• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27

NS: 29/03/2022

NG:04/04/2022 Thứ hai ngày 4 tháng 04 năm 2022

TẬP ĐỌC

Tiết 66: SANG NĂM CON LÊN BẢY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.

- Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài). `

* CV 3799: Cho HS nghe ghi ND chính của bài.

* CV 3969: HS tự học thuộc lòng ở nhà

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ Biết yêu quý, biết ơn cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh họa bài học - HS: SGK, vở, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Cho HS nghe bài hát: “Tạm biệt búp bê”

Lời thơ : Nguyễn Trọng Hoàn Phổ nhạc: Hoàng Thông

+ Bài hát nói về lứa tuổi nào? Vì sao em biết?

- GV giải thích: Ngày nay, trẻ 6 tuổi bắt dầu bước vào lớp 1. Trước kia, trẻ 7 tuổi mới vào lớp 1. Bài thơ ra đời trong thời gian đó,…

- Giới thiệu vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 20p

a) Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc bài

+ Bài có mấy đoạn, nêu cách chia đoạn.

* Lần 1: Đọc nối tiếp + sửa phát âm

- HS lắng nghe.

- 1,2 HS nêu - Lắng nghe

- 1 HS đọc toàn bài.

+ 3 đoạn: mỗi khổ thơ là 1 đoạn.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc - HS đọc bài theo trình tự:

+ HS 1: Sang năm con...muôn loài với con.

+ HS 2: Mai rồi con...chuyện ngày

(2)

- Luyện đọc từ khó:

* Lần 2: Đọc nối tiếp + giải nghĩa từ - Luyện đọc trong cặp (3p)

- Thi đọc giữa các cặp

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nêu cách đọc như sau:

+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng, phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con bắt đầu tới trường. Hai dòng thơ đầu đọc với giọng vui, đầm ấm.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: lon ton, chạy nhảy, nghe thấy, muôn loài, lớn khôn, không còn, chỉ còn, chẳng về đây, bay đi mất, hạnh phúc khó khăn hơn, giành lấy, hai bàn tay con.

- GV đọc mẫu toàn bài.

b) Tìm hiểu bài

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các em đọc thầm, trao đổi trong nhóm để trả lời các câu hỏi cuối bài.

- GV mời 1 HS lớp trưởng lên điều khiển các bạn trao đổi, trả lời từng câu hỏi. GV chỉ bổ sung, hỏi thêm nếu cần.

+ Em có nhận xét gì về thế giới tuổi thơ?

+ Những câu thơ trong bài thơ cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp.

* Giảng: Tuổi thơ rất vui và đẹp. Khi đó chúng ta ngây thơ hồn nhiên. Chúng ta tin rằng có thể nói chuyện với cây cối, con vật tin rằng những câu chuyện cổ là có thật. Niềm tin ngây thơ đó đã tạo nên hạnh phúc trong tâm hồn trẻ thơ.

+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?

xưa.

+ HS 3: Đi qua thời ...hai bàn tay con.

- Từ khó: sang năm, lon ton, lớn khôn, giành lấy

- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ - 2 HS cùng bàn luyện đọc

- Đại diện cặp thi đọc trước lớp - HS cả lớp nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe

- Theo dõi GV đọc mẫu

- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng đọc thầm và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Lớp trưởng lên bảng điều khiển thảo luận

+ Thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp.

+ Những câu thơ:

Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con.

- Lắng nghe.

+ Thế giới tuổi thơ thay đổi ngược lại với tất cả những gì mà trẻ em cảm nhận:

Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây

(3)

+ Giã từ tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?

+ Bài thơ là lời của ai nói với ai?

+ Qua bài thơ người cha muốn nói gì với con?

+ Điều người cha muốn nói với con chính là nội dung chính của bài.

- GV yêu cầu HS ghi ND chính vào vở theo ý hiểu sau giờ học

3. Hoạt động vận dụng(10p)

* Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. Yêu cầu HS cả lớp tìm cách đọc hay.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 2:

+ Treo bảng phụ viết đoạn thơ.

+ Đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

Sang năm con lên bảy Cha đưa con tới trường Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét đánh giá HS.

* CV 3969: GV hướng dẫn HS tự học thuộc lòng ở nhà.

4. Hoạt động vận dụng ( 5p)

Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, ngày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa.

+ Giã từ tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời thật, phải tìm hạnh phúc từ cuộc sống khó khăn, bằng chính bàn tay của mình.

+ Bài thơ là lời của cha nói với con.

+ Người cha muốn nói với con: khi lớn lên, giã từ thế giới tuổi thơ, thế giới của những câu chuyện cổ tích con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự, hạnh phúc thật khó khăn nhưng do chính hai bàn tay con gây dựng nên.

- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.

HS cả lớp lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nhớ và tự ghi nội dung chính của bài sau giờ học.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và nêu giọng đọc mỗi đoạn. Sau đó HS cả lớp bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.

+ Theo dõi GV đọc, đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.

+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.

Mai rồi/ con lớn khôn Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa.

Chuyện ngày xưa, ngày xửa, Chỉ là chuyện ngày xưa.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS ghi nhớ và tự học thuộc lòng ở nhà.

(4)

+ Nêu lại nội dung bài.

- Yêu cầu HS ghi nhớ và tự ghi lại nội dung bài sau giờ học.

+ Qua bài thơ em hiểu thêm được điều gì về thế giới trẻ thơ?

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS học thuộc bài thơ. Chuẩn bị bài: Lớp học trên đường

- 1,2 HS nêu - 2 HS trả lời - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TẬP LÀM VĂN

Tiết 65: ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập kỹ năng lập dàn ý cho bài văn tả người.

- Ôn luyện kỹ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người: trình bày rõ ràng, rành mạch, tự tin, tự nhiên.

* CV 3799: Chú trọng yêu cầu biểu cảm (cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc,..) trong bài văn miêu tả

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giấy khổ to và bút dạ (hoặc bảng nhóm).

- HS: SGK, VBT TV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

* Trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?

- GV giới thiêu trò chơi, cách chơi - GV đưa hệ thống câu hỏi

1. Cấu tạo bài văn tả người gồm mấy phần?

A. 2 phần B. 3 phần. C. 4 phần 2. Mở bài trong bài văn tả người để A. Giới thiệu người được tả.

B. Nêu sự gắn bó với người được tả.

C. Nêu tình cảm, cảm nghĩ về người được tả.

3. Thân bài trong bài văn tả người gồm:

A. Tả hình dáng .

B. Tả tính tình, hoạt động.

C. Tả ngoại hình và tính tình, hoạt động.

- HS lắng nghe - HS tham gia chơi

* Đáp án:

1. B ; 2: C; 3: C; 4: A

(5)

4. Kết bài trong bài văn tả người để A. Nêu tình cảm, cảm nghĩ về người được tả.

B. Giới thiệu người được tả C. Tả tính tình hoạt động

- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương HS - Giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p) Bài tập 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và 3 đề bài trong SGK.

+ Em định tả ai? Hãy giới thiệu cho các bạn biết.

- Yêu cầu HS đọc gợi ý 1.

+ Em nhớ lại những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó, chọn những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc hình dung được người đó rất thật, rất gần gũi hoặc để lại ấn tượng sâu sắc với em.

* CV 3799: Trong bài văn miêu tả cần chú trọng thể hiện yêu cầu biểu cảm (cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự yêu mến, gắn bó,

…..của mình với người được tả.

- Yêu cầu HS tự lập dàn ý.

- Gọi 3 HS làm vào bảng nhóm dán bài lên bảng. GV sửa chữa cách dùng từ cho HS.

- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình.

- Nhận xét, tuyên dương những HS viết đạt yêu cầu.

* Ví dụ:

- HS lắng nghe

- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- Nối tiếp nhau nêu đề bài mình chọn.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần của gợi ý 1.

- Lắng nghe

- HS cả lớp làm vào VBT

- 3 HS làm vào giấy khổ to (hoặc bảng nhóm), HS cả lớp làm vào vở.

- 3 HS nối tiếp nhau báo cáo kết qủa làm việc.

- 3 HS đứng tại chỗ đọc dàn ý bài văn tả người của mình.

- HS nhận xét 1. Dàn ý bài văn tả cô giáo:

1. Mở bài: Năm nay em đã học lớp 5. Em vẫn nhớ mãi về cô Hương. Cô giáo dạy em hồi lớp 1.

2. Thân bài:

+ Cô Hương vừa mới ra trường.

+ Dáng người cô tròn lẳn.

+ Làn tóc mượt, xoã ngang lưng.

+ Khuôn mặt tròn, trắng hồng.

+ Đôi mắt to, đen láy thật ấn tượng.

+ Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà.

+ Giọng nói của cô ngọt ngào, dễ nghe.

+ Cô kể chuyện rất hay.

+ Cô luôn để ý uốn nắn cho chúng em từng con số, nét chữ.

(6)

+ Cô chăm sóc chúng em từng bữa ăn, giấc ngủ.

3. Kết bài: Em đã theo bố mẹ ra thành phố học nhưng hè nào em cũng muốn về quê để thăm cô Hương.

2. Dàn ý bài văn tả cô thu mua đồng nát.

1. Mở bài: Chiều chủ nhật, em dọn dẹp sách vở, báo cũ để bán. Cô thu mua đồng nát đã làm em nhớ mãi.

2. Thân bài:

+ Dáng người cô mảnh khảnh, gầy guộc.

+ Làn da: đen sạm vì nắng gió.

+ Mái tóc: ít, hơi xơ, cặp gọn sau gáy.

+ Đôi mắt: sáng.

+ Vai: nhô lên vì gầy quá.

+ Cái miệng rất tươi khi cô nói chuyện.

+ Cô làm cẩn thận: vừa buộc giấy báo vừa vuốt lại những tờ mới để mang về cho con đọc.

+ Cô để riêng những tờ giấy còn trắng nhiều để con cô làm nháp, ánh mắt cô chứa chan niềm vui.

3. Kết bài: Hình ảnh cô vừa xếp báo vừa kể chuyện về con mình để lại trong em nhiều suy nghĩ về sự vất vả của cô.

Bài tập 2

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.

Gợi ý HS: Chọn đoạn em trình bày, sau đó từ các ý đã nêu trong dàn bài, em nói thành câu, giữa các câu có sự liên kết về ý.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá HS trình bày rõ ràng, lưu loát, tự nhiên.

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (5p) + Khi tả người em nên chọn tả những đặc điểm nào?

+ Trong bài văn tả người ngoài miêu tả chúng ta cần thêm điều gì?

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả người để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nói đoạn văn trong bài văn tả người của mình.

- 5 HS trình bày đoạn văn trước lớp + Chọn tả đặc điểm tiêu biểu của người đó, điểm khác biệt của người đó với những người khác.

+ Thể hiện tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, sự gắn bó của mình với người được tả.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TOÁN

ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(7)

- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích một số hình đã học.

- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích đã học trong thực tế CV3969: Tập trung ôn tập về tính diện tích và thể tích các hình đã học.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Tự tin và tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

+ Học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng nhóm - HS : VBT, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Truyền điện” nêu công thức tính diện tích, thể tích của của hình lập phương, hình hộp chữ nhật (đổi vai cho nhau).

- GV tổ chức cho HS chơi.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV vẽ lên bảng 1 hình hộp chữ nhật, 1 hình lập phương yêu cầu HS chỉ và nêu tên của từng hình.

- GV yêu cầu HS nêu lại các quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của từng hình.

- GV nghe, viết lại các công thức lên bảng

+ Qua trò chơi, các em đã được ôn lại kiến thức gì?

- GV giới thiệu: Trong tiết học này chúng ta cùng đi sẽ vận dụng công thức để tính diện tích và thể tích một số hình trong thực tiễn.

- Nghe, nắm luật chơi, cách chơi.

- HS chơi trò chơi

- 1 HS lên bảng chỉ vào hình và gọi tên hình.

- 2 HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu về một hình, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

- Trò chơi ôn lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức ôn tập: 5’

- GV vẽ lên bảng 1 hình hộp chữ nhật, 1 hình lập phương yêu cầu HS chỉ và nêu tên của từng hình.

- 2 HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu về một hình, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

- HS nêu các quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của từng

1. Ôn tập công thức tính diện tích thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật

- Hình hộp chữ nhật:

Sxq = ( a+ b) x 2 x c Stp = S xq + Sđáy x 2 V = a x b x c

- Hình lập phương:

S xq = a x a x 4

(8)

hình.

- HS viết lại các công thức lên bảng.

- 2 HS nêu lại hoàn chỉnh

Stp = a  a  6 V = a a  a 3. Hoạt động luyện tập: 25’

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- 1 HS tóm tắt bài toán.

- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Chữa bài:

+ Muốn tính diện tích quét vôi em làm thế nào?

+ HS đọc bài làm của mình.

+ Nhận xét đúng - sai.

- GV kết luận kết quả bài làm đúng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.

Chốt: Cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Bài tập yêu cầu gì ?

- Gọi 1 HS tóm tắt bài toán.

- Bạn An muốn dán giấy màu lên mấy mặt của hình lập phương ? - GV : Như vậy diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích nào của hình lập phương ?

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

HS cả lớp đối chiếu và tự kiểm tra bài của mình.

- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.

Chốt: Tính thể tích và diện tích xung quanh hình lập phương.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài tập yêu cầu gì?

+ Muốn tính thời gian bể nước sẽ đầy, ta làm thến nào?

Bài 1 :

- Hs trả lời

Bài giải

Diện tích xung quanh phòng học là:

( 6 + 4,5)  2  4 = 84 (m2) Diện tích trần nhà là:

6  4,5 = 27 (m2) Diện tích cần quét vôi là:

84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2) Đáp số: 102,5 m2 Bài 2:

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Trả lời câu hỏi.

- Bạn An muốn dán giấy màu lên tất cả các mặt (6 mặt) của hình lập phương.

- Diện tích giấy màu cần dùng chính bằng diện tích toàn phần của hình lập phương.

- HS làm bài

- Trình bày kết quả.

- Nhận xét.

Bài giải

Thể tích của cái hộp hình lập phương là:

10 10 10 = 1000 (cm3) Diện tích giấy màu cần dùng là:

10 10  6 = 600 (cm3) Đáp số: 1000 cm3

600 cm3 Bài 3:

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Trả lời câu hỏi.

- 1 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm bài vào vở.

(9)

- Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình và nhận xét so sánh bài trên bảng.

- Nhận xét đúng sai.

- GV kết luận bài làm đúng.

- Qua bài tập chúng ta được ôn lại kiến thức nào ?

Chốt: Cách tìm thời gian chảy đầy bể.

3. HĐ vận dụng (5 phút)

- Nêu lại công thức tính diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương?

* Kết luận: Củng cố kiến thức về tính diện tích và chu vi hình chữ nhật, hình vuông, hình bình

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại các bài tập, học bài; chuẩn bị bài sau.

- Trình bày kết quả - Nhận xét.

Bài giải

Thể tích của bể nước là:

2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)

Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:

3 : 0,5 = 6 (giờ)

Đáp số: 6 giờ - 2 HS nêu.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

KHOA HỌC

SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.

- Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+ Giáo dục ý thưc bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh SGK - HS : VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với các câu hỏi:

+ Mô tả tóm tắt sự thụ tinh của động vật?

- HS chơi trò chơi

(10)

+ Ở động vật thông thường có những kiểu sinh sản nào?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

Hoạt động 1: Làm việc với SGK - GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn - Cho các nhóm thảo luận câu hỏi:

+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?

+ Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?

+ Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?

- GVKL:

Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận - GV cho HS thảo luận theo cặp + Gián sinh sản như thế nào?

+ Ruồi sinh sản như thế nào?

+ Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau?

+ Ruồi thường đẻ trứng ở đâu?

+ Gián thường đẻ trứng ở đâu?

+ Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng?

- GVKL.

3.Hoạt động thực hành (2p) - GV yêu cầu HS vẽ

hoặc viết sơ đồ vòng đời của một loại côn trùng vào vở.

- Cho HS trình bày - GV nhận xét

4. Hoạt động vận dụng (5p)

- Vận dụng kiến thức đã học để hạn chế tác hại của côn trùng đối với đời

- HS nghe - HS ghi vở

- Các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 - Các nhóm bào cáo:

+ Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.

+ Ở giai đoạn sâu, bướm cải gây thiệt hại nhất, sâu ăn lá rau nhiều nhất.

+ Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc, diệt bướm...

- Các nhóm quan sát hình 6, 7 SGK và thảo luận, báo cáo kết quả

+ Gián đẻ trứng. Trứng gián nở thành gián con.

+ Ruồi đẻ trứng. Trứng ruồi nở ra dòi hay còn gọi là ấu trùng. Dòi hóa nhộng, nhộng nở thành ruồi con.

+ Giống nhau: Cùng đẻ trứng

+ Khác nhau: Trứng gián nở ra gián con. Trứng ruồi nở ra dòi. Dòi hóa nhộng, nhộng nở thành ruồi con.

+ Ruồi đẻ trứng ở nơi có phân, rác thải, xác chết động vật…

+ Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo…

+ Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.

- HS nghe và thực hiện

- 2, 3HS trình bày hình vẽ, sơ đồ - Lớp nhận xét.

- HS nghe và thực hiện

(11)

sống hàng ngày.

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

NS: 29/03/2022

NG:05/04/2022 Thứ ba ngày 5 tháng 04 năm 2022

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 66: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu ngoặc kép)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép.

- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT 3).

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Góp phần hình thành và bồi dưỡng ước mơ cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, bút dạ - HS: SGK, VBT TV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5 phút

- Cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?

- GV phổ biến luật chơi, cách chơi.

1. Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?

A. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Đánh dấu những từ ngữ đặc biệt.

C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

D. Cả ba đáp án trên.

2. Dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩ đặc biệt có thể:

A. Kết hợp với dấu hai chấm.

B. Kết hợp với dấu chấm C. Không kết hợp với dấu nào.

3. Khi dẫn lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật, dấu ngoặc kép thường viết sau:

A. Dấu chấm B. Dấu hai chấm C. Dấu chấm phẩy.

- Tổng kết trò chơi, nhận xét

* GV: Tiết học hôm nay, các em cùng ôn tập

- HS lắng nghe.

- HS tham gia chơi

* Đáp án:

1. D; 2. C; 3. B

- HS lắng nghe và xác định nhiệm

(12)

lại kiến thức về dấu ngoặc kép đã học ở lớp 4 và thực hành sử dụng dấu ngoặc kép làm một số bài tập có liên quan.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 30p) Bài 1 (10 phút): Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật.

- Treo bảng phụ và cho HS đọc yêu cầu của bài tập...

+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.

- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài.

+ Đọc kỹ từng câu văn.

+ Xác định đầu là lời nói trực tiếp của nhân vật, đâu là ý nghĩ của nhân vật.

+ Điền dấu ngoặc kép cho phù hợp.

+ Giải thích vì sao lại điền dấu ngoặc kép như thế:

- Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu HS theo dõi, nhận xét.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:

vụ của tiết học.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

+ Dấu ngặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.

+ Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

- 1 HS làm vào bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở.

- 1 HS báo cáo kết quả làm việc.

HS khác nhận xét bài làm của bạn đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

Lời giải:

Tốt- tô- chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ : “ Phải nói ngay điều này để thầy biết ”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau

(13)

+ Tại sao em lại cho rằng điền dấu ngoặc kép như vậy là đúng ?

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS.

* GV: Qua đoạn văn ta thấy tình cảm thầy trò thân mật và gần gũi, HS mạnh dạn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình với thầy HT. Đây là một đức tính đáng quý mà chúng ta cần học hỏi và phát huy để tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Vậy dấu ngoặc kép còn có tác dụng gì cô trò ta cùng sang BT2.

Bài 2.(10 phút): Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt?

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV tổ chức cho HS làm bài nhóm đôi.

+ Những từ ngữ thế nào được dùng với ý nghĩa đặc biệt?

+ Qua bài văn ta thấy bạn Long là người như thế nào?

- Lời giải đúng:

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn

“người giàu có nhất”. Đạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một “gia tài” khổng lồ về sách các loại: sách bách khoa tri thức học sinh, các từ điển tiếng Anh, các sách luyện toán và tiếng việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập Y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc...

- Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS.

* BT 1 và 2 các em đã ôn tập lại được tác dụng và nắm rất chắc kiến thức về dấu ngoặc kép. Để thực hành sử dụng dấu ngoặc kép cô và cả lớp cùng chuyển sang BT3.

Bài 3 (10 phút): Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại 1 phần cuộc họp của tổ em

này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”.

+ Dấu ngoặc kép thứ nhất đánh dấu ý nghĩa của Tốt-tô-chan. Dấu ngoặc kép thứ hai đánh dấu lời nói trực tiếp của Tốt-tô-chan với thầy hiệu trưởng.

- Lắng nghe.

- 1 em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm

- HS làm việc nhóm đôi.

+ Đó là những từ ngữ nêu ý nhận xét, đánh giá về một vấn đề nào đó.

+ Bạn là người rất yêu sách, thích sưu tầm và lưu giữ sách.

- 3- 4 đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(14)

trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài tập.

- Gọi HS làm vào bảng phụ treo bảng, đọc đoạn văn. GV sửa lỗi cho HS.

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình viết.

- Nhận xét, tuyên dương HS viết đạt yêu cầu.

Ví dụ:

Cuối buổi học, Hằng “công chúa”

thông báo họp tổ. Bạn Hoàng, tổ phó ra thông báo: “Tuần này, tổ mình thi đua không ai bị điểm dưới 7 để giữ vững danh hiệu tuần trước”. Các thành viên ai nấy đều gật gù, tán thưởng.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p):

+ Dấu ngoặc kép có tác dụng gì ?

+ Em sử dụng dấu ngoặc kép trong trường hợp nào?

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc lòng ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép, hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau: MRVT quyền và bổn phận.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm vào bảng phụ, HS cả lớp làm bài tập vào vở.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi GV chữa bài.

- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.

- HS nhận xét, bổ sung.

- 2 HS trả lời.

- HS chia sẻ - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TẬP LÀM VĂN

Tiết 66. TẢ NGƯỜI (KIỂM TRA VIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hành viết bài văn tả người.

- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài mà HS đã lựa chọn, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

+ Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng từ miêu tả hình ảnh so sánh khắc hoạ rõ nét người mình định tả, thể hiện tình cảm của minh đối với người đó. Diễn đạt tốt, mạch lạc.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(15)

- GV: Bảng phụ viết sẵn 3 đề bài.

- HS: Vở TLV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

+ Khi tả người em nên chọn tả những đặc điểm nào?

+ Trong bài văn tả người ngoài miêu tả chúng ta cần thêm điều gì?

- GV nhận xét, tuyên dương - Kiểm tra vở, bút của HS - Giởi thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (32p) a) GV giới thiệu đề bài

* Chọn một trong các đề bài sau:

1. Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.

2. Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác trưởng ban dân phố, bà cụ bán hàng, ...).

3. Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

b) Hướng dẫn viết bài.

- Nhắc HS: Các em đã viết bài văn tả người ở học kì I, lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người của 1 trong 3 đề bài trên. Từ các kết quả đó, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh.

- Yêu cầu HS viết bài văn vào vở c) Thu bài.

- GV thu bài

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3p) + Sau bài viết, em thấy mình còn điều gì chưa hài lòng về bài làm của mình?

+ Nếu còn thời gian em sẽ viết như thế nào?

- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.

* Củng cố - dặn dò:

- Tổng kết tiết học và dặn dò.

+ Chọn tả đặc điểm tiêu biểu của người đó, điểm khác biệt của người đó với những người khác.

+ Thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình với người được tả.

- Cán sự báo cáo.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc đề kiểm tra.

- HS thực hành viết bài trên giấy kiểm tra đã chuẩn bị.

- 1,2 HS nêu - 1,2 HS nêu

(16)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nắm được cách tính diện tích, thể tích các hình.

- Vận dụng các công thức vào giải toán.

CV3969: Tập trung ôn tập về tính diện tích và thể tích các hình đã học.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Tự chủ khi hoàn thành các bài tập.

+ Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng nhóm - HS :vở ô ly, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi Hòm thư di động.

+ GV chuẩn bị các lá thư có các câu hỏi yêu cầu học sinh nêu lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- GV nêu tên và luật chơi: Khi cô bật một bài hát bất kì, các bạn có nhiệm vụ vừa hát, vừa chuyển hộp thư. Bài hát dừng lại mà hộp thư trên tay bạn nào, bạn đó sẽ mở hộp thư, chọn lấy một lá thư rồi đọc và trả lời câu hỏi hoặc yêu cầu trong thư. Trong vòng 30 giây, nếu bạn đó trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà, nếu trả lời chưa đúng sẽ phải nhường quyền trả lời cho bạn khác.

- GV tổ chức cho HS chơi.

- GV nhận xét, đánh giá.

+ Qua trò chơi, các em đã được ôn lại kiến thức gì?

- GV giới thiệu: Trong tiết học này chúng ta tiếp tục làm các bài

- Nghe, nắm luật chơi, cách chơi.

- HS chơi trò chơi

- Trò chơi ôn lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương - Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.

(17)

toán về diện tích và thể tích của các hình đã học.

2. Hoạt động luyện tập: 30p Hoạt động cá nhân:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài yêu cầu gì?

- yêu cầu: HS làm cá nhân. 2 HS lên bảng.

- Chữa bài:

+ 1 HS đọc bài trên bảng + Đối chiếu nhận xét + Đổi vở KT

- Sau khi chữa bài, vấn đáp một số HS yếu về công thức tính Sxq, Stp, V của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Chốt: Cách tìm Sxq, Stp và V của hình hộp CN và hình LP

Hoạt động cá nhân

- 1 HS đọc đề bài trước lớp.

- Bài tập yêu cầu gì?

+ Chiều cao của bể có thể tính bằng cách nào?

- HS cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài .

- Chữa bài: HS giải thích cách làm.

- Kết luận bài làm đúng.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

Chốt: Cách tính chiều cao của bể khi biết thể tích và chiều dài, chiều rộng.

3. HĐ vận dụng (5p phút):

- Cho HS vận dụng làm bài: Khi cạnh của một hình lập phương gấp lên 3 lần thì diện tích toàn phần của hình lập phương đó gấp lên mấy lần ?

A. 3 lần C. 9 lần B. 6 lần D. 18 lần - Gọi HS nêu công thức tính thể

Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống - HS đọc đề bài.

- HS làm cá nhân. 2 HS lên bảng.

Hình lập

phương

( 1) (2)

Cạnh 12 cm 3,5 cm

Sxung quanh 576cm2 49 cm2

Stoàn phần 864 cm2 73,5 cm2

V 1728cm2 42,875cm2

Hình hộp CN ( 1) (2)

Chiều cao 5 cm 0,6 c

Chiều dài 8cm 1,2m

Chiều rộng 6cm 0,5m

Sxung quanh 140cm2 2,04 cm2

SToàn phần 236 cm2 3,24 cm2

Thể tích 240cm2 0,36cm2 Bài 2:

- HS đọc đề bài trước lớp.

- Trả lời các câu hỏi.

- HS làm bài – Trình bày kết quả.

- Nhận xét, chữa bài nếu làm chưa đúng.

Bài giải

Diện tích đáy bể là:

1,5  0,8 = 1,2 ( m2) Chiều cao của bể là:

1,8 : 1,2 = 1,5 (m) Đáp số: 1,5m

- HS làm bài, báo cáo:

C. 9 lần.

(18)

tích, diện tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.

* Kết luận: ...

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà làm lại các bài tập, học bài; chuẩn bị bài sau.

- HS nêu.

- Lắng nghe.

.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

ĐẠO ĐỨC

EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS ngày càng thêm yêu hoà bình. HS biết quý trọng và ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.

- HS tích cực tham gia các hoạt động hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức, lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

+ Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:tranh ảnh SGK - HS : VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động khởi động:

- Cho HS hát bài hát "Em yêu hòa bình"

? Bài hát thể hiện điều gì?

- Giới thiệu bài.

2. Hoạt động khám phá:

*Hoạt động 1:Triển lãm về chủ đề

“Em yêu hoà bình”

-Yêu cầu học sinh trình bày kết quả đã sưu tập và làm việc ở nhà.

- Căn cứ vào thể loại sản phẩm mà học sinh tìm được để chia lớp thành các góc:

+ Góc tranh vẽ chủ đề hoà bình.

+ Góc hình ảnh.

-Cả lớp hát.

- Thể hiện tình yêu quê hương đất nước và mong muốn được sống trong hoà bình của các bạn nhỏ.

- Các HS trưng bày kết quả đã làm ở nhà.

- HS lắng nghe hướng dẫn.

- Các HS làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.

- Đại diện các nhóm giới thiệu về góc của mình:

+ Góc tranh vẽ: Giới thiệu những bức tranh đẹp có ý tưởng hay.

(19)

+ Góc báo chí.

+ Góc âm nhạc.

- Sau khi học sinh đã hoàn thành sản phẩm, GV mời các HS trưởng góc giới thiệu về các sản phẩm ở góc của mình.

- GV theo dõi, hướng dẫn sau đó nhận xét sự chuẩn bị và làm việc của HS.

*Kết luận : Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

*Hoạt động 2 : Vẽ cây hoà bình

-Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm:

+ Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ trên bảng (GV treo lên bảng) và giới thiệu: Chúng ta sẽ xây dựng gốc rễ cho cây hoà bình bằng cách gắn các việc làm, hoạt động để giữ gìn, bảo vệ hoà bình.

+ Phát cho học sinh các băng giấy nhỏ để ghi các ý kiến vào đó.

+ Yêu cầu các nhóm thảo luận kể tên những hoạt động và việc làm mà con người cần làm để giữ gìn và bảo vệ hoà bình và ghi các ý kiến vào băng giấy.

- Yêu cầu học sinh lên gắn các băng giấy vào rễ cây.

- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: ? Để giữ gìn và bảo vệ nền hoà bình chúng ta cần phải làm gì?

- Là HS, em có thể làm gì?

*Kết luận: gv chốt câu trả lời đúng.

3. Hoạt động luyện tập:

*Hoạt động 3 : Vẽ cây hoà bình (tiếp) - GV phát các mảnh giấy trò cho các nhóm và yêu cầu các nhóm tiếp tục làm việc để thêm hoa, quả cho cây hoà bình bằng cách kể ra các kết quả có

+ Góc hình ảnh: Giới thiệu một số hình ảnh yêu hoà bình.

+ Góc báo chí: đọc cho cả lớp nghe một bài viết hoặc bài báo hay.

+ Góc âm nhạc: Mời 1-2 bạn lên hát bài hát sưu tầm được (hoặc bắt nhịp cho cả lớp hát).

- Các HS khác lắng nghe, theo dõi và cùng tham gia.

- HS lắng nghe.

+ HS quan sát hình vẽ trên bảng.

+ HS thảo luận: Kể những việc làm và hoạt động cần làm để giữ gìn hoà bình.

Chẳng hạn:

- Đấu tranh chống chiến tranh.

- Phản đối chiến tranh.

- Đoàn kết, hữu nghị với bạn bè.

- Giao lưu với các bạn bè thế giới.

- Ký tên phản đối chiến tranh xâm lược.

- Gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.

…..

Sau đó ký các ý này vào các băng giấy được phát.

- Lần lượt các nhóm lên gắn băng giấy.

- HS đọc các ý gắn ở rễ cây.

- HS nhìn qua các việc làm, hoạt động và chọn các việc làm, hoạt động phù hợp.

- HS các nhóm tiếp tục làm việc, lắng nghe hướng dẫn và làm việc theo nhóm.

Chẳng hạn:

(20)

được khi cuộc sống hoà bình.

- Yêu cầu học sinh gắn lên vòm cây hoà bình.

-Yêu cầu học sinh nhắc lại: Những kết quả có được khi cuộc sống hoà bình. 3.

*Kết luận: gv nhận xét, tuyên dương HS.

4. Hoạt động vận dụng:

* Củng cố - dặn dò:

?Trẻ em chúng ta có cần gìn giữ hoà bình không? Chúng ta làm gì để gìn giữ, bảo vệ hoà bình?

- Nhận xét giờ học.

+ Trẻ em được đi học.

+ Trẻ em có cuộc sống đầy đủ.

+ Mọi gia đình đều có cuộc sống no đủ.

+ Thế giới được sống yên ấm...

Sau đó ghi vào các miếng giấy tròn.

- Đại diện các nhóm lên gắn kết quả.

-1 HS nhắc lại các kết quả của cả lớp.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

KĨ THUẬT

LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết dùng để lắp máy bay trực thăng.

-Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất: Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm. Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ GDHS tính kỉ luật, thực hiện quy định về học tập, yêu lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bộ lắp ghép bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5

- HS: SGK, vở, bộ lắp ghép bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - GV cho HS thi nêu các bước lắp máy bay trực thăng.

GV cho HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

HS nêu các bước lắp xe ben:

+ Lắp các bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; trục bánh xe trước, bánh xe sau và ca bin.

+ Lắp ráp các bộ phận với nhau để tạo thành ca bin hoàn chỉnh.

- HS nhận xét . HS nghe

(21)

- HS ghi vở 2.HĐ Luyện tập: 30p

GV hướng dẫn và yêu cầu học sinh

* Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:

a) Chọn các chi tiết:

- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 (SGK).

- Gọi 1 HS đọc tên các chi tiết theo bảng trong SGK.

- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.

b) Lắp từng bộ phận:

*Lắp thân và đuôi máy bay(H. 2- SGK)

- Để lắp được thân đuôi máy bay cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?

- GV hướng dẫn lắp thân và đuôi máy bay.

*Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H. 3-SGK) - Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?

- HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện lắp.

*Các phần khác thực hiện tương tự.

c) Lắp ráp máy bay trực thăng:

- Gv hướng dẫn lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.

- GV nhắc nhở HS.

d) Tháo các chi tiết, xếp gọn gàng vào hộp.

- 1 HS đọc nội dung mục 1 (SGK).

- HS quan sát mẫu, trả lời.

- HS quan sát mẫu, trả lời.

- HS thực hành lắp ráp các bộ phận.

- HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.

3. HĐVận dụng: 4p

\\

- GV gọi HS nêu các bước lắp xe ben ? - Nhận xét tiết học.

*Kết luận:

- HS trả lời

* Củng cố, dặn dò: (1 phút)

- Tìm hiểu thêm tác dụng của các loại xe ben trong thực tế.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh về chuẩn bị bài sau.

HS nêu

- HS nghe và thực hiện.

(22)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

NS: 29/03/2022

NG:05/04/2022 Thứ tư ngày 6 tháng 04 năm 2022

TẬP ĐỌC

Tiết 67: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: lúc nào, Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi

+ Hiểu được nghĩa các từ ngữ khó trong bài: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng.

+ Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn.

- Hiểu và ghi lại nội dung của bài: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi

+Thay Câu 4: Đặt mình vào vai Rê mi nêu suy nghĩ về quyền trẻ em

+ Thêm Câu 5: Xung quanh em có ai có hoàn cảnh như Rê mi không ? Em có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó?

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Giáo dục lòng hiếu học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ bài học t - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Gọi HS nêu những quyền của trẻ em ? - GV nhận xét

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi:

Tranh vẽ gì?

- GV giới thiệu bài: Một trong những quyển của trẻ em là quyền được học tập.

Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền lợi này. Rất may các em đã gặp được những con người nhân từ. Truyện lớp học trên đường kể về cậu bé nghèo Rê- mi biết chữ nhờ khao khát học hỏi, nhờ sự dạy bảo tận tình của cụ Vi- ta-li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (20 phút)

- HS nêu: quyền học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch - HS nêu

- HS nghe

(23)

a. Luyện đọc

- Yêu cầu HS đọc toàn bài

- Gọi HS đọc xuất xứ của đoạn trích sau bài học

- GV giới thiệu 2 tập truyện Không gia đình cuat tác giả người Pháp Hec-tô Ma- lô - một tác phẩm của trẻ em và người lớn trên thế giới yêu thích.

- GV ghi tên nước ngoài: Vi - ta - li , Ca - pi , Rê - mi

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn

* Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS các từ: lúc nào, Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi

* Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ ứng với từng đoạn: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng.

* Lần 3: Hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp

- Luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài

- GV yêu cầu HS đọc bài trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Rê - mi học chữ trong hoàn cảnh nào?

- Kết quả học tập của Ca- pi và Rê - mi khác nhau như thế nào?

- Tìm những chi tiết cho thấy Rê - mi là một cậu bé rất hiếu học?

- Đặt mình vào vai Rê mi nêu suy nghĩ về quyền trẻ em ?

- Xung quanh em có ai có hoàn cảnh như Rê mi không ? Em có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó?

- GV giảng về nội dung bài.

- Giáo viên yêu cầu lớp ghi lại nội dung

- 1 HS đọc - HS đọc

- HS lắng nghe

- HS đọc

* 3 HS đọc nối tiếp và sửa lỗi phát âm

* HS đọc và giải nghĩa từ khó. Đọc chú giải SGK.

* HS đọc theo cặp (mỗi HS đọc được ít nhất 1 lượt)

- Thi đọc nối tiếp theo cặp - HS lắng nghe

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi

-1số HS nêu ý kiến. HS khác nhận xét bổ sung.

- Rê - mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.

- Ca - pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên.

Nhưng Ca - pi có trí nhớ tốt hơn Rê - mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên....

- Lúc nào trong túi Rê - mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê -mi đã thuộc tất cả các chữ cái; Khi thầy hỏi Rê - mi có thích học không, Rê - mi trả lời: Đấy là điều con thích nhất.

- HS trả lời theo ý hiểu : VD: Trẻ em cần được học hành

Trẻ em cần được người lớn quan tâm - HS trả lời

- HS nêu.

Sự quan tâm đến trẻ của cụ Vi - ta - li và sự hiếu học tập của Rê- mi.

(24)

chính của bài vào vở.

- Gọi HS nhắc lại ND bài

3. Hoạt động luyện tập thực hành (10 phút)

* Luyện đọc diễn cảm - GV yêu cầu HS đọc bài.

- Nêu giọng đọc từng đoạn.

- GV đưa bảng phụ ghi sẵn đoạn cuối bài.

Yêu cầu HS nêu cách đọc - nhấn giọng.

- GV gạch chân những từ ngữ cần nhấn giọng.

- Cho HS luyện đọc.

- Thi đọc diễn cảm.

4. Hoạt động vận dụng(5 phút)

- Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét giờ học. Dặn HS ôn tập tốt để làm bài KT cuối năm đạt kết quả cao.

- HS nghe giảng, tự ghi lại nội dung chính của bài

- 3- 4 HS nhắc lại

- HS đọc nối tiếp bài - 2 HS nhắc lại.

- 3 nêu cách đọc - HS luyện đọc - 5HS.

- 2-3 HS trình bày - HS nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

CHÍNH TẢ

TRONG LỜI MẸ HÁT + SANG NĂM CON LÊN BẢY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe – viết đúng chính tả, biết trình bày đẹp bài viết: Trong lời mẹ hát ở nhà.

+ Nhớ - viết đúng chính tả, trinh bày đúng hình thức

- Trả lời được hệ thống câu hỏi để ghi nhớ và viết đúng nội dung, trình bày đúng, viết đúng, đẹp bài thơ Trong lời mẹ hát và đoạn trích Sang năm con lên bảy.

+ Viết hoa đúng được tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em BT2/147

+ Viết được tên cơ quan, xí nghiệp, công ty...ở địa phương em.

+Viết hoa được tên các cơ quan, tổ chức BT2/155 - Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ Giáo dục HS ý thức viết đúng chính tả, giữ vở sạch, viết chữ đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng nhóm, SGK - HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi Tiếp sức chọn 8 - HS chia làm 2 đội và tham gia chơi

(25)

HS chia làm 2 đội, GV cho HS nhận các tấm bìa có khuyết sẵn các vần uôt, uôc điền vào chỗ trống:

Con gì trắng m....như bông

Bên người c....trên đồng sớm hôm?

- Đội nào nhanh hơn, đúng hơn giành chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV nêu mục tiêu, giới thiệu bài học.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới (7 phút )

2.1 Hướng dẫn viết bài “Trong lời mẹ hát”

a. Trao đổi về nội dung bài thơ - Cho HS đọc bài thơ

+ Nêu nội dung của bài ? b. Hướng dẫn viết từ khó

- GV cho HS tìm một số từ khó hay viết sai

- GV hướng dẫn HS viết bài ở nhà.

2.2. Hướng dẫn viết bài “Sang năm con lên bảy”

a. Trao đổi về nội dung bài thơ

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài Sang năm con lên bảy.

+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?

+ Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?

b. Hướng dẫn viết từ khó.

- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- GV hướng dẫn HS viết bài ở nhà.

- GV lưu ý HS cách trình bày thể thơ.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (25 phút)

Bài 2/trang 147 - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm nhóm đôi - Gọ HS báo cáo kết quả

trò chơi

- HS lắng nghe

- HS đọc

+ Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.

+ chòng chành, nôn nao, ngọt ngào, lời ru...

- HS lắng nghe.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng + Thế giới tuổi thơ sẽ không còn nữa khi ta lớn lên. Sẽ không còn những thế giới tượng tượng, thần tiên trong những câu chuyện thần thoại, cổ tích.

+ Con người tìm thấy hạnh phúc ở cuộc đời thật, do chính hai bàn tay mình gây dựng nên.

- HS tìm và nêu các từ khó

- HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài - HS chia sẻ kết quả

(26)

- GV nhận xét.

Bài 2/trang 155

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Đề bài yêu cầu em làm gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS kẻ vở làm 2 cột. Cột bên trái ghi các tên viết chưa đúng, cột bên phải ghi tên viết đúng.

- Gọi 1 HS báo cáo, HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng Bài 3/trang 155

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

+ Khi viết tên một số cơ quan, xí nghiệp, công ti em viết như thế nào?

Lời giải:

Uỷ ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc.

Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế

Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế

Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển

*Cách viết hoa:

- Viết ha chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

- Bộ phận thứ 3 là tên địa lí nước ngoài (Thụy Điển phiên âm theo âm Hán Việt - viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó (Viết hoa như tiếng Việt Nam)

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Đề bài yêu cầu tìm tên các cơ quan, tổ chức viết chưa đúng trong đoạn văn và viết lại cho đúng.

- 1 HS làm bài vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở.

- HS làm vào bảng nhóm báo cáo kết quả. HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.

Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.

Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.

Bộ Y tế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS nêu: Tên các cơ quan, xí nghiệp, công ti được viết hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tê ấy, trong bộ phận của tên mà có tên riêng là tên địa lí, tên người thì viết hoa chữ cái

(27)

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Chữa bài của một số HS.

- Kết luận.

4. Hoạt động vận dụng(3 phút)

- GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

đầu các tiếng tạo thành tên đó.

- 2 HS làm trên bảng lớp. HS cả lớp viết vào vở

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-HS nắm được cách thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.

- Vận dụng hoàn thành các bài tập.

CV3969: Không làm bài tập 2 (tr. 169).

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

-Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo

+Giáo dục tính chính xác, cẩn thận khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng nhóm - HS : Vở ô ly, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.

- GV yêu cầu học sinh:

+ Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

Biết chiều dài là 6m, chiều rộng là 4m và chiều cao là 5cm.

- HS nào ra kết quả đúng và nhanh nhất thì chiến thắng.

+ Qua trò chơi, các con rèn được kĩ năng gì?

- GV nhận xét và giới thiệu bài: Để củng cố và giải được các bài toán về diện tích và thể tích của các hình đã học. Cô và cả lớp cùng vào bài học

- HS tham gia trò chơi.

- Diện tích xung quanh là 100cm2 - Diện tích toàn phần là 148cm2

- HS nêu

- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.

(28)

hôm nay.

2. HĐ Luyện tập: 30p

* Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài.

- Bài tập yêu cầu gì?

- HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng.

- Chữa bài:

+ 1 HS đọc bài trên bảng

+ Đối chiếu bài, nhận xét đúng sai.

Chốt: Cách tính chu vi , diện tích hình chữ nhật và giải toán sản lượng.

* Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài.

- Bài tập yêu cầu gì?

- HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng.

- Chữa bài:

+ 1 HS đọc bài trên bảng và giải thích cách làm.

+ HS dưới lớp đối chiếu bài, nhận xét đúng sai.

Chốt: Cách tính chiều cao khi biết thể tích và chiều dài, chiều rộng.

* Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài.

- Bài tập yêu cầu gì?

- HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng.

- Chữa bài:

+ 1 HS đọc bài trên bảng

+ Đối chiếu bài, nhận xét đúng sai.

- Chữa:

+ 1 HS đọc bài trên bảng + Đối chiếu nhận xét + Đổi vở KT

Chốt: Cách tìm dt mảnh đất không theo dạng cụ thể và giải toán liê n quan đến tỉ lệ bản đồ.

3. HĐ vận dụng: 5p

- Cho HS vận dụng làm bài: Khi cạnh

Bài 1:

Giải

Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

160: 2 = 80 ( m) Chiều dài mảnh vườn là:

80 – 30 = 50 ( m)

Diện tích mảnh vườn HCN là:

50  30 = 1500 ( m2)

Số rau thu hoạch được trên thửa ruộng là:

1500:10  15 = 2250 ( kg)

Đáp số: 2250 kg Bài 2:

Giải

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:

( 60 + 40)  2 = 200 ( cm) Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:

6000 : 200 = 30 (cm) Đáp số: 30 cm

Bài 3:

Giải

 Tìm các kích thước trên thực tế:….

Chu vi mảnh đất là:

50 + 25+ 30+ 40+ 25 = 170 (m) Diện tích phần đất hình chữ nhật là:

50  25 = 1250 (m2)

Diện tích phần đất hình tam giác là:

30  40 : 2 = 600( m2) Diện tích của cả mảnh đất đó là:

1250 + 600 = 1850 ( m2) Đáp số: 170m 1850 m2 - HS nêu kết quả:

D. 27 lần

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.. Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như

Hoạt động luyện tập, thực hành ( 30p) Bài 1 (10 phút): Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân

BÀI 1 : Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩ của nhân vật trong đoạn văn sau :.. Tốt-tô-chan rất

Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt... Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc

Bài 1 : Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý

Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng

Câu 6: Vở kịch tôi và chúng ta thể hiện cuộc đấu tranh gay gắt, để phát triển sản xuất, để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người, cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc

Tác dụng là:.. Qua bài tập 1 dấu gạch ngang dùng để đánh dấu :. Phần chú thích trong câu.. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật... III– LUYỆN TẬP. 2) Viết một đoạn văn kể