• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngữ Văn 8 HK1 năm học 2019-2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngữ Văn 8 HK1 năm học 2019-2020"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT

THÁI THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Em hãy đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”

(Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn 8, Tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 1. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào ? Tác giả của đoạn văn là ai ? 2. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn: Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

3. Hãy chỉ ra các cụm C - V trong từng câu ghép ở đoạn văn trên. Các vế câu trong mỗi câu ghép được nối với nhau bằng cách nào ?

4. Theo em, do đâu mà chị Dậu có sức mạnh bất ngờ, hành động quyết liệt, dữ dội như vậy ?

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm)

Từ văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 (Sách Ngữ văn 8, Tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng tờ giấy thi) nói về việc sử dụng bao bì ni lông ở địa phương em, trong đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, chỉ rõ từ tượng hình đã sử dụng.

Câu 2. (5 điểm)

Thuyết minh về một đồ dùng học tập của em.

---Hết---

Họ và tên học sinh:...;Số báo danh...

(2)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: NGỮ VĂN 8

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu Nội dung Điểm

1 - Phương thức biểu đạt của đoạn văn là tự sự.

- Tác giả của đoạn đoạn văn trên là Ngô Tất Tố.

0,25 0,25 2 Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn là để đánh dấu từ ngữ được

dùng với hàm ý mỉa mai: Một anh chàng được coi là “hầu cận ông lí” mà bị một người đàn bà đang nuôi con mọn túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm.

0,5

3

- Câu ghép thứ nhất có 2 cụm C - V:

Hai người/ giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy/ đều buông gậy ra, áp vào C V C V

vật nhau.

Hai vế câu trong câu ghép trên được nối với nhau bằng phấu phẩy và bằng quan hệ từ “rồi”.

(Nếu HS trả lời hai vế câu trong câu ghép trên được nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng quan hệ từ “rồi” cũng cho 0,25 điểm).

- Câu ghép thứ hai có 2 cụm C - V:

Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” /yếu hơn chị chàng con mọn, hắn/ bị chị C V C

này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

V

Hai vế câu trong câu ghép trên được nối với nhau bằng dấu phẩy.

0,25

0,25

0,25

0,25

4 - Hành động quyết liệt, dữ dội và sức mạnh bất ngờ của chị Dậu là do lòng căm hờn.

- Cái gốc của lòng căm hờn của chị Dậu lại chính là lòng yêu thương. Hành động quyết liệt ấy trực tiếp xuất phát từ động cơ bảo vệ anh Dậu, đó là một biểu hiện, một trạng thái của lòng yêu thương mãnh liệt.

0,5

0,5

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Câu Nội dung Điểm

1 Yêu cầu: Viết một đoạn văn ngắn nói về việc sử dụng bao bì ni lông ở địa phương em, trong đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, chỉ rõ từ tượng hình đã sử dụng.

* Hình thức:

- Đảm bảo thể thức của một đoạn văn, giới hạn không quá 10 dòng tờ giấy

2,0

(3)

thi, đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

* Nội dung:

- Bao bì ni lông được sử dụng khắp nơi, trong mọi việc như thế nào.

- Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông

- Đưa ra những biện pháp hạn chế việc dùng bao bì ni lông. Từ đó, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường sống

* Đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, chỉ rõ từ tượng hình đã sử dụng.

0,5 0,5 0,5

0,5

2 Đề bài: Thuyết minh về một đồ dùng học tập của em.

Yêu cầu chung:

- Học sinh biết vận dụng các kiến thức tích lũy được từ việc quan sát, tìm hiểu trong thực tế và lý thuyết để thuyết minh về đồ dùng học tập đó. Biết sử dụng hiệu quả các phương pháp thuyết minh; ngôn từ chính xác, dễ hiểu.

- Hình thức: Biết bố cục bài văn thuyết minh thành 3 phần theo yêu cầu.

5,0

Mở bài:

Giới thiệu khái quát đồ dùng học tập mà học sinh chọn để thuyết minh 0,75 Thân bài:

- Giới thiệu về nguồn gốc của đồ dùng học tập đó.

- Tác dụng của đồ dùng học tập.

- Các chủng loại của đồ dùng.

- Giới thiệu về cấu tạo của đồ dùng học tập (đặc điểm về hình dáng, kích thước, cấu tạo, màu sắc, chủng loại...)

- Cách sử dụng, bảo quản đồ dùng học tập.

0,5 0,5 0,5 1,0

1,0 Kết bài: Bày tỏ thái độ, suy nghĩ của em với đồ dùng học tập đó 0,75

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN

Điểm 5: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức quan sát thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, mạch lạc; diễn đạt trôi chảy, lô gic; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; đúng chính tả.

Điểm 3 - 4: Biết vận dụng kiến thức đã học và kiến thức quan sát thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, diễn đạt rõ ràng.

Điểm 1 - 2: Thiếu nhiều ý, nhiều ý lạc sang văn miêu tả, tự sự; bài viết không có bố cục, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Lưu ý:

- Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức trình bày, chữ viết, chính tả…) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh.

(4)

- Tôn trọng sự sáng tạo trong quá trình làm bài văn thuyết minh của học sinh, không yêu cầu học sinh nhất thiết phải theo đúng trình tự như Hướng dẫn chấm bài kiểm tra trên đây

- Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 điểm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Có kĩ năng làm bài văn thuyết minh với kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ. ràng, diễn đạt trôi chảy, có tính thuyết phục 3

- Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” đó để

cha mẹ cần trở thành những người bạn của con - thấu hiểu và chia sẻ với con mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, cha mẹ mới có thể đưa ra những đánh giá,

Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay nhận được lời khuyên đúng đắn.. Đối với anh chị

Điểm 4 - 5: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn thuyết minh về ngôi trường, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính

Điểm 7: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn biểu cảm, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự

Điểm 7: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức quan sát thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, mạch

Điểm 7: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn tự sự; trình bày đủ các ý cơ bản như trên; diễn đạt tốt; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; chữ