• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thời nhà Đường: đặt nước ta là An Nam đô hộ phủ, chia nước ta thành nhiều châu, huyện, hương và xã

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thời nhà Đường: đặt nước ta là An Nam đô hộ phủ, chia nước ta thành nhiều châu, huyện, hương và xã"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG TRỌNG TÂM TUẦN 4 MÔN LỊCH SỬ – KHỐI 6 HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2020 – 2021 I.NỘI DUNG

Chủ đề 1: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC ĐỐI VỚI NƯỚC TA TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC

I/ CHÍNH TRỊ 1- Chính sách chung

- Năm 179 TCN, Âu Lạc bị Triệu Đà đô hộ, bị sáp nhập vào lãnh thổ của nhà Triệu

- Sau đó nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc (Trung Quốc ) đô hộ , kéo dài đến thế kỉ X (hơn 1000 năm) .

- Xóa tên nước ta, sáp nhập đất đai của nước ta vào Trung Quốc và biến nước ta thành các châu, quận, huyện của Trung Quốc. Điển hình là:

+Thời nhà Hán: chia nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam + Thời nhà Ngô: nước ta được đặt là Giao Châu, vẫn gồm 3 quận như trước

+ Thời nhà Lương: vẫn gọi là Giao Châu , chia nước ta thành 6 châu với nhiều quận, huyện … + Thời nhà Đường: đặt nước ta là An Nam đô hộ phủ, chia nước ta thành nhiều châu, huyện, hương và xã…

- Người Hán trực tiếp cai trị ở các châu, quận, huyện - Đàn áp các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.

2- Một số thay đổi của nước ta thời nhà Đường

- Khoảng thế kỉ VII, nhà Đường đô hộ nước ta và đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (năm 679), trụ sở đặt ở Tống Bình (Hà Nội)

- Chia lại các khu vực hành chính (nhiều châu, huyện hơn trước)

- Các châu, huyện do người Hán cai trị; dưới huyện là hương, xã do người Việt tự cai quản - Cho sửa sang đường giao thông, xây thành lũy và tăng thêm quân đồn trú

- Đặt chế độ tô, thuế mới và tiếp tục bắt nộp cống nhiều sản vật quý hiếm II/ KINH TẾ

- Quan lại đô hộ và địa chủ người Hán tăng cường chiếm ruộng đất của nhân dân ta

- Bắt dân ta đóng nhiều thứ thuế nặng nề (nặng nhất là thuế muối, thuế sắt) và bắt nộp cống các sản vật quý hiếm (ngọc trai, ngà voi, sừng tê giác, đồi mồi,… )

- Bắt nhiều thợ giỏi, thợ khéo của nước ta đem về Trung Quốc

- Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt, kiểm soát gắt gao việc khai thác, mua bán, chế tạo đồ sắt và độc quyền về ngoại thương.

- Mặc dù vậy, nền kinh tế của nước vẫn có nhiều bước phát triển.

III/ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA 1/ Xã hội:

- Có thêm nhiều tầng lớp và có sự phân hóa sâu sắc. Quyền lực xã hội chủ yếu tập trung trong tay người Hán.

(2)

2/Văn hóa:

- Truyền vào nước ta Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo

- Từ thời nhà Hán, chính quyền đô hộ đã đưa người Hán sang ở nước ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán

- Mở trường dạy chữ Hán tại các quận, bắt buộc dân ta học chữ Hán, nói tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục của người Hán

 Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc (biến người Việt thành người Hán)

-Nhưng nhân dân ta vẫn giữ được tiếng Việt và các phong tục tập quán của dân tộc mình.

II. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

1/ Em hiểu thời kì Bắc thuộc là như thế nào?

2/ Đến thời nhà Đường, chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta có gì khác so với các thời trước?

3/ Những biểu hiện nào chứng tỏ kinh tế của nước ta vẫn phát triển trong thời kì Bắc thuộc?

4/ Vì sao chính quyền phong kiến phương Bắc (Trung Quốc) lại muốn đồng hóa dân tộc ta? Nhân dân ta đã làm gì để không bị đồng hóa và vẫn giữ được bản sắc dân tộc Việt?

HẾT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên; học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc riêng... Sự chuyển biến về xã hội, văn hóa và kinh

“Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền

Hoạt động 1: Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhân dân ta cực nhục là:.. -Chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính

Song, quyết định này của Paul Bert vì không ủng hộ việc bắt buộc người Việt bỏ hẳn chữ Hán để học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp như các đô đốc đã thực hiện tại xứ thuộc địa Nam

- Từ thời đô hộ của nhà Hán, huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam là địa bàn sinh sống của người Chăm cổ?. II-Câu hỏi

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Các tài liệu thu thập được chọn lọc, hệ thống hóa, phân loại theo những nội dung nghiên cứu, từ đó rút ra những bất cập trong quá

Nội dung nào dưới đây là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta.. Phân bố dân số

Nội dung nào dƣới đây là một trong những phƣơng hƣớng cơ bản của chính sách dân số ở nƣớc ta.. Tăng cƣờng công tác lãnh đạo và quản lí đối với công