• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Ứng dụng của nam châm (mới 2022 + Bài Tập) - Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Ứng dụng của nam châm (mới 2022 + Bài Tập) - Vật lí 9"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 26. Ứng dụng của nam châm

Nam châm được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, như đứợc dùng chế tạo loa điện, rơle điện từ, chuông báo động và nhiều thiết bị tự động khác.

I. Loa điện

1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện

- Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.

+ Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động.

+ Khi cường độ dòng điện thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.

2. Cấu tạo của loa điện

- Bộ phận chính của loa điện gồm:

+ một ống dây L được đặt trong từ trường của một nam châm mạnh E.

+ một đầu của ống dây được gắn chặt với màng loa M.

- Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai từ cực của nam châm.

- Trong loa điện, khi có dòng điện có cường độ thay đổi (theo biên độ và tần số của âm thanh) được truyền từ micrô qua bộ phận tăng âm đến ống dây thì ống dây dao động.

Loa điện biến dao động điện thành dao động từ.

(2)

II. Rơle điện từ

1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ

- Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

- Cấu tạo: Bộ phận chủ yếu gồm một nam châm điện và một thanh sắt non

- Khi đóng công tắc K để dòng điện chạy vào trong mạch điện thì bóng đèn sáng, vì:

+ Khi trong mạch 1 có dòng điện thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2.

+ Lúc đó có dòng điện qua bóng đèn ở mạch điện 2 nên bóng đèn sáng.

2. Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ: Chuông báo động

- Hệ thống chuông báo động sử dụng nam châm, có bộ phận chính là:

+ hai miếng kim loại của công tắc K, + chuông điện C,

+ nguồn điện P,

+ rơle điện từ có nam châm điện N

(3)

+ miếng sắt non S.

- Khi đóng cửa, mạch điện 1 kín, có dòng điện qua nam châm điện N. Nam châm sẽ hút được miếng sắt non S => mạch điện 2 bị ngắt => chuông sẽ không kêu.

- Chuông kêu vì cửa mở đã làm mạch điện 1 hở, nam châm điện mất hết từ tính, sẽ nhả miếng sắt non làm miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2 => có dòng điện chạy qua chuông làm chuông kêu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi nhấn và giữ công tắc thì mạch kín làm lõi sắt thanh nam châm hút thanh sắt lại và búa gõ vào chuông nên tạo ra tiếng chuông, đồng thời khi bị hút làm hở mạch chỗ

Khi miếng sắt bị hút về đầu cuộn dây đồng thời làm cho chỗ tiếp điểm bị hở làm ngắt dòng điện trong mạch dẫn tới mất từ tính của cuộn dây, lá thép đàn hồi sẽ kéo miếng

C1. Khi đóng công tắc K thì động cơ M làm việc vì khi trong mạch 1 có dòng điện thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2. Khi đó có dòng điện qua động cơ

+ Căn cứ vào định hướng của kim nam châm mà xác định chiều các đường sức từ trong lòng ống dây từ đó ta xác định được từ cực của ống dây (lưu ý: chiều của từ

Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạng năng lượng

Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng 1.. Hiệu suất sử dụng

- Cấu tạo một chiếc la bàn gồm: Kim nam châm đặt lên trên trụ xoay được thiết kế theo dạng hình lá dẹt, mỏng, nhẹ, có từ tính và có một đầu được sơn đỏ để chỉ hướng

- Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực từ (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó.. Ta nói rằng dòng