• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngữ Văn 6 HK1 năm học 2020-2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngữ Văn 6 HK1 năm học 2020-2021"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc kỹ đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại.

Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy.

Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua.

Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh”.

(Sự tích Hồ Gươm, Sách Ngữ văn 6, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

1. Văn bản Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại nào ? Nêu định nghĩa về thể loại đó.

2. Chỉ ra các danh từ chung và danh từ riêng trong câu văn:

“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.”

3. Đoạn trích trên kể về sự việc gì ?

4. Nêu ý nghĩa của văn bản Sự tích Hồ Gươm.

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Em hãy kể về một việc tốt mà em đã làm.

--- HẾT ---

Họ và tên học sinh: …………..…………...…… Số báo danh: ………

(2)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: NGỮ VĂN 6

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3 điểm

Câu Nội dung Điểm

1

Văn bản Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại nào ? Nêu định nghĩa về thể loại đó.

- Văn bản Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại truyện truyền thuyết.

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

0,25

0,5

2

Chỉ ra các danh từ chung và danh từ riêng trong câu văn “Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.”

- Danh từ chung: năm, giặc, hôm, vua, thuyền rồng, hồ - Danh từ riêng: Minh, Lê Lợi, Tả Vọng

0,5 0,25 3 Đoạn trích trên kể về sự việc gì ?

- Đoạn trích kể về sự việc đòi gươm và trả lại gươm thần. 0,5

4

Nêu ý nghĩa của văn bản Sự tích Hồ Gươm.

- Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa, văn bản Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.

1,0

II. PHẦN LÀM VĂN: 7 điểm

Ý Nội dung Điểm

Đề bài: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Yêu cầu chung:

- Về nội dung: Đề bài yêu cầu kể về một việc tốt mà em đã làm. Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được một câu chuyện có hoàn cảnh, có nhân vật, sự việc và diễn biến câu chuyện.

- Về phương pháp, yêu cầu học sinh kể lại sự việc theo một trình tự nhất định, mạch lạc, logic.

- Biết bố cục một bài văn kể chuyện đời thường gồm 3 phần

(3)

Ý Nội dung Điểm 1

Mở bài:

Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm. Việc làm đó gây ấn tượng với em như thế nào… (giới thiệu một cách khái quát).

1,0

2

Thân bài:

- Kể diễn biến sự việc:

+ Việc tốt đó là gì ? Xảy ra ở đâu ? Khi nào ? Với ai ? + Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.

- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào.

- Người được em giúp có cảm xúc như thế nào ? Điều đó làm em xúc động ra sao ?

5,0 3,0

1,0 1,0

3

Kết bài:

Suy nghĩ của bản thân về việc tốt đã làm. Định hướng cho những việc làm sau này của bản thân.

1,0

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN

Điểm 7: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn tự sự; trình bày đủ các ý cơ bản như trên; diễn đạt tốt; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; chữ viết đúng chính tả, bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

Điểm 5 - 6: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn tự sự; trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên; trình bày và diễn đạt tương đối tốt, có thể mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt, bài viết có cảm xúc.

Điểm 3 - 4: Vận dụng kiến thức để làm bài văn tự sự chưa tốt, nhiều đoạn kể lan man, lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

Điểm 1 - 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn tự sự, nhiều đoạn kể lan man, lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Lưu ý:

- Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung và hình thức trình bày, chữ viết, chính tả…) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh.

- Tôn trọng sự sáng tạo trong quá trình làm bài của học sinh, không yêu cầu học sinh nhất thiết phải theo đúng trình tự như Hướng dẫn chấm bài kiểm tra trên đây.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay nhận được lời khuyên đúng đắn.. Đối với anh chị

- Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng. - Thái độ đối với người khuyết tật. - Noi gương những người thành công. - Đánh giá khả năng của bản

Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các

- Lựa chọn vấn đề: Trong các vấn đề đời sống mà cuốn sách đã gợi lên, em hãy chọn một vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ nhất để chuẩn bị bài nói. - Tìm ý: Để

Đó có thể là nhu cầu đa dạng các hoạt động giảng dạy, trải nghiệm thực tế; giúp học sinh có thời gian thư giãn, kết hợp vừa học vừa chơi; giúp học sinh nắm được những

Vậy thì nên ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi,

Vật nuôi (thú cưng) là những loài động vật được con người nuôi dưỡng và chăm sóc để làm cảnh, bầu bạn… Một số loài vật thường được con người nuôi dưỡng như chó, mèo,

Vật nuôi (thú cưng) là những loài động vật được con người nuôi dưỡng và chăm sóc để làm cảnh, bầu bạn… Một số loài vật thường được con người nuôi dưỡng như chó, mèo,