• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 1: gdcd-cd-onl-t11_1711202110

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 1: gdcd-cd-onl-t11_1711202110"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THÁNG 11 – THPT Năm học 2021 - 2022

- Khối 10 Chủ đề :

THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

1. Thế nào là nhận thức

 Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm hai giai đoạn:

- Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp vào cơ quan cảm giác của sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.

- Nhận thức lí tính là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa . . . tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.

=> Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.

2. Thực tiễn là gì?

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử –xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

Thực tiễn bao gồm 3 hoạt động cơ bản:

- Hoạt động sản xuất của cải vật chất.

- Hoạt động chính trị - xã hội.

(2)

- Hoạt động thực nghiệm khoa học.

Trong 3 hoạt động trên, hoạt động sản xuất vật chất là quan trọng nhất.

3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức a/ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

- Nhờ sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.

- Thông qua hoạt động thực tiễn mà giác quan của con người phát triển và hoàn thiện.

b/ Thực tiễn là động lực của nhận thức

- Chính thông qua hoạt động thực tiễn nó luôn luôn nảy sinh nhu cầu mới thúc đẩy nhận thực phát triển.

c/ Thực tiễn là mục đích của nhận thức

- Các tri thức khoa học có giá trị khi nó vận dụng vào thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông ”.

d/ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Tri thức phải được kiểm nghiệm qua thực tiễn.

=> Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức.

CÂU HỎI – BÀI TẬP

Câu 1 : Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?

A. Nhận thức lí tính B. Nhận thức cảm tính C. Nhận thức biện chứng

(3)

D. Nhận thức siêu hình

Câu 2 : Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là

A. Nhận thức B. Cảm giác C. Tri thức D. Thấu hiểu

Câu 3 : Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm A. Hai giai đoạn

B. Ba giai đoạn C. Bốn giai đoạn D. Năm giai đoạn

Câu 4 : Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng

B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng

(4)

C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng

Câu 5 : Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?

A. Đặc điểm bên trong B. Đặc điểm bên ngoài C. Đặc điểm cơ bản D. Đặc điểm chủ yếu

Câu 6 : Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?

A. Cụ thể và sinh động B. Chủ quan và máy móc C. Khái quát và trừu tượng D. Cụ thể và máy móc

Câu 7 : Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn A. Gắn lí thuyết với thực hành

B. Đọc nhiều sách C. Đi thực tế nhiều

D. Phát huy kinh nghiệm bản thân

Câu 8 : Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây?

(5)

A. So sánh và tổng hợp B. Cảm tính và lí tính C. Cảm giác và tri giác D. So sánh và phân tích

Câu 9 : Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính những A. Những tài liệu cụ thể

B. Tài liệu cảm tính C. Hình ảnh cụ thể D. Hình ảnh cảm tính

Câu 10 : Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính A. Muối mặn, chanh chua

B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa C. Ăn xổi ở thì

D. Lòng vả cũng như lòng sung.

Câu 11 : Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là

A. Lao động B. Thực tiễn

(6)

C. Cải tạo D. Nhận thức

Câu 12 : Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?

A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm

Câu 13 : Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện A. Phương thức sản xuất

B. Phương thức kinh doanh C. Đời sống vật chất

D. Đời sống tinh thần

Câu 14 : Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?

(7)

A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất B. Hoạt động chính trị xã hội

C. Hoạt động thực nghiệm khoa học D. Trái Đất quay quanh mặt trời

Câu 15 : Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn?

A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần B. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất C. Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động D. Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan

Câu 16 : Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất A. Sáng tạo máy bóc hành tỏi

B. Nghiên cứu giống lúa mới C. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà D. Quyên góp ủng hộ người nghèo

Câu 17 : Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội A. ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt

B. ủng hộ trẻ em khuyết tật

(8)

C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ

D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường

Câu 18 : Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?

A. Kinh doanh hàng hóa B. Sản xuất vật chất C. Học tập nghiên cứu D. Vui chơi giải trí

Câu 19 : Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 20 : Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa B. Con hơn cha, nhà có phúc

C. Gieo gió gặt bão D. Ăn cây nào rào cây ấy

(9)

Câu 21 : Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng

C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão D. Cái rang cái tóc là vóc con người

Câu 22 : Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?

A. Cái ló khó cái khôn B. Con vua thì lại làm vua C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Câu 23 : Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là A. Cơ sở của nhận thức

B. Động lực của nhận thức C. Mục đích của nhận thức

(10)

D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 24 : Câu nào dưới đây không nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Học đi đôi với hành

B. Đi một ngày đàng, học một sang khôn C. Trăm hay không bằng tay quen

D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết

Câu 25 : Trong cuộc sống học tập, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động chính trị - xã hội, chúng ta cần phải coi trọng

A. Hoạt động thực tiễn B. Nghiên cứu khoa học C. Đào tạo nhân lực D. Hoạt động sản xuất

Câu 26 : Để đánh giá một người theo quan điểm của Triết học, nên xem xét ở góc độ nào dưới đây?

A. Ấn tượng ban đầu ntn B. Thông qua các mối quan hệ C. Quan sát một vài lần việc họ làm D. Gặp gỡ nhiều lần.

Câu 27 : Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

(11)

A. Cá không ăn muối cá ươn B. Học thày không tày học bạn C. Ăn vóc học hay

D. Con hơn cha là nhà có phúc

Câu 28 : Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn

A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 29 : Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Mục đích của nhận thức B. Động lực của nhận thức C. Cơ sở của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 30 : Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Tiêu chuẩn của chân lí

(12)

B. Động lực của nhận thức C. Cơ sở của nhận thức D. Mục đích của nhận thức

Câu 1 : Những tri thức về Toán học đều bắt nguồn từ A. Thực tiễn

B. Kinh nghiệm C. Thói quen D. Hành vi

Câu 31 : Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua A. Thực tiễn

B. Thói quen C. Hành vi D. Tình cảm

Câu 32 : Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?

A. Làm kế hoạch nhỏ B. Làm từ thiện

C. Học tài liệu sách giáo khoa D. Tham quan du lịch

(13)

Câu 33 : Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là

A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 34 : Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn. điều này thể hiện, thực tiễn là A. Cơ sở của nhận thức

B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 35 : Thực tiễn là động lực của nhận thức vì A. Luôn đặt ra những yêu cầu mới

B. Luôn cải tạo hiện thực khách quan

(14)

C. Thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ D. Thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm

Câu 36. Hoạt động thực tiễn cơ bản nhất của con người là A. hoạt động sản xuất vật chất.

B. hoạt động chính trị - xã hội.

C. hoạt động thực nghiệm khoa học.

D. hoạt động văn hoá, nghệ thuật.

Câu 37. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức là vì

A. chỉ có những tri thức nghiệm trực tiếp đến từ thực tiễn mới chính xác.

B. suy đến cùng, mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp này sinh từ thực tiễn.

C. toàn bộ hoạt động nhận thức của con người cần phải xuất phát từ thực tiễn xã hội.

D. con người tác động vào tự nhiên, buộc nó phải bộc lộ các thuộc tính, những quy luật vận động, khiến con người có thể nhận thức chúng.

(15)

-Khối 11

CHỦ ĐỀ :

CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA

I. Khái niệm cung, cầu a. Khái niệm cầu :

Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Vd :

b. Khái niệm cung :

Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

Vd :

Iphone 13

Vaccine

2. Mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa:

(16)

a) Nội dung quan hệ cung cầu :

- Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

- Những biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu :

+ Cung – cầu tác động lẫn nhau

Khi cầu tăng sản xuất (mở rộng, thu hẹp) cung (tăng, giảm).

Khi cầu giảm sản xuất (mở rộng, thu hẹp) cung (tăng, giảm).

+ Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường :

Khi cung = cầu giá cả (=;>;< ) giá trị.

Khi cung > cầu giá cả < giá trị.

Khi cung < cầu giá cả > giá trị.

+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu :

Khi giá cả tăng sản xuất mở rộng cung tăng và cầu giảm khi mức thu nhập không tăng. ( người bán, người mua)

Khi giá cả giảm sản xuất giảm cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng.

( người bán, người mua)

(17)

b. Vai trị của quan hệ cung – cầu (Đọc thêm) 3. Vận dụng quan hệ cung - cầu :

- Nhà nước: điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thơng qua các giải pháp vĩ mơ thích hợp.

- Người sản xuất, kinh doanh: ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh, thích ứng với các trường hợp cung – cầu.

- Người tiêu dùng: ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung cầu để cĩ lợi.

(18)

CÂU HỎI - BÀI TẬP

Câu 1: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định là nội dung của khái niệm nào dưới đây ?

A. Cung B. Cầu C. Tổng cầu D. Tiêu thụ

Câu 2: Trong điều kiện trên thị trường không có mua bán chịu thì khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu A. có khả năng thanh toán B. hàng hóa mà người tiêu dùng cần

C. nói chung D. chính đáng

Câu 3: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với

A. lượng cầu về khối lượng hàng hóa, dịch vụ đó

B. mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất nhất định C. nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ đó D. năng lực sản xuất của nền kinh tế

Câu 4: Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa sẽ

A. giảm B. không tăng C. ổn định D. tăng lên

Câu 5: Thông thường, trên thị trường, khi cầu giảm xuống, sản xuất kinh doanh thu hẹp sẽ làm cho lượng cung hàng hóa

A. tăng lên B. ổn định C. giảm xuống D. đứng im

Câu 6: Khi cung lớn hơn cầu, hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến A. việc sản xuất hàng hóa B. việc tiêu dùng hàng hóa

C. giá trị hàng hóa D. giá cả thị trường

Câu 7: Theo nội dung của quy luật cung cầu, giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất khi

A. cung lớn cầu B. cung tỉ lệ thuận với cầu

C. cung nhỏ hơn cầu D. cung bằng cầu

Câu 8: Trên thị trường, cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào dưới đây ? A. Giá cả thị trường thường bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất

B. Giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất

(19)

C. Giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất D. Giá cả thị trường thường gấp đôi giá trị hàng hóa trong sản xuất

Câu 9: Trên thị trường, cung nhỏ hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào dưới đây ? A. Giá cả thị trường thường bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất

B. Giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất C. Giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất D. Giá cả thị trường thường nủa giá trị hàng hóa trong sản xuất

Câu 10: Thông thường, trên thị trường, khi giá cả giảm xuống thì cầu

A. giảm xuống B. tăng lên C. không đổi D. tăng gấp đôi

Câu 11: Khẳng định nào dưới đây là đúng ?

A. Khái niệm cầu được hiểu là nhu cầu tiêu dùng nói chung của con người B. Trên thị trường, cung bao giờ cũng bằng cầu

C. Trên thị trường, cung và cầu không bao giờ bằng nhau

D. Quan hệ cung –cầu là sự tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua.

Câu 12: Theo em, trường hợp nào dưới đây có lợi cho người bán hàng trên thị trường ? A. Cung bằng cầu B. Cung lớn hơn cầu C. Cung nhỏ hơn cầu D. Cung gấp đôi cầu Câu 13: Theo em, trường hợp nào dưới đây có lợi cho người mua hàng trên thị trường?

A. Cung bằng cầu B. Cung lớn hơn cầu C. Cung nhỏ hơn cầu D. Cầu gấp đôi cung

Câu 14: Anh M đang kinh doanh mặt hàng X trong khi thị trường cung về mặt hàng này lớn hơn cầu . Vận dụng quan hệ cung –cầu thì quyết định nào dưới đây của anh M là hợp lí ?

A. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư , mở rộng kinh doanh mặt hàng X B. Đẩy mạnh chiến lược tuyên truyền và quảng bá mặt hàng X C. Chuyển đổi kinh doanh mặt hàng có cung nhỏ hơn cầu D. Tạm ngừng việc kinh doanh để chuyển sang làm việc khác

Câu 15: Do ảnh hưởng của cơn bão số 10, các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề dẫn đến việc khan hiếm về lương thực, thực phẩm và đẩy giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao. Trong trường hợp này, vai trò của nhà nước thể hiện hoạt động nào dưới đây ?

A. Cân đối lại cung cầu, ổn định giá cả và đời sống nhân dân B. Khuyến khích các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa để nâng giá

(20)

C. Ưu tiên về thuế cho các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm D. Cấp phép cho các doanh nghiệp đẩy giá lương thực, thực phẩm lên cao.

Câu 16. Em chọn cách nào sau đây: Khi tết đã đến gần mà loại tủ lạnh gia đình em đang rất thích và đang cần mua, giá lại tăng cao đột biến?

A. Chờ giá giảm sẽ mua.

B. Mua ngay, đề phòng giá sẽ lên cao hơn.

C. Mua ngay vì giá cả không thành vấn đề.

D. Chuyển sang mua một loại khác có chất lượng tương ứng, giá thấp hơn.

A. Nhu cầu của mọi người.

B. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.

C. Nhu cầu của người tiêu dùng.

D. Nhu cầu có khả năng thanh toán.

Câu 17. Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?

A. Giá cả.

B. Nguồn lực.

C. Chi phí sản xuất.

D. Năng suất lao động.

Câu 18. Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra như thế nào?

A. Cung thường lớn hơn cầu.

B. Cầu thường lớn hơn cung.

C. Cung, cầu thường cân bằng.

D. Cung, cầu thường không ăn khớp nhau.

(21)

-Khối 12

CHỦ ĐỀ :

QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Câu 1

Thời kỳ hôn nhân ?

- Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì hôn nhân.

- Độ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân - gia đình là . Nam từ đủ 20 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi - Luật hôn nhân và gia đình hiện đang có hiệu lực là 2014

Câu 2

Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân ?

- Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản - Quan hệ tài sản bao gồm các quyền : sử dụng, chiếm hữu và định đoạt

Câu 3

Thế nào là bình đẳng trong lao động ?

- Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở Hợp đồng lao động - Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ 15 tuổi

Thế nào là hợp đồng lao động ?

(22)

Câu 4

Hợp đồng lao động là là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về : việc làm có trả công , điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Câu 5

Việc kí hợp đồng lao động dựa trên nguyên tắc nào ?

TỰ DO- TỰ NGUYỆN- BÌNH ĐẲNG.

Câu 6

Mục đích quan trọng nhất của kinh doanh là gì ?

- Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là tạo ra lợi nhuận

- Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề gì, đảm bảo pháp luật không cấm.

- Quyền bình đẳng trong kinh doanh được quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật

Câu 7 Mục đích của việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng là gì ?

- Mục đích của việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng trên cơ sở pháp luật là thúc đẩy kinh doanh phát triển

CÂU HỎI - BÀI TẬP

Câu 1: Luật hôn nhân và gia đình hiện đang có hiệu lực là

A. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. B. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.

C. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. D. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Câu 2: Độ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân - gia đình là:

A. Nữ từ 18 tuổi trở lên; nam từ 20 tuổi trở lên B. Công dân từ 18 tuổi trở lên C. Nam, nữ từ 20 tuổi trở lên D. Nam từ đủ 20 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi

Câu 3: Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì A. hôn nhân. B. hòa giải. C. li hôn. D. sau hôn nhân.

Câu 4: Cơ quan nào sau đây giải quyết ly hôn cho vợ chồng?

A. Ủy ban Nhân dân xã nơi cư trú. B. Tòa án nhân dân huyện nơi cư trú.

C. Cơ quan công an huyện nơi cư trú. D. Hội đồng Nhân dân tỉnh nơi cư trú.

(23)

Câu 5: Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân là

A. hòa giải. B. li thân. C. tổ ấm. D. li hôn.

Câu 6: Đâu không phải là điều kiện kết hôn?

A. Độ tuổi. B. Sự tự nguyện của hai bên.

C. Không bị mất năng lực hành vi dân sự. D. Sự đồng ý của của một hoặc hai bên gia đình.

Câu 7: Sau khi kết hôn, bạn mới nhận thấy mình bị lừa dối thì bạn có quyền yêu cầu pháp luật xử lý như thế nào?

A. Ly hôn B. Hủy kết hôn trái pháp luật.

C. Xử lý theo luật hình sự vì lý do lừa dối. D. Vẫn cho hôn nhân tiếp tục

Câu 8: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ

A. khác nhau B. ngang nhau

C. phụ thuộc vào nhau D. tương đương với nhau

Câu 9: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?

A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

Câu 10: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc dân chủ , công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong mối quan hệ trong phạm vi gia đình là nội dung của quyền nào dưới đây ?

A. Bình đẳng giữa vợ và chồng. B. Bình đẳng giữa cha mẹ và các con.

C. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. D. Bình đẳng giữa anh,chị, em trong gia đình.

Câu 11: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ

A. tài sản. B. thừa kế. C. sở hữu. D. pháp luật.

Câu 12: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào?

A. Tài sản và sở hữu. B. Nhân thân và tài sản.

(24)

C. Dân sự và xã hội. D. Nhân thân và lao động.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây thể hiện quan hệ tài sản trong hôn nhân và gia đình?

A. Sử dụng, mua bán, tặng cho. B. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

C. Chiếm hữu, sử dụng, tặng cho. D. Chiếm hữu, mua bán, tặng cho.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là thể hiện sự bình đẳng trong

A. quan hệ nhân thân . B. quan hệ tài sản.

C. quan hệ gia đình. D. quan hệ huyết thống.

Câu 15: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, là thể hiện nội dung nào dưới đây trong quan hệ vợ chồng?

A. Bình đẳng về nhân thân trong quan hệ vợ chồng B. Bình đẳng về tài sản trong quan hệ vợ chồng.

C. Bình đẳng về lợi ích trong quan hệ vợ chồng.

D. Bình đẳng về hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng

Câu 16: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thực hiện A. bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.

B. bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản.

C. bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình.

D. bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình

Câu 17: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản được hiểu là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ

A. ngang nhau trong sở hữu tài sản chung. B. ngang nhau trong sở hữu tài sản riêng.

C. khác nhau trong sở hữu tài sản chung. D. khác nhau trong sở hữu tài sản riêng.

Câu 18: Tài sản chung của vợ, chồng được hiểu là tài sản có được do

(25)

A. chồng tạo ra từ hoạt động kinh doanh trước khi kết hôn.

B. vợ tạo ra từ hoạt động kinh doanh trước khi kết hôn.

C. vợ, chồng tạo ra từ hoạt động kinh doanh khi đã kết hôn.

D. vợ hoặc chồng thừa kế riêng khi đã kết hôn.

Câu 19: Bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung được hiểu là vợ, chồng

A. có quyền chiếm hữu, khai thác và trao đổi. B. có quyền sở hữu, sử dụng và đem cho.

C. có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. D. có quyền sở hữu, khai thác và đem cho.

Câu 20: Tài sản riêng của vợ và chồng được hiểu là tài sản mà A. vợ chồng cùng làm ra trong thời kì hôn nhân.

B. mỗi người được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân.

C. vợ , chồng được cha mẹ cho chung trong thời kì hôn nhân.

D. vợ, chồng thu nhập từ tài sản chungtrong thời kì hôn nhân.

Câu 21: Tài sản chung được hiểu là tài sản do

A. vợ tạo ra từ tài sản riêng của mình. B. chồng tạo ra từ tài sản riêng của mình.

C. vợ, chồng được tặng riêng. D. vợ, chồng được được thừa kế chung.

Câu 22: Tài sản nào dưới đây phải đăng kí quyền sở hữu của cả vợ và chồng ?

A. tất cả các tài sản trong gia đình. B. tất cả tài sản chung mà pháp luật quy định.

C. tất cả tài sản được thừa kế riêng và chung. D. tất cả các tài sản do vợ hoặc chồng làm ra.

Câu 23: Trong thời kì hôn nhân, ông A và bà B có mua một căn nhà. Khi li hôn, ông A tự ý bán căn nhà đó mà không hỏi ý kiến vợ. Việc làm đó của ông B đã vi phạm quan hệ

A. sở hữu. B. nhân thân. C. tài sản. D. hôn nhân.

Câu 24: Anh A là giám đốc một công ty tư nhân, do nghĩ xe ô tô là do mình mua nên tự mình có quyền bán xe. Trong trường hợp này anh A đã vi phạm nội dung nào về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng?

A. Tôn trọng, giữ gìn danh dự của nhau. B. Sở hữu tài sản chung.

C. Chiếm hữu tài sản. D. Khai tác tài sản.

(26)

Câu 25: Người chồng do quan niệm vợ không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ nên khi bán xe ô tô ( tài sản chung của vợ chồng) đã không bàn bạc với vợ. Việc làm này của người chồng đã vi phạm quan hệ nào dưới đây giữa vợ với chồng?

A. Quan hệ tình cảm. B. Quan hệ nhân thân.

C. Quan hệ đạo đức. D. Quan hệ tài sản.

Câu 26: Anh H lấy tiền tiết kiệm của vợ chồng anh để đầu tư kinh doanh nhưng không bàn bạc với vợ. Anh H vi phạm quyền ?

A. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân. B. Bình đẳng trong quan hệ tài sản.

C. Bình đẳng trong trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng trong quan hệ lao động

Câu 27: Sau khi kết hôn anh A buộc vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình. Vậy anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân. B. tài sản chung. C. tài sản riêng. D. tình cảm.

Câu 28: Anh A thường xúc phạm nhân phẩm, danh dự của vợ mình, anh A vi phạm quyền gì?

A. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân. B. Bình đẳng trong quan hệ tài sản.

C. Bình đẳng trong quan hệ thừa kế. D. Bình đẳng trong quan hệ sở hữu

Câu 29: Hành vi nào dưới đây không thể hiện quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng theo quy định pháp luật A. mỗi lần uống rượu say, anh A thường đánh đập vợ.

B. anh B luôn tạo điều kiện cho vợ đi học để nâng cao trình độ.

C. khi con ốm , vợ chồng anh C thay nahu nghỉ làm để chăm sóc con.

D. vợ chồng anh D bàn bạc, thống nhất về thời gian sinh con thứ 2.

Câu 30: Tòa án giải quyết li hôn theo yêu cầu của một bên nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm cho mục đích của hôn nhân không đạt được là biểu hiện của

A. bất bình đẳng giữa vợ và chồng.

B. bình đẳng giữa vợ và chồng.

C. bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.

D. bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.

(27)

Câu 31: Anh K theo đạo Cao đài, chị H theo đạo Thiên chúa. Sau khi kết hôn, vì biết chị H theo đạo Thiên chúa nên anh K đã nhiều lần xúc phạm đến vợ mình và yêu cầu chị K phải theo đạo Cao đài. Hành vi của anh K

A. phù hợp với quan hệ hôn nhân. B. là chuyện bình thường trong mọi gia đình.

C. xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của vợ. D. xâm phạm quan hệ nhân thân.

Câu 32: Sau khi kết hôn với anh G (20 tuổi), chị L (18 tuổi) quyết định học thêm cao học để lấy bằng Thạc sĩ nhưng anh G không cho phép, nhiều lần ngăn cản. Hành vi của anh G

A. xâm phạm quyền, nghĩa vụ học tập của vợ. B. phù hợp với vai trò của người chồng.

C. xâm phạm quyền riêng tư. D. xâm phạm quan hệ hôn nhân.

Câu 33: Do phải chuyển công tác nên anh T bắt vợ mình phải chuyển gia đình đến ở gần nơi công tác mới của mình.

Anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về

A. sở hữu tài sản riêng. B. lựa chọn nơi cư trú.

C. mua bán, trao đổi. D. dùng tài sản chung.

Câu 34: Chị M muốn đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nhưng chồng chị không đồng ý với lí do phụ nữ không nên học nhiều. Chồng chị M đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về

A. tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm,uy tín của nhau.

B. việc được tham gia hoạt động chính trị - xã hội.

C. quyền được lao động cống hiến trong sống.

D. giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.

Câu 35: Chị P theo đạo Thiên chúa . Tuy nhiên, sau khi kết hôn, chồng chị –anh Q yêu cầu chị P bỏ đạo Thiên Chúa , chuyển sang theo đạo Phật. Anh Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về nội dung nào dưới đây ?

A. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

B. Bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật.

C. Tự do thờ cúng tôn giáo , tín ngưỡng.

D. Hoạt động tôn giáo.

Câu 36: Để bán mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng, anh A cần

A. thỏa thuận với vợ.B. tự quyết định. C. xin ý kiến cha mẹ.D. tự giao dịch.

(28)

Câu 37: Để có tiền biếu bố đẻ chữa bệnh, chị V đã bán chiếc xe máy có trước khi kết hôn mà bây giờ chị vẫn còn là người sở hữu. Chị V đang thực hiện quyền

A. Chiếm hữu tài sản riêng của mình. B. Sử dụng tài sản riêng của mình.

C. Định đoạt tài sản riêng của mình. D. Tự do đối với tài sản riêng của mình.

Câu 38: Trước khi kết hôn với anh A, chị B được cha mẹ cho 200 triệu làm vốn riêng để kinh doanh. Sau khi kết hôn, anh A bắt chị B gộp số tiền này vào tài sản chung của vợ chồng. Anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong

A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tài sản. C. Quan hệ thừa kế. D. Quan hệ tình cảm.

Câu 39: Để mở rộng kinh doanh, Anh Tr đã bán mảnh đất được cha mẹ cho hai vợ chồng mà không bàn bạc với vợ. anh Tr đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ với chồng về quyền và nghĩa vụ trong

A. chiếm hữu tài sản chung. B. mua bán tài sản chung.

C. sử dụng tài sản chung. D. định đoạt tài sản chung.

Câu 40: Sau khi sinh con , để thuận lợi cho công tác và chăm sóc con , chị A bàn với chồng chuyển về sống cùng với bố mẹ đẻ của chị, chồng chị vui vẻ đồng ý . Việc làm trên thể hiện

A. Bình đẳng trong quan hệ tài sản. B. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân.

C. Bình đẳng trong tình cảm vợ chồng. D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

--- Câu 40: Do bị chồng là anh P không cho tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ ở nước ngoài nên chị M bỏ về sinh sống

cùng mẹ đẻ là bà G. Nghe bà G xúi giục, chị M đã giấu anh P rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng mua vàng giữ làm tài sản riêng. Chị M và bà G cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Chiếm hữu và định đoạt. B. Tài chính và việc làm.

C. Hôn nhân và gia đình. D. Lao động và công vụ.

---

(29)

TỔ TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên)

Ưng Hồ Ngọc Hiền

TPHCM , ngày 01 tháng 10 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để bảo vệ hòa bình phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa người với người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và

 Nhờ nghe lời con dúi, hai vợ chồng khoét rỗng một khúc gỗ to, chuẩn bị thức ăn bỏ vào đó nên đã thoát khỏi nạn lũ lụt... Những sự việc kì lạ nào xảy ra sau khi hai vợ chồng thoát

Bình Tây đại nguyên soái Trương Định Tôn Thất Thuyết Vua Hàm Nghi Thời gian Sự kiện tiêu biểu... Vua Hàm Nghi Tôn Thất Thuyết Trương Định được suy tôn “Bình Tây Đại nguyên

- Phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.. Nguyên

Câu 84: Chị A bàn với chồng chuyển đến sống cùng bố mẹ đẻ để thuận lợi cho việc chăm sóc con cái, là thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào

Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử

- Liên hợp quốc hoạt động với những nguyên tắc cơ bản như: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh

Câu hỏi (trang 33 GDCD 12) thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình: Người chồng có quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ,