• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chuyên đề “Dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn”

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chuyên đề “Dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn”"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHẦN I : LÍ LUẬN CHUNG A. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:

Từ năm học 2014- 2015, Sở GD và ĐT Thái Bình, Phòng GD và ĐT Kiến Xương đã chỉ đạo các trường THCS triển khai việc xây dựng kế hoạch dạy học và dạy học theo chủ đề. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn:

có đồng chí chưa hiểu chủ đề là gì? xây dựng chủ đề ra sao? dạy như thế nào cho phù hợp?…

Bản thân giáo viên là những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy cũng rất lúng túng trong quá trình thực hiện, cũng có những chủ đề xây dựng chưa hợp lý, trong quá trình giảng dạy còn có nhiều ý kiến trái chiều…

Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Kiến Xương, được sự hỗ trợ của các đồng chí cán sự bộ môn Ngữ văn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ Ngữ văn trường THCS Quang Trung tiến hành nghiên cứu, xây dựng chuyên đề “Dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn” với mong muốn được cùng các đồng nghiệp trao đổi, bàn bạc, đóng góp ý kiến, bổ sung để chúng ta cùng nhau tìm ra phương pháp thực hiện việc dạy học theo chủ đề đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay, chuẩn bị cho việc tiếp cận với chương trình SGK mới 2018.

B. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYỀN ĐỀ:

Cùng các đồng nghiệp trao đổi về cách xây dựng chủ đề dạy học, tìm ra phương pháp dạy học theo chủ đề thích hợp và đạt hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao năng lực nhận thức của học sinh và khả năng sáng tạo, thích ứng với cái mới của các đồng chí giáo viên.

Ứng dụng vào cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” mà Bộ GD và ĐT đã phát động từ những năm học gần đây.

Góp phần vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học mà các nhà trường đang triển khai hiện nay.

C. CÁCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:

I. Khái niệm dạy học theo chủ đề:

- Chủ đề: Là vấn đề cơ bản, là nội dung chính được đề cập đến…

- Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự phát huy tốt hơn khả năng chủ động, sáng tạo, khái quát, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo trình tự bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình tổ chức các hoạt động học tập cho HS. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.

(2)

II. Ưu thế của dạy học theo chủ đề :

- Dạy học theo chủ đề giúp tiết kiệm được thời gian để tập trung thời gian khai thác nội dung kiến thức, học sinh có nhiều thời gian thực hành, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề.

- Dạy học theo chủ đề cũng như một số mô hình tích cực khác, giáo viên luôn phải nghĩ rằng các em tự tin và có thể biết nhiều hơn ta mong đợi, vì thế dạy học cần tận dụng tối đa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích khả năng biết nhiều hơn thế của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và sự thụ động của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lên nhiều lần so với nội dung cần dạy. Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.

- Dạy học theo chủ đề nhắm tới việc sử dụng kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn các nhiệm vụ học tập nhắm tới sự lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, tinh giản và tính công cụ cao, đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác (VD các năng lực), kĩ năng sống….

- Trong dạy học theo chủ đề kiến thức mới được học sinh lĩnh hội trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể . Hơn nữa, với việc học sinh lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập, cũng mang lại một lợi thế to lớn đó là mở rộng không gian, thời gian dạy học, tinh giản thời gian dạy, độ ứng dụng thực tế cao hơn nhiều.

- Việc dạy học theo chủ đề sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong công tác giảng dạy và thực hiện kế hoạch dạy học.

- Rât cần thiết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi , ôn thi vào THPTvì dạy học theo chủ đề giúp cho học sinh tổng hợp kiến thức, xâu chuỗi các vẫn đề, nhìn nhận vấn đề một cách đa dạng, đa chiều…

III. Những thuận lợi, khó khăn trong việc dạy học theo chủ đề a. Thuận lợi:

+ Sự chỉ đạo thống nhất từ Bộ GD và ĐT, Sở GD và ĐT, Phòng GD và ĐT cũng như sự chỉ đạo sát sao của các nhà trường. Đây chính là cơ sở, điều kiện giúp giáo viên thực hiện việc góp phần xây dựng kế hoạch dạy học ngày càng hoàn thiện hơn.

+ Giữa các bài học trong chương trình (cùng một khối lớp hoặc trong những khối lớp của bậc THCS) có nhiều bài có mối quan hệ chặt chẽ, GV dễ dàng trong việc chọn và xây dựng chủ đề dạy học.

+ Bộ môn có nội dung phong phú, nguồn tài liệu dồi dào để HS tìm hiểu, GV tham khảo trong việc tổ chức HS học tập.

+ Là một môn xã hội, lại là môn công cụ nên liên hệ thực tiễn đời sống khá dễ dàng. Đó là những định hướng để ta có những yêu cầu HS ứng dụng vào thực tế.

b. Khó khăn:

+ Trước hết, nhận thức, ý thức đổi mới việc dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, nhất là với những giáo viên cao tuổi. Đổi mới bao giờ cũng gây khó khăn cho GV vì thay đổi một thói quen thực hiện bao đời là điều không dễ.

+ Không có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên soạn, cấu trúc lại chương trình. Những gì cần lược bỏ, những gì cần tích hợp vào,… tự GV quyết định.

+ Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng khoảng cách thời gian giữa các tiết không gần nhau, tạo tâm thế cho mỗi tiết học trong cách dạy có sự xâu chuỗi kiến thức giữa các tiết mất nhiều thời gian.

(3)

+ Tỉ lệ HS tích cực, chủ động trong học tập chưa nhiều. Khả năng tự học hạn chế đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học.

IV. Cách xây dựng chủ đề:

Bước 1: Xác định chủ đề: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong nhiều bài.

- Trong chương trình Ngữ văn của từng khối lớp hoặc của nhiều khối lớp, chúng ta chọn những bài học có mối liên quan chặt chẽ với nhau vê mặt nội dung, ý nghĩa. Từ những nội dung liên quan đó, GV định hình chủ đề sẽ dạy và soạn thành một giáo án Dạy học theo chủ đề. Như vậy một chủ đề sẽ có từ 2 tiết trở lên.

Ví dụ 1 số chủ đề tiêu biểu:

* Đối với phần văn bản:

+ KHỐI 6:

Chủ đề 1: Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước: gồm các văn bản:

- Sông nước Cà Mau - Vượt thác

- Cô Tô + KHỐI 7:

Chủ đề 2: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: bao gồm các bài : - Cảnh khuya

- Rằm tháng giêng + KHỐI 8:

Chủ đề 1: Tình yêu thương con người trong văn học nước ngoài : bao gồm các bài:

- Cô bé bán diêm - Chiếc lá cuối cùng

Chủ đề 2: Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng: bao gồm các bài:

- Khi con tu hú - Tức cảnh Pắc Bó - Ngắm trăng, Đi đường + KHỐI 9:

Chủ đề 1: Hình ảnh người lính qua các cuộc kháng chiến: bao gồm các bài:

- Đồng chí

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Chủ đề 2: Vẻ đẹp con người lao động mới (thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội) : bao gồm các bài:

- Đoàn thuyền đánh cá - Lặng lẽ Sa Pa

……….

*Đối với phần Tiếng Việt + KHỐI 6:

Chủ đề : Giá trị của các phép tu từ tiếng Việt : bao gồm các bài:

- Nhân hóa - Ẩn dụ - Hoán dụ - So sánh + KHỐI 7:

(4)

Chủ đề : Các cách biến đổi câu : bao gồm các bài:

- Rút gọn câu

- Thêm trạng ngữ cho câu

- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Dùng cụm C-V để mở rộng câu

+ KHỐI 8:

Chủ đề : Tác dụng của dấu câu: bao gồm các bài:

- Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Dấu ngoặc kép

- Ôn tập về dấu câu + KHỐI 9:

Chủ đề : Phương châm hội thoại trong giao tiếp : bao gồm các bài:

- Phương châm về lượng, chất

- Phương châm cách thức, quan hệ, lịch sự - Quan hệ giữa PCHT với tình huống giao tiếp

………

* Đối với phần Tập làm văn +KHỐI 6 :

Chủ đề :Cách tạo lập văn bản tự sự: bao gồm các bài - Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

- Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Lời văn, đoạn văn tự sự

+ KHỐI 7 :

Chủ đề: Cách tạo lập văn bản nghị luận : bao gồm các bài:

- Tìm hiểu chung về văn nghị luận - Đặc điểm văn bản nghị luận

- Đề văn nghị luận và cách lập ý văn nghị luận - Bố cục bài văn nghị luận Luyện tập

+KHỐI 8 :

Chủ đề :Cách xây dựng luận điểm trong văn nghị luận : bao gồm các bài:

- Ôn tập về luận điểm

- Viết đoạn văn trình bày luận điểm

- Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm + KHỐI 9 :

Chủ đề : Yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh: bao gồm các bài:

- Sử dụng 1 số BPNT trong văn TM

- Luyện tập sử dụng 1 số BPNT trong văn TM - Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn TM

- Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn TM

………

(Trên đây chỉ là những chủ đề mang tính minh họa, việc xây dựng chủ đề do giáo viên chủ động khi xây dựng kế hoạch dạy học )

*Lưu ý: Tuyệt đối không được lấy tên thể loại hoặc tên bài học hoặc giai đoạn văn học để đặt tên cho chủ đề.

(5)

+ Ví dụ:

Chủ đề : Văn bản nhật dụng Văn học nước ngoài Truyện thần thoại

Thơ hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây dựng chủ đề.

Yêu cầu:

- Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh.

- Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra.

- Khi xây dựng chủ đề phải đảm bảo tính hệ thống, tính logic của chương trình tránh đảo lộn nội dung hay rối loạn tư duy học sinh, phá vỡ hệ thống kiến thức. - Tuyệt đối không được cắt xén chương trình, nội dung bài học, không thêm những nội dung bên ngoài vào nội dung bài học. Không được lấy kiến thức kì 2 đẩy lên kì 1, kì 1 đẩy lên kì 2 hoặc lớp trên xuống lớp dưới và ngược lại (Trừ ôn tập).

- Việc xây dựng chủ đề phải khớp với giáo án và tiến trình dạy học trên lớp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị…

- Các tiết dạy của một chủ đề phải được bố trí dạy liền nhau, VD: tiết 95-96.

(Không cách quãng)

- Với bài có số tiết nhiều (3-4 tiết), để đảm bảo trong 1 tuần có cả Văn, TV, nên bố trí các tiết ở cuối tuần trước với đầu tuần sau, vẫn đảm bảo tính liền mạch của chủ đề mà HS không bị quá tải về 1 phân môn.

Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng.

A.Mục tiêu của chủ đề:

- Về kiến thức - Kỹ năng - Thái độ

- Năng lực cần phát triển....

B. Chuẩn bị của GV và HS C. Tiến trình hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2: Giới thiệu chung về chủ đề:

+ Tên chủ đề

+ Chủ đề gồm mấy tiết + Bao gồm những bài nào?

+ Tiết 1 : Tìm hiểu nội dung nào?

+ Tiết 2: Tìm hiểu nội dung nào?

………

Hoạt động 3: Hình thành kiến thức chủ đề:

+ Tiết 1: Tìm hiểu chung, tìm hiểu nội dung 1 + Tiết 2, 3: Tìm hiểu nội dung 2,3…

…………..

(6)

Hoạt động 4: Tổng kết chủ đề

Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố, nâng cao, hướng dẫn học bài.

(Tùy số lượng tiết của chủ đề mà GV soạn nội dung Luyện tập, củng cố, nâng cao ngắn hay dài nhưng nên có những bài tập nâng cao tổng hợp kiến thức chung của cả chủ đề).

Lưu ý:

- Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy cho một chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành một chủ đề) theo tổng số tiết đã được quy định trong phân phối chương trình.

- Khi soạn giáo án, mỗi chủ đề có những mục tiêu chung về: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Tuy nhiên, với những chủ đề mà các bài học trong đó có những đơn vị kiến thức đòi hỏi phải chú trọng những kĩ năng chuyên biệt thì ở mỗi tiết trong chủ đề, GV có thể xây dựng thêm những mục tiêu cụ thể. Song cơ bản thì có một mục tiêu chung cho cả chủ đề.

Bước 4 : Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên tiến hành thực hiện dự án dạy.

Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học của học sinh, đề ra các phương pháp phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề. Tiết dạy học theo chủ đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại lớp học hoặc ngoài trời, nơi không gian trải nghiệm. Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề thướng gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần. Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến trình thực hiện để có cơ sở kiếm tra, đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 5:Sau khi dạy học theo chủ đề giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/ bài tập phù hợp.

- Câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong chủ đề (tương tự như câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiện nay).

- Đối với câu hỏi/ bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó.

- Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút. Nếu sau chương hoặc sau các bài không nằm trong một chương nhưng giáo viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết.

V. Cách thực hiện chủ đề dạy học:

a. Đối với phần Văn bản: Có thể dạy theo 2 cách sau:

* Cách thứ nhất: Dạy bổ dọc :

(7)

- Khai thác kiến thức theo nội dung của chủ đề (Áp dụng đối với những bài ngắn, có những đơn vị kiến thức dễ xâu chuỗi):

VD:

- Tiết 1: Đọc - tìm hiểu chung (tác giả, tác phẩm) Tìm hiểu nội dung 1 của chủ đề

- Tiết 2,3…: Tìm hiểu các nội dung tiếp theo của chủ đề Tổng kết chủ đề - Luyện tập

CHÚ Ý: Cách dạy chủ đề theo kiểu bổ dọc sẽ được thể hiện qua tiết dạy minh họa cho chủ đề ngay sau phần lý luận này: Chủ đề: vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh...

* Cách thứ hai: Dạy cắt ngang:

- Khai thác kiến thức theo từng bài của chủ đề (Đối với những tác phẩm dài, có những đơn vị kiến thức không hoàn toàn tương đồng, khó xâu chuỗi hết)

VD: Cách 1

- Tiết 1: Đọc - tìm hiểu chung ( các tác giả, tác phẩm) Tìm hiểu bài 1 trong chủ đề

- Tiết 2,3…: Tìm hiểu bài 2,3… tiếp theo của chủ đề

Tổng kết chủ đề - Luyện tập, nâng cao, hướng dẫn học ở nhà.

VD: Cách 2

- Tiết 1: Đọc - tìm hiểu văn bản 1(Gồm giới thiệu tác giả,tác phẩm - Đọc hiểu chi tiết...)

- Tiết 2,3....: Đọc - tìm hiểu văn bản 2 (Gồm giới thiệu tác giả, tác phẩm- Đọc hiểu chi tiết...)

Tổng kết chủ đề- Luyện tập, hướng dẫn học ở nhà.

MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA CHO CÁCH XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO CÁCH CẮT NGANG

Chủ đề:

Hình tượng người nông dân Việt Nam

trước CMT8 (4 tiết)

Tiết 1,2: 1,Khởi động

2,Giới thiệu chủ đề 3, Hình thành kiến thức:

-Tìm hiểu chung về các tác giả, tác phẩm

- Hình tượng người nông dân Việt Nam qua VB 'Tức nước vỡ bờ"

Tiết 3,4: - Hình tượng người nông dân Việt Nam qua VB"Lão Hạc"

4. Tổng kết chủ đề.

5. Luyện tập, nâng cao, hướng dẫn học ở nhà.

Chủ đề:

Tình yêu thương con

Tiết 1,2:

1,Khởi động

2,Giới thiệu chủ đề 3, Hình thành kiến thức:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Cô bé bán diêm”

-Tìm hiểu tình yêu thương con người qua VB "Cô

(8)

người trong một số TP văn học nước

ngoài (4 tiết)

bé bán diêm"

Tiết 3,4:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng ” - Tìm hiểu tình yêu thương con người qua VB"Chiếc lá cuối cùng"

4. Tổng kết chủ đề

5. Luyện tập, nâng cao, hướng dẫn học ở nhà.

Chú ý: Dù dạy theo cách nào vẫn phải có phần tổng kết chủ đề, khái quát lại những đơn vị kiến thức chung của chủ đề.

b. Đối với phần Tiếng Việt- Tập làm văn:

*Tiến trình thực hiện một tiết dạy chủ đề Tiếng Việt- Tập làm văn:

Cách 1: (dạy bổ dọc) 1. HĐ 1: Khởi động

2. HĐ 2: Giới thiệu chủ đề

3.HĐ 3: Hình thành kiến thức chủ đề:

- Dạy lí thuyết: những kiến thức chung về chủ đề, các kiến thức cụ thể trong các bài ở chương trình SGK.

- Dạy thực hành: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nâng cao để khắc sâu và vận dụng các kiến thức lí thuyết đã học.

4.HĐ 4: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá chủ đề (Một số bài tập nâng cao bao quát kiến thức chung toàn chủ đề)

Cách 2: (dạy cắt ngang) 1. HĐ 1: Khởi động

2. HĐ 2: Giới thiệu chủ đề

3.HĐ 3: Hình thành kiến thức chủ đề:

- Tìm hiểu đơn vị kiến thức 1 (Lý thuyết + thực hành)

- Tìm hiểu đơn vị kiến thức 2,3… (Lý thuyết + thực hành)

4.HĐ 4: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá chủ đề (Một số bài tập nâng cao bao quát kiến thức chung toàn chủ đề)

D. KẾT LUẬN:

- Dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có nhiều ưu điểm, vừa góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục – đào tạo những con người tích cực, năng động, vừa thực hiện được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp HS có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức dạy học của GV…

- Nhưng mới ở bước tiếp cận nên việc xây dựng chủ đề, tổ chức dạy học còn nhiều khúc mắc, chưa rõ hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch dạy học, dạy học theo chủ đề đòi hỏi mỗi đồng chí giáo viên phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hoàn thiện. Ở mỗi khối lớp, nên xây dựng, thực hiện một vài chủ đề và từng bước bổ sung, mở rộng.... Đây là cách để góp phần rèn cho HS khả năng tự học, có được những năng lực khái quát, hệ thống, tổng hợp kiến thức. Và đây cũng là cách để GV rèn thói quen tiếp cận những phương pháp, những mô

(9)

hình dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong dạy học, chuẩn bị cho đợt thay SGK vào năm học 2018-2019 sắp đến.

Chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót, vấn đề đặt ra cũng có nhiều điều cần bàn. Mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

PHẦN II: TIẾT DẠY MINH HỌA

(10)

CHỦ ĐỀ : VẺ ĐẸP TÂM HỒN HỒ CHÍ MINH

(Số tiết thực hiện: 2) A. Mục tiêu chủ đề:

1. Kiến thức:

- Giúp HS cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.

- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật trong hai bài thơ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng phát hiện, phân tích, cảm nhận…

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn Bác Hồ.

- Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Giáo dục lòng yêu nước, yêu thiên nhiên.

4. Năng lực cần phát triển:

- Năng lực hợp tác, chia sẻ

- Năng lực hoạt động nhóm, hoạt động độc lập … B. Chuẩn bị:

1. GV: Nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, soạn bài Hướng dẫn HS chuẩn bị trước ở nhà Máy chiếu, máy tính …

2. HS : Soạn bài theo yêu cầu của GV Bảng nhóm, phấn…

C. Tiến trình thực hiện chủ đề :

TIẾT 1 Hoạt động 1. Khởi động:

GV: Cho HS xem 1 đoạn phim tư liệu về Bác GV: Dẫn dắt HS vào chủ đề

? Các nhóm báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của nhóm mình:

- Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Bác.

- Sưu tầm những câu thơ, bài thơ của Bác có hình ảnh ánh trăng

- Tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu”

- Tìm hiểu về chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.

GV: Tuyên dương việc chuẩn bị bài của cả lớp.(Nội dung chuẩn bị của các nhóm sẽ được phát huy trong quá trình tìm hiểu chủ đề)

Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề:

Tên chủ đề: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh Thời lượng: 2 tiết (tiết 45- 46)

Tiết 1:

+ Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm + Tìm hiểu nội dung 1 của chủ đề Tiết 2 :

+ Tìm hiểu nội dung tiếp theo của chủ đề + Tổng kết chủ đề

+ Luyện tập, nâng cao.

Hoạt động 3: Hình thành kiến thức

(11)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

(12)

I.Đọc và tìm hiểu chung:

1.Tác giả:

? Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả.

- HS: Trình bày những hiểu biết của mình về tác giả (qua câu hỏi mà GV đã giao về nhà chuẩn bị)

- HS khác bổ sung GV: Trình chiếu những kiến thức cơ bản

về tác giả 2.Tác phẩm:

a. Đọc:

? Quan sát hai bài thơ trong SGK.

? Cần đọc bài thơ Cảnh khuya với giọng như thế nào?

- Giọng chậm, thanh thản, sâu lắng Gv : lưu ý thêm cách ngắt nhịp: câu 1

nhịp ¾, câu 4 nhịp 2/2/3

? Đọc thầm bài thơ Nguyên tiêu - HS đọc

? Theo em, nên đọc bài thơ với giọng như thế nào?

- Đọc rõ ràng, vui tươi, lạc quan

? Đọc phần phiên âm - HS đọc phiên âm

? Yêu cầu HS dịch nghĩa 1 số từ. - HS giải nghĩa từ

? Hãy đọc phần dịch nghĩa? - HS đọc phần dịch nghĩa

? Đọc phần dịch thơ? - HS đọc phần dịch thơ - Cho HS nghe bài thơ “Nguyên

tiêu”(ngâm thơ)

b. Hoàn cảnh ra đời:

? Hãy giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ?

- Cảnh khuya: 1947

Rằm tháng giêng: 1948

- Thời kì đầu cuộc k/c chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc.

? Hiểu gì về chiến khu Việt Bắc? - HS trình bày

? Hãy xác định vị trí của chiến khu Việt Bắc trên lược đồ?

GV: Trình chiếu 1 vài hình ảnh về chiến khu Việt Bắc, về Bác Hồ ở chiến khu Vietj Bắc, cho HS xem đoạn phim về hoàn cảnh ra đời của 2 bài thơ.

(13)

c. Ngôn ngữ:

? Có sự khác biệt nào về mặt ngôn ngữ của 2 bài thơ?

- Cảnh khuya: chữ quốc ngữ - Nguyên tiêu: chữ Hán d. Thể thơ:

? Hai bài thơ được viết theo theo thể thơ nào?

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

? So với nguyên tác, bản dịch của Xuân Thủy có gì khác biệt?

- Rằm tháng giêng: bản dịch của Xuân Thủy theo thể lục bát

? Kể tên những bài thơ đã học được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

- HS tự nêu

? Hãy giới thiệu đặc điểm chung của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

- Mỗi bài có 4 câu - Mỗi câu có 7 tiếng

- Vần được gieo ở cuối câu thứ nhất, thứ hai và thứ tư

- Cấu trúc 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp - Thường ngắt nhịp 4/3

? So mô hình chung của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, 2 bài thơ có những điểm gì giống và khác ?

- Giống: số câu, số tiếng, cách gieo vần, cấu trúc

- Khác: Có sự sáng tạo trong cách ngắt nhịp (Bài Cảnh khuya: câu 1 ngắt nhịp ¾ , câu 4 ngắt nhịp 2/2/3).

e. Đề tài:

? Cả hai bài thơ đều viết về đề tài gì? -Cả hai bài đều viết về cảnh đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.

Em có nhận xét gì về đề tài trăng trong thơ cổ nói chung và trong thơ Bác nói riêng ?

=>Trăng là đề tài phổ biến trong thơ cổ và cũng rất quen thuộc trong thơ Bác

? Nhóm em đã sưu tầm được những câu thơ, bài thơ nào của Bác có hình ảnh ánh trăng? Hãy đọc cho cả lớp cùng nghe?

- Các nhóm trình bày

? Qua việc tìm hiểu bài ở nhà, hãy nêu nét đẹp tâm hồn Bác qua 2 bài thơ?

GV chốt, chuyển ý

-Vẻ đẹp tâm hồn Bác: Yêu thiên nhiên, yêu nước.

II.Đọc- Hiểu:

1. Hồ Chí Minh - Một tâm hồn yêu thiên nhiên:

? Đọc lại 2 câu đầu bài thơ Cảnh khuya?

Cho biết 2 câu đầu miêu tả cảnh gì? Ở

- Cảnh đêm trăng ở rừng chiến khu Việt Bắc

(14)

đâu?

? Cảnh đêm trăng rừng Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh nào?

-Tiếng suối, trăng, cổ thụ, hoa

? Thảo luận (nhóm bàn): 2 phút:

? Chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc có trong câu thơ đầu? Nêu ra ý nghĩa, tác dụng của những nét nghệ thuật đó?

- GV phát phiếu học tập

-HS làm việc cá nhân, ghi ý kiến của mình vào phiếu học tập

-Bàn trưởng tổng hợp ý kiến của bàn.

-Bàn trưởng trình bày ý kiến.

+ Nghệ thuật: So sánh, ngắt nhịp ¾, âm

“a” đặt ở cuối câu + Tác dụng:

- Gợi tả tiếng suối ấm áp, sống động, trẻ trung, tươi vui, gần gũi với con người, tiếng suối như mang hơi thở, hơi ấm của con người.

- Âm thanh tiếng suối trong trẻo, ngân nga, vang vọng, du dương, ngọt ngào mà sâu lắng, quyến luyến hòa nhập vào hồn người

? Cách đây mấy thế kỉ có 1 thi nhân cũng đã từng miêu tả tiếng suối với tiếng đàn, tiếng hát. Em có nhớ đó là bài thơ nào ? Của ai ? Hãy đọc câu thơ đó?

- Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi):

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

? So sánh sự giống và khác nhau trong cách miêu tả tiếng suối hai nhà thơ?

GV bình nâng cao

- Giống: Cùng so sánh tiếng suối với âm thanh của con người

- Khác:

+ N.Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn -> gợi cảm giác buồn bã, ưu tư

+ Bác Hồ so sánh tiếng suối với tiếng hát ngọt ngào, gợi cảm giác vui tươi, lạc quan

? Giữa cảnh khuya rừng VB, nghe tiếng suối, Bác cảm nhận như tiếng hát vui tươi, trẻ trung của con người. Điều đó đã hé mở cho em nét đẹp tâm hồn nào của Bác?

- Bác là người rất lạc quan, yêu đời

- Bác yêu thiên nhiên, gắn bó hòa hợp với thiên nhiên

? Ngoài âm thanh tiếng suối, Bác Hồ còn nghe thấy âm thanh nào khác nữa không?

- Không

? Chứng tỏ cảnh khuya rừng Việt Bắc như thế nào?

- Tĩnh lặng

? Lấy âm thanh tiếng suối để làm nổi bật cái tĩnh lặng- đó là biện pháp nghệ thuật

- Lấy động tả tĩnh

(15)

gì thường gặp trong thơ cổ?

GV bình khẳng định.

? Không chỉ có không gian tĩnh lặng, cảnh khuya rừng Việt Bắc dưới ngòi bút tài hoa của Bác còn có vẻ đẹp nào khác?

- Trăng lồng cổ thụ…

? Em hiểu thế nào về hình ảnh “Trăng lồng…”?

- HS có thể nêu :

+ Ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa.

hoặc:

+ Trên trời có ánh trăng sáng mênh mông, tràn ngập khắp muôn nơi, bóng trăng lồng vào bóng cây, xuyên qua kẽ lá, in lên mặt đất như muôn nghìn bông hoa.

? Câu thơ gây ấn tượng cho người đọc bởi biện pháp nghệ thuật nào? (câu hỏi trắc nghiệm)

- Điệp ngữ

? Biện pháp điệp ngữ thể hiện qua từ nào?

- Lồng

? Giải thích nghĩa của từ “lồng”? - Đan cài, hòa quyện, quấn quýt

? Biện pháp điệp ngữ và nhân hóa có tác dụng gì?

- Khắc họa vẻ đẹp như tranh của cảnh đêm trăng rừng Việt Bắc.

GV bình khẳng định, nâng cao.

? Qua 2 câu thơ, em có cảm nhận như thế nào về cảnh đêm trăng rừng Việt Bắc?

- Bức tranh cảnh khuya rừng Việt Bắc đẹp lung linh, kì ảo, vừa có họa vừa có nhạc, gần gũi, thân thương với con người, mang hơi ấm của con người …

? Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Điều ấy càng giúp em khẳng định những nét đẹp tâm hồn nào của Bác?

- Phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời - Yêu trăng, yêu thiên nhiên, gắn bó tha thiết, hòa hợp với thiên nhiên

=> GV chốt: đó chính là biểu hiện của một tâm hồn thi sĩ

GV chuyển ý

? Đọc lại hai câu đầu bài thơ “Nguyên tiêu”.

- HS đọc

(16)

? Có người cho rằng 2 câu thơ là 1 bức tranh tuyệt đẹp? Hãy đặt tên cho bức tranh đó?

- Cảnh đêm trăng trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc

? Trong bức tranh có những hình ảnh nào?

- Có :Trăng, sông, nước, trời

? Cảnh vật được miêu tả vào thời gian nào?

- Thời gian đêm rằm tháng giêng

? Thời điểm rằm tháng giêng là khi trăng ở trạng thái nào?

-Nguyệt chính viên (trăng tròn nhất )

? Hình ảnh nguyệt chính viên được Xuân Thủy dịch là gì

? “Lồng lộng” thuộc từ loại gì? Nó có ý nghĩa biểu đạt như thế nào?

- Lồng lộng: Từ láy: tròn đầy, sáng vằng vặc

? Nhận xét cách dịch của Xuân Thủy? - Dịch khéo léo, tài tình

? Cách sử dụng từ ngữ khéo léo của tác giả và cách dịch thơ rất sát ý đó của Xuân Thủy đã mang lại giá trị gợi tả như thế nào?

- Gợi tả khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, khoáng đạt, nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng khắp không gian.

? Nếu câu thơ thứ nhất mới thiên về giới thiệu thì câu thơ thư hai thiên về tả. So sánh với bản dịch thơ của Xuân Thủy, em nhận thấy có gì khác biệt?

- Câu thơ của Bác có 3 chữ “xuân”, bản dịch của Xuân Thủy chỉ có 2.

- GV cung cấp cho HS 1 đoạn tư liệu - HS đọc

? Nghĩa của 2 từ “tiếp” và “lẫn” có hoàn toàn giống nhau không? Phân biệt nghĩa của 2 từ đó?

- Thay chữ “tiếp” bằng chữ “lẫn”.

- “Tiếp”: chỉ sự tiếp nối, gắn kết

“lẫn”: chỉ sự lẫn lộn, khó phân biệt

? Câu thơ gây ấn tượng bởi biện pháp tu từ nào ?

- Điệp ngữ “xuân”

? Phân tích giá trị của biện pháp điệp ngữ có trong câu thơ?

- Gợi tả hình ảnh dòng sông, bầu trời, mặt nước mùa xuân xa, rộng , bát ngát, trải dài tiếp nối như không có giới hạn

- Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập khắp muôn nơi

? Từ đó, em hãy hãy khái quát vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng?

=>Một bức tranh đêm rằm tháng giêng đẹp đẽ, tươi sáng, tất cả tràn đầy sức sống và hơi thở của mùa xuân

GV bình khẳng định

? Theo em, phải là một con người có tâm hồn như thế nào mới có thể cảm

- Phong thái ung dung lạc quan, cảm nhận tinh tế, yêu thiên nhên, rộng mở tâm hồn

(17)

nhận vẻ đẹp của thiên nhiên 1 cách thi vị đến thế?

cùng thiên nhiên…

GV chốt=> Đó cũng chính là biểu hiện của một tâm hồn thi sĩ.

? Thảo luận (nhóm lớn): 5 phút

? Qua quá trình tìm hiểu nội dung bài học, em nhận thấy bức tranh thiên nhiên trong 2 bài thơ của Bác có những điểm chung và nét riêng nào?

- GV hướng dẫn HS thảo luận

- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm hoạt động:

+ HS làm việc cá nhân

+ Nhóm trưởng lấy ý kiến của từng cá nhân trong nhóm

+ Nhóm trưởng thống nhất ý kiến của cả nhóm

+ Thư kí ghi ý kiến của nhóm vào bảng nhóm

+ Nhóm trưởng trình bày kết quả thảo luận trước lớp

GV chốt: Bức tranh thiên nhiên trong 2 bài thơ

- Nét chung:

+ Đều miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc

+ Cảnh thiên nhiên đều mang vẻ đẹp lung linh, kì ảo, tươi mới, sống động, có hồn

- Nét riêng:

+ Bài Cảnh khuya: vẻ đẹp của đêm trăng rừng Việt Bắc tĩnh lặng, nên thơ + Bài Rằm tháng giêng: vẻ đẹp đêm trăng xuân trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc xa rộng, bát ngát, tràn đầy sức sống

? Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, Bác dã vẽ lên bức tranh đêm trăng rừng Việt Bắc đẹp lung linh kì ảo, cảnh dêm trăng mùa xuân trên sông nước chiến khu tràn đầy sức sống.

Qua tiết học chủ đề, em cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn nào cảu Bác Hồ?

- Lạc quan, yêu đời

- Cảm nhận tinh tế, tài tình

- Nhạy cảm, say mê, rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên

- Tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết

…….

=> tâm hồn thi sĩ - GV khái quát nội dung tiết học bằng sơ

đồ

- GV bình chốt

(18)

TI T 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

2, Hồ Chí Minh- Một tâm hồn yêu nước:

? Đọc lại hai bài thơ? - HS đọc diễn cảm

? Quay trở lại với 2 câu cuối của bài thơ Cảnh khuya, câu thơ thứ 3 đóng vai trò như thế nào trong bài?

- Câu chuyển

? Hãy nói rõ sự chuyển ý đó? - Từ chỗ miêu tả cảnh thiên nhiên->

chuyển sang miêu tả trạng thái của Bác

? Đó là trạng thái gì? - Thao thức chưa ngủ

? Lí do nào khiến Người chưa ngủ? - Vì cảnh khuya đẹp như vẽ

? Đó có phải lí do chính không? Hay còn có lí do nào khác?

- Lí do chính: Vì lo nỗi nước nhà

? Em hình dung tâm trạng Bác lúc này ra sao?

- Bác đang suy nghĩ, lo lắng, trăn trở việc nước.

? Tâm trạng đó được thể hiện rõ nét qua yếu tố nghệ thuật nào?

- Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt ở cuối câu 3 đầu câu 4.

GV: Đây là dạng điệp ngữ chuyển tiếp, hay còn gọi là điệp ngữ vòng , các em sẽ được học ở bài sau

? Tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong câu thơ này?

- Nhấn mạnh trạng thái thao thức trằn trọc của Bác.

- Gây sự bất ngờ cho người đọc về lí do Bác chưa ngủ…

GV dẫn dắt: Có người cho rằng điệp ngữ “chưa ngủ” đặt ở cuối câu 3 đầu câu 4 vừa thể hiện sự chuyển biến bất ngờ trong tâm hồn Bác, nó như 1 cái bản lề khép lại tâm hồn thi sĩ và mở ra tâm hồn chiến sĩ của Bác.

? Nhóm lớn: (5 phút) Hãy phân tích, chỉ rõ 2 nét tâm trạng của Bác được mở ra trước và sau điệp ngữ “chưa ngủ?”

* HS thảo luận nhóm:

- HS làm việc các nhân

- Nhóm trưởng nêu vấn đề, hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm

- Nhóm trưởng thống nhất đáp án.

- Thư kí ghi đáp án

(19)

- Nhóm trưởng trình bày đáp án trước lớp.

* Nội dung cần đạt:

- Điệp ngữ ở cuối câu 3: khép lại tâm hồn người nghệ sĩ: rung động, say mê trước bức tranh thiên nhiên rừng Việt Bắc đẹp mê hồn.

- Điệp ngữ ở đầu câu 4: mở ra vẻ tâm hồn chiến sĩ của Bác: Người thao thức chưa ngủ vì lo cho vận mệnh đất nước.

GV chốt ý, bình nâng cao.

? Hình ảnh Bác thao thức trằn trọc không ngủ được gợi em nhớ tới bài thơ nào em đã được học ở lớp 6?

- Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ:

? Lí do không ngủ của Bác trong bài thơ đó là gì?

- Vì: Bác lo cho các chiến sĩ, cho chiến dịch …

? Từ đó, càng giúp chúng ta khẳng định

nét đẹp nào trong tâm hồn Bác ? - Có lòng yêu nước sâu nặng, luôn lo lắng cho dân cho nước.

GV chốt: => Tâm hồn chiến sĩ

GV bình, liên hệ vẻ đẹp tâm hồn chiến sĩ yêu nước của Bác trong các bài thơ khác (Người đi tìm hình của nước, Không ngủ được…)

? Đọc 2 câu cuối (cả phiên âm và dịch thơ) bài Nguyên tiêu.

- HS đọc

? Đối chiếu bản dịch của Xuân Thủy, em thấy có điểm gì khác?

- Mất chữ “yên ba”

? Hiểu thế nào là “Yên ba thâm xứ” ? - Nơi tận cùng của khói sóng

? Đó là nơi như thế nào? - Vừa yên tĩnh vừa kín đáo

? Ở nơi kín đáo đó, Bác đang làm công việc gì?

- Đàm quân sự: bàn bạc việc quân

? Như vậy, ở đây, Bác xuất hiện trong vai trò gì?

- 1 chiến sĩ, 1 lãnh tụ cách mạng

? Ở nơi sâu thẳm, mịt mù khói sóng, đang phải bàn chuyện hệ trọng, sống còn của đất nước, trong cương vị 1 lãnh tụ cách mạng, Bác vẫn say mê, rung động trước vẻ đẹp đêm trăng. Điều ấy giúp em có cảm nhận gì về Bác?

- Tâm hồn lãng mạn, bay bổng, lạc quan, yêu đời.

- Phong thái ung dung, tự tại

(20)

? Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh nào? - Khuya về ….

- Có thêm 2 từ: bát ngát , ngân

? So với nguyên tác, bản dịch của Xuân Thủy có gì sáng tạo?

? Hãy nêu những cảm nhận của em từ sự phát hiện cách dịch đầy sáng tạo đó của Xuân Thủy?

HS có thể cảm nhận:

-Ánh trăng bao trùm không gian, lai láng khắp con thuyền, con thuyền chở đầy ánh trăng.

- Con thuyền chở Bác và các cán bộ cách mạng lướt đi phơi phới trong 1 không gian tràn ngập ánh trăng .Những người ngồi trên thuyền như được tắm trong ánh trăng vàng mênh mông

? Những cảm nhận tuyệt vời này càng giúp em khẳng định nét đẹp nào trong tâm hồn Bác?

- Phong thái ung dung, tự tại, lạc quan, làm chủ hoàn cảnh.

GV bình chốt=> Vẻ đẹp tâm hồn chiến sĩ của Bác

? Câu thơ gợi cho em liên tưởng đến câu kết trong bài thơ nào đã đọc thêm ở phần trước đó mà cũng có hình ảnh con thuyền?

“ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”

( Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa vọng đến thuyền khách),

(Phong Kiều dạ bạc- Trương Kế)

? Hãy so sánh với thơ Đường và chỉ ra điểm chung về chất liệu cổ thi trong thơ Bác?

- Chất liệu cổ thi: trăng, dòng sông, khói sóng, con thuyền…

? Qua 1 vài bài thơ Đường đã học, em thấy các nhà thơ xưa thường sử dụng chất liệu trăng, dòng sông, con thuyền, khói sóng… chủ yếu để diễn tả tâm trạng gì của tác giả?

- Những chất liệu cổ thi đó trong thơ Đường chủ yếu để góp phần bộc tâm trạng u sầu của người ẩn sĩ thoát tục, xa lánh cuộc đời

? Còn Bác của chúng ta có giống như vậy không?

- Không. Bác là 1 chiến sĩ cách mạng, Người đang bàn việc quân, việc nước

? Vậy hình ảnh con thuyền trong bài thơ còn mang ý nghĩa gì khác?

- Con thuyền: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho con thuyền cách mạng mà Bác đang chèo lái.

?Con thuyền cách mạng đi trong một biển trăng vàng. Hình ảnh thơ độc đáo đó giúp em hiểu gì về tâm trạng của Bác?

- Vui tươi, lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc

=>Tâm hồn chiến sĩ

(21)

? Từ đó, em nhận xét gì về phong cách thơ của Bác?

- Phong cách thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, khỏe khoắn, trẻ trung.

GV bình khẳng định, nâng cao . Hoạt động 4: Tổng kết chủ đề:

? Cả hai bài thơ có những nét nghệ thuật chung nào?

- HS khái quát nghệ thuật, nội dung chủ đề

*Nghệ thuật:

- Hình ảnh đẹp, gợi cảm

- Màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên

* Nội dung:

+ Cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc đẹp lung linh, tràn đầy sức sống.

+ Bác yêu trăng, yêu thiên nhiên, gắn bó hòa hợp với thiên nhiên

+ Yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan, làm chủ hoàn cảnh

? Qua 2 bài thơ, em cảm nhận được những nét đẹp nào trong tâm hồn Hồ Chí Minh?

=> Tâm hồn thi sĩ + tâm hồn chiến sĩ

GV chốt kiến thức chủ đề bằng sơ đồ.

Hoạt động 5: Luyện tập, nâng cao *HS dùng bảng tay chọn đáp án:

1. Qua hai bài thơ, em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn Bác Hồ?

(bài tập trắc nghiệm)

A. Tâm hồn thi sĩ, yêu trăng, yêu thiên nhiên.

B. Tâm hồn chiến sĩ yêu nước.

C. Tâm hồn thi sĩ hòa quyện với tâm hồn chiến sĩ.

D. Tâm hồn nhạy cảm

Đáp án: C

2. Bài tập trắc nghiệm: Phong cách thơ của Bác :

A. Có sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại.

B. Mang đậm phong cách cổ điển.

C. Mang đậm phong cách hiện đại.

D. Cả A, B, C đều sai.

- Đáp án: A

3. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang - HS tự nêu

(22)

đẩy mạnh phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Sau 2 tiết học chủ đề, em học tập được gì ở Bác? Hãy nêu hướng phấn đấu của bản thân.

4. Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Bác qua hai bài thơ.

- HS viết đoạn văn

D. Hướng dẫn học ở nhà:

- HS về học thuộc hai bài thơ.

- Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn Bác.

- Tiếp tục sưu tầm những tác phẩm thơ, văn, âm nhạc,… nói về tình yêu thiên nhiên, yêu nước của Bác.

- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45 phút.

___________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển.. khai được vấn đề; Kết bài khái quát được

Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: Học sinh biết cách làm bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.. Bố cục rõ ràng,

2.1 Mục tiêu tổng quát: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xã hội học: như lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học, đối tượng chức năng của xã

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính

-Yêu cầu hs về nhà tạo thư mục mới và quản lý thư mục theo nhiệm vụ khác nhau - Lấy ý kiến phản hồi của hs về tiết học. - Tổng kết

- Nắm được yêu cầu, bố cục, cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng, đạo lí..

* Mức tối đa (6 điểm): Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng; bố cục chặt chẽ, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hợp lí; trình bày đầy đủ, khai thác

d) Yêu cầu và những lưu ý để đảm bảo tính năng kỹ thuật của nguyên liệu 2.1.3.. Giáo viên phụ trách : TS. Hồ thị Nguyệt Thu và ThS. Quy định và lưu ý khi sử dụng. Phần