• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS Liên Châu ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 18) NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Sinh học 7 - Thời gian làm bài: 45 phút --- ***** ---

* MA TRẬN

Tên Chủ đề

(nội dung) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Cấp độ thấp Cấp độ

cao Ngành

ĐVNS (5 tiết)

Đặc điểm của ĐVNS;Cách

di chuyển của trùng roi. Cấu tạo cơ quan di chuyển đại diện ký sinh

So sánh và chỉ ra sự giống và khác về dinh dưỡng giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Số câu 4

Số điểm :4,5 Số câu:2

Số điểm:1 Số câu:1

Số điểm:0,5 Số câu:1 Số điểm:3 Ngành ruột

khoang (3 tiết)

Phân biệt được cấu tạo chức năng một số tế bào của thành cơ thể thủy tức.

Trình bày được đặc điểm chung của RK

Số câu 2 Số điểm:3,5

Số câu: 1 điểm: 0,5

Số câu : 1 Số điểm :3 Các ngành

giun . (7 tiết)

Trình bày được nơi sống của giun dẹp, giun tròn;

cấu tạo cơ thể giun đốt

Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của giun đất Số câu : 4

Số điểm:8

Số câu: 2 Số điểm:2

Số câu: 1 Số điểm:3

Số câu: 1 Số điểm: 3 Số câu: 10

Số điểm:16 Số câu: 3

Số điểm:1,5 Số câu: 1

Số điểm: 3 Số câu: 3 Số điểm 9

Ghi chú: Phần tự luận học sinh chỉ trả lời 2 trong 4 câu (6/12đ)

Trường THCS Liên Châu ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 18)

(2)

Họ và tên: ……….

Lớp: ……… NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Sinh học 7 - Thời gian làm bài: 45 phút --- ***** ---

Điểm Nhận xét của thầy giáo

ĐỀ BÀI:

I.

Trắc nghiệm:( 4 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng duy nhất trong các câu sau:

Câu 1: Động vật nguyên sinh có đặc điểm?

A. Cơ thể chỉ có 1 tế bào C. Sinh sản hữu tính đơn giản

B. Sinh sản vô tính D. Sống dị dưỡng

Câu 2: Trùng roi di chuyển như thế nào?

A. Đầu đi trước C. Vừa tiến vừa xoay

B. Đuôi đi trước D. Thẳng tiến.

Câu 3: Đại diện nào có cơ quan di chuyển tiêu giảm?

A. Trùng roi C. Trùng giày

B. Trùng biến hình D. Trùng kiết lỵ

Câu 4: Tế bào gai của thủy tức có chức năng?

A. Tự vệ và bắt mồi. C. Tiêu hóa mồi.

B. Sinh sản D. Bao bọc và bảo vệ cơ thể

Câu 5: Nơi sống của sán lá gan là?

A. Trong đất C. Trong không khí

B. Trong nước D. Kí sinh ở gan, mật trâu, bò

Câu 6: Trong các giun tròn sau giun nào kí sinh ở thực vật?

A. Giun kim C. Giun rễ lúa

B. Giun móc câu D. Giun đũa

Câu 7: Giun đất có đặc điểm?

A. Cơ thể đơn tính C. Sống ký sinh

B. Cơ thể lưỡng tính D. Sinh sản vô tính

Câu 8: Sợi chuỗi hạch thần kinh của giun đất nằm ở vị trí?

A. Phần lưng C. Phần thân

B. Phần đầu D. Phần bụng

Tự luận:(6 điểm) Lựa chọn 2 câu trong các câu hỏi sau

Câu 1: (3đ) So sánh và chỉ ra sự giống và khác nhau về dinh dưỡng giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét?

Câu 2: (3đ) Em hãy cho biết ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội có đặc điểm gì chung?

Câu 3: (3đ ) Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Câu 4: (3đ) Nêu các đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất?

(3)

Đáp án - Thang điểm:

I. Trắc nghiệm: (4 đ) . Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án A C D A D C B D

II / Tự luận : 8 điểm Câu 1: (3đ)

+ Giống nhau: cùng ăn hồng cầu.( 0,5đ) + Khác nhau:

- Trùng kiết lị nuốt nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp. (0,5đ) - Trùng sốt rét nhỏ hơn chui vào hồng cầu kí sinh, ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng kí sinh mới một lúc rồi tiếp tục phá vỡ hồng cầu để ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào hồng cầu khác để lặp lại quá trình ấy. (2đ)

Câu 2: (3đ)

Đặc điểm chung của ruột khoang:

- Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. ( 0,5đ) - Thành cơ thể đều có hai lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong, giữa là tầng keo. (1đ)

- Đều có tế bào gai để tự vệ (0,5đ)

- Ruột dạng túi: miệng vừa nhận thức ăn vừa thải bã. (1đ) Câu 3: (3đ)

- Ăn uống hợp vệ sinh, không ăn rau sống, không uống nước lã. (1đ) - Rửa kĩ tay trước khi ăn, dùng lồng bàn, trừ riệt triệt để ruồi nhặng.(1đ) - Kết hợp vệ sinh xã hội ở cộng đồng.... (1đ)

Câu 4: (3đ) Các đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất - Cơ thể dài, thuôn hai đầu... (1đ)

- Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên)... (1đ) - Chất nhầy giúp da trơn.... (1đ)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a.Mục tiêu: HS hiểu được trong số các loài động vật nguyên sinh có nhiều loại gây bệnh nguy hiểm trong đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.. - HS nhận biết được nơi

Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng biện pháp nàoa. Phun thuốc

Quan sát và trả lời câu hỏi (SGK Khoa học 4 tập 2 trang 114) Hãy chỉ đâu là : trứng, sâu (ấu trùng), nhộng, bướm..

Khi muỗi Anophen chích người, trùng sốt rét xâm nhập hồng cầu, sử dụng chất nguyên sinh của hồng cầu để lớn lên và sinh sản cho nhiều trùng sốt rét mới. Các trùng sốt

Dòi (ấu trùng) Nhộng Ruồi Chỉ vào từng sơ đồ và nói về sự sinh sản của ruồi và gián.. Nêu sự giống và khác nhau trong chu trình sinh sản của

- Khi số lượng mầm bệnh đủ lớn, chúng xâm nhập vào tế bào hồng cầu trong máu người để tiếp tục sinh sản, sau đó phá vỡ hồng cầu rồi chui vào hồng cầu khác kí sinh.

- Trùng sốt rét do muỗi truyền vào máu người và theo đường máu đến gan sau đó chui vào và kí sinh trong các tế bào hồng cầu khiến các tế bào hồng cầu bị vỡ. - Để

Trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng bệnh ngủ là các loài nguyên sinh vật sống kí sinh gây bệnh.. Không có khả năng sinh sản