• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm quần xã sinh vật - THI247.com

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm quần xã sinh vật - THI247.com"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1 BÀI 32: QUẦN XÃ SINH VẬT

Mục tiêu

Kiến thức

+ Định nghĩa được khái niệm quần xã.

+ Phân tích được các đặc trưng cơ bản của quần xã: tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian.

+ Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp tác, cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi và vật chủ - vật kí sinh). Lấy được ví dụ minh họa.

Kĩ năng

+ Đọc tài liệu về quần xã sinh vật.

+ Quan sát, phân tích tranh hình quần xã và các đặc trưng của quần xã.

(2)

Trang 2 - https://thi247.com/

Hình 32.1. Quần xã sinh vật 2. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã

2.1. Đặc trưng về thành phần loài

• Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao.

• Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác.

• Loài ưu thế (loài chủ chốt) là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh.

Đặc trưng về hoạt động chức năng của các nhóm loài:

• Sinh vật tự dưỡng có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ để nuôi sống cơ thể (cây xanh và một số vi sinh vật).

• Sinh vật dị dưỡng không tự tổng hợp được chất hữu cơ từ các chất vô cơ, sống nhờ nguồn thức ăn sơ cấp. Bao gồm động vật (sinh vật tiêu thụ) và vi sinh vật (sinh vật phân giải).

2.2. Đặc trưng về phân bố không gian (theo chiều ngang, theo chiều thẳng đứng).

• Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Nhìn chung sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

+ Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng: như sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.

(3)

Trang 3 - https://thi247.com/

Hình 32.2. Sự phân tầng của quần xã theo chiều thẳng đứng

+ Phân bố cá thể theo chiều ngang: sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi đến chân núi; hay sự phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ biển đến vùng khơi xa.

3. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật 3.1. Các mối quan hệ sinh thái

Trong quần xã có các mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác) và quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật ăn sinh vật).

Quan hệ Đặc điểm Ví dụ

Cộng sinh Hai loài cùng có lợi khi sống chung và nhất thiết phải có nhau; khi tách riêng cả hai loài đều có hại.

Hợp tác Hai loài cùng có lợi khi sống chung nhưng không nhất thiết phải có nhau;

khi tách riêng cả hai loài đều có hại.

Hội sinh Khi sống chung một loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có hại gì; khi tách riêng một loài có hại còn loài kia không bị ảnh hưởng gì.

Cạnh tranh + Các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống, không gian sống.

+ Cả hai loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì một loài sẽ thắng thế còn loài khác bị hại nhiều hơn.

(4)

Trang 4 - https://thi247.com/

Sinh vật ăn sinh vật khác

+ Hai loài sống chung với nhau.

+ Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn. Bao gồm: động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật.

3.2. Hiện tượng khống chế sinh học

• Khống chế sinh học: là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị khống chế (ở mức độ nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp) bởi số lượng cá thể của loài khác và ngược lại do tác động chủ yếu của các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã.

• Trong sản xuất, người ta sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

(5)

Trang 5 - https://thi247.com/

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Ví dụ mẫu

Ví dụ 1 (Câu 1 - SGK trang 180): Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật? Lấy ví dụ minh hoạ?

Hướng dẫn giải

• Quần xã là một tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

• Sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật:

+ Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ, quần thể các cây thông, quần thể trâu rừng,...

+ Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Ví dụ, quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập mặn, quần xã hồ cá, quần xã rừng lim, quần xã đồng cỏ,...

Ví dụ 2 (Câu 2 - SGK trang 180): Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh họa các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?

Hướng dẫn giải

(6)

Trang 6 - https://thi247.com/

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ: cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đòi Phú Thọ; cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh.

• Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian: tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài, có xu hướng giảm cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả nguồn sống của môi trường.

+ Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Ví dụ: rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã; sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biển, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.

+ Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang. Ví dụ: ở quần xã biển, vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít dần; trên đất liền, thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất.

Ví dụ 3 (Câu 3 - SGK trang 180): Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng?

Hướng dẫn giải

Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ với đối kháng:

• Quan hệ hỗ trợ gồm có: cộng sinh, hợp tác, hội sinh. Các quan hệ này đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã.

• Quan hệ đối kháng (gồm có cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật ăn thịt sinh vật khác) thì có một loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại.

Ví dụ 4 (Câu 5 - SGK trang 180): Muốn trong một ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn nuôi các loài cá như thế nào?

Hướng dẫn giải

• Muốn nuôi được nhiều loài cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp. Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy,... và nuôi nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau vì:

+ Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên làm các loài cá giảm mức độ cạnh tranh về nơi ở và thức ăn với nhau: cá trắm cỏ ăn thực vật và phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt, cá mè trắng chủ yếu ăn thực vật nổi, cá mè hoa ăn động vật nổi là chính, cá trắm đen ăn thân mềm và phân bố chủ yếu ở đáy ao, cá trôi ăn tạp và chủ yếu ăn chất hữu cơ vụn nát ở đáy ao, cá chép ăn tạp,...

+ Nuôi nhiều loài cá khác nhau sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước do đó đạt được năng suất cao.

(7)

Trang 7 - https://thi247.com/

Ví dụ 5: Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quần thể vật ăn thịt và quần thể con mồi, kết luận nào sau đây đúng?

A. Số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt luôn nhiều hơn số lượng cá thể của quần thể con mồi.

B. Số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt luôn ổn định còn quần thể con mồi số lượng cá thể luôn biến đổi.

C. Nếu cả 2 quần thể đều biến động theo chu kì thì quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước.

D. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể con mồi đã kéo theo sự biến động số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt.

Hướng dẫn giải

Đáp án A, B và C đều sai, vì quần thể con mồi là nguồn cung cấp thức ăn cho vật ăn thịt nên luôn có số lượng nhiều hơn quần thể vật ăn thịt. Vậy sự biến động số lượng cá thể của quần thể con mồi đã kéo theo sự biến động số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt.

Chọn C.

Ví dụ 6: Quan hệ khác loài hiếm gặp nhất là A. quan hệ hỗ trợ. B. quan hệ sinh sản.

C. quan hệ đấu tranh. D. quan hệ dinh dưỡng, nơi ở.

Hướng dẫn giải

Loài có hệ thống di truyền kín nên giữa các loài chịu ảnh hưởng của cách li sinh sản nên quan hệ sinh sản giữa các loài là quan hệ hiếm gặp nhất.

Chọn B.

Ví dụ 7: Khi trâu bò ăn cỏ chúng đánh động đã làm nhiều loài côn trùng trú ẩn trong cỏ bay ra. Các loài chim ăn côn trùng săn mồi gần đàn trâu, bò sẽ ăn côn trùng. Quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là mối quan hệ nào sau đây?

A. Kí sinh - vật chủ. B. Hội sinh. C. Hợp tác. D. Cạnh tranh.

Hướng dẫn giải

Côn trùng bay ra làm mồi cho chim ăn côn trùng → loài chim có lợi; chim ăn côn trùng cũng như côn trùng bay ra không gây ảnh hưởng gì đến trâu, bò → trâu bò là loài trung tính trong các mối quan hệ này.

Đây là quan hệ hội sinh.

Chọn B.

Bài tập tự luyện

Câu 1: Tổ chức nào sau đây là quần xã sinh vật?

A. Đàn chim ở đảo Trường Sa. B. Chim cánh cụt ở Bắc Cực.

C. Sinh vật ở rừng Bạch Mã. D. Các loài cá ở hồ Tây.

Câu 2: Khi nói về tính đa dạng của quần xã, điều nào sau đây không đúng?

A. Quần xã ở vùng nhiệt đới có độ đa dạng cao hơn quần xã ở vùng ôn đới.

(8)

Trang 8 - https://thi247.com/

4. Sự cạnh tranh trong nội bộ quần thể.

A. 1, 2, 4. B. 1,2, 3. C. 2, 3, 4. D. 1,3, 4.

Câu 4: Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất?

A. Loài ưu thế. B. Loài thứ yếu. C. Loài ngẫu nhiên. D. Loài đặc hữu.

Câu 5: Loài ưu thế là loài

A. có sự sinh trưởng và phát triển tốt hơn hẳn tất cả các loài khác ở trong quần xã.

B. có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã.

C. chỉ có ở một quần xã mà không có ở các quần xã khác.

D. có ở tất cả các quần xã ở trong mọi môi trường sống.

Câu 6: Loài nào sau đây vừa là loài ưu thế vừa là loài đặc trưng?

A. Cao su trong quần xã rừng cao su. B. Cá tra trong quần xã ao cá.

C. Cây tràm trong quần xã rừng U Minh. D. Cây lúa trong quần xã đồng ruộng.

Câu 7: Quần thể cây Chò Chỉ phát triển mạnh ở quần xã rừng Cúc Phương mà ít gặp ở các quần xã khác.

Đối với rừng Cúc Phương, cây Chò Chỉ là

A. loài ưu thế. B. loài thứ yếu. C. loài ngẫu nhiên. D. loài đặc trưng.

Câu 8: Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì A. nó làm phân hoá ổ sinh thái của các quần thể trong quần xã.

B. nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của môi trường, c. nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã.

D. nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống.

Câu 9: Đặc điểm chỉ có ở cộng sinh mà không có ở hợp tác là

A. cả 2 loài cùng có lợi. B. hai loài sống thường xuyên với nhau, C. một loài có lợi còn loài kia trung tính. D. có hại cho sinh vật.

Câu 10: Ồ sinh thái của loài bị thu hẹp chủ yếu là do mối quan hệ

A. hợp tác. B. cạnh tranh khác loài.

C. kí sinh. D. vật ăn thịt và con mồi.

Câu 11: Mối quan hệ nào sau đây thường dẫn tới các loài loại trừ lẫn nhau?

A. Kí sinh. B. Vật ăn thịt và con mồi.

C. Cạnh tranh. D. Hội sinh.

(9)

Trang 9 - https://thi247.com/

Bài tập nâng cao

Câu 12: Có bao nhiêu mối quan hệ sau đây luôn làm cho một bên có lợi, còn một bên có hại?

1. Quan hệ cộng sinh. 4. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.

2. Quan hệ hỗ trợ. 5. Quan hệ cạnh tranh.

3. Quan hệ kí sinh - vật chủ. 6. ức chế - cảm nhiễm.

A. 1. B.2. C.4. D. 5.

Câu 13: Vi khuẩn Rizobiusum cần đường; cây họ đậu cần đạm (nitơ), mà vi khuẩn có khả năng cố định nitơ phân tử thành hợp chất NH4 và cây họ đậu có khả năng quang hợp tạo đường. Hai loài này nhất thiết phải cần sống chung. Vậy 2 loài trên thuộc quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ đối kháng. B. Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, C. Quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ hỗ trợ.

Câu 14: Những mối quan hệ nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ khác loài?

1. Quan hệ cộng sinh. 5. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

2. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. 6. Quan hệ hội sinh.

3. Quan hệ kí sinh - vật chủ. 7. Quan hệ hợp tác.

4. Quan hệ bán kí sinh.

A. 1,4,6. B. 1,6, 7. C. 2, 3, 5. D. 3, 5, 7.

Câu 15: Trong sự tồn tại của quần xã, khống chế sinh học có vai trò nào sau đây?

A. Điều hòa tỉ lệ đực cái trong quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã.

B. Điều hòa tỉ lệ nhóm tuổi trong quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã.

C. Điều hòa mật độ ở các quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã.

D. Điều hòa nơi ở của các quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã.

Câu 16: Trong quần xã sinh vật, các loài sinh vật

A. không phụ thuộc vào nhau và không phụ thuộc vào môi trường.

B. quan hệ với nhau thông qua mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng.

C. có thể có 3 kiểu phân bố chủ yếu là phân bố đồng đều, phân bố theo nhóm và phân bố ngẫu nhiên.

D. sinh vật sản xuất luôn là mắt xích khởi đầu cho mọi chuỗi thức ăn.

Câu 17: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sự biến động số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt có liên quan chặt chẽ với nhau.

B. Sinh vật ăn thịt thường có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước con mồi.

C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn số lượng con mồi.

D. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn vật chủ.

Câu 18: Khi nói về về các mối quan hệ trong quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mối quan hệ sinh vật kí sinh - vật chủ là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.

B. Quan hệ cạnh tranh được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.

(10)

Trang 10 - https://thi247.com/

B. môi trường sống bị biến đổi khi cây cảnh bị tiêu diệt.

C. số lượng sâu hại mía tăng lên.

D. mía không phải là loài ưu thế trên cánh đồng.

Câu 20: Trong quần xã sinh vật có các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.

3. Số lượng mèo rừng tăng lên do số lượng hươu tăng lên.

4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

5. Hổ là sinh vật dữ có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

ĐÁP ÁN

1-C 2-B 3-B 4-A 5-B 6-C 7-D 8-A 9-B 10-B

11-B 12-B 13-C 14-B 15-C 16-B 17-C 18-D 19-C 20-B

https://thi247.com/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết vì sinh sản vô tính sẽ tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về

Ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, qua lỗ túi phôi vào túi phôi → giải phóng 2 giao tử, mỗi giao tử (n) hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), một

• Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.. • Cơ sở của sinh sản vô tính

+ Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn

Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là sự gia tăng chiều dài của cơ thể (thân và rễ) do hoạt động nguyên phân của các mô phân sinh đỉnh.. Ví dụ 3 (Câu 3 - SGK trang 138):

Có thể vì hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bổ trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phênilalamin nên khi cùng nuôi

Trong nuôi cấy liên tục, quá trình nuôi cấy luôn bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương nên các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi

Hóa dị dưỡng: vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng hóa học (năng lượng hóa học từ các chất hữu cơ) và nguồn cacbon là chất hữu cơ để sinh trưởngc.