• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 07/01/2022 Ngày dạy: ...

Tiết 37 Bài 34: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Hs trình bày được vai trò của Vitamin và muối khoáng.

- Xây dựng được khẩu phần thức ăn và chế biến thức ăn hợp lý.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt - Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp:

yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy tính, ti vi

- Tranh ảnh

III. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập 1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Thân nhiệt là gì? Nêu cơ chế điều hòa thân nhiệt khi trời nóng và trời rét?

3.. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về chương trình.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe.

- GV giới thiệu lịch sử ra đời và ý nghĩa của từ "Vitamin". Vitamin và muối khoáng có vai trò như thế nào trong đời sống con người?

(2)

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: Tìm hiểu các loại vitamin, các loại muối khoáng

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại vitamin (15’)

Hoạt động của giáo viên

& học sinh

Nội dung bài học

* Chuyễn giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành bài tập lệnh trang 107.

- GV yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu thông tin bảng 34.1, trả lời câu hỏi:

+ Vitamin là gì?

+ Vitamin có vai trò gì trong cơ thể?

+ Cần phối hợp thức ăn như thế nào để cung cấp đủ Vitamin cho cơ thể?

- GV hỏi thêm: Có bao nhiêu nhóm Vitamin? Cần chế biến thức ăn như thế nào để khỏi mất Vitamin mà cơ thể lại hấp thụ?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS tự nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành bài tập.

Lớp trao đổi, bổ sung, GV đưa đáp án:

+ Câu đúng: 1, 3, 5, 6.

- Các nhóm tiến hành thảo luận, đại diện nhóm trình bày:

+ Vitamin là hợp chất hữu cơ đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều enzim.

+ Vitamin có vai trò đảm bảo hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể

+ Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn động vật - thực vật để cung cấp đầy đủ Vitamin cho cơ thể.

1. Vitamin

+ Vitamin là hợp chất hữu cơ đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều enzim. Do đó, nó có vai trò đảm bảo hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.

+ Con người không tự tổng hợp được vitamin mà phải lấy qua thức ăn.

+ Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn động vật - thực vật để cung cấp đầy đủ Vitamin cho cơ thể.

(3)

* Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện HS báo cáo nội dung đã tìm hiểu

- GV Gọi các bạn khác nhận xét, bổ sung  GV nhận xét và chốt kiến thức

* Kết luận nhận định:

- GV gọi HS kết luận lại về vitamin, vai trò của vitamin

Hoạt động 2:Tìm hiểu các loại muối khoáng(15’)

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và bảng 34.2, trả lời câu hỏi:

+ Vì sao nếu thiếu Vitamin D gây bệnh còi xương?

+ Vì sao nhà nước ta khuyến khích sử dụng muối Iôt?

- Gv tiếp tục đạt câu hỏi:

+ Em hiểu gì về muối khoáng?

+ Trong khẩu phần ăn hằng ngày, làm thế nào để cung cấp đủ Vitamin và muối khoáng cho cơ thể?

* Thực hiện nhiệm vụ:

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi GV yêu cầu

- Cá nhân HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:

+ Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào.

Tham gia vào nhiều hệ enzim và hoocmon, tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất và năng lượng

+ Khẩu phần thức ăn cần:

- Phối hợp các loại thức ăn động vật và thực vật.

- Sử dụng muối Iôd

- Chế biến thức ăn hợp lý.

- Trẻ em nên tăng cường muối canxi

* Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên gọi HS trả lời nội dung câu hỏi GV đưa ra - HS khác lắng nghe và nhận xét câu trả lời của bạn - GV nhận xét và chốt kiến thức

* Kết luận, nhận định

- Gọi 1 HS kết luận lại nội dung kiến thức - GV chốt nội dung

2. Muối khoáng

* Kết luận chung: SGK

(4)

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

- Vitamin và muối khoáng có vai trò gì đối với hoạt động sinh lý của cơ thể?

4. Hướng dẫn học tập về nhà - Học bài theo câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết?”

- Tìm hiểu bữa ăn hàng ngày của gia đình.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

Ngày soạn: 7/1/2022 Ngày giảng:...

(5)

Tiết 38 Bài 36: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG – NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Nêu được nguyên nhân khác nhau của các đối tượng về nhu cầu dinh dưỡng.

- Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm.

- Xác định được cơ sở và nguyên tắc lập khẩu phần thức ăn.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt - Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp:

yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu Một số hình ảnh liên quan

III. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập 1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Vitamin và muối khoáng có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

- Làm thế nào để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể?

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chương trình sinh học 7.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về chương trình.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe.

- Tại sao thể lực của người Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới là không tốt? Phải chăng chúng ta ăn uống không đúng tiêu chuẩn?

Vậy tiêu chuẩn ăn uống là gì? Làm thế nào để ăn uống đúng tiêu chuẩn?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

(6)

a) Mục tiêu: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể(10’)

Hoạt động của giáo viên &học sinh Nội dung bài học

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: (GV chiếu câu hỏi thảo luận) - Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong 5 phút

* Báo cáo, thảo luận:

Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn

* Kết luận nhận định:

GV yêu cầu đại điện 1 HS kết luận lại nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

- GV nhận xét và chốt kiến thức

1. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

- Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là không giống nhau.

- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào:

+ Lứa tuổi + Giới tính

+ Trạng thái sinh lý + Hình thức lao động

Hoạt động 2:Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn(10’) Hoạt động của giáo viên& học sinh Nội dung bài học

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, phân tích cho HS thấy được giá trị năng lượng của các chất: Prôtêin, Lipít, Gluxit. GV cho HS kể tên 1 số loại thực phẩm giàu các chất trên.

2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn - Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn biểu hiện ở:

+ Thành phần các chất.

+ Năng lượng chứa trong nó.

- Cần phối hợp các loại thức ăn để

(7)

- Sự phối hợp các loại thức ăn trên có ý nghĩa gì?

- Vậy, giá trinh dinh dưỡng của các loại thức ăn biểu hiện như thế nào?

* Thực hiện nhiệm vụ:

Cá nhân HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi thống nhất ý kiến: Sự phối hợp các loại thức ăn sẽ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở thành phần các chất hữu cơ, muối khoáng, vitamin và năng lượng calo chứa trong nó.

* Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi GV đưa ra

- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung

* Kết luận, nhận định:

- GV yêu cầu HS kết luận về giá trị dinh dưỡng của thức ăn

* GV mở rộng: trong các loại chất dinh dưỡng, thì lipit cung cấp nhiều năng lượng nhất, protein cung cấp nặng lượng ít hơn so với gluxit nên khi ăn chúng ta không nên ăn quá nhiều thức ăn có nguồn gốc lipit để tránh béo phì.

cung cấp đủ các chất cần thiết cho cơ thể.

Hoạt động 3. Tìm hiểu nguyên tắc lập khẩu phần ăn( 10’)

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi lệnh trang 114?

* Yêu cầu thảo luận:

- Khẩu phần ăn uống của người mới ốm có gì khác người bình thường?

- Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường ăn rau quả tươi.

3. Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần

* Kết luận:

- Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong một ngày.

- Nguyên tắc lập khẩu phần:

+ Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của

(8)

- Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cần dựa trên căn cứ nào?

* Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm thảo luận, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

+ Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong một ngày.

+ Cần lập khẩu phần ăn để cung cấp 1 lượng đủ cần thiết cho cơ thể.

* Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

* Kết luận, nhận định:

- HS kết luận lại kiến thức - GV chốt lại kiến thức

- Gọi 1-3 HS đọc kết luận chung

thức ăn.

+ Đảm bảo cung cấp đủ chất, đủ lượng, đủ năng lượng cho cơ thể.

HOẠT ĐỘNG 3, 4: Hoạt động luyện tập, vận dụng (8’) a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.- Hàng ngày em đã ăn theo một khẩu phần nhất định nào chưa? Khẩu phần đó đã đảm bảo đúng tiêu chuẩn chưa?

4. Dặn dò:

- Học bài theo câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết?”

- Đọc bài thực hành, kẻ bảng 37.2 - 3.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày