• Không có kết quả nào được tìm thấy

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 "

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS Tam Thôn Hiệp GV: Nguyễn Thị Kim Xuyến

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9

Ngày 8/4/2020

(2)
(3)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

III/ CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

I/ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:

(4)

I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Phương châm

về lượng

Phương châm về

chất

Phương châm

cách thức

Phương châm quan hệ

Phương

châm

lịch sự

(5)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I/ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:

1. Phương châm về lượng:

Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Vd:

Ba: - Bạn học bơi ở đâu vậy ?

An: - Ở dưới nước chứ đâu ?

(6)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I/ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:

2. Phương châm về chất.

Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

Vd:

- Ăn ốc nói mò.

- Ăn không nói có

(7)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I/ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:

3. Phương châm cách thức.

Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

Vd:

- Dây cà ra dây muống

- Lúng búng như ngậm hột thị

(8)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I/ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:

4. Phương châm quan hệ.

Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, trành nói lạc đề . Vd:

- Ông nói gà, bà nói vịt.

- Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

(9)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I/ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:

5. Phương châm lịch sự.

Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác.

Vd:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

(10)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

* BÀI TẬP:

1. Hãy cho biết các câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học:

a. Nói có sách, mách có chứng b. Nói băm nói bổ.

c. Nửa úp nửa mở . d. Đánh trống lảng.

=> PC về chất

=> PC lịch sự

=> PC cách thức

=> PC quan hệ

(11)

2. Khi bố mẹ đi vắng, có người lạ mặt đến hỏi về tình hình gia đình như: ngày, giờ đi làm của bố mẹ…. Em cần phải tuân thủ PCHT nào khi trả lời ? PCHT nào không nên tuân thủ ? Vì sao ?

3. Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo:

- Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi.

Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi:

- Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại khóc?

Anh ta mếu máo:

- Như thế thì đến khi bố tôi chết, tôi còn sống mười năm nữa, ông bảo thế ai nuôi tôi mà tôi chẳng khóc?

=> Vi phạm phương châm về lượng ( nói thừa nội dung)

(12)

4.Hãy cho biết lời của nhân vật trong câu chuyện sau vi phạm phương châm hội thoại nào?

Đánh quân ngũ sách

Lính huyện đi tuần đêm, bắt được đám đánh tổ tôm.

Sáng hôm sau, đem lên công đường để tâng công.

Quan chưa biết việc gì, cứ bảo nọc ra đánh. Lính cầm roi, hỏi:

- Bẩm quan, đánh bao nhiêu ạ?

Quan đang dở ngủ dở thức mơ màng đến quân bài đánh cho cụ thượng ù lúc gà gáy, bảo:

- Đánh quân ngũ sách!

=> Vi phạm phương châm quan hệ

(13)

5. Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?

Trông thấy thầy giáo, A chào rất to:

- Dạ, em chào thầy ạ!

Thầy giáo trả lời và hỏi - Em đi đâu đấy?

- Em làm bài tập rồi ạ. - A đáp.

(14)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

(15)

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

Phát triển nghĩa của từ

trên cơ sở nghĩa gốc Phát triển về số lượng

Phương thức ẩn

dụ

Phương thức hoán dụ

Mượn tiếng nước ngoài Tạo từ

ngữ

mới

(16)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

Bài tập

1. Cho biết nghĩa của từ "đầu" trong hai câu sau được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

a) Anh ta có cái đầu tuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết.

b) Đầu máy bay; đầu tủ, đầu bàn.

=> Nghĩa gốc

=> Nghĩa chuyển theo pt ẩn dụ

(17)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

2. Cho biết nghĩa của từ “chân" trong hai câu sau được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

a)Miệng cười buốt giá Chân không giày.

b) Năm em học sinh có chân trong đội tuyển bóng đá của trường.

Bài tập

=> Nghĩa gốc

=> Nghĩa chuyển theo pt hoán dụ

(18)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

3. Cho một vài ví dụ về từ mới được dùng gần đây?

ÞQuá cảnh, dạy học trực tuyến, thương hiệu, đường cao tốc…

Bài tập

4. Trong các từ sau đây từ nào mượn tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ Châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.

- mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, , ca sĩ, nô lệ.

- ô tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô

=> Mượn tiếng Hán

=> Mượn ngôn ngữ Châu Âu

(19)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

III/ CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP 1. Cách dẫn trực tiếp:

Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép .

Tục ngữ có câu : “Thất bại là mẹ thành công. ”

Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật nhưng có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép

.

Tục ngữ có nói rằng thất bại là mẹ thành công.

2 . Cách dẫn gián tiếp:

VD:

VD:

(20)

Lưu ý: Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần:

+ Bỏ dấu ngoặc kép, bỏ dấu hai chấm.

+ Có thể thêm các từ rằng, là trước lời dẫn.

+ Thay đổi từ xưng hô cho phù hợp VD:

a/ Bác Hồ có nói: “ Không có gì quý hơn độc lập, tư do.”

=> Bác Hồ có nói rằng không có gì quý hơn độc lập, tư do.

b/ Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “ Con nhớ nhắc em học bài nhé!”.

=> Trước khi đi, mẹ tôi dặn là tôi nhớ nhắc em học bài.

(21)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

III/ CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP Bài tập

1. a) Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!".

(Trích Bếp lửa - Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một)

(22)

Bài tập

2. Tìm lời dẫn trong các câu và đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn và là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

a) Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

(Thanh Tịnh)

b) Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”

(Lê Minh Khuê)

c) Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4)

=> Ý nghĩ , là lời dẫn trực tiếp

=> lời nói , là lời dẫn trực tiếp

=> lời nói , là lời dẫn trực tiếp

(23)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

III/ CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP Bài tập

3. Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau theo cách dẫn gián tiếp:

Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

– Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa.Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam.

Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

(Nguyễn Dữ)

(24)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

III/ CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP Bài tập

3. Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau theo cách dẫn gián tiếp:

Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

– Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa.Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

(Nguyễn Dữ)

=> Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà nói rằng có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa.Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, nàng( Vũ Nương) tất phải tìm về có ngày.

(Nguyễn Dữ)

(25)

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

IV/ TRAU DỒI VỐN TỪ

Có 2 cách trau dồi vốn từ

- Rèn luyện để nắm đầy đủ chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ .

- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết , làm

tăng vốn từ .

(26)

Bài tập

1. Phát hiện lỗi dùng từ sau và chữa lại cho đúng:

a. Anh em công nhân đã nhận đầy đủ tiền bù lao của mấy ngày làm thêm ca.

b. Một kĩ sư người Nga là cha ruột của súng AK.

c. Trong chiến tranh, nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị tra tấn hết sức cực đoan.

d. Về khuya đường phố rất im lặng.

a/ bù lao = thù lao b/ cha ruột = cha đẻ c/ cực đoan = dã man

d/ im lặng = yên tĩnh, tĩnh lặng

(27)

Câu 1 Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

a. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay".

(Ông đồ - Vũ Đình Liên)

b. Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi bảo con: "Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi

áo?" Con tôi trả lời: "Con làm như vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh".

Bài tập củng cố

(28)

Câu 2 Xác định các lời thoại sau là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

a. Họa sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước, dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn màn chẳng hạn".

b. Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối

nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

(29)

3. Hãy cho biết các câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học:

1. Nói dối như cuội.

2. Nói như dùi đục chấm mắm cáy.

3. Ăn ngay nói thật

4. Chẳng được miếng thịt miếng xôi

Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.

(30)

4. Hãy cho biết lời của người trồng nho trong câu chuyện sau vi phạm phương châm hội thoại nào?

Người và chim sáo

Một hôm, người trồng nho bắt gặp trong vườn mình con sáo nhỏ đang rỉa

những quả nho chín mọng trên cành. Ông bèn lớn tiếng nhiếc móc con chim kia là đồ trộm cắp đáng khinh. Chim bèn hỏi lại:

- Thế nếu không có tôi bắt sâu bọ suốt mùa qua thì liệu có vườn quả hôm nay không?

- Mi ăn sau bọ như người ta ăn thịt trứng. Ta không đòi hỏi trả tiền thì thôi, lại còn kể công sao?

- Một vài quả nho mà đổi được vườn nho, sao ông lại tiếc?

- Ta không cần mi, hãy cút đi, đồ ăn hại.

Người trồng nho giận dữ ném đất đánh đuổi chim đi.

Mùa sau, chim đi biệt không trở lại. Sâu bọ phá hết vườn nho không còn một lá. Bấy giờ, người trồng nho mới cất tiếng than: "Ôi, ta tiếc vài chùm nho nhỏ để làm mất cả vườn nho!".

(31)

5. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ xuân, chân,tay trong các ví dụ sau :

a/ Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân b/ Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

c/ Được lời như cởi tấm lòng,

Gởi kim thoa với khăn hồng trao tay.

d/ Tay ta, tay búa, tay cày,

Tay gươm, tay bút, dựng xây nước nhà.

e/ Cũng nhà hành viện xưa nay,

Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.

(32)

6. Nêu các cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt ?

Theo em từ vựng của một ngôn ngữ có thể

không thay đổi được không

(33)

Dặn dò :

- Ôn lại các nội dung đã học - Làm bài tập

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt... Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc

cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão... Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?.. Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi ta phải kể lại lời

Hoạt động luyện tập, thực hành ( 30p) Bài 1 (10 phút): Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân

Bài 1 : Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý

Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật.. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý

Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng

Mà trong tập hợp, mỗi phần tử ta chỉ liệt kê một lần, nên ta thấy trong từ “HỌC SINH” có hai chữ cái H, vậy khi viết tập hợp ta chỉ cần liệt kê một lần... Câu 5: Trường

BÀI 1 : Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật?. Tốt-tô-chan rất