• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngữ Văn 7 HK1 năm học 2020-2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngữ Văn 7 HK1 năm học 2020-2021"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.”

(Sách Ngữ văn 7, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

2. Chỉ ra các từ láy trong đoạn văn.

3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn:

“Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.”

4. Theo em, tại sao người xưa thường dùng cốm để làm quà sêu tết ?

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của tác giả Hồ Chí Minh.

--- HẾT ---

Họ và tên học sinh: …………..…………...…… Số báo danh: ………

(2)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: NGỮ VĂN 7

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3 điểm

Câu Nội dung Điểm

1

Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

- Đoạn văn trích từ văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm;

- Tác giả: Thạch Lam.

0,5 0,25 0,25 2

Chỉ ra các từ láy trong đoạn văn.

- Các từ láy trong đoạn văn: bát ngát, mộc mạc, vương vít, hòa hợp.

Tìm được 1-2 từ láy cho 0,25 điểm; 3-4 từ láy cho 0,5 điểm;

0,5

3

Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.”

- Biện pháp tu từ so sánh:

+ “màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý”

+ “màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già”

Tìm được mỗi biện pháp tu từ so sánh cho 0,25 điểm

- Ý nghĩa: Làm cho hai thứ sản vật (cốm, hồng) càng trở lên cao quý.

1,0

0,5

0,5

4

Theo em, tại sao người xưa thường dùng cốm để làm quà sêu tết ?

- Việc dùng cốm làm quà sêu tết có ý vị sâu xa bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ, nó rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta.

- Thứ lễ vật ấy lại sánh cùng quả hồng – hòa hợp, tốt đôi – biểu trưng cho sự gắn bó, hài hòa trong tình duyên đôi lứa.

1,0 0,75

0,25 II. PHẦN LÀM VĂN: 7 điểm

Ý Nội dung Điểm

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của tác giả Hồ Chí Minh.

Yêu cầu chung:

- Về nội dung: Đề bài yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. Về nội dung, yêu cầu học sinh phải trình bày

(3)

Ý Nội dung Điểm được những cảm xúc, suy nghĩ của mình về nội dung và hình

thức của tác phẩm văn học đó.

- Về hình thức: Biết cách biểu đạt tình cảm, biết bố cục một bài văn biểu cảm thành 3 phần theo yêu cầu.

1

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ.

1,0

2

Thân bài: Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.

- Cảm nghĩ về cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc qua hai câu thơ đầu.

+ Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Bác đã có sự so sánh đầy độc đáo, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối vô cùng gần gũi với con người, cũng có sức sống trẻ trung.

+ Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối.

→ Bức tranh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng song vẫn tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt.

- Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác qua hai câu thơ cuối.

+ Điệp ngữ “chưa ngủ” thể hiện sự chuyển biến bất ngờ, tự nhiên của tâm trạng; đồng thời mở ta hai nét tâm trạng của tác giả.

+ Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần một chiến sĩ cách mạng, của một tấm lòng yêu nước sâu nặng.

→ Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác, thể hiện sự hòa hợp, thống nhất giữa chất thi sĩ và chiến sĩ.

- Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ để thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

→ Tình cảm: khâm phục, yêu quí, biết ơn, tự hào... đối với Bác.

5,0

2,0

2,0

1,0

3 Kết bài: Khẳng định ấn tượng, cảm xúc chung của bản thân

về tác phẩm. 1,0

(4)

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN

Điểm 7: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn biểu cảm, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn; diễn đạt trôi chảy, lô gic; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; chữ viết đúng chính tả, bài viết có sự liên hệ so sánh, giàu cảm xúc.

Điểm 5 - 6: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn biểu cảm, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn, trình bày và diễn đạt tương đối tốt, có thể mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt.

Điểm 3 - 4: Vận dụng kiến thức để làm bài văn biểu cảm chưa tốt, nhiều đoạn lạc sang kể, tả lan man, lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

Điểm 1 - 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn biểu cảm nhiều đoạn lạc sang kể, tả lan man, lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Lưu ý:

- Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức trình bày, chữ viết, chính tả…) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh.

- Tôn trọng sự sáng tạo trong quá trình làm bài của học sinh, không yêu cầu học sinh nhất thiết phải theo đúng trình tự như Hướng dẫn chấm bài kiểm tra trên đây.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

- Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động về màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật hành động?. - Yếu tố

Giúp học sinh hiểu biết hơn về từ ngữ địa phương và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, từ đó thêm yêu quý Tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của các

Điểm 4 - 5: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn thuyết minh về ngôi trường, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính

Điểm 7: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức quan sát thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, mạch

Điểm 7: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn tự sự; trình bày đủ các ý cơ bản như trên; diễn đạt tốt; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; chữ

Điểm 3 - 4: Biết vận dụng kiến thức đã học và kiến thức quan sát thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, diễn đạt rõ ràng.