• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 4: lich-su-11-t10-lam-ngoc-hanh-1_1710202110

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 4: lich-su-11-t10-lam-ngoc-hanh-1_1710202110"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LỊCH SỬ 11

CHỦ ĐỀ 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

(TT)

3. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào . a. Quá trình xâm lược Lào của thực dân Pháp

- Trước khi Pháp xâm lược, phong kiến Lào đã thần phục Xiêm.

- Cùng với quá trình xâm lược Campuchia và Việt Nam, năm 1865 Pháp tiến hành những hoạt động xâm lược Lào.

- Năm 1893, Lào là thuộc địa của Pháp

b.Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào

- Đầu thế kỉ XX đã diễn ra nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào:

+ Từ năm 1901-1903, diễn ra cuộc khởi nghĩa do Pha-ca-đuốc lãnh đạo ở vùng Xavanaket

+ Từ năm 1901-1937, khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo trên cao nguyên Bôloven

+ Từ năm 1918-1922, khởi nghĩa do Chậu-pa-chay lãnh đạo ở vùng Tây Bắc Lào và Việt Nam.

- Mặc dù các phong trào đều thất bại nhưng thể hiện rõ tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Lào.

4. Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX a. Tình hình nước Xiêm trước cải cách.

- Trước sự xâm lược của thực dân Phương Tây, triều đại Ra- ma thực hiện chính sách đóng cửa, ngăn cản thương nhân và giáo sĩ Phương Tây vào Xiêm.

- Đến giữa thế kỉ XIX dưới thời của vua Ra-ma IV đã thực hiện chính sách mở cửa và lợi dụng vị trí nước đệm để giữ vững nền độc lập

- Từ năm 1868-1910 dưới thời vua Ra-ma V đã tiến hành cải cách.

b. Nội dung cải cách - Kinh tế:

+ Trong nông nghiệp: Xóa bỏ chế độ lao dịch, giảm thuế, thực hiện các biện pháp khuyến khích sản xuất.

+ Trong công nghiệp: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

+ Thương nghiệp: Xóa bỏ chế độ thầu thuế, nhà nước trực tiếp quản lí thuế

- Chính trị: Xây dựng mô hình nhà nước quân chủ lập hiến theo kiểu Phương Tây.

- Quân đội, tòa án có nhiều cải cách

- Xã hội: Xóa bỏ cế độ nô lệ vì nợ, xóa bỏ chế độ lao dịch - Đối ngoại: Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo

* Mục đích:

(2)

- Đưa Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa - Duy trì nền độc lập và quyền lực của quí tộc phong kiến.

c. Kết quả và tính chất

- Kết quả: Kinh tế Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ vững được nền độc lập

- Tính chất: Cuộc cách mạng tư sản

CHỦ ĐỀ 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA-TINH I. CHÂU PHI:

- Vào nửa đầu thế kỉ XIX, nhất là sau khi hoàn thành kênh đào Xuyê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâm chiếm châu Phi: Anh chiếm Ai Cập, Nam Phi, Tây Nigiêra, Xômali, . . . ; Pháp chiếm một phần Tây Phi, Angiêri, Mađagaxca, Tuynidi, . . . ; Đức chiếm Camơrun, Tôgô, Tây Nam Phi, . . . ; Bồ Đào Nha chiếm Môdămbích, Ăng gôla, . . . Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia châu Phi của các nước đế quốc căn bản đã hoàn thành.

- Ách thống trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc châu Phi là nguyên nhân cơ bản làm bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi.

- Tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi là cuộc khởi nghĩa Ápđen Cađe ở Angiêri kéo dài từ năm 1830 đến năm 1847; phong trào đấu tranh của tầng lớp trí thức và sĩ quan yêu nước ở Ai Cập, . . . đặc biệt là cuộc kháng chiến của nhân dân Etiôpia.

- Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi tuy diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước, nhưng do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch, nên đã bị thực dân phương Tây đàn áp. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi vẫn tiếp tục phát triển trong thế kỉ XX.

II. Khu vực Mĩ Latinh.

- Ngay từ thế kỉ XVI, XVII, hầu hết các nước Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

- Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân dẫn tới cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc Mĩ Latinh. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh diễn ra quyết liệt và nhiều nước giành độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX.

- Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc ở Mĩ Latinh là cuộc khởi nghĩa năm 1791 pở Haiti, dưới sự lãnh đạo của Tútxanh Luvéctuya, dẫn tới sự ra đời nước Cộng hoà da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh. Tiếp đó là cuộc đấu tranh giành độc lập ở Áchentina (1816), Mêhicô và Pêru (1821), . . . Chỉ 2 thập kỉ đầu thế kỉ XIX đấu tranh quyết liệt, các quốc gia độc lập ở Mĩ Latinh lần lượt hình thành. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân châu Âu.

(3)

- Sau khi giành được độc lập, nhân dân Mĩ Latinh lại phải tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực này.

CHỦ ĐỀ 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918

)

I. Nguyên nhân của CTTG I :

1. Quan hệ quốc tế cuối XIX đầu XX:

- CNTB phát triển không đều.

- Sự phân chia thuộc địa cũng không đều.

Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt.

- Các cuộc chiến tranh mở màn:

+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895) + Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898) + Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899 – 1902)

+ Chiến tranh Nga – Nhật (1904- 1905) - Thế giới hình thành hai phe đối lập nhau:

 Phe Liên minh (1882) : Đức, Ao-Hung, Ý

 Phe Hiệp ước (đầu XX) gồm: Anh, Pháp, Nga

Cả hai khối chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

2. Nguyên cớ:

Phần tử Xecbi ám sát Hoàng thân thừa kế ngôi vua Ao-Hung. Đức, Áo-Hung chớp cơ hội phát động chiến tranh thế giới.

II. Diễn biến CTTG I:

Giai đoạn 1 (1914-1916) :

Thời gian Chiến sự Kết quả

1914 Ở phía Tây: Đức tràn vào Bỉ đánh sang Pháp

Ở phía Đông, Nga -> Đông Phổ

Đức chiếm Bỉ,một phần Pháp, uy hiếp Pari

Cứu nguy cho Pari 1915 Đức, Áo – Hung dồn tòan lực tấn

công Nga

Hai bên ở vào thế cầm cự 1916 Đức tấn công pháo đài Véc-đoong Đức không hạ được Véc-

đoong, Hai bên thiệt hại nặng - Nhận xét : 2 bên ở vào thế cầm cự

(4)

2. Giai đoạn 2 (1917-1918) :

Thời gian Chiến sự Kết quả

2/1917 CM dân chủ tư sản ở Nga thành công Chính phủ lâm thời vẫn tiếp tục chiến tranh 2/4/1917 Mĩ tuyên chiến Đức, ngã về phe

Hiệp ước

Có lợi cho phe Hiệp ước 11/1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành

công

Chính phủ Xô viết thành lập

3/3/1918 Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-ret Li-tốp

Nga rút khỏi cuộc chiến 7/1918 Mĩ đổ bộ vào Châu Âu, Anh - Pháp

phản công

Đồng minh đầu hàng

9/11/1918 CM Đức bùng nổ Nền quân chủ bị lật đổ

11/11/1918 Chính phủ Đức đầu hàng Chiến tranh kết thúc III. Kết cục của CTTG I :

- Hậu quả :

+ Gây tại hoạ về người và của (10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tiêu tốn 85 tỉ đô-la)

+ CM tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện TG - Tính chất : Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, xâm lược và hiếu chiến.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

   Sau chiến tranh thế giới thứ II, một cao trào giải phóng Sau chiến tranh thế giới thứ II, một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi

2.Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người châu Phi.. Sự bùng nổ dân

+ HS nắm được nguyên nhân, các cuộc đấu tranh tiêu biểu và ý nghĩa của Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ?. + HS nắm được nội dung của bài

 Mâu thuẫn giữa Ấn Độ với thực dân Mâu thuẫn giữa Ấn Độ với thực dân ANH ANH   Phong trào đấu tranh giải Phong trào đấu tranh giải.. phóng

[r]

- Hiểu, phân tích được quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mĩ la tinh: Những diễn biến

- Bùng nổ dân số, xung đột tộc người , đại dịch AIDS và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội ở

- Nguyên nhân: chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân → bùng nổ các cuộc đấu tranh giành độc