• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:12/12/2020

Ngày giảng: 16/12/2020 Tiết 30

CHỦ ĐỀ: LỰC ĐIỆN TỪ. ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 CHIỀU (STEM) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Mô tả được TN chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

- Vận dụng được qui tắc bàn tay trái biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện.

- Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều;

- Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện;

- Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động.

2. Kĩ năng:

- Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dung biến trở và các dụng cụ đo.

- Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm.

- Vận dụng quy tắc bàn tay trái XĐ chiều lực điện từ, biểu diễn lực điện từ;

- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, trung thực.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

*Năng lực, phẩm chất: - Thông qua việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức của bài học giúp học sinh hiểu việc ứng dụng kiến thức lí thuyết của bài để tạo ra các thiết bị điện phục vụ cho cuộc sống của con người nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống qua đó góp phần giáo dục học sinh có ý thức trách nhiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Khi động cơ điện một chiều hoạt động, tại các cổ góp (chỗ đưa điện vào roto của động cơ) xuất hiện các tia lửa điện kèm theo không khí có mùi khét. Các tia lửa điện này là tác nhân sinh ra khí NO, NO2, có mùi hắc. Sự hoạt động của động cơ điện một chiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị điện khác (nếu cùng mắc vào mạng điện) và gây nhiễu các thiết bị vô tuyến truyền hình gần đó.

- Biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Thay thế các động cơ điện một chiều bằng động cơ điện xoay chiều.

+ Tránh mắc chung động cơ điện một chiều với các thiết bị thu phát sóng điện từ.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: SGK, Giáo án.

2.Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị

(2)

- Bộ thí nghiệm tác dụng của từ trường lên ống dây có dòng điện chạy qua.

- 1 nguồn điện 6V.

- 1 biến trở, 1 giá TN, 1 công tắc, 1 ampe kế.

- 1 mô hình động cơ điện một chiều có ở phòng thí nghiệm;

- Nguồn điện 6V-Máy biến áp hạ áp, ổ điện di động;

- Hình vẽ 28.2 phóng to.

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Năng lực cần đạt

Năng lực thành phần

Mô tả mức độ yêu cầu cần đạt

Câu hỏi, bài tập

Năng lực sử dụng kiến thức

K1: HS nhớ lại kiến thức về chiều của dòng điện, chiều đường sức từ của nam châm .

K1: Đọc SGK lớp 7 để nhớ lại chiều của dòng điện và bài Từ phổ - Đường sức từ Vật lí 9.

- Hs làm thí nghiệm: Đặt nam châm trên giá thẳng đứng và quan sát hiện tượng đoạn dây dẫn AB khi cho dòng điện chạy qua

Từ đó rút ra kết luận

? Lực điện từ là gì?

K2: Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

? Nêu quy tắc bàn tay trái?

- Làm thí nghiệm để xác định sự phụ thuộc của chiều lực điện từ

- Dựa vào quy tắc bàn tay trái xác định được chiều lực điện từ.

? Áp dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều chạy qua đoạn dây dẫn AB

?Xác định chiều của lực điện từ khi biết chiều dòng điện và chiều của đường sức từ.

K3: Các bộ phận chính của động cơ điện 1 chiều

?Hoạt động của động cơ điện 1 chiều

- Hs nêu được các bộ phận và hoạt động của động cơ điện 1 chiều

? ĐỘng cơ điện 1 chiều hoạt động dựa trên nguyên lí nào?

III. Hoạt động dạy học 2. Kiểm tra bài cũ: 5ph - GV: Gọi 2 HS lên bảng.

- HS1: Làm bài 26.1, 26.2 SBT.

- HS2: Nêu TN chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ?

(3)

3. Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh HOẠT ĐỘNG 1: Kiến thức nền (15’)

Mục tiêu: HS tìm hiểu các kiến thức nền đã chuẩn bị sẵn ở nhà, mỗi tổ thuyết trình một nội dung.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Từng tổ lên trình bày kiến thức nền mà nhóm mình đã chuẩn bị trước ở nhà.

Gv: - Y/c từng nhóm nhận xét, đánh giá nhóm bạn.

- GV chốt kiến thức bằng máy chiếu.

-Hs từng tổ lên trình bày

I. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện

Kết luận: Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó được gọi là lực điện từ.

II. Chiều của lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái 1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

2. Qui tắc bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

III. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều

1.Động cơ điện 1 chiều có 2 bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường (bộ phận đứng yên) và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (bộ phận quay). Bộ phận đứng yên được gọi là stato, bộ phận quay được gọi là rôto.

2. Khi đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung thì dưới tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay

HOẠT ĐỘNG 2: STEM: Chế tạo mô hình quạt gió với động cơ đơn giản (30’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học. Tích hợp STEM:

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

(4)

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Tích hợp STEM: Chế tạo mô hình quạt gió với động cơ đơn giản - Sơ đồ nguyên lý hoạt động của động cơ

- Vẽ chi tiết mô hình sản phẩm dự kiến

- Các câu trả lời chi tiết cho các câu hỏi của GV a. Cách thức tổ chức hoạt động

- GV cung cấp tài liệu hoặc địa chỉ tìm tài liệu(nếu cần) cho các nhóm - GV đưa ra các câu hỏi đã chuẩn bị trước như sau:

+ Nhóm em sử dụng mẫu thiết kế khung dây, giá đỡ, chỗ lắp pin ...như thế nào? Giải thích?

+ Các em sử dụng dây kim loại nào để quấn khung dây? Tại sao các em lại chọn loại dây đó?

+ Khung giây quấn bao nhiêu vòng? Tại sao?

+ Sử dụng loại pin, ắc qui nào? bao nhiêu vôn? dòng bao nhiêu A?

+ Vật liệu nào làm giá đỡ(gỗ, nhựa, kim loại?...)

+ Các mối khớp trục quay xử lí như thế nào để cánh quạt quay hiệu quả nhất? Điều khiển tốc độ quay như thế nào?

...

- GV giữ vai trò tư vấn, giúp đỡ để HS hoàn thành sản phẩm Hoạt động 1: Đề xuất các giải pháp thực hiện

a. Mục đích của hoạt động. Rèn cho HS các kỹ năng:

- Hoạt động nhóm, hợp tác, chia sẻ

- Trình bày, chọn lọc, phân tích, phản biện.

b. Nội dung hoạt động.

- Thảo luận phân tích vật liệu tìm được

- Thảo luận phương án gia công, lắp ghép thiết bị, có ghi chép mô tả hoặc tranh ảnh, hình vẽ

- Thống nhất chọn giải pháp, mô hình tốt nhất có thể.

- Mời GV tư vấn, nhận xét.

c. Dự kiến sản phẩm

- Báo cáo phân tích vật liệu - Sơ đồ lắp ráp.

- Các giải pháp của các nhóm.

d.Cách thức tổ chức hoạt động

- HS thảo luận nhóm theo các nội dung trên dưới sự giám sát tư vấn của GV.

- Đại diện các nhóm trình bày báo có và vận hành sản phẩm.

- Các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày - GV tư vấn, giám sát và chốt hoạt động.

Hoạt động 2: Chọn giải pháp tốt nhất a. Mục đích của hoạt động

- Chọn được giải pháp tốt nhất để làm mô hình sản phẩm có thể vận hành tốt

(5)

nhất, hiệu quả nhất của nhóm.

- Có được bảng chi phí hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất.

b. Nội dung hoạt động

- Các nhóm thống nhất lựa chọn một mô hình đại diện cho nhóm - Các nhóm hoàn thành bảng chi phí vật liệu, dự kiến như sau:

Nguyên vật liệu

Địa chỉ tìm kiếm

Giá thiết bị (VN đồng)

Số lượng

Thành tiền Dây kim loại

(thường là đồng, đường kính 0.3mm)

Cửa hàng điện dân dụng

40 000 – 120 000

100 - 300 g

Nam châm vĩnh cửu loại...

Phòng thí nghiệm, cửa hàng...

01 cái

Cánh quạt Cửa hàng điện dân dụng

01 cái Giá đỡ gỗ Cơ sở sản xuất

đồ gỗ

01 cái Bạc lót Cửa hàng điện

dân dụng

01 cái Pin hoặc ăc qui

12V

Cửa hàng điện dân dụng

01 cái Dây nối Phòng thí

nghiệm

2 cái Công tắc Cửa hàng điện

dân dụng

01 cái c. Dự kiến sản phẩm

- Bảng chi phí tổng thể.

- Giải pháp tốt nhất.

- Bản vẽ thiết kế sơ bộ

- Dự đoán về hình thức và sự hoạt động của sản phẩm.

d. Cách thức tổ chức hoạt động

- GV: Phỏng vấn các nhóm lí do chọn giải pháp tốt nhất của nhóm mình - HS: Lập luận, giải thích tại sao chọn giải pháp của nhóm.

Hoạt động 3: Chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm a. Mục đích của hoạt động

- Mỗi nhóm có ít nhất một mô hình để thử nghiệm

- Biết phân tích ưu, nhược điểm của mô hình để có phương án cải tạo cho sản phẩm hoạt động tốt nhất.

b. Nội dung hoạt động

- Chế tạo, trang trí giá đỡ

(6)

- Tạo ống dây: có thể hình tròn, vuông...

- Tạo trục cho động cơ - Lắp ráp các bộ phận c. Dự kiến sản phẩm

- Mô hình sản phẩm hoàn thiện của nhóm.

- Video ghi lại quá trình chế tạo ống dây và giá đỡ.

d. Cách thức tổ chức HĐ

- GV cho HS các nhóm tập trung sử dụng dụng cụ, thiết bị để tạo hình ống dây, trục quay, đóng khung gỗ tạo giá đỡ.

- Các nhóm lắp ráp sản phẩm.

Hoạt động 4: Thử nghiệm và đánh giá a. Mục đích của hoạt động

- Thử nghiệm nhằm so sánh, phân tích và đánh giá chất lượng và sự ổn định của sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động

- Vận hành thử hệ thống ít nhất 3 lần, mỗi lần 1 phút.

- Quan sát, kiểm tra mẫu thử về: Tốc độ quay của cánh quạt, độ thăng bằng của giá đỡ, độ nóng của vòng dây, nhiệt độ khớp nối, các hiện tượng khác...

- Nhận xét, đánh giá tổng thể về sản phẩm.

c. Dự kiến sản phẩm

- Báo cáo kết quả kiểm tra của các lần chạy thử nghiệm - Bảng đánh giá mẫu thử

- Video ghi lại quá trình thử nghiệm.

d. Cách thức tổ chức hoạt động

- Nhóm trưởng cho hệ thống vận hành thử ít nhất 3 lần chạy thử, mỗi lần 1 phút.

- Kiểm tra đánh giá mẫu thử theo phiếu:

Nội dung ĐG Nhận xét

Tốc độ quay của cánh quạt Độ thăng bằng của giá đỡ Độ nóng của vòng dây Nhiệt độ khớp nối Tiếng ồn động cơ ...

- Nhóm trưởng cho cả nhóm quan sát và đánh giá, nhận xét theo phiếu trên.

- GV quan sát và hỗ trợ nếu cần.

Hoạt động 5: Chia sẻ thảo luận và điều chỉnh sản phẩm (nếu có)

(7)

a. Mục đích của hoạt động

- HS được rèn các kỹ năng: thuyết trình, thảo luận, chia sẻ, phản biện.

b. Nội dung hoạt động

- Chạy thử sản phẩm của tất cả các nhóm.

- Thảo luận và nhận xét chéo.

- Chia sẻ kinh nghiệm chế tạo.

c. Dự kiến sản phẩm

- Các chia sẻ và kinh nghiệm chế tạo sản phẩm.

d. Cách thức tổ chức hoạt động

- Các nhóm trưng bày, thuyết minh và chạy thử sản phẩm của nhóm mình trước cả lớp(mỗi nhóm 3 phút).

- Các nhóm thảo luận và nhận xét các nhóm khác(Mỗi nhóm có 5 phút để đặt câu hỏi, nhận xét và phản biện).

- Chia sẻ kinh nghiệm chế tạo.

*Điều chỉnh sản phẩm (nếu có)

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

1. Tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm

Tiêu chí Điểm tối đa Điểm do GV đánh giá

Động cơ chạy mạnh mẽ 30

Tiếng ồn của động cơ khi hoạt động ở mức nhỏ

30 Giá đỡ thăng bằng và cố định 20 Nhiệt độ vòng dây ổn định ở mức

thấp

10

Thiết kế gọn, đẹp 10

Tổng 100

Phân loại sản phẩm

Tốt Khá Trung bình Chưa đạt

90 - 100 điểm 70 - 80 điểm 50 - 60 điểm Dưới 50 điểm 2. Đánh giá hoạt động của thành viên

GV cho mỗi thành viên một bản đánh giá các thành viên khác trong tổ(các tiêu chí dựa vào CV 5555 của Bộ GD&ĐT)

Họ và tên

Tiêu chí

Tổng điểm (100đ) Sự tiếp

nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ

(25đ)

Sự tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác

(25đ)

Tích cực tham gi trình bày, trao đổi, thảo luận

(25đ)

Có ý kiến phản biện đúng đắn, chính xác, phù hợp

(25đ)

(8)

...

Sau khi thu phiếu đánh giá, GV lấy điểm trung bình của từng em trong phiếu đánh cộng với điểm GV tự cho, chia đôi để có điểm đánh giá cuối cùng cho 1 HS trong nhóm.

Phân loại đánh giá mức độ hoạt động cua HS

Rất tích cực Tích cực Bình thường Không tích cực 90 - 100 điểm 70 - 80 điểm 50 - 60 điểm Dưới 50 điểm 4. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc qui tắc bàn tay trái, vận dụng vào làm BT 27, 28 (SBT) - Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

...

....

...

....

Ngày soạn: 12/12/2020 Tiết 31 Bài 30: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY

PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Vận dụng được qui tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

- Vận dụng được qui tắc bàn tay trái các định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ ( hoặc chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố trên.

2. Kĩ năng:

- Biết cách thực hiện các bước giải BT định tính phần điện từ, cách suy luận lo gíc và biết vận dụng kiến thức vào thực tế.

3. Thái độ:

- Yêu thích, hứng thú học tập bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

(9)

II. Chuẩn Bị:

1.Giáo viên: - Giáo án điện tử.

- 1 ống dây dẫn khoảng từ 500 - 700vòng, phi = 0,2mm 1 thanh nam châm - 1 sợi dây mảnh dài 20cm

- 1 giá TN, 1 nguồn điện, 1 công tắc.

2.Học sinh: Xem trước bài 30 SGK.

III. Hoạt động dạy học:

1 Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp trong giờ) 3. Bài mới

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Đặt vấn đề: Vận dụng 2 quy tắc trên để giải một số bài tập định tính có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Vận dụng được qui tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

- Vận dụng được qui tắc bàn tay trái các định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ ( hoặc chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố trên.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động 1: Đặt vấn đề. Giải bài 1 - GV: Chiếu nội dung bài 1

lên màn hình. Yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn:

+ Dùng qui tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

1. Bài 1:

a. - Đầu B của ống dây là cực Bắc.

(10)

+ Xét tương tác giữa ống dây và nam châm

-> Hiện tượng xảy ra?

+Khi đổi chiều dòng điện, hiện tượng gì sẽ xảy ra?

- GV: Tổ chức thảo luận lớp thống nhất câu trả lời.

- GV: Tiến hành TN hình 30.1.

- Nam châm bị hút vào ống dây.

b. Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa sau đó nó xoay đi và khi cực bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây.

c. Thí nghiệm.

Hoạt động 2: Giải bài 2

- GV: Yêu cầu HS đọc đề BT 2

- GV: Giới thiệu quy ước (+); (.) để biểu diễn chiều dòng điện; lực điện từ, đường sức từ.

- GV: Giải thích các bước thực hiện tương ứng với phần a, b, c và luyện tập cách đặt bàn tay trái theo quy tắc phù hợp.

- GV: Kết luận.

2. Bài 2

- HS: Vận dụng quy tắc bàn tay trái -> Giải bài tập 2.

- HS: Lên bảng biểu diễn kết quả trên hình vẽ.

Hoạt động 3: Giải bài tập 3

- GV: Gọi HS lên bảng chữa bài 3.

- GV: Hướng dẫn HS thảo luận BT 3 chung cả lớp để đi đến đáp án đúng.

3. Bài 3

a. Lực F1 và F2 được biểu diễn trên hình 30.3 b. Quay ngược chiều kim đồng hồ

c. Khi lực F1, F2 có chiều ngược lại muốn vậy, phải đổi chiều dòng điện trong khung hoặc đổi chiều từ trường.

S

N

S N N S

F

F

F a,

c, b,

(11)

3. Củng cố:

Ngày soạn: Tiết: 32 Bài 31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng.

- Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.

- Sử dụng được đúng 2 thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.

2. Kĩ năng:

- Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.

- Có kĩ năng thực hành.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, trung thực trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

GD Đ Đ: - Thông qua việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức của bài học giúp học sinh hiểu ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng

(12)

khác, ưu điểm của dòng điện xoay chiều so với dòng điện một chiều. Qua đó giáo dục học sinh có ý thức, trách nhiệm nữa trong việc thiết kế, chế tạo, ứng dụng, sử dụng điện năng một cách hợp lí góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Giáo án.

2.Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị:

- 1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED - 1 thanh nam châm.

- 1 nam châm điện và nguồn điện.

III. Hoạt động dạy học:

2. Kiểm tra bài cũ: (3p) (Không kiểm tra)

3. Bài mới

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Đặt vấn đề: Để tạo ra dòng điện, phải dùng nguồn điện là pin hoặc nguồn điện -> Tìm thêm trường hợp không dùng pin hoặc ắc quy mà vẫn tạo ra dòng điện được không?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu:

- Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.

- Sử dụng được đúng 2 thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1Cấu tạo và hoạt động của Đinamô - GV: Chiếu cấu tạo đinamô xe

đạp lên màn hình. Yêu cầu HS quan sát hình 13.1 chỉ ra các bộ phận chính của đinamô xe đạp.

I. Cấu tạo và hoạt động của Đinamô ở xe đạp.

*Cấu tạo:

- Nam châm.

- Cuộn dây.

(13)

- GV: Hoạt động của bộ chính nào của đinamô xe đạp gây ra dòng điện?

- Lõi sắt non.

- Núm - Trục quay.

*Hoạt động: Khi quay núm của đi namô thì nam châm quay theo -> Đèn sáng.

2: Tìm hiểu cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu câu C1 nêu dụng cụ cần thiết để tiến hành TN và các bước tiến hành.

- Giao dụng cụ TN cho các nhóm yêu cầu HS làm TN câu C1 theo nhóm.

Thời gian: 8phút.

- GV: Hướng dẫn HS các thao tác TN

+ Cuộn dây dẫn phải được nối kín

+ Động tác nhanh, dứt khoát.

- GV: Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiêm.

- GV: Qua TN các em hãy rút ra nhận xét.

=> Nam châm điện có thể tạo ra dòng điện hay không?

II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện 1. Dùng nam châm vĩnh cửu:

Thí ngiệm1: (Hình 31.2/SGK) - HS: Làm TN theo nhóm.

Quan sát hiện tượng -> Thảo luận, trả lời C1, C2.

C1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:

+ Di chuyển nam châm lại gần cuôn dây.

+ Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây.

C2: Trong cuôn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.

* Nhận xét: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.

3: Dùng nam châm điện

- GV: Yêu cầu HS đọc TN 2, nêu dụng cụ cần thiết.

- GV: Hướng dẫn HS lắp đặt dụng cụ TN lưu ý lõi sắt của nam châm điện đưa sâu vào lòng cuộn dây.

- GV: Khi đóng mạch ( hay

2. Dùng nam châm điện

* Thí nghiệm 2:

C3: Dòng điện xuất hiện

- Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện.

- Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện.

*Nhận xét 2: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín

(14)

ngắt mạch điện) thì dòng điện có cường độ thay đổi ntn? Từ trường của nam châm điện thay đổi ntn?

- GV: Kết luận.

trong thời gian đóng và ngắt mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.

4: Dòng điện cảm ứng điện từ - GV: Gọi HS đọc phần thông báo sgk.

- GV: Qua TN 1 và 2, hãy cho biết khi nào xuất hiện dòng điện dòng điện cảm ứng.

- GV: Kết luận

III. Hiện tượng cảm ứng điện từ

- Dòng điện xuất hiện như trong thí nghiệm trên gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượn xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:

A. Nam châm và cuộn dây dẫn.

B. Điện tích và cuộn dây dẫn.

C. Nam châm và điện tích.

D. Nam châm điện và điện tích.

Câu 2: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?

A. Nam châm vĩnh cửu.

B. Nam châm điện.

C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu . D. Không có loại nam châm nào cả.

Câu 3: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?

A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường.

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.

C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.

(15)

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.

Câu 5: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện?

A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.

B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.

C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu.

Câu 6: Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch (Tức là xuất hiện dòng điện cảm ứng)?

Chọn trường hợp đúng trong các trường hợp sau:

A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới.

B. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang.

C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên.

D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch.

Câu 7: Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?

A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.

B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.

C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.

D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.

Câu 8: Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U.

B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.

C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.

D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.

Câu 9: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.

B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.

C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.

D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.

Câu 10: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta Hiểu được điều gì?

A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.

C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm

(16)

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Yêu cầu các HS trả lời C4, C5.

C4: Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng xuất hiện.

C5: Đúng là nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Nêu các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín?

- Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng?

Vẽ sơ đồ tư duy 4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và làm bài tập 30 (SBT)

- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. Nhận xét giờ học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

Xác định mục tiêu của chủ đề Hệ hô hấp: GV xác định mục tiêu về năng lực đặc thù, bao gồm: + Trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp; + Xác định

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống,