• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi trắc nghiệm và đáp án Di truyền học quần thể - mức độ vận dụng cao

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi trắc nghiệm và đáp án Di truyền học quần thể - mức độ vận dụng cao"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Mức độ 4: Vận dụng cao

Câu 1: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X tại vùng không tương đồng với NST Y gây ra. Giả sử trong một quần thể, người ta thống kê được số liệu như sau: 952 phụ nữa có kiểu gen XD XD, 355 phụ nữ có kiểu gen XD Xd, 1 phụ nữ có kiểu gen Xd Xd, 908 nam giới có kiểu gen XD Y, 3 nam giới có kiểu gen Xd Y. Tần số alen gây bệnh (Xd) trong quần thể trên là bao nhiêu?

A. 0,081 B. 0.102 C. 0,162 D. 0,008

Câu 2: Ở một loài thực vật sính sản bằng hình thức tự thụ phấn, alen A quy định thân cao, trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cây có kiểu gen quy định cây thân thấp bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi nảy mầm. Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,24AABB : 0,12AABb : 0,24AAbb : 0,16AaBB : 0.08AaBb : 0,16Aabb. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc môi trường. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?

(1) Ở thế hệ P tần số tương đối của alen a là 0,5 ; tần số tương đối của alen B là 0,5 (2) F1,trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỷ lệ 4/11 (3) F1, trong tổng số các cây thân cao, hoa trắng; cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỷ lệ 7/8

(4) Cho các cây thân cao, hoa đỏ F1 tự thụ phấn; trong số các cây bị đào thải ở thế hệ F2, các cây có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỷ lệ 99/39204

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Câu 3: Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX. Xét 4 gen, trong đó: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ hai có 4 alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y; gen thứ ba có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y; gen thứ tư có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y và không có alen tương ứng trên X. Theo lý thuyết, ở loài động vật này có tối đa bao nhiêu kiểu gen về bốn gen nói trên?

A. 1800 B. 2340 C. 1908 D. 1548

Câu 4: ở một quần thể thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ xuất phát (P) có tỉ lệ kiểu gen là: 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb; mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng về F1?

I. Ở F1 có tối đa 10 loại kiểu gen

II. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen ở F1 chiếm 11/80 III. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 2 tính trạng trội chiếm 54,5%

IV. Tỉ lệ kiểu gen mang 2 alen trội trong quần thể chiếm 32,3%

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Câu 5: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB và IO quy định. Trong quần thể cân bằng di truyền có 36% số người mang nhóm máu O, 45% số người mang nhóm máu A. Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:

1. Tần số alen IA trong quần thể là 0,3.

2. Tần số người có nhóm máu B dị hợp trong quần thể là 0,36.

3. Xác suất đế cặp vợ chồng trên sinh con có nhóm máu O là 16,24% 

4. Nếu cặp vợ chồng trên sinh đứa con đầu là trai, có nhóm máu O thì khả năng để sinh đứa thứ 2 là gái có nhóm máu khác bố và me là 25%

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 6:

(2)

Ở một loài thú, có 3 gen không alen phân ly độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc của lông, mỗi gen đều có hai alen (A, a; B, b; D, d). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 gen trội A, B, D cho màu lông đen, các kiểu gen còn lại đều cho màu lông trắng. Cho các thể lông đen giao phối với cá thể lông trắng, đời con thu được 25% số cá thể lông đen. Không tính vai trò của bố mẹ thì số phép lai có thể xảy ra là:

A. 12 B. 15 C. 24 D. 30

Câu 7:

Cho A-B- : đỏ; A-bb : đỏ; aaB- : vàng và aabb: trắng. Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb: 0,4 AaBb: 0,2 aaBb: 0,2 aabb. Quần thể trên tự thụ phấn qua 3 thế hệ, tỷ lệ kiểu hình ở đời con F3 là:

A. 272/640đỏ : 135/640 vàng : 233/640 trắng B. 135/640đỏ : 272/640 vàng : 233/640 C. 272/640đỏ : 233/640 vàng : 135/640.

D. 233/640đỏ : 272/640 vàng : 135/640.

Câu 8: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có 2 alen, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Kiểu hình thân cao ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 84%. Cho các phát biểu sau:

(1) Trong quần thể ban đầu, kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ cao hơn đồng hợp lặn.

(2) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể ban đầu cao hơn so với thế hệ F1. (3) Trong số cây thân cao ở thế hệ P, tỉ lệ cây dị hợp là 3/5.

(4) Nếu chỉ chọn các cây thân cao ở thế hệ P ngẫu phối, sau đó, trong mỗi thế hệ lại chỉ cho các cây thân cao ngẫu phối liên tiếp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở đời F3 là 1/49.

Số phát biểu đúng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 9: Ở gà 2n = 78 NST. Xét 4 gen: gen I có 4 alen nằm trên NST số1; gen II có 3 alen, gen III có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên cặp NSTsố 3; gen IV có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Cho biết quần thể gà ngẫu phối, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, không có đột biến. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

(1) Số kiểu gen đồng hợp các cặp gen ở gà trống trong quần thể trên là 48.

(2) Tổng số kiểu gen tối đa có trong quần thể trênlà 1050.

(3) Tổng số kiểu gen ở giới cái là 420.

(4) Tổng số kiểu giao phối tối đa có trong quần thể trên là 261600.

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Câu 10: Một quần thể thực vật giao phấn, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Hai cặp gen này phân li độc lập. Thống kê một quần thể (P) thu được kết quả như sau: 32,76% cây quả đỏ, tròn; 3,24% cây quả đỏ, dài; 58,24% cây quả vàng, tròn; 5,76% cây quả vàng, dài. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số alen B, b lần lượt là 0,2 và 0,8.

II. Tỉ lệ cây quả đỏ, tròn đồng hợp trong quần thể chiếm 1,96%.

III. Trong số các cây quả vàng, tròn cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 53,8%.

IV. Nếu cho tất cả các cây quả đỏ, dài tự thụ phấn thì thu được F1 có 8% cây quả vàng, dài.

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

(3)

Câu 11: Một người đàn ông có nhóm máu A từ một quần thể người Châu Âu có tỉ lệ người mang nhóm máu O là 4% và nhóm máu B là 21% kết hôn với người phụ nữ có nhóm máu A từ một quần thể người Châu Á có tỉ lệ người có nhóm máu O là 9% và nhóm máu A là 27%. Biết rằng, các quần thể trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền.

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh được 2 người con khác giới tính, cùng nhóm máu A là bao nhiêu?

A. 43,51% B. 85,73% C. 36,73%. D. 46,36%.

Câu 12: Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, aa quy định quả xanh, khả năng sinh sản của các cá thể là như nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn nghiêm ngặt có tần số kiểu gen là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. Giả sử bắt đầu từ thế hệ F1, chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể theo hướng loại bỏ hoàn toàn cây aa ở giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F1, cây Aa chiếm tỉ lệ 2/5.

II. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F2, kiểu gen aa chiếm tỷ lệ 1/10.

III. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F3, alen a có tần số 2/9.

IV. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F3, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 15/17.

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1

Câu 13: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng ?

(1) Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng bằng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P).

(2) Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ.

(3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P).

(4) Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi.

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Câu 14: Ở một quần thể động vật, giới đực dị giao tử locus I có 2 alen, locus II có 3 alen và cả 2 locus cùng nằm trên vùng không tương đồng X,Y. Locus III có 4 alen nằm trên NST Y không có alen tương ứng trên X. Trong số các phát biểu sau đây về quần thể nói trên, phát biểu nào không chính xác?

A. Có tối đa 45 kiểu gen của 3 locus có thể xuất hiện trong quần thể.

B. Nếu quần thể giao phối ngẫu nhiên, có thể tạo ra 504 kiểu giao phối khác nhau trong quần thể.

C. Nếu locus thứ III có đột biến gen tạo ra một alen mới thì sự đa dạng kiểu gen tối đa của quần thể tăng thêm 13,33% nữa.

D. Việc xuất hiện alen mới ở locus thứ III tạo ra đa dạng kiểu gen lớn hơn so với việc xuất hiện alen mới ở locus I.

Câu 15: Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX. Xét 3 gen, trong đó: gen thứ nhất có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ hai có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y, gen thứ ba có 4 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Tính theo lí thuyết, có các nhận định sau:

I. Số kiểu gen tối đa ở loài động vật này về ba gen nói trên là 378.

II. Số kiểu gen tối đa ở giới cái là 310.

III. Số kiểu gen dị hợp tối đa ở giới cái là 210.

IV. Số kiểu gen dị hợp một cặp gen ở giới cái là 72.

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

(4)

Câu 16: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài. Thế hệ xuất phát (P) có 95% cây quả tròn : 5% cây quả dài, sau 2 thế hệ thu được F2 gồm 80% cây quả tròn : 20% cây quả dài. Biết không có đột biến xảy ra, theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Tần số alen A và a ở thế hệ P lần lượt là 0,75 và 0,25.

II.Tỷ lệ kiểu gen dị hợp ở P là 40%.

III.Ở F1 quả tròn thuần chủng chiếm 85%.

IV.Nếu các cá thể F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thu được F2 có 62,5% cây thuần chủng.

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Câu 17: Ở một loài động vật ngẫu phối, con cái có nhiễm sắc thể (NST) giới tính là XX, con đực XY. Xét bốn locut gen, mỗi locut có 2 alen. Locut một và hai cùng nằm trên 1 cặp NST thường, locut ba nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, locut bốn nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y. Tính theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về các gen đang xét trong quần thể?

I. Có tối đa 180 loại kiểu.

II. Những cá thể cái có tối đa 32 loại kiểu gen dị hợp hai cặp gen.

III. Những cá thể đực có tối đa 40 loại kiểu gen.

IV. Những cá thể cái có tối đa 16 loại kiểu gen đồng hợp tử.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 18: Ở một loài thực vật tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau chi phối, kiểu gen chứa hai loại gen trội cho hoa đỏ, kiểu gen chỉ chứa một loại gen trội cho hoa hồng, kiểu gen đồng hợp lặn cho hoa trắng. Tiến hành tự thụ phấn cây hoa đỏ dị hợp hai cặp gen được F1. Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tỉ lệ cây dị hợp tử ở F1 là 50%.

(2) Nếu cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ hoa đỏ thuần chủng trong số những cây hoa đỏ ở F2 thu được là 25%.

(3) Nếu cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn tỉ lệ cây hoa hồng thu được khoảng 27,78%.

(4) Nếu cho cây hoa hồng F1 giao phấn ngẫu nhiên đến khi cân bằng di truyền thì tỉ lệ kiểu hình thu được là 25 hoa đỏ : 40 hoa hồng : 16 hoa trắng.

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Câu 19: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả

vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây quả vàng thu được F1. Xử lý

F1 bằng conxixin, sau đó cho các cây giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Ở F2, có tối đa bao nhiêu kiểu gen đồng hợp , bao nhiêu kiểu gen dị hợp

A. 4 kiểu gen đồng hợp , 8 kiểu gen dị hợp B. 4 kiểu gen đồng hợp , 4 kiểu gen dị hợp C. 6 kiểu gen đồng hợp , 6 kiểu gen dị hợp D. 6 kiểu gen đồng hợp , 19 kiểu gen dị hợp

Câu 20: Chất warfarin giết chết thỏ do nó làm cho máu thỏ không đông được. Rất may, ở thỏ đã xuất hiện tính kháng lại nó nhờ đột biến nhạy thành kháng, khi có mặt warfarin, giá trị thích nghi cho các kiểu gen ss, rs, rr lần lượt là: 0,68; 1,0 và 0,37. Tần số alen s và r khi quần ở trạng thái cân bằng sau khi sử dụng lâu dài warfarin lầ lượt là

A. 0,337 và 0,663. B. 0,663 và 0,337. C. 0,648 và 0,35 D. 0,352 và 0,648 Câu 21: Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, gen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài, gen B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định chín muộn. Quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát (IO)

AB Ab ab AB

0, 2 0, 4 0,3 0,1 1

Ab  aB ab AB

. Khi cho quần thể Io ngẫu phối thu được đời con I1,

(5)

trong đó kiểu hình cây hạt dài, chín muộn chiếm 14,44%. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác,mọi diễn biến ở quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái là như nhau. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Tần số alen A và B của quần thể I1 lần lượt là 0,5 và 0,4.

(2) Quần thể Io đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(3) Quần thể I1, cây hạt tròn, chín sớm thuần chủng chiếm tỉ lệ 14,44%

(4) Quần thể I1, cây hạt dài, chín sớm chiếm tỉ lệ 10,56%.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 22: ở một loài động vật có vú ngẫu phối, xét 3 gen: Gen 1 có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen 2 có 3 alen và gen 3 và 4 alen cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính ở vùng tương đồng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Số kiểu gen tối đa trong quần thể là 1332

(2) Số kiểu gen đồng hợp tối đa trong quần thể là 36 (3) Số kiểu gen dị hợp tối đa trong quần thể 162 (4) Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là 11232

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 23: Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên. Một người phụ nữ bình thường có cậu (em trai của mẹ) mắc bệnh lấy người chồng bình thường nhưng có chị chồng và mẹ chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 1/10. Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu lòng không bị bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình.

Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Xác suất để người con gái của vợ chồng trên mang alen gây bệnh là 16/29 (2) Xác suất sinh con thứ hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là 29/64 (3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 6 người trong gia các gia đình trên.

(4) Xác suất để bố đẻ của người vợ mang alen gây bệnh là 2/11

A. 3 B. 4 C. 2 D. 1

Câu 24: Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn.

Cho biết không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 80 loại kiểu gen.

II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 10 loại kiểu gen.

III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 4 loại kiểu gen.

IV. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.

A. 4 B. 3 C. 1 D. 2

Câu 25: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen.

II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.

(6)

III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 8/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.

IV. Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64.

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

(7)

ĐÁP ÁN

1. B 2. C 3. D 4. D 5. B 6. A 7. A 8. B 9. A 10. C 11. A 12. B 13. A 14. D 15. B 16. C 17. C 18. C 19. C 20. B 21. B 22. B 23. C 24. B 25. B 26. C 27. D 28. B 29. C 30. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn B.

Giải chi tiết:

Bên nam: tần số alen bang luôn tần số kgen nên XD=908/(908+3) =0.9967 Bên nữ: tần số alen tính như trên NST thường:

XD =(952+355/2)/(952+355+1) =0.864

tỷ lệ nam, nữ khác 1:1 mà là 1308 nữ: 911 nam, ở giới nữ có 2 NST X; giới đực có 1 NST X => 2616 ở giới nữ : 911 ở giới nam

Tần số alen XD ở 2 giới là:

911 2616

0,9967 0,864

911 2616 911 2616

 

Tần số alen Xd trong quần thể là

911 2616

1 0,9967 0,864 0,102

911 2616 911 2616

 

      

Chọn B

Câu 2. Chọn C.

Giải chi tiết:

Phương pháp: áp dụng công thức quần thể tự phối, công thức tính tần số alen.

Ta viết lại thế hệ P dưới dạng: (0,6AA:0,4Aa)(0,4BB:0,2Bb:0,4bb) P tự thụ phấn ta thu được kiểu gen của hạt F1:

 

7 2

: 0,45 : 0,1 : 0,45

9AA 9Aa BB Bb bb

 

 

 

Hạt nảy mầm phát triển thành cây được thế hệ F1:

 

7 2 0,45 0,1 0,55 9 9

    

 

 

Xét các phát biểu:

(1) Sai, tần số alen A =0,8 ; a =0,2; B=b=0,5 (2) Đúng.

Tỷ lệ thân cao hoa đỏ là : (79+29)×(0,45+0,1)=0,55(79+29)×(0,45+0,1)=0,55 Tỷ lệ cây thân cao hoa đỏ dị hợp là:

1 7 / 9 0,45 4

0,55 11

  

(3) Sai,

Tỷ lệ thân cao, hoa trắng = 1- 0,55 =0,45 Tỷ lệ cây cao hoa trắng đồng hợp là

7 / 9 0,45 7

0,45 9

 

(4) Sai, Cho các cây thân cao hoa đỏ tự thụ phấn

 

7 2 7 2 9 2

: 0,45 : 0,1 : :

9AA 9Aa BB Bb 9AA 9Aa 11BB 11Bb

    

    

    

Tỷ lệ cây bị đào thải là:

2 1 1

9 4 18 

(8)

Tỷ lệ cây đồng hợp tử lặn là:

2 1 2 1 1

9 4 11 4   396

→ tỷ lệ cây đồng hợp lặn trong số cây bị đào thải là:

1 1 1

396 18:  22 Đáp án C

Câu 3. Chọn D.

Giải chi tiết:

Phương pháp:

- Gen nằm trên NST thường có a alen, số kiểu gen tối đa trong quần thể là Ca2a - 2 gen nằm trên 1 NST, gen 1 có m alen; gen 2 có n alen ta coi là 1 gen có m.n alen.

Cách giải:

Xét cặp NST thường mang 1 gen có 3 alen, số kiểu gen tối đa là C32 3 6

Xét trên NST X, gen thứ II có 3 alen; gen thứ IV có 4 alen ta coi như là 1 gen có 12 alen.

Xét trên NST Y, gen thứ II có 3 alen, gen thứ V có 5 alen, coi như 1 gen có 15 alen.

Số kiểu gen ở giới XX:

 

12 13

6 468 2

  

Số kiểu gen ở giới XY: 12×15×6=1080

Tổng số kiểu gen trong quần thể là 1080 +468 = 1548 Chọn D

Câu 4. Chọn D.

Giải chi tiết:

0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb tự thụ phấn:

AABb →AA(1BB:2Bb:1bb)

AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) Aabb → (1AA:2Aa:1aa)bb

Xét các phát biểu:

I sai, có tối đa 9 kiểu gen II tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn:

1 1 1 11

0,2 0,5

4 4 4 80

    

→ II đúng III tỷ lệ kiểu hình trội về 1 trong 2 tính trạng

3 9 11

1 0,3 0,2 0,525

4 16 80

 

     

→ III sai

IV tỷ lệ mang 2 alen trội:

AABb →AA(1BB:2Bb:1bb) → 0,3×1/4 AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) →

2 4

0,2 4

2

C Aabb → (1AA:2Aa:1aa)bb → 0,5 × 1/4

Tỷ lê cần tính là 0,275 → IV sai Chọn D

Câu 5. Chọn B.

Giải chi tiết:

IOIO =0,36 →IO=0,6

Vì quần thể đang cân bằng di truyền nên (IO + IA)2 = nhóm máu A + nhóm máu O = 0,81 → IA=0,3; IB = 0,1

Cấu trúc di truyền của quần thể là:

(9)

(0,6IO +0,1IB + 0,3IA)2 =0,36IOIO + 0,01IBIB + 0,09IAIA + 0,03IAIB + 0,36IAIO + 0,12IBIO Xét các phát biểu:

1. đúng

2. sai, nhóm máu B dị hợp là 0,12

3. để họ sinh ra con nhóm máu O thì họ phải có kiểu gen IAIO × IBIO , xác suất họ sinh con nhóm máu O là:

0,36 0,12

0,25 18,46%

0,45 0,13

I IO O

  

=> (3) sai

4. xác suất họ sinh con gái là 0,5; xác suất sinh con có nhóm máu khác bố mẹ là 0,5 (nhóm O và nhóm AB) → Xác suất cần tính là 0,25

Chọn B

Câu 6. Chọn A.

Giải chi tiết:

Ta có 25% cá thể lông đen(A-B-D-) → con lông đen này dị hợp ít nhất 2 cặp gen, - TH1: con lông đen dị hợp 2 cặp gen, thì con lông trắng phải có kiểu gen đồng hợp lặn về ít nhất 2 kiểu gen

sẽ có C32 3 9 phép lai thỏa mãn trong đó C32 là số kiểu gen của con lông đen dị hợp 2 cặp gen, 3 là số kiểu gen mà con lông trắng đồng hợp ít nhất 2 cặp gen.

(10)

Lông đen Lông trắng Cặp Dd

AaBbDD aabbDD

aabbDd aabbdd

→ Có 3 phép lai, tương tự với cặp Aa, Bb → có 9 phép lai thỏa mãn

- TH2: Con lông đen dị hợp 3 cặp gen AaBbDd × (aabbDD ; aaBBdd; AAbbdd) → 3 phép lai

Vậy số phép lai phù hợp là 12 Chọn A

Câu 7. Chọn A.

Giải chi tiết:

Phương pháp:

- Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền

1 1/ 2

 

1 1/ 2

: :

2 2 2

n n

n

y y y

xAA Aa zaa

 

Cách giải:

Kiểu gen AABb

 

0,2 AaBb

 

0,4 aaBb

 

0,2 aabb

 

0,2

Đỏ 0,2 3

1 1 0,4 1 2

2

  

 

  

 

 

0 0

Vàng 0 3 3

1 1

1 1

2 2

0,4 1

2 2

 

   

   

 

 

3

1 1 0,2 1 2

2

  

 

  

 

 

0

Trắng 0 3 3

1 1

1 1

2 2

0,4 2 2

 

  3

1 1 0,2 1 2

2

   0,2

Ta có cấu trúc di truyền của quần thể là 272/640đỏ : 135/640 vàng : 233/640 trắng Chọn A

Câu 8. Chọn B.

Giải chi tiết:

P ngẫu phối → F1 cân bằng di truyền F1: 84% A- : 16% aa

=> pA = 0,6, qa = 0,4

=> F1: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa P: xAA : yAa : 0,25 aa

Qa = 0,25 + y/2 = 0,4 → y = 0,3 [Tần số alen không thay đổi qua mỗi lần ngẫu phối]

=> P: 0,45 AA : 0,3 Aa : 0,25 aa (1): Đúng

(2): Sai

(3): Sai. Trong số cây cao ở P, tỉ lệ cây dị hợp

0,3 2

1 0,25 5

 

 .

(4): Đúng. Đây là quần thể ngẫu phối.

(11)

Vì aa ở P không tham gia sinh sản:

=> P: 0,6 AA + 0,4 Aa = 1

=> p0 = 0,8; q0 = 0,2. Vì aa vẫn tồn tại ở F3 nên áp dụng công thức:

0

3

0

0,2 1

1 1 1 2.0,2 7

q q

n q

  

  

=> 3 6 p 7 F3:

36 12 1

: 1

49AA 49Aa49aaĐáp án B.

Câu 9. Chọn A.

Giải chi tiết:

Phương pháp :

Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen) - Nếu gen nằm trên NST thường:

1

2 n n

kiểu gen hay

2

Cnn

- Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X + giới XX :

1

2 n n

kiểu gen hay

2

Cnn + giới XY : n kiểu gen

Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó Số kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen

Số kiểu giao phối = số kiểu gen ở giới đực × số kiểu gen ở giới cái Cách giải :

NST 1: Gen I : trong quần thể có C42 4 10 NST 2: Gen II,III: C62 6 21

NST X :

+ giới XX : C22 2 3 + giới XY : 2

Xét các phát biểu :

(1) số kiểu gen đồng hợp ở gà trống là : 4×3×2×2=48 → (1) đúng (2) tổng số kiểu gen tối đa là 10×21× (3+2) =1050 → (2) đúng (3) số kiểu gen ở giới cái là : 10×21×2 =420 →(3) đúng

(4) số kiểu giao phối là 420 × (1050 – 420) =264600 → (4) sai Chọn A

Câu 10. Chọn C.

Giải chi tiết:

Phương pháp:

- Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền

1 1/ 2

 

1 1/ 2

: :

2 2 2

n n

n

y y y

xAA Aa zaa

 

- Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1 Cách giải:

Ta thấy tỷ lệ kiểu hình trong quần thể (36% quả đỏ:64% quả vàng)(91%quả tròn:9%

quả dài)

(12)

→ tần số alen a =√0,64 = 0,8→ A=0,2; b=√0,09 =0,3 → B=0,7 (vì quần thể cân bằng di truyền) → I sai

Cấu trúc di truyền của quần thể là

(0,04AA:0,32Aa:0,64aa)(0,49Bb:0,42Bb:0,09bb) Xét các phát biểu

I sai

II, Tỷ lệ cây quả đỏ, tròn đồng hợp = 0,04×0,49 =1,96% → II đúng

III, Trong số các cây quả vàng, tròn cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 0,64 0,49

53,8%

0,64 0,91

 

 →III đúng

IV: Các cây quả đỏ, dài tự thụ phấn: (0,04AA:0,32Aa)bb ↔ (1AA:8Aa)bb → tỷ lệ cây vàng quả dài là

8 1 2

9 4  9

→ IV sai Chọn C

Câu 11. Chọn A.

Giải chi tiết:

Phương pháp:

Quần thể cân bằng về hệ nhóm máu ABO có cấu trúc:

(IA +IB +IO)2 = IAIA +IOIO+IBIB +2IAIO+ 2IAIB +2IBIO = 1 Cách giải:

Xét quần thể bên người đàn ông IOIO = 0,04 → IO = √0,04 = 0,2

Mà tỷ lệ nhóm máu B + Tỷ lệ nhóm máu O = (IB +IO)2= 4% + 21% → IB +IO =√0,25 = 0,5 → IB = 0,3 ; IA = 0,5

→ người đàn ông có nhóm máu A có kiểu gen: 0,25IAIA: 0,2IAIO ↔5IAIA:4IAIO Xét quần thể bên người phụ nữ

IOIO = 0,09 → IO = √0,09 = 0,3

Mà tỷ lệ nhóm máu A + Tỷ lệ nhóm máu O = (IA +IO)2= 9% + 27% → IA +IO =√0,36 = 0,6 → IA = 0,3 ; IB = 0,4

→ người phụ nữ có nhóm máu A có kiểu gen: 0,09IAIA: 0,18IAIO ↔1IAIA:2IAIO Hai vợ chồng này : ♂(3IAIA:4IAIO) × ♀(1IAIA:2IAIO) sinh 2 người con

- XS 2 người con khác giới tính là

1 1 1

2  2 2 2

- XS 2 người con này cùng nhóm máu A là:

4 2 4 2 3 2 47

1 9 3 9 3 4 54

       

  XS cần tính là 0,4351

Chọn A

Câu 12. Chọn B.

Giải chi tiết:

Phương pháp:

Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền

1 1/ 2

 

1 1/ 2

: :

2 2 2

n n

n

y y y

xAA Aa zaa

 

Cách giải:

Xét các phát biểu

I sai, sau tuổi sinh sản, thế hệ F1 là 0,2AA:0,4Aa → Aa = 2/3

II, thế hệ F1 bước vào tuổi sinh sản là 0,2AA:0,4Aa ↔ 1AA:2Aa → tỷ lệ aa ở đời con là 2/3 × 1/4 = 1/6 → II sai

(13)

III, thế hệ F2 bước vào tuổi sinh sản là 3/5AA:2/5Aa → tần số alen ở giai đoạn mới nảy mầm ở F3 là: 0,20 (bằng với tần số alen ở thế hệ F2 bước vào sinh sản vì giao phối không làm thay đổi tần số alen) → III sai

IV, Cấu trúc di truyền ở thế hệ F3 :

3 2 1 2 1 2 1 7 2 1

: : : :

5 5 4  AA 5 2 Aa 5 4 aa10AA 10Aa 10aa Ở tuổi sau sinh sản F3 kiểu gen AA chiếm 7/9 → IV sai Chọn B

Câu 13. Chọn A.

Giải chi tiết:

Phương pháp:

Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền

1 1/ 2

: :

1 1/ 2

2 2 2

n n

n

y y y

xAA Aa zaa

 

Cách giải

(1) đúng, sau 5 thế hệ, tỷ lệ cây hoa trắng tăng:

1 1/ 2

0,8 1 1/ 2

5

0,3875

2 2

y n

aa

 

(2) đúng, giao phối không làm thay đổi tần số alen (3)

80% cây dị hợp ở P tự thụ phấn 5 thế hệ, tạo ra tỷ lệ hoa đỏ là

1 1/ 25

0,8 1 41,25%

2

  

  

 

Mà ở thế hệ P còn có thể có cây hoa đỏ chiếm x% (xmax = 20%) như vậy tỷ lệ hoa đỏ

tối đa ở P: là 61,25% <80% → (3) đúng

(4) đúng, vì tỷ lệ tăng đồng hợp trội và đồng hợp lặn qua các thế hệ là như nhau Chọn A

Câu 14. Chọn D.

Giải chi tiết:

Phương pháp :

Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen) Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X

+ giới XX :

1

2 n n

kiểu gen hay

2

Cnn + giới XY : n kiểu gen

Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó Số kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen

Số kiểu giao phối = số kiểu gen ở giới đực × số kiểu gen ở giới cái Cách giải :

Locus I và II nằm trên vùng không tương đồng NST X, số kiểu gen ở

+ giới XX là

1

21; 2*3

2

n nn

 

+ giới XY là 6 kiểu gen

Locus III nằm trên vùng không tương đồng trên NST Y số kiểu gen là 4 (locus III có 4 alen)

Như vậy số kiểu gen ở giới XX là 21; ở giới XY là 4×6 =24 A đúng, có 45 kiểu gen

(14)

B đúng, số kiểu giao phối là 21×24=504 kiểu

C đúng, nếu locus III thêm 1 alen thì số kiểu gen ở giới XY là 5×6=30 → số kiểu gen tối đa là 51

Vậy độ đa dạng tăng là

51 1 13,33%

45  D sai nếu thêm 1 alen ở locus I Số kiểu gen ở giới XX là

 

3 3 3 3 1 2 45

  

Ở giới XY là 4×3×3=36 → số kiểu gen tối đa là 81 Chọn D

Câu 15. Chọn B.

Giải chi tiết:

Phương pháp :

Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen) Nếu gen nằm trên NST thường:

1

2 n n

kiểu gen hay

2

Cnn

Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X + giới XX :

1

2 n n

kiểu gen hay

2

Cnn + giới XY : n kiểu gen

Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó Số kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen

Số kiểu gen dị hợp C2n, n là số alen

Số kiểu giao phối = số kiểu gen ở giới đực × số kiểu gen ở giới cái Cách giải :

Gen thứ nhất có 2 alen nằm trên NST thường số kiểu gen tối đa là 3 Trên NST X có 2 gen (gen 2, 3) có số alen tương ứng là 3 và 4 Giới XX có số kiểu gen

1

3 4 3 4 1

 

2 2 78

n n   

 

Giới XY số kiểu gen tối đa là 3×4×4=48

I đúng,số kiểu gen tối đa trong quần thể là 3×(78+48) =378 II số kiểu gen ở giới cái là 3×78=234

III đúng, số kiểu gen dị hợp tối đa ở giới cái = số kiểu gen tối đa – số kiểu gen đồng hợp = 234 - 2×3×4 =210

IV đúng, số kiểu gen dị hợp 1 cặp gen ở giới cái là 2×3 Gen 1: có 1 kiểu gen dị hợp 2 kiểu gen đồng hợp

Gen 2,3

- đồng hợp về 2 cặp gen: 3×4

- dị hợp về 1 cặp gen: C23 4 C24 3 30 - dị hợp về 2 cặp gen C24C2318

Vậy số kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen ở giới cái là 3×4×1 +30×2=72 Chọn B

Câu 16. Chọn C.

Giải chi tiết:

Phương pháp:

Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền

(15)

1 1/ 2

 

1 1/ 2

: :

2 2 2

n n

n

y y y

xAA Aa zaa

 

Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1 Cách giải:

Tỷ lệ quả dài sau 2 thế hệ : 20% =

1 1/ 2

5%

1 1/ 22

40%

2 2

y n y

z   y

    

Cấu trúc di truyền ở P là: 0,55AA:0,4Aa:0,05aa

Tần số alen A = 0,55 +0,4/2 = 0,75 → a = 0,25 → I đúng II đúng

III sai, tỷ lệ quả tròn thuần chủng ở F1 là 0,55 +0,15 =0,7

IV đúng, các cá thể F1 giao phấn ngẫu nhiên nên ở F2 quần thể cân bằng di truyền tỷ lệ

cây thuần chủng là 0,752 +0,252 =0,625 Chọn C

Câu 17. Chọn C.

Giải chi tiết:

Phương pháp :

Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen) Nếu gen nằm trên NST thường:

1

2 n n

kiểu gen hay

2

Cnn

Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X + giới XX :

1

2 n n

kiểu gen hay

2

Cnn + giới XY : n kiểu gen

Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó Số kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen

Cách giải :

Số kiểu gen trên NST thường:

 

4 4 1

2 10

  

Gen trên NST giới tính Số kiểu gen ở giới XX:

 

4 4 1

2 10

   Số kiểu gen ở giới XY: 2×4 = 8

I đúng,số kiểu gen tối đa là 10× (10 +8) =180 Xét các phát biểu:

II đúng, số kiểu gen dị hợp 2 cặp gen ở giới cái:

TH1: dị hợp 2 gen trên NST thường: số kiểu gen dị hợp là 2, 2 gen trên NST giới tính đồng hợp: có 4 kiểu gen → số kiểu gen tối đa là 2×4

TH2: dị hợp 2 gen trên NST : số kiểu gen dị hợp là 2, 2 gen trên NST thường đồng hợp: có 4 kiểu gen → số kiểu gen tối đa là 2×4

TH3: Dị hợp 1 gen trên NST thường: có 4 kiểu gen; dị hợp 1 gen nằm trên NST giới tính:có 4 kiểu gen

Số kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen ở giới cái là 2×4×2 +4×4 = 32 III sai, số kiểu gen ở giới đực là 10 × 8 = 80 kiểu gen

IV đúng, cá thể cái có số kiểu gen đồng hợp: 24 = 16 Chọn C

Câu 18. Chọn C.

Giải chi tiết:

(16)

P: AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) Xét các phát biểu

(1) sai, tỷ lệ dị hợp là

1 1 7

1 2   4 4 8

(2) đúng, (1AA:2Aa)(1BB:2Bb) × (1AA:2Aa)(1BB:2Bb) ↔ (2A:1a)(2B:1b)

×(2A:1a)(2B:1b)→ tỷ lệ hoa đỏ là

1 1 64

1 1

9 9 81

    

  

   ; tỷ lệ hoa đỏ thuần chủng là

4 4 16 9 9 81

→ tỷ lệ cần tính là 16/81:64/81 = 0,25

(3) đúng, (1AA:2Aa)(1BB:2Bb) tự thụ phấn: 1AABB:2AaBB:2AABb:4AaBb Tỷ lệ hoa hồng là:

2 1 4 6

2 0,2778

9 4 9 16

    

(4) đúng, cho cây hoa hồng giao phấn ngẫu nhiên: aa(1BB:2Bb): (1AA:2Aa)bb Tỷ lệ giao tử : (1Ab:1aB:1ab)× (1Ab:1aB:1ab) tần số alen:

1 2 1 2

: :

3A 3a 3B 3b

  

  

  

Khi quần thể cân bằng sẽ có tỷ lệ

1 4 4 1 4 4

: : : :

9AA 9Aa 9aa 9BB 9Bb 9bb

  

  

  

Tỷ lệ kiểu hình 25 :40

/

:16

81A B  81 A bb aaB  81aabb Chọn C

Câu 19. Chọn C.

Giải chi tiết:

Phương pháp:

Xét 1 gen có 2 alen

- Số kiểu trong quần thể lưỡng bội:

 

2 2 1 2 3

 

- Số kiểu gen trong quần thể tam bội:

1



2

2 2 1 2 2

  

4

3! 3!

r rr  

  

- Số kiểu gen trong quần thể tứ bội:

=

1



2



3

2 2 1 2 2 2 3

   

4! 4! 5

r rrr   

 

Hoặc có thể sử dụng công thức: số kiểu gen tối đa ở thể an (a = 2,3,4,5,…) = a +1 Số kiểu gen dị hợp bằng tổng số kiểu gen – số kiểu gen đồng hợp

Cách giải

P: AA × aa → Aa xử lý conxixin → Aa ; AAaa → giao phấn ngẫu nhiên tạo số kiểu gen tối đa:

- Số kiểu gen đồng hợp: AAAA; AAA; AA; aaaa; aaa; aa - Số kiểu gen dị hợp: 3+4+5 – 6= 6

Chọn C

Câu 20. Chọn B.

Giải chi tiết:

Phương pháp:

Nếu dị hợp tử có ưu thế chọn lọc so với các đồng hợp tử thì tần số alen lặn ở trạng thái cân bằng được tính theo công thức:

1

1 2

s

ss trong đó s1, s2 là hệ số chọn lọc của đồng hợp tử trội và đồng hợp tử lặn.

(17)

giá trị thích nghi + hệ số chọn lọc = 1 Cách giải:

Hệ số chọn lọc của các kiểu gen ss, rs, rr lần lượt là 0,32; 0; 0,63 Tần số alen lặn khi quần thể cân bằng di truyền là

1

1 2

0,63 0,663 0,337

0,63 0,32

r s s

s s

    

 

Chọn B

Câu 21. Chọn B.

Giải chi tiết:

Nếu các gen này liên kết hoàn toàn thì chỉ có phép lai

ab ab ab ab

→ kiểu hình cây hạt dài chín muộn = 0,3 ×0,3 =0,09 ≠ đề bài→ các gen này liên kết không hoàn toàn.

Gọi tần số HVG là f ta có:

Tỷ lệ hạt dài chín muộn là 0,1444 =ab/ab → ab = 0,38 ; mà cơ thể ab/ab ở Io cho giao tử ab = 0,3 → cơ thể Ab/aB cho giao tử ab = 0,08 = 0,4f/2 → f=0,4

Tỷ lệ giao tử ở Io :

AB = 0,1 +0,08+0,1= 0,28 ; ab= 0,38 ; Ab =0,1 +0,4×

1 2

f

= 0,22 ; aB = 0,4×

1 2

f

= 0,12

Tần số alen : A =0,28 +0,22 = 0,5 = a B =0,28 +0,12 = 0,4; b=0,6

I đúng

II sai, chỉ có 4 loại kiểu gen nên chưa cân bằng di truyền (có thể tính riêng cho từng gen)

III sai, hạt tròn chín sớm thuần chủng chiếm tỷ lệ 0,282

IV đúng,cây hạt dài chín sớm chiếm tỷ lệ:0,12×012 + 2×0,38×0,12= 10,56%

Chọn B

Câu 22. Chọn B.

Giải chi tiết:

Phương pháp :

Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen) Nếu gen nằm trên NST thường:

1

2 n n

kiểu gen hay

2

Cnn

Nếu gen nằm trên vùng tương đồng NST giới tính X và Y + giới XX :

1

2 n n

kiểu gen hay

2

Cnn + giới XY : n2 kiểu gen

Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó Số kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen, số kiểu gen dị hợp

1

2 n n Số kiểu giao phối = số kiểu gen ở giới đực × số kiểu gen ở giới cái Cách giải :

Gen 1: số kiểu gen tối đa: Cn2 n C32 3 6

Gen 2 và 3 đều nằm trên vùng tương đồng của X và Y, coi như 1 gen có 3×4=12 kiểu gen.Số kiểu gen tối đa:

+ giới XX : Cn2 n C122 12 78

(18)

+ giới XY : n2 = 144 kiểu gen Xét các phát biểu:

(1) đúng, số kiểu gen tối đa của quần thể là: 6×(78+144) =1332 (2) đúng, số kiểu gen đồng hợp là 3×4×3=36

(3) sai, số kiểu gen dị hợp tối đa trong quần thể là (6-3)×(78– 12) =198 (giới XY là dị giao tử nên không xét)

(4) sai, số kiểu giao phối trong quần thể là: 6×78 ×6×144=404352 Chọn B

Câu 23. Chọn C.

Giải chi tiết:

Phương pháp:

Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1 Cách giải:

Xét bên người chồng, có mẹ bị bệnh mà người chồng bình thường → gen gây bệnh nằm trên NST thường.

Quy ước gen: A – bình thường; a – bị bệnh

Người chồng bình thường có mẹ (aa) nên có kiểu gen Aa Xét bên người vợ:

- Bố vợ đến từ 1 quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 1/10

Quần thể này có cấu trúc: 0,81AA:0,18Aa:0,01aa → người bố vợ có kiểu gen:

9AA:2Aa

- Mẹ vợ có em trai bị bệnh, trong khi bố mẹ bà ta bình thường (Aa × Aa) → mẹ vợ có kiểu gen: 1AA:2Aa

- Bố mẹ vợ: (9AA:2Aa) × (1AA:2Aa) ↔(10A:1a) × (2A:1a) → người vợ có kiểu gen:

20AA:12Aa ↔ 5AA:3Aa

Cặp vợ chồng này có kiểu gen: (5AA:3Aa) × Aa Xét các phát biểu:

(1) đúng, Xác suất con gái của họ mang alen gây bệnh là:

(5AA:3Aa) × Aa ↔ (13A:3a)× (1A:1a) → XS cần tính là:

13 1 16 2 16

1 1 3 1 29

16 2

  

 

 

 

   

 

(2) đúng,xác suất sinh con thứ hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là:

1 3 1 29

2 1 16 2 64

 

   

(3) sai, có thể biết kiểu gen của: cậu vợ; mẹ chồng; chị chồng, chồng; bố chồng - Bên phía người vợ:

+ Cậu của người vợ có kiểu gen aa.

+ Ông bà ngoại của người vợ đều có kiểu gen Aa.

+ Mẹ của người vợ có kiểu gen 1/3AA:2/3Aa.

+ Bố của người vợ có kiểu gen 9/11AA:2/11Aa.

+ Người vợ có kiểu gen 5/8AA:3/8Aa.

- Bên phía người chồng:

+ Mẹ của người chồng kiểu gen aa.

+ Chị của người chồng kiểu gen aa.

+ Bố của người chồng có kiểu gen Aa.

+ Người chồng có kiểu gen Aa.

(4) đúng

(19)

Chọn C

Câu 24. Chọn B.

Giải chi tiết:

Thể đột biến: là cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

Trong quần thể có tối đa 34 =81 kiểu gen.

I đúng, nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa: 81 – 1 = 80 kiểu gen (chỉ có 1 kiểu gen bình thường là aabbddee)

II sai, Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa:

2×2×2×1 =8 kiểu gen

III đúng, Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 2×2×1×1 =4 loại kiểu gen

IV đúng, Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 81 - 2×2×2×2

= 65 Chọn B

Câu 25. Chọn B.

Giải chi tiết:

Phương pháp:

Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền

1 1/ 2

 

1 1/ 2

: :

2 2 2

n n

n

y y y

xAA Aa zaa

 

Cách giải:

I đúng, vì có kiểu gen AaBb tự thụ phấn tạo ra tất cả các kiểu gen (9) II đúng vì quần thể tự thụ có tần số kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng III sai

Tỷ lệ thân cao hoa đỏ ở F2 là:

2 2 2

1 1/ 2 1 1/ 2 1 1/ 2 13

0,2 1 1 0,2 1 1

2 2 2 64

        

         

     

Tỷ lệ thân cao hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen là: 2 2

1 1 1

0,22 Aa2 Bb80 Tỷ lệ cần tính là

1/ 80 4 13 / 64 65

IV sai, ở F3 tỷ lệ dị hợp về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỷ lệ :

3 3 3 3

1 1 1 1 3

0,2 1 0,2 2 1 0,2 1

2 AABb 2  2  2 32

           Chọn B

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 13: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 4 alen thuộc đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 6 alen

AD/ad Bb Câu 28: Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với

Câu 32: Ở một quần thể thực vật lường bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa

Câu 17 (VD): Theo dõi quá trình tính trạng chiều cao thân, màu sắc hoa và hình dạng lá ở 1 loài thực vật người ta nhận thấy mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng,

Quá trình tổng hợp sắc tố ở cánh hoa của một loài thực vật do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp NST khác nhau quy định, trong kiểu gen nếu có cả A và B thì cho kiểu

Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen năm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau qui định, trong đó alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa vàng; màu hoa

Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao phấn với cây lưỡng bội thân cao, hoa trắng dị hợp thu được F 2 .Cho rằng cơ thể tứ bội

Extraction of total cellular DNA from plant, algae and