• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hình tròn, tâm, đường kính – bán kính lớp 3 | Lý thuyết Toán 3 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hình tròn, tâm, đường kính – bán kính lớp 3 | Lý thuyết Toán 3 chi tiết"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH – BÁN KÍNH.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Lý thuyết:

Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB.

Nhận xét:

Trong một hình tròn:

+ Tâm O là trung điểm của đường kính AB.

+ Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.

Ví dụ: Xác định tâm của hình tròn trong hình vẽ sau:

Lời giải:

M

O B A

H

P

N M

(2)

Hình tròn đã cho có tâm M.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xác định tâm, đường kính, bán kính của một hình tròn.

Phương pháp: Tâm của một hình tròn là trung điểm của đường kính.

Ví dụ: Nêu tên tâm đường tròn, bán kính, đường kính có trong hình sau:

Lời giải:

Hình tròn đã cho có tâm I, đường kính GH, bán kính GI, IH.

AB không là đường kính của đường tròn tâm I.

Dạng 2: Tính độ dài bán kính khi biết đường kính và ngược lại Phương pháp: Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.

Ví dụ 1: Cho đường tròn tâm O có đường kính bằng 10cm. Hỏi bán kính của đường tròn tâm O bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Bán kính của đường tròn tâm O là:

H

G

B A

I

(3)

10 : 2 = 5 (cm) Đáp số: 5cm

Ví dụ 2: Cho hình vẽ sau:

Biết độ dài đoạn thẳng MI bằng 4cm, hỏi độ dài đoạn thẳng AB bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Hình tròn đã cho có tâm I, bán kính MI = 4cm, đường kính AB.

Độ dài đoạn thẳng AB là:

4 × 2 = 8 (cm) Đáp số: 8cm

Dạng 3: Vẽ hình tròn khi biết độ dài của bán kính hoặc đường kính Phương pháp:

Sử dụng compa để vẽ hình tròn:

– Chọn một điểm làm tâm của hình tròn.

– Mở compa theo khoảng cách bằng bán kính cho trước.

4cm B

A M

I

(4)

– Đặt một chân cố định của compa trùng với tâm, chân bút chì còn lại di chuyển và quay một vòng, điểm đầu trùng với điểm cuối cùng để được một hình tròn.

Ví dụ 1: Vẽ đường tròn tâm O, đường kính 6cm.

Lời giải:

Độ dài bán kính của đường tròn tâm O là: 6 : 2 = 3 (cm) Lấy điểm O làm tâm của đường tròn.

Mở compa một khoảng 3cm.

Đặt đầu nhọn của compa trùng với điểm O, quay một vòng compa ta được hình tròn cần vẽ:

3cm O

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a .Định lí 2: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.. So sánh độ dài của đường kính

Trong trường hợp này, các em có thể thấy rằng có một lực tác dụng lên vật, đó là Trọng lực (P).. Tuy nhiên, do vật chuyển động theo phương nằm ngang, Trọng lực có

Phương pháp: Thực hiện các phép tính có chứa đơn vị diện tích tương tự như thực hiện với các số tự nhiên (chú ý cùng một đơn vị đo).. Bước

Mỗi đường tròn định hướng có bán kính R = 1, tâm trùng với góc tọa độ là một đường tròn lượng giác..

+ Giữ độ mở compa không đổi, đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với gốc O, mũi kia nằm trên tia cho ta điểm M.... Điểm nào nằm giữa hai điểm

Lời giải. a) Dùng compa đặt tâm ở điểm A và đầu chì ở điểm còn lại B, sau đó giữ nguyên khoảng cách compa, di chuyển compa đến đầu tâm đến điểm B, điểm còn lại nằm trên

Áp dụng quy tắc tam diện thuận, với lưu ý điện tích q của hạt mang giá trị âm, có thể thấy lực từ tác dụng theo phương vuông góc với mặt giấy chiều hướng ra, dẫn

- Khi sử dụng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ - Giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN – Hiệu giá trị đo của