọt nước nhỏ trong luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ xát với nhau tạo thành những đám mây dông tích điện. Khi các đám mây dông đó tới gần nhau, hoặc tới gần các đỉnh núi hay ngọn cây thì hiện tượng phóng điện xảy ra tạo thành các tia chớp.

Do nhiệt độ cao của các tia lửa điện, không khí xung quanh đó giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ gọi là sấm. Còn khi có tia chớp kèm theo tiếng nổ gọi là sét.

* HỌC SINH LÀM TOÀN BỘ CÁC BÀI TRÊN RA VỞ BÀI TẬP KHI NÀO ĐI HỌC NỘP LẠI GIÁO VIÊN CHẤM ĐIỂM.

* CÁC EM SOẠN TRƯỚC BÀI 20, 21, 22

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng

2. Giả sử trong một giếng nước để lâu ngày có chứa khí X gây ngạt cho con người khi xuống nạo vét. Xác định công thức hóa học của khí X, viết phương trình phản ứng

Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.. Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh sau khi

Bài 3: Dùng một thanh thủy tinh cọ xát vào lụa sau đó đưa lại gần chiếc thước nhựa đang nằm thăng bằng trên một trục quay thì thấy chúng đẩy nhau?. Qua hiện tượng đó em

Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: “ Đánh giá hiệu quả của phương pháp an thần bằng propofol do bệnh nhân tự điều khiển (PCS) để chọc

Câu 5. Có bốn vật a, b,c,d đều bị nhiễm điện. Bóng đèn đang sáng C. Trong vật nào dưới đây đang có dòng điện chạy qua ? A. Một thanh thủy tinh đã được cọ xát

Không cần cọ xát, thanh thủy tinh và thước nhựa cũng có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác..

a. q chuyển động theo đoạn thẳng BC. q chuyển động theo đường gấp khúc BAC. Tính công trên các đoạn BA, AC và coi công trên đoạn đường BC bằng tổng các công trên