• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7

NS : 15/10/2018 NG: 22/10/2018

Thứ 2 ngày 22 tháng 10 năm 2018

TOÁN

TIẾT 31: BẢNG NHÂN 7

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Giúp HS tự lập được bảng nhân 7.

- Củng cố ý nghĩa phép nhân và giải toán bằng phép nhân.

2.Kĩ năng:

- Học sinh thực hành các bài toán trong phạm vi bảng nhân 7.

3.Thái độ: - Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- 10 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn, bảng cài, bảng phụ - Các tấm bìa 7 chấm tròn, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi HS làm bài

54 : 9 67 : 3 - Đánh giá

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

2. HD lập bảng nhân 7 (12’) + Lập phép nhân: 7 x 1

- GV cùng HS lấy các tấm bìa có 7 chấm tròn để lên bàn.

- 7 chấm tròn cô lấy mấy lần ?

- 7 chấm tròn lấy một lần được mấy chấm tròn

- 7 nhân một bằng mấy 7 x 1 = 7

- Yêu cầu tính kết quả? Vì sao?

- Tương tự lấy 2 tấm bìa để lập phép nhân 7 x 2 và 7 x 3

2 HS lên bảng, HS khác làm nháp - NX bài bạn

- HS lấy 1 tấm bìa

7 lấy 1 lần 7 chấm tròn - Bằng 7

7 x 1 = 7 . Vì lấy số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó

(2)

- GV ghi bảng, HS đọc lại.

7 x 2 = 14 = 7 + 7 = 14 7 x 3 = 21 = 7 + 7 + 7 = 21 - Ngoài cách 7 + 7 + 7 = 21 7 x 3 = 21

- Còn cách nào tính kết quả 7 x 3 = ?

- Tương tự HS làm nháp tính tiếp các phép nhân còn lại.

- GV đưa bảng phụ để HS nêu tiếp các tích.

- Hướng dẫn đọc thuộc bảng nhân 7 3. Bài luyện tập:

* Bài 1 (3’): Tính nhẩm

- Trong bài có phép tính nào không có trong bảng nhân

- Vì sao em thực hiện được?

- GV đánh giá

* Bài tập 2 (3’): Số - GV treo bảng phụ - GV đánh giá

* Bài 3: Giải toán (5’) - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết lớp có bao nhiêu HS ta cần phải biết gì?

- Gọi một HS giải trên bảng - GV đánh giá

* Bài 4 (2’): Đếm thêm 7 - Yêu cầu HS đếm thêm 7.

- Yêu cầu điền số - GV chữa lại bài.

* Bài 5 (2’): Xếp hình

- YC HS thực hành trên bộ đồ dùng - GV củng cố cách xếp hình

4. Củng cố, dặn dò: (2’) - Gọi 1 HS đọc bảng nhân 7 - NX tiết học, nhắc nhở HS

- Lập tiếp bảng nhân 7 vào nháp - Đọc bảng nhân 7

- HS đọc đồng thanh - HS nêu YC

0 x 7 = 7 x 0 =

- HS làm VBT, nêu miệng kết quả, lớp nhận xét

- Vì số nào nhân với 0 cũng bằng 0 - HS nêu YC

- Một HS làm bảng lớp - Lớp nhận xét

- Một HS đọc đề - Tóm tắt

Bài giải

Lớp học có số học sinh là 7 x 5 =35 (học sinh) ĐS: 35 học sinh - Một HS lên bảng điền

- HS khác nhận xét.

1 HS trình bày trên bảng - Lớp nhận xét

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

TIẾT 13: TRẬN ĐÁ BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU

A, Tập đọc:

1.Kiến thức:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

(3)

+ Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: dẫn bóng, sững lại, nổi nóng.

+ Ngắt nghỉ hơi đúng, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

+ Hiểu từ ngữ trong truyện được chú giải cuối bài..

2.Kĩ năng:

- Từ câu chuyện hiểu được nội dung: Không được chơi bóng dưới lòng đường.

phải tôn trọng luật giao thông, quy tắc chung của cộng đồng.

3.Thái độ:

-Yêu thích môn học.

B, Kể chuyện:

1.Kiến thức:-- Rèn kĩ năng nói: HS biết nhập vai một nhân vật, kể lại một đoạn của câu chuyện.

2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng nghe: Các bạn kể- theo dõi, nhận xét cách kể của bạn.

3.Thái độ:-Yêu thích môn học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kiểm soát cảm xúc - Ra quyết định

- Đảm nhận trách nhiệm

III. ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ truyện

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.KTBC: (5’)

- Gọi HS đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học - Đoạn văn nói về nội dung gì?

B. Bài mới:

* Tập đọc

1.GT chủ điểm và bài học (2’)

- YC HS quan sát tranh chủ điểm và tranh bài đọc, nêu ND tranh

2 Luyện đọc (20’) - Đọc mẫu + HD đọc

*Đọc câu kết hợp phát âm - Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu

GV hướng dẫn phát âm đúng (mục I)

*Đọc đoạn - Chia đoạn

- Yêu cầu đọc đoạn trước lớp

- Đưa bảng phụ chép câu dài: “Bỗng cậu thấy … ông nội thế”

- Tìm hiểu và nói cách đọc?

- Đọc mẫu, YC HS đọc

- HD tìm hiểu từ khó và từ: trận bóng dưới lòng đường. Đặt câu với từ đó

3 HS, mỗi HS đọc thuộc 1 đoạn và nói nội dung đoạn vừa đọc

- Quan sát, nêu ND tranh

- Đọc nối tiếp câu lần 1

- Luyện đọc cá nhân, đồng thanh - Đọc nối tiếp câu lần 2

3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - Đọc nhẩm, tìm hiểu cách đọc - Nói cách đọc và đọc - Nhận xét - 1 HS đọc từ chú giải trong SGK - Giải nghĩa từ và đặt câu

3 HS luyện đọc đoạn lần 2

(4)

- Cho HS đọc đoạn trong nhóm 2

*Đọc cả bài

3. Tìm hiểu bài: (7’)

- Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời:

Các bạn nhỏ chơi trò đá bóng ở đâu?

- Vì sao trận đá bóng phải tạm dừng lần đầu

- HS đọc đoạn 2, trả lời: Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?

- Thái độ của các bạn nhỏ ntn khi thấy tai nạn xảy ra?

- Đọc thầm đoạn 3, trả lời: Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì - GVcủng cố nội dung toàn bài

4. Luyện đọc lại (16’) * Kể chuyện(18’)

- Truyện đọc có mấy vai? Đó là những vai nào?

- HD đọc phân vai

- GV cùng cả lớp nhận xét.

*GV nêu nhiệm vụ

- GV giúp HS hiểu yêu cầu.

- Hướng dẫn học sinh kể:

+ Câu chuyện được kể theo lời ai?

+ Đoạn 1 được kể theo những lời của nhân vật nào?

+ Đoạn 2 …. nào?

+ Đoạn 3 ….nào?

- Yêu cầu HS kể chuyện, chú ý không được nhầm vai và phải xưng hô là tôi hoặc mình khi kể

chuyện

- Gọi HS giỏi kể trước lớp.

- Yêu cầu HS kể lại truyện

- Cho HS kể chọn bạn kể tốt nhất C. Củng cố dặn dò: (2’)

- Em có nhận xét gì về nhân vật Quang?

- Nhận xét giờ học

- Đọc đoạn trong nhóm

- Thi đọc đoạn giữa các nhóm - Cả lớp đọc

- Chơi dưới lòng đường - Vì Long suýt tông vào xe.

- Quang sút bóng...đập vào đầu một cụ già

- Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.

- Phát biểu

* Không đá bóng dưới lòng đường

* Đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm …

3 vai: dẫn chuyện, bác đứng tuổi, Quang

- Nhận vai và thi đọc phân vai - HS nhận xét và bình chọn người đọc hay

- Theo dõi, lắng nghe - Người dẫn chuyện

- Quang, Vũ, bác đi xe máy

- Quang,Vũ, Long, cụ già, bác đứng tuổi

- Quang, cụ già, bác đứng tuổi, bác xích lô

1 HS kể

- HS kể nhóm đôi.

- Thi kể trước lớp - Cá nhân nhận xét - Trả lời

(5)

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 7: QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (T1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết:

- Chúng ta cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta.

- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.

- Những bạn không có gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em cần được xã hội quan tâm, giúp đỡ.

2. Thái độ

- Yêu quý, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.

3. Hành vi

- Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của ngưới thân.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của ngưới thân.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc ngưới thân trong những việc vừa sức.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Phiếu thảo luận nhóm (Hoạt động 2, Hoạt động 3).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Thế nào là tự làm lấy việc của mình?

- Tự làm lấy việc của mình có ích lợi gì?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Nội dung:

a. Hoạt động 1 (9’): Phân tích truyện

“Khi mẹ ốm”

*Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị em.

*Cách tiến hành:

- Trả lời - Nhận xét

- Đọc truyện “Khi mẹ ốm”.

- Chia HS thành 4 nhóm.

- Yêu cầu thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

1. Bà mẹ trong truyện là người như thế nào?

2. Khi mẹ bị ốm, mẹ có nghỉ làm việc không? Hãy tìm những ý trong bài nói

- Một HS đọc lại.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung Câu trả lời đúng:

1. Là người tần tảo, hết lòng vì chồng con

(6)

lên điều đó.

3. Thấy mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong truyện đã suy nghĩ và làm gì?

4. Theo em việc làm của bạn nhỏ là đúng hay sai? Vì sao?

- Nhận xét, tổng kết ý kiến của các nhóm.

*Kết luận-Ghi nhớ: Cha mẹ, ông bà, anh chị em là những người thân thiết, ruột thịt của chúng ta, bởi vậy chúng ta cần quan tâm và chăm sóc ông bà, cha mẹ.

2. Mẹ vẫn làm việc. Vẫn muốn dậy để nấu cơm cho mấy bố con.

3. Bạn thương mẹ lắm.Cố giấu những giọt nước mắt, giúp mẹ thổi cơm,quét nhà, rửa bát,…để mẹ có thêm thời gian nằm nghỉ

4. Là đúng. Vì khi người thân trong gia đình bị ốm, chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ người đó.

2 HS đọc lại phần Ghi nhớ b. Hoạt động 2 (9’): Bày tỏ ý kiến

*Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.

*Cách tiến hành:

- Chia lớp thành 4 nhóm.

- Phát phiếu thảo luận và yêu cầu thảo luận.

Nội dung phiếu thảo luận:

Theo em, mỗi bạn trong các tình huống sau xử sự đúng hay sai? Vì sao?

1. Em Bi bị ốm, bố mẹ tập trung chăm sóc cho em. Lan hay dỗi dằn để bố mẹ quay ra quan tâm chú ý tới mình vì Lan sợ bố mẹ quá quan tâm tới em Bi mà quên mất Lan.

2. Thư giúp mẹ nấu cháo cho bà em đang bị ốm.

- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.

- Hỏi: Giả sử em bị ốm và được mọi người trong gia đình quan tâm, chăm sóc, em sẽ cảm thấy như thế nào?

- Nhận xét các câu trả lời của HS.

*Kết luận: Bất cứ ai trong gia đình khi được mọi người quan tâm, chăm sóc đều cảm thấy hạnh phúc.Việc Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.

- Tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, kèm lời giải thích.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung Câu trả lời đúng:

1. Lan làm thế không đúng. Thay vì hay dỗi dằn. Lan hãy cùng một tay với bố mẹ để lo cho em Bi.

2. Thư làm thế là HS ngoan.

4 HS trả lời. Ví dụ:

+ Em sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và vui sướng.

+ Sẽ rất vui và mau chóng khỏi bệnh.

+ Thấy rất cảm động.

- 1 đến 2 HS nhắc lại.

c. Hoạt động 3 (9’): Thảo luận nhóm

*Mục tiêu:

HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc

(7)

ông bà, cha mẹ, anh chị em.

*Cách tiến hành:

- Chia lớp làm 4 nhóm.

- Phát biểu thảo luận và thẻ ghi đúng- sai.

Nội dung phiếu thảo luận:

Theo em, mỗi ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?

 Chỉ khi ông bà, cha mẹ, anh chị em trong nhà ốm đau thì mới cần phải quan tâm, chăm sóc.

Luôn cần quan tâm, chăm sóc nọi người trong gia đình hàng ngày.

Quan tâm, chăm sóc ông bà,cha mẹ, anh chị em mới làm cho gia đình hạnh phúc.

Chỉ cần chăm sóc ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình.

Em là thành viên bé nhất trong gia trong gia đình, không cần phải chăm sóc, quan tâm tới những người khác.

- Nhận xét câu trả lời của HS.

*Kết luận: Mọi người trong gia đình cần luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hằng ngày, không phải chỉ lúc khó khăn, bệnh tật.

- Thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày và đưa ra lời giải thích của mình.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung Câu trả lời đúng:

- Sai. Vì ông bà, cha mẹ, anh chị em cần được quan tâm, chăm sóc hằng ngày.

- Đúng. Vì sẽ làm không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc hơn.

- Sai. Vì quan tâm, chăm sóc sẽ làm gia đình hạnh phúc hơn, chứ không phải mới làm gia đình hạnh phúc.

- Sai.Vì mọi người trong gia đình đều cần được chăm sóc, quan tâm mọi nơi, mọi lúc.

- Sai. Bất kể ai trong gia đình cũng đều phải có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc đến mọi người.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

2 HS nhắc lại.

C. Củng cố, dặn dò (2’):

- Vì sao chúng ta cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ?

- Nhận xét giờ học

- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình với nhau.

- Trả lời

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 13: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết:

- Phân tích được các hành động phản xạ

- Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống 2.Kỹ Năng: - Thực hành một số phản xạ

3. Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực và chủ động học tập.

(8)

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI;

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ.

- Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.

III. ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ SGK, ghế ngồi để thử phản xạ bằng đầu gối

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Nêu tên các bộ phận của cơ quan thần kinh

- GV đánh giá B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy 2- Các hoạt động:

* Hoạt động 1: hoạt động phản xạ

1. MT: Phân tích được hoạt động của phản xạ, nêu được vài ví dụ về phản xạ thường gặp.

2. CTH: (15’)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1a, 1b SGK.

- Điều gì xẩy ra khi ta chạm tay vào cốc nước nóng?

- Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển tay ta rụt lại?

- Hiện tuợng đó gọi là gì?

- Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ.

- GV kết luận.

* Hoạt động 2: Chơi trò chơi phản xạ 1. MT: Có khả năng thực hiện một số phản xạ

2. CTH (13’)

- Thử phản xạ đầu gối.

- GV cho HS thử ngồi lên ghế cao, chân không chạm đất, chân buông thõng, GV dùng tay (cạnh bàn tay) đánh nhẹ vào phía dưới xương bánh chè.

- Yêu cầu HS thử phản xạ.

- GV cùng HS nhận xét ai có phản xạ nhanh.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Nhắc HS về tìm thêm các phản xạ trong cuộc sống

2 HS trả lời - Lớp nhận xét

- HS quan sát SGK, nêu nội dung.

- 1 HS thực hành, trả lời - Não

- Phản xạ.

- HS lấy ví dụ, HS khác nhận xét.

1 HS làm thử, HS khác nhận xét.

3 nhóm, lần lượt từng nhóm.

(9)

NS : 16/10/2018 NG: 23/10/2018

Thứ 3 ngày 23 tháng 10 năm 2018

TOÁN

TIẾT 32: LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU: Giúp HS

1.Kiến thức: - HS củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 7.

2.Kĩ năng: - Biết vận dụng bảng nhân 7 trong thục hiện dãy tính và giải toán.

3.Thái độ:-Yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG: Vẽ bài 4 hình SGK lên bảng lớp

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - GV đánh giá nhận xét B.Thực hành

1. Giới thiệu bài (1’) 2. HD thực hành

* Bài tập 1: Tính nhẩm (5’) - HD

- Yêu cầu HS làm nhẩm nêu miệng - GV nhận xét, củng cố bảng nhân *Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống (5’)

- HD

- Nêu nhận xét tích 7 x 2 và 2 x 7 .Vì sao?

- GV kết luận.

* Bài tập 3: Tính (6’)

- Muốn tìm kết quả ta làm như thế nào?

a. 7 x 6 + 18 = 42 + 18 = 60

- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV nhận xét

* Bài tập 4: Giải toán (6’) - Bài toán cho biết gì, hỏi gì?

- Muốn biết 10 túi có bao nhiêu kg ngô ta làm ntn?

- Yêu cầu giải bài vào vở.

- GV nhận xét.

* Bài tập 5 :(5’)

3 HS đọc lại bảng nhân 7

1 HS nêu yêu cầu

- HS nối tiếp nhau nêu kết quả.

- HS ghi kết quả vào VBT - HS đọc YC

- Một HS lên bảng điền - Lớp nhận xét

- Vị trí thừa số thay đổi nhưng tích không thay đổi

1 HS nêu yêu cầu - Có phép x và phép + - Nhân trước cộng sau.

- HS làm bài, 3 HS lên bảng.

1 HS đọc đề - Tóm tắt

- Làm VBT, 1HS làm bảng phụ Bài giải

Số ngô trong 10 túi là:

7 x 10 = 70(kg) ĐS: 70 kg 1 HS nêu YC

(10)

- GV hướng dẫn

- GV cùng HS nhận xét C. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học.

- Nhắc HS về ôn lại bảng nhân 7.

- Hs làm bài .

ChÝnh t¶ (TẬP CHÉP)

TIẾT 13: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Rèn kĩ năng viết chính tả, chép chính xác một đoạn trong bài.

2.Kĩ năng:

- Nhớ và viết đúng các tiếng khó, phân biệt các âm đầu, vần dễ lẫn.

- Ôn bảng chữ, tên chữ.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Viết bài tập chép lên bảng lớp, bảng phụ chép bài tập 3 - Bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

-YC HS viết: nghèo, ngoằn ngoèo, xào rau, ...

- GV đánh giá B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài: (1’) Nêu mục đích, yêu cầu.

2- HD tập chép (20’)

- GV đọc đoạn chép lên bảng.

- GV nhận xét chính tả.

- Những chữ nào viết hoa?

- Lời nhân vật được đặt sau những dấu gì ? - Yêu cầu HS tìm. luyện viết từ, tiếng khó viết.

VD: xích lô, quá quắt, lưng còng ...

- YC HS chép bài vào vở.

- GV quan sát động viên HS.

- GV chữa bài.

3- HD bài tập (7’)

* Bài 2 (a):

- GV giúp HS hiểu nội dung và yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài trong vở bài tập.

2 HS lên bảng, HS khác viết bảng con

- HS nhận xét

- Trả lời

- HS viết bảng lớp/bảng con - Nhận xét

- HS chép bài.

- 1 HS nêu yêu cầu - HS khác theo dõi.

(11)

- GV cùng HS chữa bài.

* Bài 3:

- GV treo bảng phụ + HD

- Yêu cầu HS làm bài trong vở bài tập.

- GV cùng HS chữa bài.

- GV yêu cầu HS đọc thuộc C. Củng cố, dặn dò (2’) - NX tiết học, nhắc nhở HS

- 1 HS nêu yêu cầu - HS khác theo dõi.

- Làm bài - 1 HS chữa.

- HS đọc thuộc 11 chữ cái.

NS : 17/10/2018 NG: 24/10/2018

Thứ 4 ngày 24 tháng 10 năm 2018

TOÁN

TIẾT 33: GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN

I- MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Giúp HS biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần.

- Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên một số lần.

2.Kĩ năng:- Tự giải bài toán gấp một số lên nhiều lần 3.Thái độ:- Yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) 7 x5 + 15 7 x 9 = 24 - GV nhận xét

B- Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu bài (12’)

1. HD thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần

- Đưa ra bảng phụ ghi sơ đồ bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm ta cần phải biết gì?

- HD học sinh tóm tắt bằng sơ đồ:

+ Vẽ đoạn thẳng AB dài 2 cm. Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB VD: AB = 2cm ta coi là 1 đoạn tức là 1 phần thì đoạn CD gấp 3 lần thì CD là mấy phần như thế?

- GV vẽ bảng.

2 HS lên bảng đọc bảng nhân 7 2 HS làm bảng lớp

- Nhận xét

1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Cho AB dài 2 cm, CD dài gấp 3 lần AB.

- Hỏi đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm?

- Biết số đo độ dài AB, biết CD gấp 3 lần

- HS quan sát.

- CD bằng 3 phần như thế A 2 cm B

2 x 3 = 6 cm.

- Muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta lấy 2 cm nhân với 3 lần

(12)

- Đoạn CD dài bao nhiêu cm?

- Muốn gấp 2cm lên 3 lần ta làm như thế nào?

* Bài toán đó là bài toán gấp một số lên nhiều lần.

- GV lấy thêm ví dụ để HS hiểu.

- Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm thế nào?

2.Thực hành Bài 1 (5’):

- Gọi học sinh nêu YC bài tập 1.

- Yêu cầu HS tự vẽ sơ đồ rồi tính vào vở

- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng giải, cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.

- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài 2 (5’):

- Yêu cầu HS nêu bài toán.

- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện vào vở.

- Mời một học sinh lên bảng giải . - Nhận xét, chữa bài.

Bài 3 (5’)

- Gọi học sinh đọc bài - Giáo viên giải thích mẫu.

- Cả lớp tự làm các phần còn lại.

- Gọi lần lượt từng em lên bảng điền số thích hợp vào ô trống, cả lớp nhận xét bổ sung.

- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.

C. Củng cố - Dặn dò: (2’)

- Muốn gấp 1số lên nhiều lần ta làm thế nào?

- NX tiết học

- Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần

- Một em nêu đề bài

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Nhận xét, bổ sung.

Giải

Tuổi của chị năm nay là:

6 x 2 = 12 (tuổi) Đáp số: 12 tuổi.

- Học sinh nêu bài toán, phân tích đề.

- Lớp tự giải vào vở.

- Một học sinh lên chữa bài (ĐS: 35 quả cam)

- Một em đọc đề bài 3

- Cả lớp trao đổi rồi tự làm bài.

- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.

TẬP ĐỌC

TIẾT 14: BẬN

I- MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

+ Đọc trôi chảy cả bài, phát âm đúng: lịch, làm lửa.

+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, biết đọc bài thơ với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật.

2.Kĩ năng:- - Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

+ Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài.

(13)

+ Nội dung bài: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào đời.

+ Học thuộc lòng bài thơ.

3.Thái độ:-Yêu thích môn học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Tự nhận thức - Lắng nghe tích cực

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ SGK

IV- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

3 HS đọc chuyện: Lừa và ngựa.

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- GV đánh giá B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: (1’) 2- Luyện đọc: (11’) - Đọc mẫu, HD đọc

* Đọc câu kết hợp phát âm - thổi nấu, ánh sáng, vẫy gió

*Đọc từng khổ thơ trước lớp

- HD cách đọc ngắt nhịp từng dòng thơ 4 dòng khổ 1 và 4 dòng khổ 2

* Đọc khổ thơ theo nhóm

*Đọc ĐT cả bài

3- Tìm hiểu bài: (10’)

* Khổ thơ 1, 2

- Mọi người, mọi vật xung quanh bé bận những việc gì?

- Bé bận những việc gì?

* Khổ 3

- Vì sao mọi ng, mọi vật bận mà lại vui?

- GV nhận xét và chốt lại.

- Em có bận rộn không? Em thường bận vì những công việc gì? Em có thấy bận mà vui không?

4- Học thuộc bài thơ (6’) - HD HS đọc thuộc lòng.

- HS thi đọc cả bài.

C- Củng cố, dặn dò: (2’) - Bài thơ giúp em hiểu điều gì?.

3 HS đọc và trả lời câu hỏi - Nhận xét

- HS theo dõi và quan sát tranh SGK - Đọc nối tiếp câu

- Phát âm cá nhân, đồng thanh 3 HS đọc nối tiếp khổ thơ - HS phát hiện cách ngắt nhịp - Luyện đọc cá nhân, đồng thanh - Đọc khổ thơ theo nhóm

- Thi đọc khổ thơ trong nhóm - Đồng thanh cả bài

- HS đọc thầm, suy nghĩ trả lời và nhận xét.

- Bận bú, bận ngủ, bận chơi, tập khóc, tập cười.

- HS tự do phát biểu theo suy nghĩ của mình.

- Nhiều HS phát biểu

- Nhẩm thuộc bài thơ

- Thi đọc thuộc bài thơ theo 2 nhóm

(14)

CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT)

TIẾT 14: BẬN

I- MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Rèn kĩ năng viết chính tả: viết chính xác, trình bày đúng các khổ thơ 2, 3 trong bài: Bận.

- Nhớ và viết đúng các tiếng khó.

2.Kĩ năng: - Làm đúng các bài tập phân biệt cặp vần en/ oen.

3.Thái độ:- Yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép 2 lần bài tập 2, vở bài tập

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A- Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi HS viết: tròn trĩnh, chảo rán, Giò chả, trôi nổi

- Đánh giá B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: (1’) Nêu mục đích, yêu cầu.

2- HD nghe, viết (20’) a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- Đọc khổ thơ 2, 3. YC HS đọc lại.

- Bài thơ viết theo thể thơ gì?

- Những chữ nào cần viết hoa?

- Viết từ ô nào trong vở?

- HD viết tiếng khó: lịch, làm lửa, thổi nấu, cấy lúa

- GV cùng HS nhận xét.

b. Đọc cho HS viết bài, đọc cho HS soát

c. GV thu, chữa bài.

3- HD làm bài tập (7’)

* Bài tập 1: Điền en/oen - GV treo bảng phụ.

- Yêu cầu HS làm vở bài tập.

- GV cùng HS chữa bài.

+ Nhanh nhẹn

+ Nhoẻn miệng cười

* Bài 2 (a):

- Gv chia lớp 3 nhóm. Phát phiếu thảo luận

- Yêu cầu trao đổi nhóm.

- Đại diện nhóm dán KQ lên bảng, trình bày

2 HS lên bảng, HS khác viết bảng con - NX

- HS nghe GV đọc. 1 HS đọc lại - Thơ 4 chữ.

- Chữ đầu mỗi dòng thơ.

- Viết lùi vào 2 ô - Viết bảng con

- HS viết vào vở, đổi chéo soát lỗi

1 HS nêu yêu cầu, HS khác theo dõi.

- HS làm vở bài tập, 2 HS lên bảng thi làm ở bảng phụ.

- Lớp nhận xét

1 HS nêu yêu cầu, HS khác theo dõi.

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS thi điền nhanh trong nhóm, nhóm nào có kết quả xong trước dán lên bảng.

- Đại diện nhóm đọc kết quả

(15)

- GV cùng HS chữa bài. Tuyên dương nhóm thắng cuộc

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Gv hệ thống nội dung bài học - Nhận xét giờ học

1 số HS trả lời, nhận xét.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 7: ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI - SO SÁNH

I- MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- HS nắm được kiểu so sánh: So sánh sự vật với con người.

- Ôn về từ chỉ trạng thái: Tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc.

2.Kĩ năng:- Vận dụng tìm và phân biệt các từ chỉ hoạt động, trạng thái...

3.Thái độ:- Yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép bài tập 1

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) : - Ghi dấu phẩy vào câu sau: Bộ đội ta trung với nước hiếu với dân.

- GV nhận xét B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: (2’) - Nêu mục đích, yêu cầu.

2- HD làm bài tập

* Bài tập 1: (13’) - GV treo bảng phụ.

- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài.

- Yêu cầu làm vở bài tập.

- GV cùng HS chữa bài

* Bài tập 2 (Ứng dụng PHTM) (13’) - HD cách làm:

+ Các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào?

+ Từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào?

- GV giúp HS hiểu thế nào là hoạt động chơi bóng của các bạn.

- Giao BT cho HS trên máy tính bảng.

YCHS làm bài tập theo nhóm 4 - GV đưa ra đáp án đúng và kiểm tra

1 HS lên bảng, HS khác nhận xét

1 HS đọc yêu cầu - Cả lớp đọc thầm.

4 HS lên bảng, dưới làm vở bài tập.

- Nhận xét

1 HS đọc yêu cầu - Cả lớp đọc thầm.

- Đoạn 2 - Đoạn 3

- Thảo luận, làm bài theo nhóm.

(16)

kết quả bài làm của cả lớp, của một số HS trên máy tính của GV.

- Nhận xét, khen HS làm bài tốt C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học

THỦ CÔNG

TIẾT 7: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- HS biết cách gấp, cắt, dán bông hoa. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa tương đối đều nhau.

2.Kĩ năng

- Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh , các cánh của bông hoa đều nhau.

-Có thể cắt được nhiều bong hoa, trình bày đẹp.

3.Thái độ:-Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ :

GV : Mẫu bông hoa bằng giấy có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát - Mẫu hình vuông.

- Tranh quy trình gấp bông hoa.

- Kéo thủ công, bút chì.

HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh - Giáo viên nhận xét đánh giá.

2.Bài mới

a) Giới thiệu bài (1’):

b) HD cách gấp, cắt, dán bông hoa * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét (7’):

- Cho quan sát mẫu một số bông hoa 4 cánh , 8 cánh 5 cánh gấp sẵn và hỏi : + Các bông hoa này có đặc điểm và hình dạng như thế nào?

+ Ta có thể áp dụng cách gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh để gấp cắt các bông hoa không?

- GV liên hệ : Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều loại hoa với các hình dạng cánh hoa khác nhau.

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.

- Lớp theo dõi giới thiệu bài .

- Lớp tiến hành quan sát mẫu và nêu nhận xét:

+ Bông hoa có thể có 4 , 5 hoặc 8 cánh. Các cánh hoa giống ngôi sao vàng có 5 cánh đều bằng nhau và hơi bầu.

- Lắng nghe giáo viên để nắm được đặc điểm của bông hoa cắt dán với bông hoa thật

(17)

*Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.

(treo tranh) (22’).

Bước 1: Gấp, cắt, dán bông hoa năm cánh.

- Gọi 1HS lên bảng thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.

- HD HS gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh.

+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh là 6 ô.

+ Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh: như gấp cắt ngôi sao.

+ Vẽ đường cong (như tranh quy trình).

+ Cắt theo đường cong để được bông hoa 5 cánh.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh .

+ Cắt các tờ giấy HV có kích thước khác nhau.

+ Gấp tờ giấy HV làm 4 phần bằng nhau, gấp đôi lại.

+ Vẽ đường cong rồi cắt theo đường cong ta được bông hoa 4 cánh.

+ Cắt bông hoa 8 cánh: Gấp đôi hình để cắt bông hoa 4 cánh rồi cắt theo đường cong ta được bông hoa 8 cánh.

Bước 3: HD HS dán các hình bông hoa.

+ Bố trí các bông hoa vừa cắt vào các vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng rồi nhấc từng bông hoa, bôi hồ, dán vào đúng vị trí đã định. Vẽ thêm cành , lá...

- Gọi 3HS lên bảng thực hiện thao tác gấp, cắt, dán các bông hoa 4, 8 và 5 cánh.

- Cho học sinh tập gấp bằng giấy nháp . 3. Củng cố - Dặn dò (2’):

- Yêu cầu học sinh thu dọn đồ dùng.

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Lớp quan sát bạn chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông như đã học lớp 2

- Quan sát giáo viên hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau theo đường chéo qua từng bước cụ thể .

- Tiếp tục quan sát giáo viên để nắm được cách gấp qua các bước, 4b để có được một bông hoa 4 cánh và 8 cánh.

- 3 em lên bảng thực hiện cách gấp cắt các bông hoa có 4 , 8 và 5 cánh . - Cả lớp tập cắt trên giấy nháp.

- Thu dọn đồ dùng học tập.

NS : 18/10/2018 NG: 25/10/2018

Thứ 5 ngày 25 tháng 10 năm 2018

TOÁN

TIẾT 34: LUYỆN TẬP

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Giúp HS củng cố và vận dụng để giải bài toán gấp một số lên nhiều lần và về nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.

(18)

2.Kỹ Năng: Thực hiện giải bài toán gấp một số lên nhiều lần và về nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực và chủ động học tập.

II-ĐỒ DÙNG: Bảng phụ, VBT

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A- Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi HS đọc bảng nhân 5, 6 - Đánh giá

B- Thực hành:

* Bài tập 1 (7’): Tính theo mẫu - GV HD mẫu

Gấp 4 lần

5 20

x 4 - GV hướng dẫn HS làm bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. - Yêu cầu HS kiểm tra bài của nhau. - GV cùng HS nhận xét bài. * Bài tập 2 (7’): Tính - Gọi HS đọc đề bài. - HD. YC làm bài. Gọi 2 HS lên bảng. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng 14 19 25 33

x x x x

5 7 6 7

70 133 150 231 - GV nhận xét.

* Bài tập 3 (7’): Giải toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết trong vườn có bao nhiêu quả quýt ta cần phải biết gì?

- Đánh giá

* Bài tập 4 (7’):

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng. Lớp làm vào VBT - Đánh giá

C- Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học.

5 HS

- Lớp nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.

- HS nghe GV hướng dẫn.

- HS làm bài, 1 HS chữa bài.

- HS kiểm tra bài.

1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.

- HS làm bài - Nhận xét.

1 HS đọc đề bài. Tóm tắt - Trả lời

- HS làm bài vào vở.

- Nhận xét

Bài giải

Trong vườn có tất cả số cây là:

16 x 4 = 64(cây) ĐS: 64 cây - Một HS đọc YC

- HS lên thực hành bảng - Lớp quan sát, nhận xét

(19)

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 7: NGHE-KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP

I- MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện: Không nỡ nhìn, nhớ nội dung câu chuyện, hiểu điều câu chuyện muốn nói, kể lại tự nhiên.

2.Kĩ năng:- HS biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp: trao đổi vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng.

3.Thái độ:-Yêu thích môn học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân - Đảm nhận trách nhiệm

- Tìm kiếm sự hỗ trợ

III- ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ SGK, VBT,…

IV- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A- KTBC: (5’)

- Gọi 2 hs kể lại chuyện “Buổi đầu em đi học”

- GV nhận xét B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: (2’) 2- HD làm bài tập:

* Bài tập 1: (26’)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và đọc thầm 4 câu hỏi.

* GV kể chuyện lần 1.

- Tên câu chuyện là gì?

- Truyện xảy ra ở đâu?

- Trong truyện có mấy nhân vật

- Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?

- Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?

- Anh trả lời như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về anh thanh niên

*GV kể chuyện lần 2 - GV cho 1 HS kể lại.

- GV cho HS kể lại theo cặp.

- GV yêu cầu HS kể lại theo câu gợi ý trên bảng.

+ GV kết luận mang tính giáo dục HS.

2 hs kể lại chuyện “Buổi đầu em đi học”

- Nhận xét

1 HS đọc yêu cầu

- HS quan sát và đọc câu hỏi.

- HS nghe.

- Không nỡ nhìn

- Trên một chuyến xe buýt đông khách - Anh thanh niên và bà cụ già

- Anh ngồi 2 tay ôm mặt.

- Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?

- Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

- HS tự do phát biểu những suy nghĩ của mình

- HS nghe.

1 HS kể lại - nhận xét.

- Từng cặp kể lại cho nhau nghe.

4 HS kể lại.

- Nhận xét

(20)

- GV cùng HS bình chọn bạn kể hay nhất.

C. Củng cố dặn dò (2’) - GV nhận xét giờ học

TẬP VIẾT

TIẾT 7: ÔN CHỮ HOA: E, Ê

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Củng cố cách viết chữ viết hoa E thông qua bài tập ứng dụng.

+ Viết tên riêng : Ê- Đê ” bằng cỡ chữ nhỏ.

+ Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ Em thuận anh hoà là nhà có phúc.

2.Kĩ năng:- - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ . 3.Thái độ:-Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Mẫu chữ viết hoa E, Ê, tên riêng Ê-đê và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - GV đọc: D, Đ, Kim Đồng - Đánh giá

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD viết trên bảng con (9’) a. Luyện viết chữ hoa: E, Ê

- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ

- YC HS tập viết trên bảng con

b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng) - HS đọc từ ứng dụng: Ê-đê

- GV giới thiệu, HD HS viết:

- YC HS tập viết trên bảng con c. Luyện viết câu ứng dụng

3 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con

- Nhận xét

- HS tập viết vào bảng con - Đọc từ

- HS tập viết trên bảng con

(21)

- Đọc câu ứng dụng

- GV giúp HS hiểu nghĩa câu tục ngữ - HD viết:

- YC HS tập viết bảng con chữ: Em 3. HD viết vào vở TV (15’)

- GV nêu yêu cầu bài viết 4. Chữa bài (3’)

- GV nhận xét 5, 7 bài C. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét giờ học

- Biểu dương những HS viết bài đúng, đẹp.

Về nhà học thuộc câu ứng dụng

Em thuận anh hòa là nhà có phúc

- HS tập viết bảng con - HS viết bài vào vở

ĐẠO ĐỨC (5C)

TIẾT 7 : NHỚ ƠN TỔ TIÊN

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Học sinh biết được ai cũng có tổ tiên, ông bà; biết được trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình, dòng họ.

2. Kĩ năng: Học sinh biết làm những việc thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

3. Thái độ: Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập. ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. 4’

? Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và htập?

? Hãy kể việc mình đã làm thể hiện là người có ý chí - GV nhận xét đánh giá

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: 2’ (Nghe nhac)

? Bài hát nói về điều gì?

GV: Ai cũng có tổ tiên dòng họ của mình.

Vậy để nhớ đến tổ tiên ta cần thể hiện như thế nào. Thì hôm nay cô cùng các con tìm hiểu nội dung của bài: Nhớ ơn tổ tiên.

2. Nội dung bài

*HĐ1: Tìm hiểu nd truyện Thăm mộ 10’

+ Là biết khắc phục khó khăn, tiếp tục phấn đấu và học tập, không chịu lùi bước để đạt được kết quả tốt.

- Cả lớp theo dõi nhận xét

+ Ai cũng có bố mẹ, ông bà, tổ tiên của mình. Vì thế, ta phải nhớ tới để biết ơn, để đáp đền.

- HS quan sát

(22)

? Trong bửc tranh vẽ gì?

GV: Họ là ai? Đi thăm mộ nhân dịp nào?

Thì chúng ta tìm hiểu c/c Thăm mộ - HS đọc truyện Thăm mộ

? Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?

? Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?

? Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?

? Qua c/chuyện trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà?

KL: Mỗi chúng ta không ai là không có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Chính vì vậy, chúng ta cần biết ơn tổ tiên và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gđ, dòng họ. Đó là truyền thống vănhoá tốt đẹp của dân tộc VN.

* Con người có tổ, có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn Chuyển ý: Để biết ơn tổ tiên thì chúng ta phải thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể. Vậy việc làm như thế nào thì chúng ta cùng chuyển sang BT1:

*Hđộng 2: Làm bài tập 1, trong SGK. 8’

GVKL: Chúng ta cần nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc làm ở câu: a, c, d, đ.

Chuyển ý: Vậy đối với chúng ta thì chúng ta đã làm được việc gì để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên.

* Hoạt động 3: Tự liên hệ 10’

?Trong ó nh ng vi c l m n o em ãđ ữ ệ à à đ l m à được? vi c l m n o ch a l mệ à à ư à

c (s l m)?

đượ ẽ à

Những việc làm thể hiện Đã Sẽ

+ 2 bố con bạn nhỏ đang thắp hương trước mộ.

- 1->2 HS kể lại

- TLN theo 3 câu hỏi sau:

+ Bố cùng Việt ra thăm mộ ông nội, mang xẻng ra dọn mộ, đắp lên mộ những vạt cỏ tươi tốt. Kính cẩn thắp hương trên mộ ông và những mộ xung quanh.

+ Bố muốn nhắc Việt phải biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống của gđ.

+ Việt muốn lau dọn bàn thờ để thể hiện lòng biết ơn của mình với tổ tiên.

+ Em thấy rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, của dân tộc VN ta.

* 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK

* Đó là lời răn dạy của cha ông đối với mỗi chúng ta: Dù ở địa vị nào, ở bất kỳ nơi đâu, và trong hoàn cảnh nào cũng đừng quên cội nguồn của mình, phải nhớ đến tình cha, nghĩa mẹ, công đức ông bà, tổ tiên và như thế nối tiếp từ đời này, qua đời khác.

- HS thảo luận nhóm 2

- Đại diện lên trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do Đáp án: a, c, d, đ.

- Lớp nhận xét

* 2 HS đọc lại những việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên ở bài tập 1.

- HS nêu những việc cần làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.

- HS trình bày - lớp nhận xét VD:

(23)

lòng biết ơn tổ tiên làm làm

- Chúc tết ông bà x

- GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết thể hiện lòng biết ơn các tổ tiên bằng việc làm cụ thể và nhắc nhở HS khác học tập theo bạn.

- Cho qs 1số ảnh thể hiện lòng biết ơn tổ tiên

GV: Người ta đi thăm viếng, vun lại những nấm mồ, phát cỏ dại, chặt cây cối quanh mộ, sửa sang, tu bổ phần mộ của những người quá cố trong gia đình và cả những phần mộ của các vị tổ tiên nhiều đời trước đó, để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên của mình.

- Cho xem một clip thể hiện lòng biết ơn tổ tiên

3. Củng cố dặn dò 3’

GV: Nhớ ơn tổ tiên là một truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Chúng ta tự hào và cố gắng phát huy những truyền thống đó.

- Nxét giờ học - VN Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình.

+Cùng bố mẹ đi thăm mộ tổ tiên ông bà

+Cố gắng học tập chú ý nghe lời thầy cô

+Giữ gìn các di sản của gđình, dòng họ

+Góp tiền để tôn tạo và xd các đền chùa.

+Gìn giữ nền nếp gia đình

+Ước mơ trở thành người có ích cho gia đình, đất nước.

+ Chúc tết ông bà + Mừng thọ ông bà

+ Giúp bố mẹ lau dọn bàn thờ.

+ Viết thư thăm hỏi sức khoẻ ông bà + Thắp hương ông bà, tổ tiên vào những ngày giỗ, ngày tết…

1. Nhắn nhủ con cháu: dù đi đâu, về đâu cũng không quên gố rễ, tổ tiên của mình.

2. Biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ có công sinh thành.

- HS đọc lại phần ghi nhớ của bài

KĨ THUẬT( 5C)

TIẾT 7: NẤU CƠM (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU: HS cần phải:

I. MỤC TIÊU: HS cần phải:

1. Kiến thức: - Biết cách nấu cơm.

2. Kĩ năng: - Nấu được cơm.

3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.

* GDTKNL : Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng.

Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Gạo tẻ.Nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện.Bếp ga du lịch.

- Dụng cụ đong gạo. Rá, chậu để vo gạo.Đũa dùng để nấu cơm.

- Xô chứa nước sạch.Phiếu học tập:

1. Kể tên các dụng cụ,nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng...:...

2. Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng...và cách thực hiện:...

(24)

3.Trình bày cách nấu cơm bằng...:...

4.Theo em,muốn nấu cơm bằng...đạt yêu cầu(chín đều,dẻo), cần chú ý nhất khâu nào?...

5. Nêu ưu,nhược điểm của cách nấu cơm bằng...:...

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ 3’

- Nêu công việc chuẩn bị khi nấu ăn B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài. 1’

2. Các hoạt động

* Hoạt động 1.Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình. 10’

? Nêu các cách nấu cơm ở g/đ . - G tóm tắt các ý trả lời của H.

- G nêu vấn đề (Sgv tr38)

* HĐ 2 . Tìm hiểu cách nấu cơm bằng xoong, nồi trên bếp (nấu cơm bằng bếp đun) 12’

? GV cho H thảo luận nhóm theo ND phiếu học tập

NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP.

1. Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun.

2. Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun và cách thực hiện.

3. Trình bày cách nấu cơm bằng bếp đun.

4. Theo em, muốn nấu cơm bằng bếp đun đạt yêu cầu( chín đều, dẻo), cần chú ý nhất khâu nào?

5. Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng bếp đun?

- G gọi 1-2 H lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun. G q/s, uốn nắn, NX và hướng dẫn H cách nấu cơm bằng bếp đun.

- GV lưu ý HS một số điểm cần chú ý khi nấu cơm bằng bếp đun (SGVtr 39).

- GV thực hiện thao tác nấu cơm bằng bếp đun để H hiểu rõ cách nấu cơm và có thể thực hiện tại g/đ.

* HĐ 3. Đánh giá kết quả học tập. 8’

? Em thường cho nước vào nồi nấu cơm theo cách nào.

- HS trả lời .

HS liên hệ thực tế để trả lời.

HS đọc ND mục 1+q/s H1-2-3 Sgk và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình để thảo luận nhóm, sau đó các nhóm báo cáo kết quả.

- HS lên bảng thực hiện. NX

HS trả lời câu hỏi.NX HS đọc ghi nhớ SGK tr37

(25)

-? Vì sao phải giảm nhỏ lửa khi nước đã cạn.

3.Nhận xét-dặn dò: 3’

- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 14: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.Kiến thức: - Vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động suy nghĩ của con người

2.Kĩ năng - Nêu 1 VD cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể 3.Thái độ:-Yêu thích môn học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI;

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ.

- Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ SGK, sơ đồ cơ quan thần kinh

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC: (5’)

- Cơ quan thần kinh gồm có những bộ phận nào?

- Não và tuỷ sống có vai trò gì?

- GV đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) - Nêu mục tiêu giờ dạy.

2. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: QS hình trong SGK (7’) a. Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi suy nghĩ của con người.

b. Cách tiến hành:

- Cho học sinh quan sát hình 1 SGK - Chia nhóm 4. YC thảo luận:

+ Khi bất ngờ dẫm phải đinh, Nam có phản ứng như thế nào?

+ Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển

+ Sau khi rút chiếc đinh khỏi dép Nam đã vứt đinh vào đâu? Việc làm đó có tác dụng

2 HS trả lời - Nhận xét

- Quan sát

- HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

- Đại diện trả lời.

- HS khác nhận xét.

(26)

gì?

- YC HS thảo luận cá nhân:

+ Nêu nội dung từng bức tranh.

+ Yêu cầu thảo luận câu hỏi SGK.

- Cơ quan nào điều khiển hành động của Nam?

- Não có vai trò gì trong cơ thể?

* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (10’) a. MT: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển mọi hoạt động của con người

b. Cách tiến hành

- YC học sinh đọc VD1 SGK

- Khi viết chính tả, cơ quan nào tham gia hoạt động?

- Bộ phận nào điều khiển?

- GV chốt lại.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm thêm ví dụ cho thấy não điều khiển phối hợp hoạt động của cơ thể.

- Hàng ngày bộ phận nào giúp ta học tập và ghi nhớ?

- GV kết luận: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể người mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.

* Hoạt động 3: Trò chơi (10’)

- Yêu cầu HS cầm tay, nhìn, nghe một số đồ vật như: bút, cốc, ....

- Cho các em bịt mắt rồi cho nhận biết các đồ vật (đúng được thưởng)

- GV cùng HS nhận xét.

- Làm thế nào để em đoán đúng?

- GV kết luận lại.

C. Củng cố dặn dò (2’)

- Chú ý bảo vệ cơ quan thần kinh

- Nêu - Não

- Não giúp ta học tập và ghi nhớ.

2-3 HS đọc.

- Thần kinh - Não

- Thảo luận nhóm, đại các nhóm báo cáo kết quả

- Não

- Theo dõi, 2 HS đọc lại

- Thực hiện

- Một số nhóm đoán - Nhớ lại

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 : VÒNG TAY BẠN BÈ NGHE- KỂ CHUYỆN: MÀU CỦA CẦU VỒNG

I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

- Qua câu chuyện Màu của cầu vồng, học sinh hiểu dù có tài giỏi đến đâu nếu sống đơn lẻ (một mình ) sẽ không thể toả sáng được.

- HS nhận thức được sức mạnh của đoàn kết, hợp tác trong một tập thể.

II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:

-Tổ chức theo quy mô lớp

(27)

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Câu chuyện mầu của cầu vồng.

- Ảnh chụp về hoạt động tập thể của lớp

IV: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2.4 . Các bước tiến hành - Bước 1: Nghe kể chuyện

GV : trong cuộc sống, có một số người thông minh, tài giỏ , họ luôn cho mình là giỏi nhất. Các em lắng nghe câu chuyện sau đây và trình bày ý kiến của mình, đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ trên.

GV kể lần 1 ( kết hợp giải nghĩa từ ) Mẫu chuyện ( theo tài liệu HĐNGLL trang 27,28 )

GV kể lần 2 ( theo gợi ý đã viết sẵn trên bảng phụ )

Theo 7 câu hỏi ở tài liệu trang 28 - Bước 2: HS kể:

- 7 HS khá, giỏi xung phong kể mẫu tiếp nối câu chuyện theo gợi ý(7 câu hỏi) - Kể theo nhóm (7 em )

- HS thi kể trước lớp : hai bạn cùng thi kể 1 đoạn

- Nêu những gì mình thích trong cách kể của từng bạn ( luu ý không bình chọ ai hay hơn ai ) nên chỉ ra những ưu điểm của cá bạn.

- Cả nhóm các em thi nhau kể

- 1 Hs giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện + Nhận xét đánh giá:

- GV hỏi người nào tự cho mình là giỏi nhất, quan trọng nhất, em tán thành hay không tán thành suy nghĩ đó? Vì sao.

- Gv trong một tập thẻ ai cũng có một mặt mạnh ,mặt yếu. Nếu chúng ta biết kết hợp lại với nhau ta sẽ thành công trong mọi việc. Một người dù có tài giỏi đến đâu nếu sống đơn lẻ, sẽ sống không có ích cho cộng đồng.

- Khen ngợi các em đã nắm được nội dungvà ý nghĩa của câu chuyện . Chúc lớp mình sẽ mãi mãi là“ Màu cầu vồng”

- Hs lắng nghe

- Hs kể

- Hs kể trong nhóm - Hs phát biểu

(28)

NS : 19/10/2018 NG: 26/10/2018

Thứ 6 ngày 26 tháng 10 năm 2018

TOÁN

TIẾT 35: BẢNG CHIA 7

I- MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Giúp HS dựa vào bảng nhân 7 lập bảng chia 7 và học thuộc bảng chia 7.

2.Kĩ năng: - Thực hành chia trong phạm vi 7 và giải toán có lời văn.

3.Thái độ:-Yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG: Các tấm bìa mỗi tấm có 7 chấm tròn

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC: (5’) - Gấp 3 dm lên 5 lần 4 kg được gấp lên 7 lần - GVđánh giá

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài (1’) - Nêu mục tiêu giờ dạy.

2. Lập bảng chia 7 (12’)

- GV yêu cầu HS cùng lấy 2 tấm bìa có 7 chấm tròn.

Hỏi: 7 lấy mấy lần?

- Yêu cầu HS viết phép tính.

- Có 14 chấm tròn chia đều vào các tấm bìa. Mỗi tấm 7 chấm tròn thì được mấy tấm? Vì sao?

- GV ghi 14 : 7 = 2. Giải thích cách lập từ phép nhân thành phép chia

- Muốn lập bảng chia 7 dựa vào đâu?

- GV nêu thêm: 7 x 3 = 21 thì 21 : 7 = ? - Tương tự HS lập giấy nháp lập tiếp bảng chia 7

- HD HS nhẩm thuộc bảng chia 7 3. Thực hành:

* Bài 1 (4’): Tính nhẩm - HD HS làm BT và chữa

- Trả lời miệng - Lớp nhận xét

- HS lấy 2 tấm bìa để mặt bàn

7 lấy 2 lần.

7 x 2 = 14

2 tấm. Vì: 14 : 7 = 2 tấm 2 HS đọc

- Dựa vào bảng nhân 7 21 : 7 = 3

- Lập tiếp bảng chia 7 - Nhẩm thuộc bảng chia 7 - Đọc đề bài. Nêu YC - HS làm bài vào vở.

- Nhận xét

(29)

- GVđánh giá - Củng cố KT

* Bài 2 (3’): Tính nhẩm

- GV cho HS tự làm bài rồi kiểm tra chéo kq

- Vì sao con viết được ngay kết quả của phép chia?

* Bài 3 (4’): Giải toán - Bài toán cho biết gì - Bài toán hỏi gì

- Muốn biết mỗi can đựng bao nhiêu lít dầu ta cần biết gì?

- GV hướng dẫn cách giải. YC làm bài - GV nhận xét

* Bài 4 (4’): Giải toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết có bao nhiêu can đựng dầu cần phải biết gì?

- HD cách giải và cho HS giải vở.

C. Củng cố, dặn dò (2’) - 1 số HS đọc lại bảng chia 7.

- Nhắc HS về học thuộc bảng chia 7.

- Đọc đề bài. Nêu YC - HS làm bài vào vở.

- Nhận xét

- Vì dựa vào kết quả của phép nhân:

lấy tích chia cho số này được số kia,

- 1 HS đọc đề bài. Tóm tắt - Trả lời

- Làm BT, 1 HS làm bảng phụ Bài giải

Mỗi can đựng số lít dầu là 35 : 7 = 5(l)

ĐS: 5 l dầu - 1 HS đọc đề bài. Tóm tắt - Trả lời

- Làm BT, 1 HS làm bảng phụ Bài giải

Có tất cả số can đựng dầu là 35 : 7 = 5(can)

ĐS: 5 can dầu

SINH HOẠT LỚP + KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ (Tiết 2)

I.MỤC TIÊU:

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những người xung quanh.

- Giáo dục các em có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện tốt công việc và làm việc khoa học.

- Bài tập cần làm: Bài 3,4.

II. ĐỒ DÙNG.

- Tranh trong SGK.

- 1 chiếc áo để thực hành ở hoạt động 1.

- Phiếu bài tập cho hoạt động 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

Câu 4: Hãy viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông ( hoặc bà). Nhớ ghi địa chỉ của ông bà ngoài

[r]

Câu 11: Để trở thành người có lòng khoan dung, chúng ta không nên làm điều gì trong những việc làm dưới đâyB. Chăm chú lắng nghe để hiểu

Việt còn mang xẻng lựa xắn từng vầng cỏ phía xa đem về đắp lên mộ ông, rồi kính cẩn thắp hương trên mộ ông và những ngôi mộ xung quanh... b) Không coi trọng các kỉ

Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của

Bài 6 trang 8 SBT Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy nhận xét việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của bản thân và nêu dự kiến những việc

Các em có thể phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng việc: cố gắng học tốt, vâng lời ông bà, bố mẹ và ngày một phấn đấu tiến bộ, hoàn thiện bản thân