• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm sinh trưởng và phát triển ở động vật - THI247.com

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm sinh trưởng và phát triển ở động vật - THI247.com"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1

Kĩ năng

+ Đọc và xử lí thông tin trong sách giáo khoa về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật.

+ So sánh và phân tích để phân biệt được sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái, sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật

• Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng về khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

• Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

• Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

• Các kiểu sinh trưởng và phát triển ở động vật:

+ Không qua biến thái.

+ Qua biến thái: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

• Các giai đoạn trong quá trình phát triển bắt đầu từ hợp tử → trưởng thành chia thành 2 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn phôi: phân cắt trứng → phôi nang → phôi vị → mầm cơ quan.

+ Giai đoạn hậu phôi: là giai đoạn phát triển của con non.

(2)

Trang 2 - https://thi247.com/

Hình 1. Quá trình phát triển phôi thai người 2. Phát triển không qua biến thái

• Là kiểu phát triển mà con non mới sinh ra đã có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí tương tự với con trưởng thành.

• Đại diện: ở đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống.

• Quá trình phát triển của người có thể chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn phôi thai:

Diễn ra trong tử cung người mẹ.

Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu,...), kết quả là hình thành thai nhi.

+ Giai đoạn sau sinh: giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.

Hình 2. Sơ đồ phát triển không qua biến thái ở người

(3)

Trang 3 - https://thi247.com/

+ Giai đoạn hậu phôi ở bướm có biến thái từ sâu bướm thành nhộng và sau đó thành bướm.

+ Sâu bướm có hình thái cấu tạo và sinh lí khác với bướm trưởng thành. Sâu bướm trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành nhộng. Nhộng phát triển trong kén, các mô và các cơ quan mới thay thế các mô, cơ quan cũ.

+ Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

Hình 3. Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm

Hầu hết bướm trưởng thành sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hóa chỉ có enzim saccaraza tiêu hóa đường saccarôzơ. Trong khi đó, sâu bướm ăn lá cây có đầy đủ các enzim tiêu hóa prôtêin, lipit và cacbohiđrat.

(4)

Trang 4 - https://thi247.com/

Hình 4. Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu 3.2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

Phát triển qua biến thái không hoàn toàn có ở một số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián,...

Quá trình phát triển của châu chấu có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

• Giai đoạn phôi:

+ Diễn ra trong trứng đã thụ tinh.

+ Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan của ấu trùng. Ấu trùng chui ra từ trứng.

• Giai đoạn hậu phôi:

+ Giai đoạn này ở châu chấu có biến thái.

+ Ấu trùng (con non) phát triển chưa hoàn thiện. Ấu trùng châu chấu trải qua nhiều lần lột xác (khoảng 4-5 lần) và sau mỗi lần lột xác ấu trùng lớn lên rất nhanh. Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác kế tiếp nhau là không lớn.

+ Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

(5)

Trang 5 - https://thi247.com/

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Ví dụ mẫu

Ví dụ 1 (Câu 1 - SGK trang 151): Phân biệt sinh trưởng với phát triển?

Hướng dẫn giải

Tiêu chí Quá trình sinh trưởng Quá trình phát triển Khái niệm Quá trình tăng lên về khối lượng và kích

thước của cơ thể động vật theo thời gian.

Quá trình phát sinh hình thái, biến đổi chức năng sinh lí trong suốt đời sống cá thể.

Cơ chế Do tăng số lượng và kích thước tế bào. Sinh trưởng, phân hóa, phát sinh hình thái, biến đổi chức năng sinh học của các cơ quan, cơ thể.

Đặc điểm Có nhiều giai đoạn. 2 giai đoạn: phôi và hậu phôi.

Ứng dụng Xác định thời gian xuất chuồng vật nuôi. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật nâng cao năng

(6)

Trang 6 - https://thi247.com/

suất, chất lượng vật nuôi.

Quan hệ Mật thiết, đan xen với phát triển, tạo tiền đề cho phát triển.

Đan xen với sinh trưởng, thúc đẩy sinh trưởng sang giai đoạn mới.

Ví dụ 2 (Câu 2 - SGK trang 151): Cho biết tên vài loài động vật có phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn?

Hướng dẫn giải

• Động vật phát triển không qua biến thái: rắn, bồ câu, chó, mèo, chuột,...

• Động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn: cánh cam, bướm, bọ rùa, muỗi, bướm, ếch,...

• Động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn: bọ ngựa, châu chấu, cào cào, chuồn chuồn, cóc, ve sầu,...

Ví dụ 3 (Câu 3 - SGK trang 151): Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?

Hướng dẫn giải

Hầu hết bướm trưởng thành sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hóa chỉ có enzim saccaraza tiêu hóa đường saccarôzơ. Còn sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ nên tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả thấp, vì vậy sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ví dụ 4: Sinh trưởng ở động vật là

A. sự gia tăng về kích thước cơ thể theo thời gian.

B. sự gia tăng về khối lượng cơ thể theo thời gian.

C. sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.

D. sự biến đổi hình thái theo thời gian.

Hướng dẫn giải

Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng về khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

Chọn C.

Ví dụ 5: Sự phát triển của cơ thể động vật gồm các quá trình liên quan mật thiết với nhau là A. sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

B. sinh trưởng và phân hóa tế bào.

C. sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

D. phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

Hướng dẫn giải

Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

Chọn C.

(7)

Trang 7 - https://thi247.com/

Chọn D.

Ví dụ 7: Trong các sinh vật sau, sinh vật có sinh trưởng phát triển qua biến thái không hoàn toàn gồm:

A. cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

C. bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. châu chấu, ếch, muỗi.

Hướng dẫn giải

Trong các sinh vật trên có bọ ngựa, cào cào, tôm, cua là những sinh vật có sinh trưởng phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

Chọn C.

Bài tập tự luyện

Câu 1: Đặc điểm của sự phát triển qua biến thái hoàn toàn là con non A. có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành.

B. có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành.

C. có hình dạng, cấu tạo và sinh lí giống con trưởng thành.

D. rất yếu chưa tự kiếm ăn được.

Câu 2: Đặc điểm của sự phát triển qua biến thái không hoàn toàn con non A. phải trải qua giai đoạn lột xác mới thành con trưởng thành.

B. giống con trưởng thành về các đặc điểm cơ bản.

C. không qua giai đoạn lột xác.

D. khác hoàn toàn con trưởng thành và rất yếu nên chưa kiếm ăn được.

Câu 3: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là

A. trứng → nhộng → sâu → bướm. B. nhộng → trứng → sâu → bướm, C. trứng → sâu → nhộng → bướm. D. bướm → nhộng → sâu → trứng.

Câu 4: Nhận định nào sau đây sai?

A. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

B. Quá trình biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi.

(8)

Trang 8 - https://thi247.com/

C. Cào cào, gián thuộc kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn.

D. Quá trình phát triển của người chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau khi sinh.

Câu 5: So sánh các kiểu sinh trưởng và phát triển ở động vật?

ĐÁP ÁN

1-B 2-A 3-C 4-C

Câu 5 Nội

dung Phát triển không qua biến thái Phát triển qua biến thái

Biến thái hoàn toàn Biến thái không hoàn toàn Ví dụ Động vật có xương sống và

một số động vật không xương sống.

Tằm, bướm. Chân khớp: châu chấu, tôm, cua,...

Các giai đoạn

• Giai đoạn phôi thai:

+ Diễn ra trong tử cung của mẹ.

+ Hợp tử → phôi → thai nhi.

• Giai đoạn sau sinh:

+ Không có biến thái.

+ Con sinh ra có đặc điểm giống với con trưởng thành.

• Giai đoạn phôi:

+ Diễn ra ở trứng đã thụ tinh.

+ Hợp tử → phôi → sâu bướm.

• Giai đoạn hậu phôi:

+ Xảy ra biến thái.

+ Sâu bướm → lột xác nhiều lần → nhộng → con trưởng thành.

• Giai đoạn phôi:

+ Diễn ra ở trứng đã thụ tinh.

+ Hợp tử → phôi → ấu trùng.

• Giai đoạn hậu phôi:

+ Xảy ra biến thái.

+ Ấu trùng → lột xác nhiều lần → con trường thành.

Lột xác

Không. Nhiều lần lột xác. Nhiều lần lột xác.

Đặc điểm

Là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí tương tự với con trưởng thành.

Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí rất khác con trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác và các giai đoạn trung gian con trưởng thành.

Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí gần giống con trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác và không qua giai đoạn trung gian → con trưởng thành.

https://thi247.com/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, kích thích xương phát triển vì vậy làm tăng cường sự sinh

• Nhiệt độ thấp: sự ra hoa của một số loài cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp, chúng chỉ ra hoa vào mùa xuân sau khi đã trải qua mùa động giá lạnh tự nhiên hoặc được xử

Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là sự gia tăng chiều dài của cơ thể (thân và rễ) do hoạt động nguyên phân của các mô phân sinh đỉnh.. Ví dụ 3 (Câu 3 - SGK trang 138):

Có thể vì hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bổ trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phênilalamin nên khi cùng nuôi

Trong nuôi cấy liên tục, quá trình nuôi cấy luôn bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương nên các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi

Hóa dị dưỡng: vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng hóa học (năng lượng hóa học từ các chất hữu cơ) và nguồn cacbon là chất hữu cơ để sinh trưởngc.

Ảnh hưởng của giá thể trồng chậu đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng nhập nội Bishop’s Castle Kết quả theo dõi một số giai

Ảnh hưởng của mật độ nauplius Artemia lên sự biến thái của ấu trùng tôm hề thể hiện rõ từ giai đoạn Zoea III, với tỷ lệ cao nhất ở mật độ 4 con/mL.. Tỷ lệ chuyển