• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đạo đức lớp 3 Bài 10: Em nhận biết bất hòa với bạn trang 42, 43, 44, 45 | Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đạo đức lớp 3 Bài 10: Em nhận biết bất hòa với bạn trang 42, 43, 44, 45 | Chân trời sáng tạo"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải Đạo đức lớp 3 Bài 10: Em nhận biết bất hòa với bạn

Hoạt động 1: Khởi động

Câu hỏi 1 (Trang 46 Đạo đức lớp 3):

Quan sát tranh và cho biết điều gì đang xảy ra? Theo em, khi đó hai bạn cảm thấy như thế nào?

Trả lời:

Bin đang cảm thấy tức giận, mất bình tĩnh khi nghĩ bạn làm đổ nước vào sách của mình, còn bạn đang cảm thấy bất ngờ vì bị Bin trách móc dù mình không làm đổ nước.

Hoạt động 2: Kiến tạo tri thức mới

Câu hỏi 1 (trang 46 SGK Đạo đức lớp 3):

Quan sát tranh và cho biết tình huống nào thể hiện sự bất hoà? Kể thêm các biều hiện bất hòa với bạn bè mà em biết.

(2)

Trả lời:

Tranh 1: Tình huống bất hòa. Biểu hiện: tranh cãi với nhau về việc va chạm.

Tranh 2: Tình huống bất hòa. Biểu hiện: tranh cãi, giành nhau cái kế.

Tranh 3: Tình huống không bất hòa, các bạn chơi vui vẻ với nhau.

Tranh 4: Tình huống bất hòa. Biểu hiện: tranh cãi, đổ lỗi cho nhau.

Kể thêm các biều hiện bất hòa với bạn bè mà em biết: không giữ lời hứa; làm rách sách của bạn; nói xấu sau lưng bạn;….

Câu hỏi 2 (trang 46 SGK Đạo đức lớp 3):

Quan sát tình huống và cho biết lợi ích của việc xử lí bất hoà? Kể thêm các lợi ích khác của việc xử lý bất hòa.

(3)

Trả lời:

Lợi ích của việc xử lí bất hòa là giúp em và bạn hiểu nhau hơn. Tình bạn sẽ ngày càng bền chặt, gắn bó. Xử lí bất hòa với bạn còn giúp em rèn luyện sự tự tin khi chia sẻ, trao đổi cùng bạn.

Kể thêm các lợi ích khác của việc xử lý bất hòa: xử lí bất hòa giúp bản thân mình được nhiều người yêu quý hơn vì đã biết cách giải thích, trình bày cho bạn hiểu; xử lí bất hòa giúp bản thân có thêm được nhiều bạn hơn nữa;…

Hoạt động 3: Luyện tập

Câu hỏi 1 (trang 48 Đạo đức lớp 3):

Lời nói, việc làm của bạn nào có thể dẫn đến bất hoà? Vì sao?

(4)

Trả lời:

Tranh 1: Bin trêu chọc Cốm. Điều này có thể dẫn đến bất hòa vì nếu Cốm không thích mà Bin vẫn tiếp tục trêu thì có thể gây khó chịu cho Cốm.

Tranh 2: Na trách bạn nam vì làm gãy thước của mình, bạn nam nhận lỗi và xin lỗi Na. Bạn nam đã biết cách xử lí bất hòa bằng cách nhận lỗi và xin lỗi về việc làm của mình.

Tranh 3: Bạn Bin hát trong thư viện, làm ảnh hướng đến Cốm và Cốm đang cảm thấy khó chịu khi bị làm phiền. Hành cộng của Bin có thể gây bất hòa.

(5)

Tranh 4: Tin xin lỗi bạn nữ vì đã va chạm vào bạn ấy. Hành động xử lí bất hòa của Tin đã được bạn nữ chấp nhận và nhắc nhở Tin lần sau đi cẩn thận hơn.

Tranh 5: Bin giật quyển sách và nói lời khiêu khích Tin. Hành động này có thể gây bất hòa và làm Bin khó chịu.

Tranh 6: Na và Cốm đùn đẩy việc đổ rác trong giờ trực nhật. Hành động này gây bất hòa giữa hai bạn.

Câu hỏi 2 (trang 49 Đạo đức lớp 3):

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây về lợi ích của việc xử lí bất hoà? Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng tình với ý kiến của bạn Na và không đồng ý với ý kiến của bạn Bin vì xử lí bất hòa giúp mọi người hiểu nhau hơn và tính bạn thân thiết hơn. Nếu không biết cách xử lí bất hòa sẽ gây tranh cãi, giận hờn và có thể không chơi với nhau nữa.

Hoạt động 4: Vận dụng

Câu hỏi 1 (trang 49 Đạo đức lớp 3):

Kể lại một số tình huống bất hoà của em với bạn. Cho biết tình bạn giữa em và bạn sẽ thế nào nếu không xử lí bất hoà?

Trả lời:

Em đã xảy ra bất hòa với bạn Lan vì Lan nghĩ rằng em là người đã nói xấu Lan với các bạn trong lớp. Em đã xử lí bất hòa bằng cách gặp Lan để giải thích và nói rõ mình không nói xấu Lan với các bạn trong lớp và nhờ các bạn trong lớp làm chứng việc này, nhờ đó Lan đã hiểu hơn về em và chúng em lại chơi thân với nhau. Nếu bất hòa không được xử lí em nghĩ em và Lan sẽ không chơi với nhau nữa.

Câu hỏi 2 (trang 49 Đạo đức lớp 3):

Nêu một số biểu hiện bất hoà thường gặp của em với bạn bè và đề xuất cách ứng xử phù hợp.

Trả lời:

(6)

Một số biểu hiện bất hòa thường gặp của em với bạn bè và đề xuất cách ứng xử phù hợp:

+ Khi chạy đùa nghịch với các bạn trong lớp, em đã va vào người bạn Trang làm bạn ấy ngã. Em đã đỡ bạn ấy dậy và nói lời xin lỗi với bạn ấy.

+ Em vô tình làm rớt mực vào vở bạn Trung. Em đã xin lỗi bạn ấy và nói mình không cố ý.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Con chim sáo ăn châu chấu... Con chào mào

Câu 2 (trang 9 Vở bài tập Đạo đức lớp 2): Kể chuyện theo tranh và viết lại nhận xét của em về ứng xử của hai bạn Thành và Hoa...

Trả lời: Nếu gặp tình huống này, em sẽ tiến đến và khuyên các bạn không được bắt nạt bạn học.. Trả lời: Một số việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp

Trong tranh 1 và 5, các bạn đã tuân thủ quy định nơi công cộng.. - Tranh 1: mọi người xếp hàng lần lượt để

- Khi em thất vọng với chính mình, em thường viết nhật kí để xem mình đã làm gì chưa đúng và đề ra cách để tiến bộ hơn; hoặc tâm sự với bố mẹ, thầy cô để xin họ lời

Nhắc nhở mọi người khi thấy họ có hành vi không giữ gìn vệ sinh chung, cảnh đẹp của quê hương.. (trang 62 sgk Đạo đức lớp 2): Chia sẻ ý kiến của em về việc làm

4, (Trang 43 sách giáo khoa tiếng Anh 3 Chân trời sáng tạo) Write about the food and drinks you like and don’t like.. (Viết về những thức ăn, đồ uống bạn thích

Tình huống 2: Em sẽ khuyên Cốm nên biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng cách có thể nhờ bố mẹ liên lạc với hàng xóm để báo cho họ biết họ quên khóa cửa và trông