• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã (mới 2022 + Bài Tập) - Sinh học 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã (mới 2022 + Bài Tập) - Sinh học 12"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

I. KHÁI NIỆM VỀ QUẦN XÃ SINH VẬT

- Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định và cùng một thời gian nhất định.

- Ví dụ: Quần xã rừng mưa nhiệt đới.

- Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau (quan hệ cùng loài, quan hệ khác loài) như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

(2)

II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ 1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã

* Thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài; loài ưu thế và loài đặc trưng.

- Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì tính ổn định càng cao.

+ Số lượng loài (độ đa dạng loài) là số lượng các loài khác nhau có mặt trong quần xã. Số lượng loài càng cao, cấu trúc mạng lưới thức ăn càng phức tạp.

+ Số lượng cá thể mỗi loài (độ phong phú của loài) là tỉ số % về số lượng cá thể của 1 loài nào đó so với tổng số cá thể của tất cả các loài trong quần xã.

Quần xã có độ đa dạng loài càng cao thì độ phong phú của loài càng thấp.

- Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hay do hoạt động mạnh của chúng. Ví dụ:

(3)

Ở quần xã trên cạn, thực vật có hạt thường là loài ưu thế vì chúng có số lượng nhiều, cung cấp thức ăn và nơi ở cho nhiều loài khác.

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác. Ví dụ: Cá cóc Tam Đảo là loài đặc trưng có ở rừng mưa nhiệt đới Tam Đảo, cây tràm là loài đặc trưng có nhiều ở quần xã rừng U Minh.

2. Đặc trưng về phân bố cá thể của quần xã

- Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Nhìn chung sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

- Gồm: Phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo chiều ngang.

+ Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng như sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng

(4)

mưa nhiệt đới. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.

+ Phân bố cá thể theo chiều ngang như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi đến chân núi hay sự phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ biển đến vùng khơi xa.

(5)

3. Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng của các nhóm sinh vật

* Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm sinh vật có quan hệ dinh dưỡng khác nhau: Nhóm sinh vật sản xuất, nhóm sinh vật tiêu thụ, nhóm sinh vật phân giải.

(6)

- Nhóm sinh vật sản xuất: gồm cây xanh và một số vi sinh vật tự dưỡng.

Đây là nhóm sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng Mặt Trời để tổng hợp nên chất hữu cơ.

- Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.

- Nhóm sinh vật phân giải: gồm các vi sinh vật dị dưỡng phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong tự nhiên như vi khuẩn, nấm, một số động vật đất.

III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT 1. Các mối quan hệ sinh thái

a. Quan hệ cộng sinh

- Quan hệ công sinh là quan hệ giữa hai hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các bên đều có lợi; tuy nhiên, mỗi bên chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của bên kia.

- Ví dụ:

+ Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm trong địa y.

+ Vi khuẩn cố định đạm (Rhizobium) cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu.

(7)

b. Quan hệ hợp tác

- Quan hệ hợp tác là quan hệ giữa hai hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi. Khác với cộng sinh, quan hệ hợp tác không phải là quan hệ chặt chẽ và nhất thiết phải có đối với mỗi loài.

- Ví dụ:

+ Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng (Chim ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu → Chim có thức ăn, trâu được loại bỏ kí sinh gây hại).

+ Hợp tác giữa chim nhỏ ăn thức ăn thừa ở răng cá sấu (cá sấu không khó chịu vì thức ăn thừa trong răng, chim nhỏ có thức ăn)

(8)

c. Quan hệ hội sinh

- Quan hệ hôi sinh là quan hệ giữa hai hay nhiều loài sinh vật, trong đó một bên có lợi bên kia không có lợi cũng không có hại gì.

- Ví dụ:

+ Cá ép sống bám trên cá lớn (cá voi, cá mập), nhờ đó cá ép được mang đi xa, kiếm thức ăn dễ dàng.

+ Cây lan sống bám trên thân cây gỗ (cây lan có lợi do lấy được ánh sáng, cây gỗ không có lợi cũng không có hại).

(9)

d. Quan hệ cạnh tranh

- Quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ giữa các loài có cùng chung nhau nguồn sống, các loài cạnh tranh nhau giành thức ăn, nơi ở,… Trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên một loài thắng thế còn các loài khác bị hại hoặc cả hai đều bị hại.

- Đối với thực vật, cạnh tranh giành khoảng không gian có nhiều ánh sáng, những cây lấy được nhiều ánh sáng sẽ vươn cao hơn những cây khác, rễ phát triển mạnh sẽ có cơ hội sống sót hơn.

- Ví dụ:

+ Cây đua nhau vươn lên lấy ánh sáng.

+ Cạnh tranh giữa chim ưng và cú mèo tranh giành thức ăn.

(10)

e. Kí sinh

- Kí sinh là quan hệ loài sinh vật này sống nhờ cơ thể của loài sinh vật khác lấy chất dinh dưỡng để sống.

- Loài sống nhờ gọi vật kí sinh, loài kia là vật chủ. Vật kí sinh không giết chết ngay vật chủ mà làm suy yếu dần, bệnh rồi chết.

- Ví dụ:

+ Chấy kí sinh trên người và động vật.

+ Cây tầm gửi sống bám trên thân cây khác.

(11)

f. Ức chế cảm nhiễm

- Ức chế cảm nhiễm là quan hệ một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của loài khác.

- Ví dụ: Tảo giáp phát triển mạnh vào mùa sinh sản tiết ra chất độc gọi là

“thủy triều đỏ” hay “nước nở hoa“ làm chết nhiều cá, tôm và chim ăn cá, tôm,…

g. Sinh vật này ăn sinh vật khác

- Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn. Bao gồm:

+ Động vật ăn thực vật: Trong quá trình ăn lá, hạt, quả,… động vật cũng đã góp phần thụ phấn cho thực vật.

(12)

+ Động vật ăn động vật: Động vật ăn thịt tấn công con mồi, tuy nhiên, chúng thường bắt được những con già hoặc yếu → Chọn lọc tự nhiên loại bớt những cá thể yếu.

+ Thực vật ăn động vật: Các loài cây bắt mồi, cây nắp ấm,… cây tiết ra chất phân giải thịt sâu bọ thành chất dinh dưỡng nuôi cây.

Ví dụ:

+ Bò ăn cỏ.

+ Sư tử ăn thịt ngựa vằn.

2. Hiện tượng khống chế sinh học

- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài này bị số lượng cá thể của loài khác kìm hãm làm cho số lượng cá thể của mỗi loài luôn dao động quanh vị trí cân bằng.

(13)

- Ứng dụng: Trong nông nghiệp, sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các loài gây hại khác. Ví dụ: Sử dụng ong kí sinh để diệt bọ dừa, bọ xít ăn sâu hại cây trồng,…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong nghiên cứu, tác giả sẽ giải thích mối quan hệ giữa các biến tính cách cá nhân, mạng lưới mối quan hệ xã hội và cường độ Liên hệ với các mối quan hệ

The glyphosate-degrading capabilities of the SH enriched community and its individual members were compared by growing them in the selective medium containing

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó

- Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể, bao gồm ba quá trình liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào và

- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là quá trình phát triển mà con non có đặc điểm, cấu tạo, hình thái tương tự con trưởng thành nhưng phải trải qua nhiều lần

+ Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn: Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành con cái trở nên gay

Ở cây thiên nam tinh (Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác.. Giới tính, pháp luật, kinh tế,