• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết 43

CỤM DANH TỪ

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

- Nắm được đặc điểm của cụm danh từ về cấu tạo, chức năng ngữ pháp của cụm danh từ 2. Kĩ năng

- Nhận diện được cụm từ trong câu và biết sử dụng cụm từ để đặt câu - Kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng gioa tiếp

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

Yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC

Tích hợp kĩ năng sống

-Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ loại theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

-Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ loại tiếng Việt.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

-Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

-Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; vở soạn; sách bài tập; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng, máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn, sách BT

III. Phương pháp

- Đàm thoại, thuyết trình, luyện tập, thảo luận, giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp, dạy học phân háo, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động.

- Hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, trình bày một phút.

IV. Tiến trình họat động 1. Ổn định : 1’

2. Kiểm tra bài cũ : 4’

- Thế nào là danh từ chung và danh từ riêng ? Nêu quy tắc viết hoa các danh từ riêng ? Cho ví dụ ?

3. Bài mới

* Giới thiệu bài : Trong câu, danh từ thường kết hợp với từ chỉ số lượng phía trước và một số từ ngữ khác ở phía sau để tạo thành cụm danh từ . Vậy cụm danh từ có những đặc điểm gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về cụm danh từ .

Hoạt động của thầy Nội dung

Hoạt động 1: 15’

- Mục tiêu: hs nắm được khái niệm cụm danh từ, đặc điểm của cụm danh từ

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP đàm thoại, thuyết trình, giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp

I. Cụm danh từ là gì?

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu a. Khái niệm

(2)

- KT hỏi và trả lời, trình bày một phút - GV ngữ liệu trên màn hình

- Y/c hs đọc ngữ liệu

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát bên bờ biển.

? Các từ in đậm bổ nghĩa cho những từ ngữ nào?

- xưa bổ nghĩa cho ngày, hai bổ nghĩa cho vợ chồng, ông lão đánh cá bổ nghĩa cho vợ chồng, một bổ nghĩa cho túp lều, nát trên bờ biển bổ nghĩa cho túp lều

? Trong các cụm từ trên, những từ nào là trung tâm trong cụm từ?

- Ngày xưa, vợ chồng, túp lều

? Vì sao em lại xác định như vậy?

- Các từ đó đều là danh từ

? Các từ, cụm từ in đậm gọi là gì?

- Phụ ngữ trong cụm danh từ

* GV: Tổ hợp từ bao gồm DT và các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho nó được gọi là cụm DT.

? Thế nào là cụm DT?

- Hs trả lời, gv chốt - Cho các cách nói sau:

+ túp lều/ một túp lều

+ một túp lều / một túp lều nát

+ một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển

? Trong các từ, cụm từ trên, đâu là danh từ, đâu là cụm danh từ?

- túp lều là danh từ, còn lại là cụm danh từ

? Em hãy rút ra nhận xét về nghĩa của cụm DT so với nghĩa của một DT?

* GV: Nghĩa của cụm DT đầy đủ hơn nghĩa của một DT. Cụm DT càng phức tạp (số lượng phụ ngữ càng nhiều) thì nghĩa của cụm DT càng dầy đủ.

? Em hãy tìm một DT và phát triển thành cụm?

Đặt câu với cụm danh từ vừa tìm được.

- DT người (một người – cụm danh từ) - Đặt câu: Một người đã khỏi bệnh (chủ ngữ) Bạn ấy là một người tốt (vị ngữ)

? Nhận xét về vai trò ngữ pháp của cụm DT?

- Cụm DT có thể làm chủ ngữ, phụ ngữ, khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.

? Thế nào là cụm danh từ? Cụm danh từ có những đặc điểm gì?

- Hs đọc phần ghi nhớ Hoạt động 2: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được cấu tạo của cụm

- Ngày xưa

- hai vợ chồng ông lão đánh cá - một túp lều nát bên bờ biển

=> Các tổ hợp từ trên là cụm danh từ có các từ Ngày xưa, vợ chồng, túp lều là DT trung tâm

b. Đặc điểm

- Cụm DT có ý nghĩa đầy đủ, cấu tạo phức tạp hơn DT

- Hoạt động trong câu giống như DT

2. Ghi nhớ 1- sgk

II. Cấu tạo của cụm danh từ 1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(3)

danh từ.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP đàm thoại, thuyết trình, giải quyết vấn đề - KT hỏi và trả lời, trình bày một phút

- GV chiếu ngữ liệu, y/c hs đọc phần ngữ liệu.

? Em hãy tìm các cụm DT trong câu trên?

? Chỉ rõ các từ ngữ đứng trước và sau DT?

* GV: Phần trung tâm của cụm DT là một từ ghép sẽ tạo thành trung tâm T1 và T2. T1 chỉ đơn vị tính toán, chỉ chủng loại khái quát, T2 chỉ đối tượng cụ thể.

? Đọc to những phụ ngữ đứng trước và xếp chúng thành từng loại?

? Đọc những phụ ngữ đứng sau và cho biết chúng mang ý nghĩa gì?

- Các cụm DT:

+ làng ấy

+ ba thúng gạo nếp + ba con trâu đực + ba con trâu ấy + chín con + năm sau + cả làng

- Phụ ngữ đứng trước có hai loại:

+ cả: chỉ số lượng ước chừng + ba, chín: chỉ số lượng chính xác - Phụ ngữ đứng sau có hai loại:

+ ấy chỉ vị trí để phân biệt + đực, nếp, sau: chỉ đặc điểm Phần trước Phần trung

tâm

Phần sau

t2 t1 T1 T2 s1 s2

? Hãy điền các cụm DT trên vào mô hình?

- Gọi hs lên điền

? Vậy cụm DT thường có cấu tạo như thế nào?

- Cụm DT gồm ba phần + Phần TT: DT đảm nhiệm

+ Phần phụ trước: phụ ngữ bổ nghĩa cho DT về số lượng

+ Phụ sau: nêu đặc điểm của DT hoặc xác định vị trí của DT ấy trong không gian và thời gian

? Trong cụm DT phần nào không thể vắng mặt?

- Phần trung tâm

- Gv y/c hs đọc ghi nhớ 2 Hoạt động 3: 12’

- Mục tiêu: biết vận dụng lí thuyết làm các BT

- Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm - PP luyện tập, giải quyết vấn đề

- KT động não, hỏi và trả lời Tích hợp kĩ năng sống

-Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng cụm từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng,

làng ấy

ba thúng gạo nếp

ba con trâu đực

ba con trâu

chín con

năm sau

cả làng

2. Ghi nhớ 2 - sgk III. Luyện tập

(4)

thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng cụm từ tiếng Việt

Tích hợp giáo dục đạo đức:

Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó

- Y/c hs đọc và tìm các cụm DT - Hs đứng tại chỗ tìm

- Điền vào mô hình - Hs lên bảng điền

- Cho DT nhân dân

- Y/c hs thảo luận nhóm bàn

Triển khai thành cụm DT và đặt câu với cụm danh từ đã có.

1. Bài 1

a. một người chồng thật xứng đáng b. một lưỡi búa của cha để lại

c. Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ

2. Bài 2

Phần trước Phần trung tâm

Phần sau

t2 t1 T1 T2 s1

một người chồng thật xứng đáng

một lưỡi búa của

cha để lại

một con yêu

tinh

ở trên núi, có nhiều phép lạ 3. Bài 3

Lần lượt thêm: rỉ, ấy, đó

hoặc: ấy, lúc nãy, ấy hoặc ấy, vừa rồi, cũ 4. Bài 4

Toàn thể ND VN phấn khởi đi bầu cử Quốc hội khoá XII.

4. Củng cố: 1’

- Thế nào là cụm danh từ? Cho VD.

5. Hướng dẫn học tập: 2’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Ôn tập các nội dung: nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, chữa lỗi, DT và cụm DT để chuẩn bị cho phần kiểm tra.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

(5)

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết 44

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Kiểm tra kiến thức của học sinh về từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, từ loại và cụm từ trong Tiếng Việt.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện học sinh tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng nhận thức, ra quyết định.

3. Thái độ

- Có ý thức tự giác làm bài 4. Phát triển năng lực

- Năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực tự quản bản thân, năng lực trình bày

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tinh thần trách nhiệm, sự tự tin, tự lập, tự chủ trong công việc.

II. Hình thức

- Trắc nghiệm 20%, tự luận 20%

- Thời gian: 45’

III. Ma trận đề

(6)

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

TN TL TN TL Thấp Cao

Từ và cấu tạo từ tiếng Việt, từ mượn

- Hs nhận biết được khái niệm về từ

- Nhận ra các cách giải thích nghĩa của từ

- Hs hiểu được từ thuần Việt và từ mượn

Số câu: 2 Số

điểm:1,0 Tỷ lệ:10%

Số câu: 1 Số

điểm:1,0 Tỷ lệ:10%

Từ phức Hs phân

biệt được từ ghép và từ láy Số câu: 1 Số

điểm:2,0 Tỷ lệ:20%

Cụm

danh từ - Hs biết

viết đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức

- Biết vận dụng kiến thức về cụm danh từ để tích hợp trong đoạn văn và chỉ ra được cụm danh từ trong đoạn văn Số câu: 2

Số điểm:1,0 Tỷ lệ:10%

Số câu: 1 Số điểm:1,0 Tỷ lệ:10%

Số câu: 1 Số điểm:2,0 Tỷ lệ:20%

Số câu: 1 Số điểm:6,0 Tỷ lệ:60%

Số câu: 5 Số điểm:10 Tỷ lệ:100%

(7)

IV. Đề bài

Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1: T l gì?ừ à

A. Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo

câu B. Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo

đoạn văn C. Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo

văn bản

D. Cả ba đáp án trên

Câu 2: Có hai cách giải thích nghĩa của từ

A. Đúng B. Sai

Câu 3: Hãy n i t ng c t A tố ừ ữ ở ộ ương ng v i t ng c t B sao cho phùứ ớ ừ ữ ở ộ h pợ

A Nối B

1. Trâu a. Từ Hán – Việt

2. Bình minh b. Ngôn ngữ Pháp

3. Ra-di-o c. Từ thuần Việt

4. Gác đờ bu d. Ngôn ngữ Anh

Phần II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1: 2,0 điểm

Cho các từ sau: long lanh, cây cỏ, xinh xắn, tươi tốt, hoa hồng, bâng khuâng, bàn ghế, xôn xao

Hãy x p các t trên v o c t tế ừ à ộ ương ng:ứ Từ ghép

Từ láy

Câu 2: 6,0 điểm

Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu giới thiệu về một nhân vật mà em yêu thích trong đó có sử dụng ít nhất một cụm danh từ. Gạch chân cụm danh từ đó.

V. Hướng dẫn chấm

Phần Câu Nội dung Điểm

Trắc

nghiệm 1 A 0,5

2 A 0,5

3 1-c; 2-a; 3-d; 4-b 1,0

Tự luận 1 - Từ ghép: cây cỏ, tươi tốt, hoa hồng, bàn ghế

- Từ láy: long lanh, xôn xao, bâng khuâng, xinh xắn 1,0 1,0 2 * Yêu cầu về hình thức

- Hs biết viết đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, trình bày khoa học, sạch sẽ, có sử dụng cụm danh từ, chỉ ra được cụm danh từ trong đoạn văn

1,0

* Yêu cầu về nội dung

- Mở đoạn: Giới thiệu được nhân vật yêu thích - Thân đoạn:

+ Giới thiệu về nguồn gốc, lai lịch của nhân vật + Giới thiệu về tài năng (tính cách)

+ Giới thiệu về hành động (việc làm) của nhân vật - Kết đoạn: Nêu tình cảm của bản thân với nhân vật

0,5 1,0 1,0 1,0 0,5

* Sáng tạo: hs có thể sáng tạo tùy thuộc vào nhân vật định giới thiệu, tuy nhiên phải phù hợp với nội dung văn bản

0,5

* Chính tả: đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt và chính tả, sử 0,5

(8)

dụng đa dạng các kiểu câu, có thể sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn văn

Tổng 10

VI. Củng cố: 1’

- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra VII. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Xem lại các bài tiếng việt.

- Chuẩn bị: Số từ và lượng từ + Xem trước bài.

+ Trả lời các câu hỏi phần ngữ liệu + Làm bài tập phần luyện tập.

VIII. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Ngày soạn:………..

Ngày giảng:……… Tiết 45

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

- Phát hiện các lỗi trong bài làm của mình. Đánh giá, nhận xét bài theo ý của đề.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng tự chữa bài.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tự phê 3.Thái độ

- Tự giác sửa chữa lỗi của mình và của bạn.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực phát hiện, tự quản bản thân, hợp tác

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tinh thần trách nhiệm, lòng tự tin, tự lập, tự chủ trong công việc

II. Chuẩn bị

- Thầy: Chấm bài, chuẩn bị nội dung nhận xét.

- Trò: Xem lại các bài tập làm văn tự sự.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, giải quyết vấn đề, thuyết trình - KT động não

IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới

(9)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 15’

- Mục tiêu: hs nắm được yêu cầu của đề, lập dàn ý cho đề

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, giải quyết vấn đề

- KT động não - HS nhắc lại đề bài

? Đề bài y/c chúng ta phải làm gì?

? Hãy lập dàn ý cho đề văn?

- Hs lập dàn ý.

- Gv và hs nhận xét, chốt

Hoạt động 2: 25’

- Mục tiêu: hs nhận ra lỗi của mình và biết cách sửa lỗi

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP thuyết trình

- KT động não - GV nêu ưu điểm

- GV nêu nhược điểm những học sinh đã mắc lỗi yêu cầu HS xem lại bài, phát hiện lỗi sai và sửa

I. Đề bài, tìm hiểu đề

1. Đề bài

Kể về một lần em mắc lỗi.

2. Phân tích đề, dàn ý

- Mở bài : Giới thiệu về lần mắc lỗi của mình

- Thân bài :

+ Hoàn cảnh, nguyên nhân mắc lỗi + Hậu quả của lần mắc lỗi đó là gì

+ Sau khi mắc lỗi em đã suy nghĩ như thế nào?

+ Em làm gì để sửa chữa lỗi đó

- Kết bài: bài học cho bản thân và lời khuyên cho mọi người

II. Nhận xét, đánh giá 1. Ưu điểm

- Đa số các em biết làm bài văn kể chuyện về một sự việc

- Nội dung đầy đủ

- Biết kết hợp với miêu tả, miêu tả nội tâm để bài văn thêm sinh động

- Trình bày khoa học, sạch sẽ - Bố cục đầy đủ, rõ ràng 2. Nhược điểm

- Một số bạn làm bài chưa đầy đủ, nội dung sơ sài

- Trình bày ẩu: Nam, Long, Hải, Hùng, Triển, Duy, Huy..

- Viết sai chính tả nhiều: Vy, Ngọc, Lan, Huyền, Hùng, Việt Anh

- Bài viết chưa có bố cục: Hải, Thùy, Minh Duy, Tài

- Một số em chưa hiểu yêu cầu của đề:

Tuấn Duy 3. Đọc bài hay - Trí, Thành, Phát 4. Trả bài, sửa lỗi 4. Củng cố: 1’

- Nhận xét giờ trả bài 5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Xem lại các bài viết, sửa lại các lỗi sai

(10)

- Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường + Đọc kĩ các đề bài, bài làm tham khảo trong sgk

+ Lập dàn bài cho một trong các đề trong sgk.

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn:………..

Ngày giảng:……… Tiết 46

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự, thấy rõ vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự.

2. Kĩ năng

- Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường, biết tìm ý lập dàn ý.

- Thực hành lập dàn bài, chọn ngôi kể, thứ tự kể.

- Kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, tìm kiếm và xử lí thông tin, giao tiếp, nhận thức, tư duy sáng tạo.

3. Thái độ

- Có ý thức trong học tập.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực tự quản bản thân, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức - Năng lực tư duy sáng tạo, hợp tác

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần tự lập, tự chủ, tự tin trong công việc.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; bài soạn; chuẩn kiến thức, kĩ năng - Trò: sgk, vở soạn, sách BT, dàn bài đã huẩn bị sẵn III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, thuyết trình, luyện tập, phân tích, quy nạp - KT động não, hỏi và trả lời, trình bày một phút

IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Bài cũ: Kiểm tra bài soạn của học sinh . 3. Bài mới

* Giới thiệu bài :

Em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường? Kể chuyện đời thường có được phép tưởng tượng, hư cấu không? Vì sao? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những nội dung ấy.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 15’

- Mục tiêu: hs nắm được thế nào là kể chuyện đời thường và những yêu cầu của kể chuyện đời thường

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, thuyết trình

I. Đề văn tự sự

(11)

- KT động não, trình bày một phút - Gọi HS đọc các đề ở SGK

? Thế nào là kể chuyện đời thường?

? Yêu cầu của kể chuyện đời thường?

Hoạt động 2: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được những nội dung cơ bản của một đề văn kể chuyện đời thường

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp

- KT động não, hỏi và trả lời

? Xác định yêu cầu của đề bài?

- Gọi HS đọc "phương hướng làm bài" trong SGK và rút ra kết luận

Hoạt động 3: 15’

- Mục tiêu: hs nắm được những nội dung cơ bản của một bài văn kể chuyện đời thường

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích

- KT động não

? Bài làm có sát với dàn bài đặt ra không?

Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không?

- Kể chuyện đời thường là kể về những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định.

- Nhân vật và sự việc cần phải hết sức chân thật, không nên bịa đặt, thêm thắt tuỳ ý.

II. Quá trình thưc hiện đề tự sự

Đề bài: Kể chuyện về ông hay bà của em.

1. Tìm hiểu đề bài - Thể loại: văn kể chuyện - Nội dung: ông hay bà của em

- Phạm vi: kể chuyện đời thường, người thực, việc thực.

2. Phương hướng làm bài

- Lựa chọn các sự việc, chi tiết để tập trung cho chủ đề.

III. Tìm hiểu dàn bài mẫu

- Bài làm sát với dàn ý

- Tất cả các ý trong bài đều được phát triển thành đoạn văn, thành các câu cụ thể.

- Các sự việc kể trong bài xoay quanh chủ đề người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.

4. Củng cố: 2’

- Thế nào là kể chuyện đời thường? Yêu cầu của bài văn kể chuyện đời thường?

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Xem lại phần lí thuyết - Chuẩn bị: phần luyện tập

+ Lập dàn bài cho đề văn: Hãy kể về người bà của em + Tập viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn trên.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

(12)

………

………

.

………

.

Duyệt, ngày…….tháng……năm 2019 Tổ trưởng

Nguyễn Thị Thu Hoài

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.. - Năng lực giao tiếp, năng lực

+Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng