• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 24/09/2020 Tiết 13 Ngày giảng:

QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Trình bày các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.

- Nắm được các bước tạo lập một văn bản - Vận dụng khi viết bài.

2. Kĩ năng:

- Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.

3. Thái độ: Có ý thức tốt khi tạo lập 1 văn bản.

4. Phát triển năng lực HS: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác;

năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; năng lực tự quản bản thân 5. Phẩm chất: sống yêu thương, trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.

* Tích hợp kĩ năng sống: Ra quyết định, lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: Trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau.

->các giá trị TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Nghiên cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo, KHDH, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.

2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC – GIÁO DỤC:

1. Ổn định tổ chức: 7A 2. Kiểm tra bài cũ: (5p) Đặt 3 câu với từ láy?

Dự kiến trả lời:

- Lan có dáng người nhỏ nhắn dễ thương.

- Đó là những chuyện nhỏ nhặt không đáng để bụng.

- Chị ấy lúc nào cũng nói năng nhỏ nhẹ.

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Mở đầu

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan.

- Thời gian: 3 phút

?Chỉ ra tính mạch lạc của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài?

(2)

GV giới thiệu bài: Các em vừa được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Hãy suy nghĩ xem: Các em học những kiến thức và kĩ năng ấy để làm gì?

Chỉ để hiểu thêm về văn bản thôi hay còn vì một lí do nào khác nữa. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

* Điều chỉnh bổ sung:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS nắm được các bước tạo lập văn bản, diễn đạt các ý trong bố cục thành những câu văn, đoạn văn mạch lạc, liên kết. Kiểm tra đối chiếu vb vừa tạo lập với các yêu cầu và sửa chữa.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, phân tích, giải thích, thuyết trình, quy nạp, thảo luận nhóm; kĩ thuật động não.

- Thời gian: 25 phút

*Giúp HS xác định nhu cầu tạo lập văn bản.

?Trong thực tế em thường viết những loại văn bản nào?

- Viết giấy xin phép, viết thư, viết bài tập làm văn…

?Khi nào em phải viết những loại văn bản ấy?

- Ví dụ: khi em bị ốm cần viết đơn xin nghỉ học, khi cô giáo yêu cầu viết bài tập làm văn hặc khi em được hs giỏi muốn báo tin cho người thân ở phương xa biết…

?Từ đó em hãy cho biết khi nào thì người ta cần tạo lập văn bản?

- Khi có một mục đích, nhu cầu, nhất định)

*Hướng dẫn hs tìm hiểu các bước tạo lập văn bản.

HS thảo luận các tình huống sau:

*Tình huống 1: Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập. Tan học, em muốn về nhà thật nhanh để báo tin vui cho cha mẹ. Em sẽ kể cho mẹ nghe em đã cố gắng như thế nào để có kết quả học tập tốt như hôm nay. Em tin rằng mẹ sẽ vui và tự hào về đứa con yêu quí của mẹ lắm

?Trong tình huống trên em sẽ báo tin cho mẹ bằng cách nào?

- Kể

?Văn bản nói ấy có nội dung gì ? Nói cho ai

I. Các bước tạo lập văn bản.

1. Ví dụ:

*Nhu cầu tạo lập văn bản.

*Các bước tiến hành.

1. Định hướng văn bản

Xây dựng văn bản nói:

- Đối tượng: mẹ

- Mục đích: Để mẹ vui và tự hào về đứa con ngoan ngoãn, học giỏi của mình.

- Nội dung: Giải thích lí do đạt kết quả tốt trong học tập

(3)

nghe ? Để làm gì ? Nói như thế nào?

*Tình huống 2: Vừa qua em được nhà trường khen thưởng vì có nhiều thành tích trong học tập. Em hãy viết thư cho bạn để bạn cùng chia sẻ niềm vui với em.

?Để tạo lập 1 văn bản (bức thư), em cần xác định rõ những vấn đề gì?

?Muốn nói ,viết một điều gì đó, trước tiên chúng ta cần phải làm gì?

* GV chốt: Khi có nhu cầu giao tiếp, ta phải xây dựng văn bản nói hoặc viết. Muốn giao tiếp có hiệu quả, trước hết phải định hướng văn bản về đối tượng, mục đích, nội dung, cách thức.

?Sau khi đã định hướng cho văn bản, việc tiếp theo chúng ta cần làm là gì?

*GV: Xây dựng bố cục văn bản sẽ giúp em nói, viết chặt chẽ, mạch lạc và giúp người nghe (người đọc) dễ hiểu hơn.

?Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa?

- Chưa thể thành văn bản, cần phải triển khai mỗi ý thành một đoạn văn và cả dàn ý được phát triển thành một bài văn hoàn chỉnh.

?Hãy cho biết việc viết thành văn bản ấy cần đạt được những yêu cầu gì?

?Trong sản xuất, bao giờ cũng có những bước kiểm tra sản phẩm? Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không?

?Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?

?Để có 1 văn bản, người tạo lập văn bản cần phải thực hiện những bước nào?

HS đọc ghi nhớ, GV củng cố lại.

GV: Để làm nên một văn bản, người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước:

- Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?

- Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lý, thể hiện đúng định hướng trên .

- Cách thức: Kể trực tiếp, thể hiện thái độ lễ phép.

Văn bản viết:

- Đối tượng: Viết cho bạn - Mục đích: Chia sẻ niềm vui

- Nội dung: Nói về niềm vui được khen thưởng

- Cách thức: Kể cho bạn nghe qua thư (gián tiếp)

3. Tìm ý, sắp xếp ý, lập bố cục.

Bố cục: 3 phần

- Mở bài: Hỏi thăm sức khỏe

- Thân bài: Kể vê việc bản thân được nhà trường khen thưởng

- Kết bài: Lời chúc sức khỏe, tạm biệt.

3. Diễn đạt thành bài văn:

- Câu văn, đoạn văn rõ ràng, chính xác, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

- Sát với bố cục.

4. Kiểm tra văn bản:

- Đã đạt yêu cầu chưa?

- Cần sửa chữa gì?

2. Ghi nhớ: (sgk/tr 46)

(4)

- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau - Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu có nêu ở trên chưa và cần có sửa chữa gì không.

*Điều chỉnh, bổ sung:

Tích hợp kĩ năng sống: Ra quyết định, lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

*Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Hướng dẫn hs vận dụng kiến thức làm bài tập - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm

- Thời gian: 5 phút

*Hướng dẫn hs luyện tập

HS làm nhanh theo 4 câu hỏi bài tập 1 trong sgk/ tr 46

HS đọc yêu cầu trong sgk.

*HS đọc bài tập 2

THẢO LUẬN NHÓM (Phiếu 1) - Hình thức: Cặp đôi

- Nội dung: ?Theo em, bạn ấy làm như thế đã phù hợp chưa? cần phải điều chỉnh lại như thế nào?

- Thời gian: 3 p Phiếu học tập

Mục đích Đối tượng Nội dung Cách thức

HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu HS báo cáo, nhận xét

GV nhận xét, chốt ý qua bảng chiếu

*Điều chỉnh, bổ sung:

Tích hợp giáo dục đạo đức: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau. ->các giá trị TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ

II. Luyện tập

Bài 1: HS trả lời trên lớp.

Bài 2: Làm tại lớp.

Bạn xác định chưa đúng - Mục đích là báo cáo kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn nhưng bạn chưa nêu ra.

- Đối tượng: Bạn bè, phải xưng tôi hoặc mình

- Nội dung: Chưa nêu lên kinh nghiệm học tập của bản thân.

- Cách thức: Cần hướng về các bạn học sinh nhưng bạn lại hướng về thầy cô.

*Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết vấn đề thực tiễn - Phương pháp dạy học: thực hành

- Thời gian: 5 phút

(5)

BT vận dụng: GV HD VN: Tập viết 1 đ/v có tính mạch lạc.

*Điều chỉnh, bổ sung:

4. Củng cố: (1p) Gv khái quát nội dung bài.

?Nêu lại các bước trong quá trình tạo lập vb? Trong các bước ấy có thể bỏ

qua bước nào được không?

Tích hợp giáo dục đạo đức: Trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

5. Hướng dẫn về nhà (1 p):

- Học kỹ bài, làm các bài tập còn lại.

- Tập viết một đoạn văn, bài văn có tính mạch lạc..

- Đọc trước bài Luyện tập tạo lập văn bản (Tạo lập văn bản theo yêu cầu trong sgk/tr59, chuẩn bị cho thực hành trên lớp)

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

**************************************************

Ngày soạn: Tiết 14,15

Ngày giảng:

Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Mô tả hiện thực về đời sống của những người dân lao động qua các bài hát than thân.

- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.

- Vận dụng trong cuộc sống, trong bài viết.

- Mô tả ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu

- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm.

- Vận dụng trong cuộc sống cho phù hợp.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs các kỹ năng

- Đọc- hiểu những câu hát than thân và những câu hát châm biếm.

- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân, châm biếm trong bài học.

(6)

3. Thái độ: Giáo dục hs biết

- Giáo dục học sinh tình yêu thương, đồng cảm với nỗi khổ của những con người bất hạnh.

- Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng các nghệ thuật trong đời sống - Hiểu thêm về xã hội phong kiến xưa kia.

4. Các năng lực cần hình thành cho hs: : năng lực giải quyết vấn đề ; năng lực sáng tạo ; năng lực hợp tác ;năng lực giao tiếp ; năng lực thưởng thức văn học; năng lực tự quản bản thân

5. Phẩm chất: sống yêu thương, trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.

* Tích hợp kĩ năng sống: - Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: - Tình yêu nước, yêu tự do. -> giá trị sống HẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM

* Tích hợp môi trường: sưu tầm những bài ca dao về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa dân gian.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: KHDH, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị kế hoạch dạy học.

2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi gợi ý ở SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: 7A:

2. Kiểm tra bài cũ:

?Đọc thuộc lòng 2 bài ca dao thuộc chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người. Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 1 bài mà em thích nhất?

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Mở đầu

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan.

- Thời gian: 3 phút

?Ngoài những bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người em còn biết những bài ca dao nào thuôc chủ đề khác nữa?

HS tự bộc lộ

GV dẫn vào bài: Trong cuộc sống làm ăn nông nghiệp nghèo cực, đằng đẵng hết ngày này sang tháng khác, hết năm này sang năm khác, nhiều khi cất lên tiếng hát, lời ca than thở, cũng có thể vơi đi phần nào nỗi buồn sầu, lo lắng đang chất chứa trong lòng. Chùm ca dao – dân ca than thân chiếm vị trí khá đặc biệt trong ca dao trữ tình Việt Nam. Càng đọc nó cháu con thời nay càng kính ông bà cha mẹ hơn.

*Điều chỉnh, bổ sung:

(7)

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: Giúp hs hiểu rõ hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài than thân. Một số nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, phân tích, giải thích, giảng bình, thảo luận nhóm; kĩ thuật động não.

- Thời gian: 28 phút

Hoạt động của GV và HS Nội dung

?Thế nào là ca dao - dân ca ?

?Nội dung của ca dao thường hướng về những chủ đề nào?

GV giới thiệu về hiện thực đời sống của người nông dân lao động dưới chế độ cũ: nghèo khó, vất vả, bị áp bức…

- Những câu hát than thân thể hiện nỗi niềm tâm sự của tầng lớp bình dân.

? Đây là tiếng lòng của tầng lớp nào trong xã hội?

- GV hướng dẫn giọng đọc văn bản: Sâu lắng, trầm, buồn, cảm thông

+ GV đọc, hs đọc tiếp, nhận xét cách đọc bài của bạn.

+ GV uốn nắn những chỗ học sinh chưa chuẩn xác.

- Lưu ý chú thích, nắm những nét nghĩa bóng được giải thích ở mỗi từ

GV HD đọc

- Giọng điệu chậm, buồn, xót thương.

- Lưu ý các mô típ "thân cò”, "thương thay”,

"thân em", khi đọc cần nhấn giọng - Lưu ý một số từ ngữ khó SGK: 6,7,8

? Các bài ca dao được sáng tác theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt là gì ?

(PTBĐ: Biểu cảm bởi ca dao là tiếng lòng của người nông dân lao động, vì đây là sự giải bày nỗi cơ cực, cay đắng của lòng người ...)

? Tại sao cả 3 bài ca dao trên được xếp thành một văn bản?

- Vì đều có chung một nội dung là than thân.

- Đây là sự giãi bày nỗi cơ cực đắng cay của

A. Văn bản: Những câu hát than thân.

I. Tìm hiểu chung về văn bản

- Chủ đề: Những câu hát than thân: là lời than thở về cuộc đời, cảnh ngộ cơ cực, đắng cay của người dân lao động trong xã hội cũ.

-Thể thơ: Lục bát

- Kiểu văn bản: biểu cảm

(8)

người ḷao động

?Những bài ca dao trên có chung hình thức diễn đạt nào?

GV: Chốt ý chuyển sang phần II

HS đọc bài ca dao số 1(giảm tải)- GV nói qua nội dung bài ca dao số 1.

ND: Nói về cuộc sống gian khổ của cò phải lên thác xuống ghềnh,gặp nhiều ngang trái để ám chỉ thân phận cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ.

*HS đọc bài ca dao số 2

? Đọc bài ca dao số 2 em thấy đây là lời thương dành cho những đối tượng nào? (Con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc)

GV: Nhìn bao quát, bài ca là 1 bức tranh loài vật đa dạng, mỗi con có 1 dáng vẻ, 1 số phận riêng

? Niềm thương ấy được bộc lộ trực tiếp qua từ nào?

- từ “thương thay”

? Em hiểu ntn về cụm từ này? Ý nghĩa của việc điệp lại 4 lần cụm từ này?

- Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao.

- Từ thương thay được lặp lại 4 lần: làm cho giọng điệu bài ca đầy thương xót. Nhấn mạnh mối thương cảm xót thương, kết nối và mở ra những nỗi xót thương khác.

- Sự điệp lại mỗi lần diễn tả một nỗi thương, thương thân phận mình và thương thân phận người cùng cảnh ngộ.

?Tác giả “thương thay” điều gì?

GV: Nhìn bao quát, qua bài ca dao chúng ta thấy hiện lên một bức tranh loài vật thật đa dạng, phong phú. Mỗi con một dáng vẻ, một số phận riêng.

Giáo viên: để hiểu rõ vì sao tác giả lại mượn hình ảnh những con vật để nói đến ai? Điểm chung đó là gì các em cùng thảo luận câu hỏi sau:

HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM - Hình thức: 3 nhóm

I. Đọc - hiểu văn bản.

Bài 2:

- Thương thay thân phận:

+ Con tằm: bị bòn rút sức lực

+ Con kiến: vất vả, xuôi ngược làm lụng, vất vả, nghèo khó.

- Con hạc: phiêu bạt, lận đận, vô vọng

- Con cuốc: thấp cổ, oan trái.

-> Sử dụng ẩn dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ => nỗi

(9)

- Nội dung:

Nhóm 1: Mỗi con vật được nhắc đến có điểm gì riêng? Điểm chung?

Nhóm 2: Từ hình ảnh của mỗi con vật tác giả gợi ra những nỗi khổ nào của người lao động?

Nhóm 3: Bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?

- Thời gian: 3 phút

Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến, trả lời, nhận xét, giáo viên chốt ý

Nhóm 1: Dự kiến trả lời

- Tằm thì ăn ít, phải nhả tơ nhiều (rút ruột nhả tơ).

- Kiến nhỏ li ti vẫn phải đi kiếm mồi (về nuôi kiến chúa).

- Chim hạc bay mỏi cánh không nghỉ.

- Chim cuốc thì “kêu ra máu”, giọng kêu khắc khoải, tha thiết, quặn đau đến ứa máu mà người đời chẳng ai nghe, chẳng ai đoái hoài

=> Thương con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc là những con vật yếu ớt, nhỏ bộ mảnh khảnh nhưng phải làm việc suốt ngày để kiếm sống, bị vắt kiệt sức lực.

Nhóm 2:

+ Con tằm : Tằm suốt đời chỉ ăn lá dâu, cuối đời phải rút ruột tận cùng để làm thành tơ quý cho người -> Hi sinh nhiều, hưởng thụ ít =>

Phải chăng người lao động cảm thấy xót xa khi thành quả lao động của mình bị kẻ khác bòn rút?

+ Con kiến: Kiến là loài vật nhỏ bé nhất (li ti), cần ít thức ăn nhất nhưng từng đàn phải kéo đi kiếm ăn cả ngày vất vả, hưởng thụ rất ít ỏi, suốt đời xuôi ngược kiếm mồi mà để dành cho ai hưởng? => Đó là số phận của người lao động bé nhỏ bị bóc lột thành quả lao động.

+ Con Hạc: Hạc – một cánh chim muốn tìm đến nơi nhàn tản phóng khoáng nhưng cánh chim ấy lang thang vô định giữa bầu trời =>

Hạc trong câu ca này là biểu tượng cho cuộc đời phiêu bạt, vô định và những cố gắng tuyệt vọng của người lao động trong xã hội xưa.

khổ nhiều bề của người nông dân trong xã hội cũ.

(10)

+ Con cuốc: Con cuốc giữa trời gợi hình ảnh một sinh vật nhỏ nhoi, cô độc giữa không gian rộng lớn vô tận. Kêu ra máu là tiếng kêu đau thương khắc khoải tuyệt vọng về những điều oan trái => Hình ảnh con cuốc tượng trưng cho nỗi khổ tiếp theo của người lao động , đó là nỗi khổ của thân phận thấp cổ bé họng , oan khuất.

Đây là tiếng kêu than cay đắng có sức lay động lòng người nhất.

Nhóm 3

- Sử dụng ẩn dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ => nỗi khổ nhiều bề của người nông dân trong xã hội cũ.

? Tại sao trong các bài ca dao than thân, người dân LĐ thời xưa thường mượn hình ảnh con vật như Tằm, Kiến, Hạc, Cuốc để diễn tả cuộc đời, số phận của mình?

- Vì họ thấy những đặc điểm trong cuộc sống của các con vật này có nét tương đồng với cuộc đời, số phận của mình. Trước tiên , đó là những con vật gần gũi trong cuộc sống lao động của người nông dân. Đó là những con vật nhỏ bé, chịu khó, vất vả kiếm sống nhưng luôn nghèo khó và chịu nhiều cay đắng bất công giống như cuộc đời của chính họ vậy.

GV: Ngoài ra những câu hát trên c ̣òn được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ "Biết có ngày nào? có người nào?”

- Thể hiện giá trị tố cáo phản kháng XH cũ. Dù có bao lần tìm cách đổi thay cảnh ngộ, người nghèo vẫn không thoát khỏi cái túng bấn, bần hàn, không biết ngày nào mới thay đổi được cuộc đời.

? Qua đây em thấy tình cảm nào đối với người dân lao động nghèo trong XH cũ đã được gửi gắm trong bài ca dao này?

GV chốt:

GV bình: Có thể nói, người hát bài ca này mang một trái tim lớn, nhân hậu, bao la, thương cảm, sẻ chia với từng con vật bé nhỏ. Cao cả, rộng lớn, sâu sắc hơn là lòng thương con người, sự đồng cảm với cuộc đời những người dân lao

-> Là tiếng than thương cảm, xót xa cho thân

(11)

động bé nhỏ, vất vả, đói nghèo. Bức tranh loài vật khổ đau hiện lên trong bài ca dao chính là bức tranh của kiếp người ngày xưa. Điệp ngữ thương thay cứ nối nhau kéo dài suốt cả 8 dòng thơ diễn tả tình cảm xúc động không ngừng, niềm cay đắng thấm thía, đã tác động mạnh mẽ đến lòng thương cảm của người đọc, người nghe.

? Ngoài là lời than cho thân phận chịu nhiều cay đắng của mình, bài ca dao còn thể hiện thái độ gì của người lao động về XH mà họ đang sống?

- Qua đó khơi dậy nơi họ niềm căm phẫn đối với những bất công của xã hội cũ. Vì vậy bài ca dao không chỉ là tiếng lòng đồng cảm với người nông dân, trong đó còn tiềm ẩn giá trị tố cáo và sức mạnh chiến đấu.

- HS tìm một số bài ca dao có cùng nội dung 1. Thương thay thân phận con rùa

Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia.

2. Con kiến mà leo cành đa …. leo ra leo vào.

CHUYỂN Ý: Không chỉ phản ánh cuộc đời cay đắng nhiều bề của người lao động mà những bài ca dao than thân còn cho chúng ta thấy được thân phận của người phụ nữ trong XHPK xưa.

Vậy họ có cuộc đời và số phận như thế nào chúng ta tìm hiểu bài ca dao số 3

*HS đọc bài ca dao số 3

? Bài ca dao là lời của ai? Nói về điều gì?

- Lời của người con gái trong XHPK than về thân phận của mình

? Qua tìm hiểu lịch sử, em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong XH PK ntn?

- Họ có thân phận nhỏ bé, thấp hèn, sống lênh đênh chìm nổi hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền quyết định cuộc đời. XH PK luôn nhấn ch́ìm cuộc đời họ.

? Chỉ ra nghệ thuật sử dụng ở bài ca dao này?

Tác dụng của nó?

- So sánh, ẩn dụ: Thân em với trái bần trôi

? Từ "bần" tên trái cây, gợi nghĩ đến điều gì?

phận người lao động với nỗi khổ nhiều bề, bị áp bức, bóc lột trong xã hội cũ.

Bài 3:

- Thân em với trái bần trôi

->Hình ảnh so sánh

(12)

GV: - Tên gọi của trái cây - "bần", ăn có vị chua chát, là thứ quả tầm thường, dân dã, khi chín trái rụng xuống sông và thường bị quăng quật, nổi trôi theo sóng gió- từ bần còn có nghĩa là bần hàn, nghèo khó, dễ gợi liên tưởng đến thân phận nghèo khó, bần hàn. Ca dao dân ca Nam Bộ thường nhắc đến (trái) bần, mù u, sầu riêng như sự gợi nghĩ đến cuộc đời, thân phận đau khổ đắng cay - phản ánh tính địa phương trong ca dao).

? So sánh như vậy có tác dụng gì?

- Gợi thân phận nghèo khó, số phận lênh đênh nổi chìm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

?Số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ được thể hiện qua hình h/a nào?

- Câu thứ 2 của bài nói rõ hơn nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng: Đó là phận chìm nổi, lênh đênh vô định trong xã hội phong kiến giống như trái bần bé mọn bị "gió dập sóng dồn" xô đảy, quăng quật trên sông nước mênh mông không biết nơi bến bờ nào dừng lại: "Tấp vào đâu".

?Bài ca dao gợi em suy nghĩ gì về cuộc đời, số phận của người phụ nữ trong xh phong kiến?

Hình thức câu hỏi của bài ca dao có ẩn chứa ý phản kháng không? Vì sao?

- Bài ca dao là lời người phụ nữ oán trách xã hội phong kiến đã vùi dập họ, không cho họ có hạnh phúc.

GV liên hệ : Số phận người thụ nữ như thế đã được nữ sĩ Hồ Xuân Hương hợp lại, sáng tác ra bài thơ Bánh trôi nước đặc sắc, cũng mở đầu bằng hai từ thân em:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non...

? Liên hệ với hình ảnh người lao động và người phụ nữ hiện nay?

- Người lao động được sống trong XH công bằng, có quyền và tiếng nói của mình.

- Bình đẳng giới , có quyền quyết định cuộc đời của mình, giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước ...

=> gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

(13)

GV chốt: Qua tìm hiểu những bài ca dao than thân ta thấy có vô vàn nỗi khổ đau mà người lao động xưa phải gánh chịu. Ngày nay, nhờ ánh sáng của Đảng và Bác Hồ, cuộc sống buồn đau, cơ cực đã lùi vào dĩ vãng. Tuy vậy, mỗi khi đọc những bài ca dao trên, chúng ta lại càng hiểu, càng thương hơn những người nông dân đã phải chịu kiếp đói nghèo, cơ cực trong rơm rạ của một dĩ vãng đen tối đã lùi xa.

THẢO LUẬN NHÓM (Phiếu 1) - Hình thức: Cặp đôi

- Nội dung: ? Hai bài ca dao có gì giống nhau về nghệ thuật thể hiện?

Điểm giống nhau về nghệ thuật thể hiện của 2 bài ca dao

Trả lời:

- Thời gian: 3 p

HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu HS báo cáo, nhận xét

GV nhận xét, chốt ý qua bảng chiếu - Thơ lục bát, giọng cảm thương.

- BPTT: So sánh, ẩn dụ, tượng trưng, điệp ngữ, phóng đại…câu hỏi tu từ

- Sử dụng cách nói theo mô tuýp truyền thống:

“Thân em” “Thương thay”, ....

- Hình ảnh thơ giản dị, nhỏ bé, gần gũi

- Sử dụng các thành ngữ: lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi...

? Những bài ca dao trên có nội dung ý nghĩa gì?

- Những bài ca dao trên ngoài ý nghĩa “than thân”, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến, thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, cực khổ.

HS đọc ghi nhớ.

Gv chốt, chuyển ý.

GV: Tóm lại các bài hát than thân thường dùng những con vật, những sự vật nhỏ bé, gần gũi,

III . Tổng kết 1. Nghệ thuật:

- Thơ lục bát, giọng cảm thương.

- BPTT: So sánh, ẩn dụ, tượng trưng, điệp ngữ, phóng đại…

2. Nội dung:

- Diễn tả cuộc đời, thân phận của con người trong xã hội cũ.

- Than thân, phản kháng

*Ghi nhớ: (Sgk/tr49)

(14)

tội nghiệp làm hình ảnh biểu tượng ẩn dụ, so sánh để miêu tả số phận, biểu hiện tâm trạng con người. Những bài ca này, ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời đau khổ của người nông dân, nhất là người phụ nữ...

còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến ngày xưa.

Giáo viên chuyển văn bản 2

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: đọc giọng hài hước, khi vui, khi mỉa mai..., cách ngắt nhịp, lên giọng, xuống giọng.

- Gv đọc mẫu – HS đọc – n.xét

- GV uốn nắn những chỗ HS đọc sai chưa chuẩn xác.

- GV cho HS lưu ý các chú thích (Sgk tr48, 49)

?Nêu phương thức biểu đạt chính của các văn bản?

?Chủ đề chính của bài 1 và 2 là gì?

*GV gọi hs đọc bài ca dao 1

?Bài ca dao nói về ai? Việc gì?

- Bài 1 mượn lời người cháu g.thiệu chân dung ông chú để cầu hôn.

? Chân dung "chú tôi" được vẽ bằng những chi tiết nào?

- Hay tửu hay tăm Nghiện rượu; hay nước chè đặc  Nghiện chè

- Hay nằm ngủ trưa Nghiện ngủ; Mong ngày mưa => Không phải đi làm; Ước đêm dài  Ngủ nhiều

? Theo em từ “hay” được dùng với nghĩa nào sau đây: am hiểu, ham thích, thường xuyên?

Em có nhận xét gì về những điều hay và điều ước của chú tôi ?

- Hay: ưa thích thành thói quen, không giảm, không bỏ, không thay đổi được

? Theo em vì sao tác giả dân gian lại dùng từ

“hay” không dùng từ “nghiện” hoặc từ nào khác. Vì sao?

- ý mỉa mai

B. Văn bản: Những câu hát châm biếm.

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc, tìm hiểu chú thích:

2. PTBĐ: Biểu cảm 3. Chủ đề: Phê phán đả kích những thói hư, tật xấu trong xã hội.

II. Đọc – hiểu văn bản.

Bài 1 Chú tôi:

+ Hay: uống rượu, nước chè đặc, ngủ trưa

+ Ước: ngày mưa (để không phải làm việc), đêm thừa trống canh (để ngủ được nhiều.)

-> Cách nói cường điệu, sử dụng hình ảnh đối lập.- Là người đàn ông vô tích sự, lười biếng, thích ăn chơi hưởng thụ.

(15)

?Thực chất những điều ước chú tôi là gì?

?Nhận xét về nghệ thuật qua việc miêu tả hình ảnh người chú ?

-> Cách nói cường điệu, sử dụng hình ảnh đối lập.

? Qua lời giới thiệu, ông chú hiện lên là người như thế nào?

- Chân dung của một gã đàn ông “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”, biếng nhác, lười lao động, chỉ chăm chăm hưởng thụ những thú vui tầm thường, nhỏ nhặt.

?Vậy mà cháu lại hỏi cho chú cô gái như thế nào? “Cô yếm đào” là cô gái như thế nào?

- Cô yếm đào: Cô gái trẻ đẹp

?Tại sao cháu không chọn cho chú một “đôi lứa xứng đôi”?

- Ngầm ý diễu cợt “chú tôi” - 1 người chú thích

“ngồi mát ăn bát vàng”

? Bài này châm biếm hạng người nào trong XH ?

? Em có thể dùng câu tục ngữ nào để khuyên người chú trong văn bản ?

- Tay làm hàm nhai tay quai, tay quai miệng trễ GV: Trong ca dao VN không thiếu những câu ca phê phán thói hư tật xấu của những đấng mày râu vô tích sự kiểu như ông chú này:

- Làm trai cho đáng nên trai,

Khom lưng chống gối gánh hai hạ vừng.

- Chồng người đi ngược về xuôi Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

- Ăn no rồi lại nằm khoèo,

Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem.

*Gọi HS đọc bài ca dao số 2

? Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai?

- Nhại lời thầy bói nói với người xem bói.

?Thầy bói phán những gì?

- Thầy bói phán: Chẳng giầu - thì nghèo; Có mẹ - có cha; Có chồng - có con

?Cách nói của thầy bói có gì đặc biệt?

- Nói nước đôi, nói chuyện hiển nhiên, phóng đại.

-> Châm biếm, chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng

Bài 2:

- Nhại lời thầy bói nói với người đi xem bói.

- Nhằm đả kích phên phán nghề mê tín, lừa bịp, lợi dụng lòng tin người khác.

- Phê phán sự mê tín mù quáng của con người.

(16)

?Vậy lời phán của thầy có giá trị không? Vì sao?

- Vô nghĩa

?Vậy thầy là người như thế nào? Nghề của thầy là nghề thế nào?

- Thầy: Tinh ranh. Nghề của thầy: Lừa đảo, bịp bợm

? Cô gái xem bói là người ntn?

- Cô gái: Mù quáng, ít hiểu biết.

?Vậy tiếng cười bật ra từ yếu tố nào trong lời phán của thầy bói? Cách châm biếm có gì đặc sắc?

- Đó là cách gậy ông lại đập lưng ông, lấy chính lời đoán mò của thầy để vạch trần bản chất lừa bịp của y. Thầy là người nói dựa, nói ṃò, nói láo.

- Kết cấu: Chẳng- thì. Thầy đoán mà như chẳng đoán, thầy chỉ ba hoa nói dựa.

?Bài ca dao phê phán hiện tượng nào trong xã hội xưa?Theo em ngày nay hiện tượng đó có còn không?

- Phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát, lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Đồng thời cũng châm biếm những người mê tín mù quáng ít hiểu biết tin vào sự bói toán phản khoa học.

- Một số câu CD cùng chủ đề:

+ Hòn đất mà biết nói năng

Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.

+ Tử vi xem bói cho người Số mình thì để cho ruồi nó bâu.

THẢO LUẬN NHÓM (Phiếu 2) - Hình thức: Cặp đôi

- Nội dung: ?Hai bài ca dao có gì giống nhau về nghệ thuật thể hiện?

- Thời gian: 3p

HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu

Điểm giống nhau về nghệ thuật thể hiện của 2 bài ca dao

Trả lời:

HS báo cáo, nhận xét

III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật:

- Châm biếm, phóng đại

(17)

GV nhận xét, chốt ý qua bảng chiếu

? Bài ca có đặc điểm chung gì về nghệ thuật?

- Châm biếm.

? Bài ca dao đề cập đến nội dung gì?

- Phê phán một số hạng người, một số hủ tục trong XH cũ.

GV: Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam . Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại,

… những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội

HS đọc ghi nhớ

*Điều chỉnh, bổ sung:

Tích hợp kĩ năng sống: - Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

2. Nội dung:

- Phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội.

*Ghi nhớ: (Sgk/tr49)

*Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố, khắc sâu kiến thức bài học - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm

- Thời gian: 5 phút GV hướng dẫn HS làm BT

Bài 1: Đọc diễn cảm bài ca dao mà em yêu thích.

Bài 2: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về bài ca dao em thích.

*Điều chỉnh, bổ sung:

Tích hợp giáo dục đạo đức: - Tình yêu nước, yêu tự do. -> giá trị sống HẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM

IV. Luyện tập

*Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs biết vận dụng kiến thức để làm bài tập - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm

- Thời gian: 3 phút

+ GV yêu cầu HS đọc và xác định các yêu cầu bài tập

? Hãy tìm một số bài ca dao khác có mở đầu

(18)

bằng cụm từ : “thân em, thương thay” ?

? Những bài ca dao ấy thường nói về ai? Giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

- Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

- Thân em như giếng giữa đàng

Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.

-> Thường nói về người phụ nữ , NT so sánh để miêu tả cụ thể chi tiết về thân phận và nỗi khổ của người phụ nữ.

*Điều chỉnh, bổ sung:

4. Củng cố (1 p):

- GV khái quát bài học

Tích hợp môi trường: sưu tầm những bài ca dao về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa dân gian.

5. Hướng dẫn về nhà (1 p):

- Học kỹ bài, sưu tầm, phân loại, học thuộc 1 số bài ca dao than thân.

- Soạn bài: Những câu hát châm biếm.

- Viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất.

Tích hợp giáo dục đạo đức: Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với quê hương, đất nước.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 24/09/2020 Tiết 16

Ngày giảng:

ĐẠI TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm đại từ; Các loại đại từ.

- Xác định các đại từ trong văn bản nói và viết.

- Sử dụng đại từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết.

3. Thái độ: Ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

(19)

4. Các năng lực cần hình thành cho HS: năng lực giải quyết vấn đề ; năng lực sáng tạo ; năng lực hợp tác ;năng lực giao tiếp ; năng lực thưởng thức văn học; năng lực tự quản bản thân

5. Phẩm chất: sống yêu thương, trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.

Tích hợp kĩ năng sống: - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ loại theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ loại tiếng Việt

Tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc trên cơ sở sự tôn trọng mọi người, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó-> các giá trị TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ

Tích hợp giáo dục đạo đức: Biết yêu quí và trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, nghiên cứu bài giảng, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập

2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi gợi ý ở SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: 7A:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Có mấy loại từ láy? Đó là những loại từ nào?

- Nghĩa của từ láy?

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan.

- Thời gian: 3 phút

GV: Viết câu văn lên bảng phụ HS đọc câu văn.

?Xác định từ loại trong câu văn trên?

GV dẫn vào bài: Trong khi nói và viết, ta hay dùng những từ như tao, tôi, tớ, mày, nó, họ, hắn … để xưng hô hoặc dùng đây, đó, kia, nọ …ai, gì, sao, thế để trỏ, để hỏi. Những từ đó ta gọi là đại t . Vậy đại từ là gì? Đại từ có nhiệm vụ gì, chức năng và cách sử dụng ra sao? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó.

*Điều chỉnh, bổ sung:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: Hs nhận diện được đại từ, nắm được khái niệm và các loại đại từ.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, giải thích, thuyết trình, thảo luận nhóm;

(20)

kĩ thuật động não.

- Thời gian: 25 phút

*GV: Treo bảng phụ có 4 ví dụ

*HS đọc các ví dụ.

?Đoạn văn (a) được trích trong văn bản nào?

Tác giả?

?Từ “nó” trong đoạn văn (a) chỉ ai?

- Nó1 : em tôi

?Đoạn văn (b) được trích từ văn bản “Con gà trống“ của Võ Quảng. Từ “nó” trong đoạn văn (b) chỉ con vật nào?

- Nó2 : con gà trống

?Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của hai từ

“nó” trong hai đoạn văn này?

- Dựa vào văn cảnh cụ thể

?Đoạn văn trích (c) từ văn bản nào? Tác giả?

?Từ thế ở đoạn văn c chỉ sự việc gì? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ thế?

?Từ “ai” trong bài ca dao này dùng để làm gì?

* GV: những từ nó, thế, ai là đại từ.

?Vậy em hiểu thế nào là đại từ ?

?Các từ: nó, thế, ai, tôi giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?

?Đại từ thường giữ những chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

*HS đọc ghi nhớ (Sgk/tr55) HS lấy ví dụ về đại từ và phân tích.

GV chốt kiến thức, chuyển ý.

HS quan sát lại vd phần I

?Các đại từ ở ví dụ phần 1 trỏ gì ?

*GV: Đây là các đại từ để trỏ.

I. Thế nào là đại từ 1. Ví dụ:

- Nó1 : em tôi -> trỏ người.

- Nó2 : con gà trống-> trỏ vật.

- Thế: liệu mà đem chia đồ chơi ra đi -> trỏ hoạt động.

- Ai : dùng để hỏi.

- Nó/ lại khéo tay nữa . -> làm chủ ngữ

- Tiếng nó/dõng dạc nhất xóm-

>phụ ngữ của danh từ.

- Vừa nghe thấy thế, em tôi...->

phụ ngữ của động từ.

- Ai/ làm cho bể kìa đầy.-> chủ ngữ.

- Người học kém nhất lớp là tôi..-

> làm vị ngữ.

2. Ghi nhớ: (Sgk/tr55)

II. Các loại đại từ 1. Đại từ để trỏ

*Ví dụ

- Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, mày, chúng mày, nó, hắn, họ, chúng nó...-> Trỏ người, sự vật - Bấy, bấy nhiêu -> Trỏ số lượng

(21)

?Đại từ để trỏ được phân thành mấy tiểu loại ? Đó là những tiểu loại nào?

*HS đọc ghi nhớ (Sgk/tr56)

?Các đại từ ai, gì… hỏi về gì ?

?Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về gì?

(Bạn bao nhiêu tuổi rồi ? Bạn học lớp mấy?)

?Các đại từ sao, thế nào hỏi về gì?

(Sao bạn không học bài? Bài này làm thế nào?)

*GV: Đó là những đại từ để hỏi.

?Đại từ để hỏi được phân thành những loại nhỏ nào?

?Qua tìm hiểu ví dụ em hãy cho biết đại từ được phân loại như thế nào?

*HS xem phần ghi nhớ

GV: Treo bảng phụ : Sơ đồ hệ thống phân loại đại từ.

GV khái quát lại kiến thức theo sơ đồ và khẳng định đó chính là ghi nhớ

Bài tập nhanh:

Nhận xét đại từ tôi trong câu sau:

“Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào?

- Tôi (1): CN - Tôi (2):định ngữ

*Điều chỉnh bổ sung:

Tích hợp kĩ năng sống: - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ loại theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ,

- Vậy, thế ->trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

*Ghi nhớ: (Sgk/ tr 56 ) 2. Đại từ để hỏi:

*Ví dụ

- Ai, gì : hỏi về người, sự vật.

- Bao nhiêu, mấy : hỏi về số lượng

- Sao, thế nào : hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

*Ghi nhớ: (Sgk/ tr 56)

Đại từ

Đại từ chỉ trỏ Đại từ để hỏi

(22)

ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ loại tiếng Việt

*Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs vận dụng kiến thức làm bài tập.

- Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm.

- Thời gian: 15 phút

* Hướng dẫn hs luyện tập:

* Treo bảng phụ: Đại từ xưng hô GV giải thích: ngôi- số ; hs lên điền vào bảng

?Trong văn tự sự, người kể thường dùng đại từ xưng hô ở ngôi nào? (1,3)

?Dựa vào đâu để em xác định được “mình” ở câu trên là trỏ

người đối thoại ?

- dựa vào văn cảnh cụ thể

Hs đọc sgk và tìm những ví dụ tương tự.

*Chú ý: Khi xưng hô, 1 số DT chỉ người như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác...cũng được sử dụng như đại từ xưng hô.

* HS thảo luận làm bài tập 2 Làm vào phiếu học tập GV nhận xét.

* Điều chỉnh bổ sung:

Tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc trên cơ sở sự tôn trọng mọi người, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó-> các giá trị TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ

II. Luyện tập:

Bài 1:

a) Bảng đại từ xưng hô

Ngôi Số ít Số nhiều

Thứ nhất:

người nói tự xưng

Tôi, ta, tao, tớ…

Chú

g tôi, chúng tao, chúng mình…

Thứ hai:

Gọi người đ

iện.

Cậu, bạn, m

y, m

chú

g mày, chúng bay…

Thứ ba:

người, sự vật nói tới

Hắn, nó, y, ngươi…

Chúng nó, họ,bọn họ…

b, Mình 1->Trỏ người nói (ngôi thứ nhất) Mình2,3 ->Trỏ người đối thoại (ngôi thứ hai ) Bài 2:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà - > đại tư

- Mẹ ơi! Cơm chín chưa? Con đói quá rồi.

ĐT ĐT Bài 3:

- Trong đợt thi đua vừa qua, lớp ta bị cờ xanh.

Hôm ấy ai cũng buồn.

- Lớp mình có bao nhiêu bạn là có bấy nhiêu tính tình khác nhau.

*Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Củng cố, nâng cao kiến thức cho hoạc sinh

(23)

- Phương pháp dạy học: Thuyết trình - Thời gian: 2 phút

GV hướng dẫn HS về nhà viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của mình sau khi học xong văn bản “Cổng trương mở ra”, trong đó có sd đại từ.

* Điều chỉnh bổ sung:

4. Củng cố (1 p): GV khái quát bài học

Tích hợp giáo dục đạo đức: Biết yêu quí và trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

5. Hướng dẫn về nhà (1 p):

- Học bài cũ.

- Xác định đại từ trong văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

- So sánh sự khác nhau về ý nghĩa biểu cảm giữa một số đại từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong những ngoại ngữ mà em đã học.

Đọc trước bài: Học kỹ bài, Làm bài tập 5,6,7. Chuẩn bị bài luyện tập văn bản.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

***************************************************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận

So với những tiêu chí chấm điểm bài văn nghị luận do Bộ GD &ĐT ban hành từ kì thi THPT Quốc gia năm 2015 thì một vài chỉ số hành vi trong mô hình cấu trúc NL TLVB

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân4. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.. - Năng lực giao tiếp, năng lực

Xác định mục tiêu của chủ đề Hệ hô hấp: GV xác định mục tiêu về năng lực đặc thù, bao gồm: + Trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp; + Xác định

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng

Tóm tắt: Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, người học ngoại ngữ không chỉ cần thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, mà còn cần nâng cao năng lực giao tiếp liên