• Không có kết quả nào được tìm thấy

bài giảng môn Mỹ thuật 6

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "bài giảng môn Mỹ thuật 6"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20 - BÀI 19 thường thức mĩ thuật

TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được nguần gốc, đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác tranh dân gian (tiêu biểu là tranh Đông Hồ và Hàng Trống), cách thức làm tranh và chất liệu sử dụng.

2. Kĩ năng: Học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian Việt Nam. Biết cách thể hiện nét và màu của tranh dân gian.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích và quý trọng các tác phẩm mĩ thuật Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài.

- Nghiên cứu tài liệu (sách giáo khoa, sách giáo viên).

2. Học sinh: - Sách giáo khoa và vở viết.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Kiểm tra:

2. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu vài nét về tranh dân

gian.(12 phút)

- Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận.

+ Em biết những dòng tranh nào thuộc dòng tranh dân gian?

+ Tranh dân gian thường được dùng trong những dịp nào?

+ Đề tài trong trong tranh dân gian thường phản ánh điều gì?

- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm cò lại có thể bổ sung thêm.

- Giáo viên kết luận lại.

HĐ2. Tìm hiểu về hai dòng tranh dân gian chính: (25 phút)

a. Tìm hiểu về dòng tranh Đông Hồ:

- Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa, giới thiệu tranh. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận.

+ Vì sao gọi là tranh Đông Hồ?

I. Vài nét về tranh dân gian:

- Là thể loại tranh nằm trong dòng tranh nghệ thuật cổ, được sản xuất ở một số địa phương như: Đông Hồ, Hàng Trống, ....

Tranh thường dùng trong dịp tết còn được gọi là tranh tết, tranh phục vụ cho tín ngưỡng còn được gọi là tranh thờ.

II. Hai dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống:

1. Tranh Đông Hồ.

- Được sản xuất tại làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh. Được các nghệ nhân khắc lên ván gỗ và in lên giấy gió quét màu điệp. Mỗi bức tranh được in trên nhiều bản khắc khác nhau.

Nguyên liệu chủ yếu được lấy từ tự nhiên.

(2)

+ Tranh Đông Hồ được sản xuất như thế nào?

+ Tranh Đông Hồ chủ yếu phục vụ tầng lớp nào?

- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm còn lại có thể bổ sung thêm.

- Giáo viên kết luận lại.

b. Tìm hiểu về dòng tranh Hàng Trống:

- Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận.

+ Vì sao gọi là tranh Hàng Trống?

+ Tranh Hàng Trống được sản xuất như thế nào?

+ Tranh Hàng Trống chủ yếu phục vụ

VD: Màu đỏ lấy từ sỏi đỏ tán mịn, màu vàng lấy từ cây gỗ vang hay hoa hoè, ... .

Tranh chủ yếu phục vụ cho tầng lớp nhân dân lao động.

2. Tranh Hàng Trống.

- Dòng tranh này xưa kia được bày bán ở phố Hàng Trống (nay thuộc Hoàng Kiếm - Hà Nội) nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc in nét đen còn lại màu tự

(3)

tầng lớp nào?

- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm cò lại có thể bổ sung thêm.

- Giáo viên kết luận lại.

HĐ3. Tìm hiểu đặc điểm của hai dòng tranh: (03 phút)

- Gọi học sinh đọc phần nội dung sách giáo khoa.

+ Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống có những giá trị nghệ thuật nào?

- Học sinh trả lời, giáo viên kết luận lại.

tô bằng tay. Đường nét mảnh mai, tinh tế và chau chuốt. Tranh chủ yếu phục vụ cho các đối tượng ở tầng lớp trung lưu và thị dân.

III. Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian:

- Hai dòng tranh rất chú trọng đến bố cục, đường nét và màu sắc.

- Tranh có vẻ đẹp hài hoà, có tính khái quát cao, có cảm giác gần gũi với người xem.

- Đông Hồ và Hàng Trống là hai dòng tranh tiêu biểu cho dòng tranh cổ Việt Nam.

3. Củng cố: (04 phút)

- Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống?

4. Hướng dẫn học ở nhà: (01 phút)

- Xem tranh và ôn lại bài theo câu hỏi gợi ý sách giáo khoa.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập bài học sau (Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam).

§iÒu chØnh vµ bæ xung.

………

………

………

Quang Trung, ngày ……tháng ……năm 2020 Kí duyệt

(4)

………

………

………

………

TUẦN 21 - BÀI 24 thường thức mĩ thuật

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết được một số đề tài của tranh dân gian Việt Nam.

2. Kĩ năng: Học sinh nhớ được một số tranh tiêu biểu.

3. Thái độ: Có ý thức gìn giữ nền văn hoá đặc sắc của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Sưu tầm 1 số tranh dân gian Việt Nam.

2. Học sinh: - Sách giáo khoa và vở viết.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Kiểm tra: (05 phút)

- Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống?

2. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

về hai bức tranh Đông Hồ: (18 phút) a. Tìm hiểu về bức tranh Gà “Đại Cát”.

- Gọi một học sinh đọc sách giáo khoa và giới thiệu tranh. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận.

+ Em có nhận xét gì về hình ảnh chú gà trong tranh?

+ Em thử đưa ra ý kiến về ý nghĩa bức tranh gà theo quan niệm của người dân lao động xưa?

- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm cò lại có thể bổ sung

I. Hai bức tranh Đông Hồ:

1. Tranh Gà “Đại Cát”.

- Là một chú gà trống có dáng oai vệ, hùng dũng, tượng trưng cho sự thịnh vượng và đức tính mạnh mẽ của người đàn ông.

(5)

thêm.

- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận lại.

b. Tìm hiểu về bức tranh “Đám cưới chuột”.

- Gọi một học sinh đọc sách giáo khoa và giới thiệu tranh. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận thảo luận.

+ Em có nhận xét gì về bức tranh

“Đám cưới chuột”? (về ý nghĩa, bố cục, hình vẽ và màu sắc).

- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm còn lại có thể bổ sung thêm.

- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận lại.

HĐ2. Tìm hiểu về hai bức tranh Hàng Trống: (17 phút)

a. Tìm hiểu về bức tranh “Chợ quê”.

- Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa và gới thiệu tranh. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận.

+ Bức tranh “Chợ quê” thuộc đề tài gì?

+ Em thử kể tên các hoạt động có ở trong tranh?

- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm còn lại có thể bổ sung thêm.

- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận lại.

B. Tìm hiểu về bức tranh “Phật Bà Quan Âm”.

- Gọi một học sinh đọc sách giáo khoa và gới thiệu tranh. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận.

- Tranh được in trên giấy gió, quét hồ điệp, bố cục hài hoà, hình và màu sắc đơn giản, có tính khái quát cao.

2. Đám cưới chuột .

- Tranh đả kích nạn tham nhũng và ức hiếp dân lành của tầng lớp thồng trị phong kiến xưa.

- Bố cục hình ngang dàn đều, hình thức diễn tả hợp lí, hóm hỉnh và sinh động.

II. Hai bức tranh Hàng Trống:

1. Chợ quê.

- Bức tranh thuộc đề tài sinh hoạt, mang nhiều sắc thái văn hoá. Chợ ngoài việc mua bán còn là nơi hò hẹn, gặp gỡ.

- Cách vẽ và đường nét tinh tế, diễn tả nhân vật có đặc điểm, thần thái, màu sắc tươi nguyên tạo nên sự sống động cho bức tranh.

2. Phật Bà Quan Âm .

(6)

3. Củnh cố: (04 phút)

- Em hãy nêu đặc điểm của tranh Gà, tranh Đám cưới chuột, tranh Chợ quê, tranh Phật Bà Quan Âm?

4. Hướng dẫn học ở nhà: (01 phút)

- Đọc bài và ôn lại bài theo câu hỏi gợi ý sách giáo khoa.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập bài sau. Vẽ theo mẫu: Bình đựng nước và hình hộp

§iÒu chØnh vµ bæ xung.

………

………

………

Quang Trung, ngày ……tháng ……năm 2020 Kí duyệt

………

………

………

………

+ Em có nhận xét gì về hình vẽ, bố cục, màu sắc của bức tranh “Phật Bà Quan Âm”?

- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm còn lại có thể bổ sung thêm.

- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận lại.

.

- Tranh thuộc đề tài tôn giáo. Phật Bà Quan Âm ngự trên toà sen toả ánh hào quang rực rỡ. Đứng chầu hai bên là Kim Đồng và Ngọc Nữ.

- Tranh được tô màu theo lối vẽ truyền thống đã tạo được sắc độ đậm nhạt và chiều sâu của bức tranh.

*

Hai dòng tranh đã đạt được giá trị nghệ thuật to lớn trong nền nghệ thuật dân gian Việt Nam. Màu sắc tươi sáng, bố cục chặt chẽ, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người xem

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Gv giới thiệu cho Hs một số tranh của các họa sĩ trong nước và thế giới, những bức tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống để học sinh hiểu được sự phong phú của nội dung

- Từ tháng 7/1954, nhận thức rõ đế quốc Mĩ là kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương, TW Đảng đã chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang

Bài báo đưa ra một số kỹ thuật học máy cho chấm điểm tín dụng đã và đang được các tổ chức tài chính và ngân hàng sử dụng; đưa ra kết quả thử nghiệm các kỹ thuật học máy

đuôi, lưng đều được nhấn mạnh với nét vẽ và khắc trang trí đặc trưng hình con vật được viền bởi những nét chắc, khỏe mà mềm mại không chỉ đẹp mà còn đúng về đặc điểm

đuôi, lưng đều được nhấn mạnh với nét vẽ và khắc trang trí đặc trưng hình con vật được viền bởi những nét chắc, khỏe mà mềm mại không chỉ đẹp mà còn đúng về đặc điểm

Biểu đồ tranh dưới đây là kết quả đánh giá của người dân về một cán bộ trong một tuần làm việc ( mỗi biểu tượng thể hiện kết quả một lần đánh giá, hài lòng: , bình

- Phát triển năng lực của học sinh: Quan sát, thực hành, so sánh, phân tích, tổng hợp, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, thuyết trình, báo cáo, hoạt động nhóm, hoạt động

Có thể do các mẫu đất đó được lấy vào thời điểm trước hoặc sau bón phân, tưới nước, hoặc lấy ở độ nông, sâu khác nhau...cũng có thể do quy trình thực hành của nhóm