• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3 Ngày soạn: Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2019 Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019

Toán

TIẾT 11: TỰ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kiểm tra kết quả học tập từ đầu năm của học sinh - Đọc, viết số có 2 chữ số, viết số liền sau, số liền trước.

- Ôn tập lại phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 2. Kĩ năng:

- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.

- Giải bài toán bằng nhiều phép tính.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: đề kiểm tra

- HS: giấy, bút, thước kẻ…

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

B. Bài mới:

- Phát đề bài kiểm tra cho học sinh làm:

Bài 1: Viết các số :

a. Từ 60 đến 73: ...

b. Từ 91 đến 100:...

Bài 2:

a. Viết số liền sau của 99 là?

b. Viết số liền trước của 11 là?

Bài 3: Tính

31 68 40 79 6 + - + - + 27 33 25 77 32

Bài 4: Mẹ và Trang hái được 55 bông hoa. Mẹ hái được 25 bông hoa. Hỏi Trang hái được bao nhiêu bông hoa?

Bài 5: Đo và viết số đo độ dài đoạn thẳng sau:

A B Câu 6. Điền vào chỗ chấm:

a. 1dm = ……….cm c. 10cm = ……….dm

b. 3dm = ………..cm d. 40cm = ………..dm

(2)

- GV theo dõi học sinh làm bài và giúp đỡ một số em chậm tiến bộ.

- GV thu bài và kiểm bài.

C. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét giờ học

- Dặn HS xem trước bài mới : phép cộng có tổng bằng 10 Tập đọc

Tiết 7+8: BẠN CỦA NAI NHỎ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết nghỉ hơi sau các dấu câu.

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật.

2. Kĩ năng :

- Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu được nghĩa của câu chuyện, thấy được các đức tính của nai nhỏ.

3. Thái độ :

- Giáo dục ý thức luyện đọc, hiểu nội dung biết yêu việc làm tốt.

*KNS:

- Xác định giá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác.(HĐ2)

- Lắng nghe tích cực.(HĐ củng cố).

* Giáo dục an ninh, quốc phòng :

- HS kể chuyện nói về tình bạn là phải biết giúp đỡ, bảo vệ nhau, nhất là khi gặp hoạn nạn

*QTE: (HD2)

- Quyền được vui chơi, được tự do kết giao bạn bè được đối xử bình đẳng.

- Quyền được sống với cha mẹ được cha mẹ chăm sóc dạy dỗ..

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ.

- Học sinh: Sách tiếng việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 HS đọc bài "Làm việc thật là vui"

+ Các con vật, đồ vật xung quanh ta làm những việc gì?

+ Tại sao làm việc bận rộn mà làm việc mà lại vui?

- Nhận xét, đánh giá

- 2 em đọc và trả lời

(3)

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài:

- GV treo tranh và hỏi HS các con vật trong tranh đang làm gì?

- Muốn biết vì sao chú Nai lại húc ngã con Sói chúng ta sẽ học bài tập đọc ngày hôm nay: Bạn của Nai nhỏ.

2. Luyện đọc:

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài:

- GV đọc to, rõ ràng phân biệt giọng đọc của các nhân vật

b. Đọc câu

- HS đọc nối tiếp câu lần 1

- GV cho HS đọc từ khó: chặn lối, chạy như bay, ngã ngửa...

- Đọc nối tiếp câu lần 2 c. Đọc từng đoạn+ câu dài - GV chia đoạn

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - Luyện đọc câu văn dài.

- Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 d. Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Yêu cầu HS đọc theo nhóm - GV theo dõi

e. Thi đọc

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc

- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt - Cho HS đọc đồng thanh đoạn 1+2

- Sói, 2 con Nai và 1 con Dê. Một con Nai húc ngã con Sói.

- HS nhắc lại đầu bài: Bạn của Nai Nhỏ.

- Lớp đọc thầm

- HS đọc bài

- 3-5 HS đọc. Cả lớp đọc đồng thanh từ khó

- HS nối tiếp đọc từng câu.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

- Một lần khác,/chúng con đang đi dọc bờ sông/ tìm nước uống/ thì thấy lo Hổ hung dữ/ đang rình sau bụi cây.//

- Lần khác nữa,/chúng con đang nghỉ trên một bãi cỏ xanh thì thấy gã Sói hung ác đuổi bắt cậu Dê Non.//

- Giải nghĩa từ:

+ Ngăn cản: không cho đi, không cho làm.

+ Hích vai: Dùng vai đẩy.

+Thông minh: Nhanh trí sáng suốt.

+ Hung ác: Dữ tợn và độc ác.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Các nhóm luyện đọc

- Đại diện các nhóm thi đọc

- Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt

- Lớp đọc đồng thanh

(4)

TIẾT 2 3.Tìm hiểu bài.(30’)

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? Cha Nai Nhỏ nói gì ?

- GV hỏi : Khi chúng ta muốn đi đâu đó cần phải xin phép ai ?

*GV nói QTE: Quyền được sống với cha mẹ được cha mẹ chăm sóc dạy dỗ..

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình ?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi: Mỗi hành động của Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt gì của bạn ấy?

- Em thích nhất điểm nào?

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 câu hỏi : Theo em người bạn tốt là người như thế nào?

*QTE: Quyền được vui chơi, được tự do kết giao bạn bè được đối xử bình đẳng.

* Em hãy xem mình đã bao giờ sống vì người khác chưa? và em có điểm nào chưa bằng bạn mình không?

4. Luyện đọc lại.(12’) - 2 -3 nhóm tự phân vai

- Thi đọc toàn truyện.

- Cả lớp và GV bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt

C. Củng cố - Dặn dò. (4’) - 1 HS đọc lại toàn bài

* Qua câu chuyện em học được điều gì ở bạn của Nai Nhỏ?

- Nhận xét giờ học:

- Tuyên dương một số em đọc tốt, nhắc nhở một số em đọc chưa tốt.

- Về nhà chuẩn bị bài sau: “Gọi bạn”

- Dặn: Quan sát, tập kể lại câu chuyện này.

- Đọc bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+ Đi chơi xa cùng bạn. Cha Nai Nhỏ hỏi về người bạn của con - Xin phép bố mẹ

+ Hành động cứu bạn của bạn Nai nhỏ.

+ Mỗi hành động đó nói lên một điều là: bạn của Nai nhỏ thông minh, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, dũng cảm.

+ Tự nêu ý kiến của mình.

- Thảo luận nhóm báo cáo kết quả.

- Tự nêu ý kiến - HS suy nghĩ trả lời

- Các nhóm phân vai và luyện đọc - Thi đọc giữa các nhóm, lớp theo dõi, nhận xét nhóm, cá nhân, nhóm đọc tốt

- Đọc bài

- Nêu ý kiến của mình - HS đọc bài

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

.

---

(5)

Ngày soạn: Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2019 Ngày giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2019

Toán

TIẾT 12: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết cộng hai số có tổng bằng 10.

- Biết dựa vào bảng cộng để tìm số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10.

- Biết viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước.

- Biết cộng nhẩm: 10 cộng với số có một chữ số.

- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.

- Dựa vào bảng cộng để tìm số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10.

2. Kỹ năng

- Thực hiện viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước.

- Thực hiện cộng nhẩm: 10 cộng với số có một chữ số.

- Thực hiện xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.

3. Thái độ

- Phát huy tính tích cực trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Que tính, bảng gài, mô hình đồng hồ..

- Học sinh: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Đặt tính rồi tính:

94 – 23; 45 – 20 ;

- Gọi 2 em làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con.

- Nhận xét

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài:

2. Bài mới:

* Hoạt động1 : Giới thiệu phép cộng:

6 + 4 = 10

- Giáo viên giơ 6 que tính và hỏi có mấy que tính?

- Giáo viên giơ 4 que tính và hỏi có mấy que tính ?

- Có tất cả mấy que tính ?

- Giáo viên bó lại thành 1 bó 1 chục que tính hỏi: “6 + 4 bằng mấy ?”

- 2 HS lên bảng làm.

- Có 6 que tính.

- Có 4 que tính.

- Có tất cả 10 que tính.

- 6 Que tính cộng 4 que tính bằng 10 que tính: 6 + 4 = 10

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

(6)

- Giáo viên viết lên bảng như sách giáo khoa.

Chục đơn vị +

1 6 4 0

- Hướng dẫn học sinh đặt tính.

- Vậy 6 + 4 = 10

* Hoạt động 2: Luyện tập.

*Bài 1:

- HS nêu yêu cầu bài - HS làm bài

- HS đọc bài làm

* Bạn nào làm xong làm tiếp cho cô cột 4 - HS đổi vở kiểm tra chéo bài

- Lớp + GV nhận xét đánh giá

* Bài 2:

- HS nêu yêu cầu bài - Cho HS làm bài vào vở - Gọi lên bảng làm

- Lớp + GV nhận xét - đánh giá

- Cho HS nêu lại cách đặt tính

* Bài 3:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài

- Cho HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm

- HS đọc bài làm

- Lớp + GV nhận xét – đánh giá

* Bài 4:

- Cho HS thảo luận cặp đôi làm bài GV giơ đồng hồ

- GV giơ đồng hồ chỉ giờ như bài 4 (sgk) cho HS nêu giờ

- Học sinh đặt tính vào bảng con.

- 6 + 4 = 10

Viết số thích hợp vào chỗ trống

- 3 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở

- HS đọc bài làm, chữa bài - HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn * Đáp án

9+1=10 8+2=10 7 + 3 = 10 1+9=10 2+8=10 3 + 7 = 10 10=9+1 10=8+2 10 = 7 + 3 10=1+9 10=2+8 10 = 3 + 7 Tính

- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài

- HS đọc bài làm

5 3 2 1 4 + 5 + 7 + 8 + 9 + 6 10 10 10 10 10 - HS nêu lại cách đặt tính Tính nhẩm:

7 + 3 + 6 = 16 9+1+2= 12 6 + 4 + 8 = 18 4 + 6 + 1=11 5 + 5 + 5 = 15 2+8 +9=19

- Gọi HS đọc lại bài đã chữa

- HS nhìn tranh rồi nêu đồng hồ chỉ mấy giờ theo cặp

- Đại diện các cặp báo cáo, - Các cặp khác nhận xét, bổ sung + Đồng hồ A chỉ 7 giờ

+ Đồng hồ B chỉ 5 giờ + Đồng hồ C chỉ 10 giờ - 2 HS thực hiện.

(7)

- GV và HS nhận xét

C. Củng cố, dặn dò.(5’) 10 = 5 + ? 10 = 2 + ? - GV nhận xét tiết học - Về nhà xem lại bài cho cô

Kể chuyện

TIẾT 3: BẠN CỦA NAI NHỎ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa nhắc lại được lời kể của nai nhỏ về bạn.

- Bước đầu biết dựng lại câu chuyện theo vai.

2. Kĩ năng :

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

- Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giá bạn kể và kể tiếp lời kể của bạn.

3. Thái độ :

- Giáo dục nên chọn bạn để chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Thuộc truyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 3 HS nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện

"Phần thưởng" theo tranh gợi ý.

- Giáo viên nhận xét . B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài:

2. Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn chuyện.

- Học sinh nêu yêu cầu 1.

- Giáo viên kể mẫu lần 1 tốc độ vừa phải.

Lần 2 bằng tranh.

* Kể từng đoạn trong nhóm:

- Học sinh kể trong nhóm. Nhóm 3 người dựa vào tranh và gợi ý để kể chuyện

- Cần cho học sinh kể đủ cả 3 đoạn truyện.

* Kể chuyện trước lớp:

- Gọi một số nhóm kể trước lớp:

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- 3 HS nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện "Phần thưởng" theo tranh gợi ý.

- 1 em đọc yêu cầu của bài.

- HS quan sát tranh.

- HS kể theo nhóm (mỗi em kể 1 tranh - đổi lại mỗi em kể 3 tranh).

- Các nhóm cùng kể 1 lời.

(8)

+ Bức tranh 1:

- GV treo tranh yêu cầu quan sát: bức tranh vẽ cảnh gì? Hai bạn Nai đã gặp chuyện gì?

Bạn của nhỏ Nai đã làm gì?

+ Bức tranh 2 và 3 GV gợi ý tương tự cho HS kể.

- Nhận xét nhóm bạn.

- Nhắc lại lời cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn.

- Nhận xét lời bạn.

b. Nói lại lời của cha Nai nhỏ

- Khi Nai nhỏ xin đi chơi, cha bạn ấy đã nói gì?

- Khi nghe con kể về bạn cha Nai nhỏ đã nói gì?

Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV kể mẫu lại toàn bộ câu chuyện - Gọi HS đứng tại chỗ kể lại

- GV nhận xét

Hoạt động 3: Phân vai, dựng lại chuyện.

- Hướng dẫn kể phân vai:

+ Có mấy vai?

- Lần 1: Giáo viên là người dẫn chuyện.

- Lần 2: Học sinh là người dẫn chuyện.

- Yêu cầu học sinh kể cả lớp theo dõi nhận xét bạn kể.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm dựng hay.

C. Củng cố - dặn dò: (5’)

- Gọi học sinh kể lại câu chuyện bằng lời của mình.

- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- Nhận xét giờ học

- Về nhà tự kể cho người thân nghe.

- HS nhìn tranh và kể.

- HS khác nhận xét.

- Bạn con khoẻ thế cơ à nhưng cha vẫn lo lắm.

- Bạn con thật thông minh nhanh nhẹn, nhưng cha vẫn chưa yên tâm.

- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.

- Đấy là điều cha mong đợi con trai bé bỏng của cha. Cha cho phép con đi chơi xa với bạn.

- 1 em nói lời Nai Nhỏ - 1 em nói lời cha Nai Nhỏ - HS lắng nghe

- HS kể lại

- HS trả lời

- HS xung phong dựng lại câu chuyện theo vai 1 nhóm 3 em dựng lại câu chuyện theo vai.

- HS nhận vai tập dựng lại một đoạn của câu chuyện, hai ba nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp.

Về nhà kể lại câu chuyện cho ban và người thân nghe

Chính tả (Tập chép)

(9)

TIẾT 5: BẠN CỦA NAI NHỎ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Chép lại chính xác không mắc lỗi đoạn : Nai Nhỏ xin cha .... chơi với bạn.

- Biết cách trình bày một đoạn văn, biết viết hoa tên riêng.

- Củng cố quy tắc chính tả : ng/ngh, tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã.

2. Kĩ năng:

- Rèn viết đúng, trình bày sạch- đẹp.

3. Thái độ:

- Ý thức biết chọn bạn mà chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng cài, bút dạ.

- HS: Bảng con, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên tự cho học sinh viết 3 từ sai ở tiết trước vào bảng của mình.

- Nhận xét, sửa chữa.

B.Bài mới: (30’) 1.Giới thiệu bài:

2.Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Tập chép

a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép - Giáo viên đọc đoạn cần viết - Gọi 2 học sinh đọc lại.

+ Đoạn này kể về ai?

+ Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi xa cùng bạn?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

- Bài chính tả có mấy câu? Cuối câu có dấu gì? Chữ cái đầu tiên phải viết như thế nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó: khoẻ, nhanh nhẹn,..

d. Chép bài:

- Yêu cầu HS nhìn bảng chép bài.

- Theo dõi học sinh chép bài

- Nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng, cách cầm bút cho học sinh

e. Soát lỗi: Đọc cho học sinh soát lỗi.

g. Chấm bài:

- Chấm bài, chữa lỗi phổ biến cho học

-2 HS lên bảng thực hiên theo yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe - HS đọc trước lớp - Kể về Nai Nhỏ.

- Cha Nai Nhỏ thấy yên lòng vì con mình có một người bạn tốt.

- Có 3 câu. Cuối mỗi câu có dấu chấm.

Chữ cái đầu câu phải viết hoa.

- Viết bảng con - Chép bài vào vở.

- Đổi vở cho bạn

(10)

sinh.

Hoạt động 2: Bài tập.

Bài 2: Củng cố cách viết ng, ngh.

- Yêu cầu học sinh làm bảng con.

- Nhận xét, chữa bài.

* Lưu ý: Khi viết ngh trong các trường hợp đi kèm với âm e, ê, i.

Bài 3: Điền vào chỗ chấm ch hay tr,đổ hay đỗ.

- Gọi học sinh nêu miệng từng bài nhỏ.

- Nhận xét bài bạn.

C. Củng cố - dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về viết lại chữ khó và học thuộc bảng chữ cái.

- Đọc yêu cầu.

- Làm theo yêu cầu.

- Nhắc lại lưu ý.

- Nêu miệng: cây tre, mái che, trung thành...đổ rác, thi đỗ...

- Nghe, ghi nhớ

- Lắng nghe và thực hiện.

Thực hành Tiếng Việt TIẾT 1

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Đọc trôi chảy toàn bài - Hiểu ý nghĩa câu chuyện.

2. Kỹ năng:

- Ngắt nghỉ đúng.

3.Thái độ:

- Có ý thức rèn đọc ở nhà và yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thực hành toán và tiếng việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’) 1. Giới thiệu bài:

2. Dạy bài mới:

Bài 1: Đọc truyện “ Người bạn mới”

- GV đọc mẫu câu chuyện: “ Người bạn mới”

- GV nêu giọng đọc.Giới thiệu về tác giả

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 1 - Hướng dẫn học sinh đọc từ khó

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- Lắng nghe

- HS đọc nối tiếp câu.

- cầu khẩn, chế nhạo.

- HS đọc nối tiếp câu.

(11)

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2 - Yêu cầu HS đọc bài theo nhóm - HS từng nhóm thi đọc

- HS nhận xét

- GV nhận xét ,tuyên dương.

- Gọi 1HS đọc lại bài - Bài có nội dung gì?

- GV nx ,tuyên dương Bài 2.

- HS nêu yêu cầu.

- HS đọc truyện: “ Người bạn mới”

- Yêu cầu HS đọc thầm và làm vào vở.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S.

- GV nx,tuyên dương

C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - GV hệ thống nội dung bài học - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS

- Luyện đọc nhóm bàn - Các nhóm thi đọc - 1 HS đọc

- HS nêu nội dung bài - HS nêu lại nd bài - 1 HS nêu yêu cầu - HS đọc.

- HS làm bài vào vở a. Bạn nhỏ xíu, bị gù.

b.Ngạc nhiên.

c.Vui vẻ, tươi cười.

d. Sáu bạn ngồi bàn đầu xin nhường chỗ.

e. Vì mơ thấy bạn nào cũng thân thiện với mình.

- Lắng nghe.

Thực hành Toán TIẾT 1 I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Ôn lại cách xem đồng hồ - Cách giải bài toán có lời văn 2. Kĩ năng

- Biết đặt tính và tính đúng, thẳng hàng.

- Biết giải toán có lời văn - Biết xem đồng hồ

3.Thái độ

- Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sách thực hành toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoat động học

A. Khởi động.(2’)

- Cả lớp hát bài: Đàn gà con B. Bài mới

- Cả lớp hát

(12)

1. GV giới thiệu bài. (2’) 2. Các hoạt động

* Bài 1 (5’): Tính nhẩm

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - GV gọi 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào VỞ.

- GV gọi HS đọc bài làm dưới lớp.

- GV gọi HS nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét, tuyên dương.

* Bài 2 (8’): Đặt tính rồi tính.

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - GV gọi 4 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.

- GV gọi HS đọc bài làm dưới lớp.

- GV gọi HS nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét, tuyên dương.

* Bài 3. Giải bài toán (8’) - GV gọi 1HS đọc yêu cầu bài

- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV: Để biết trong vườn có tất cả bao nhiêu cây cam ta làm phét tính gì?

- Hãy hình thành phét tính cho bài giải ? - Gọi 1 HS lên bảng giải, dưới lớp làm vào vở.

- Gọi HS đọc bài giải dưới lớp - GV gọi HS nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét, tuyên dương.

* Bài 4 (5’) Viết vào chỗ chấm.

- GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài - GV gọi HS làm vào vở

- GV gọi HS trình bài và nhận xét 3. Cùng cố - dặn dò. (5’)

- GV củng cố lại kiến thức cho HS.

- GV nhận xét giờ học.

- HS nghe

-1 HS đọc yêu cầu

- 3HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở - HS đọc: 6+4+7=17, 7+3+2=12, 9+1+8=18, 9+1+1=11, 8+2+5=15, 5+5+6=16

-1 HS đọc yêu cầu

- 3 HS lên bảng làm: 28+2=30, 54+26=80, 37+33=70, 9+21=30 - HS đọc bài làm, HS nhận xét

-1HS đọc - HS trả lời - Phép cộng - 42+18=60 - HS giải:

Trong vườn có tất cả số cây cam là:

42+18=60 (cây)

Đáp số: 60 cây cam - HS đọc

- HS làm: Đồng hồ chỉ: 8 giờ, 13 giờ, 6 giờ

- HS nghe

--- Ngày soạn: Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2019 Tập đọc TIẾT 9: GỌI BẠN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

(13)

- Hiểu ND và ý nghĩa bài: Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng.

(trả lời được các câu hỏi trong sgk; thuộc hai khổ thơ cuối bài) 2. Kỹ năng:

- Biết ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.

- Đọc đúng các từ: xa xưa, thủa nào, sâu thẳm, lang thang…

3. Thái độ:

- GD HS yêu quý tình bạn

* QTE(HD2)

- Quyền được sống với cha mẹ được cha mẹ chăm sóc dạy dỗ..

- Quyền được vui chơi, được tự do kết giao bạn bè

* KNS:

- Tự nhận thức về bản thân: là bạn bè phải quan tâm tới nhau trong mọi khó khăn của cuộc sống.(HĐ2)

- Thể hiện sự cảm thông.(HĐ củng cố) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ - Học sinh: Sách tập đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi HS đọc bài: Bạn của Nai Nhỏ.

+ Bạn của Nai Nhỏ có những điểm nào tốt ?

+ Em thích bạn của Nai Nhỏ ở điểm nào nhất ? Vì sao ?

- Nhận xét, đánh giá, đưa ra biện pháp hỗ trợ nếu có.

B. Bài mới: ( 30’) 1.Giới thiệu bài:

2.Dạy bài mới:

Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc.

a. GV đọc mẩu toàn bài b. Hướng dẫn luyện đọc câu:

- Yêu cầu HS đọc từng dòng.

- Tìm tiếng từ khó đọc - Luyện phát âm

c. Đọc từng đoạn:

- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ

- 2 HS đọc

- Bạn ấy khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhen, dũng cảm.

- HS tự nêu

- HS lắng nghe - Lớp đọc thầm - Nối tiếp đọc

- Tìm và nêu: xa xưa, thủa nào, sâu thẳm…

- Cá nhân, lớp - Nối tiếp đọc - Luyện đọc:

Tự xa xưa/ thủa nào.

Trong rừng xanh/sâu thẳm

(14)

- Treo bảng phụ, hướng dẫn đọc câu dài

- Giải nghĩa từ: nắng oi, giấc tròn d. Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Yêu cầu HS đọc theo nhóm - GV theo dõi

e. Thi đọc:

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc

- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt g. Đọc đồng thanh:

- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh 1 lần

* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.

- Yêu cầu đọc thầm và trả lời câu hỏi

? Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu?

*QTE: Quyền được sống với cha mẹ được cha mẹ chăm sóc dạy dỗ..

? Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?

? Khi Bê Vàng quên đường về Dê Trắng đã làm gì?

? Vì sao Dê Trắng đến bây giờ vẫn còn kêu bê bê?

->GV : Dê Trắng cho đến bây giờ vẫn nhớ Bê Vàng, lúc nào cũng luôn gọi bạn. Tình bạn….cảm động

*QTE: Quyền được vui chơi, được tự do kết giao bạn bè

+ Qua bài thơ ta thấy điều gì?

* Em đã làm gì để giúp bạn của mình trong lúc khó khăn?

Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ - Yêu cầu HS nhìn bảng đọc, GV xóa dần bảng.

- Gọi HS xung phong đọc

Đôi bạn/sống bên nhau Bê Vàng/và Dê trắng/

Vẫn gọi hoài:/Bê!//Bê!/

- Các nhóm luyện đọc

- Đại diện các nhóm thi đọc

- Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt

- Đọc đồng thanh

- Đọc bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi + Ơ rừng xanh sâu thẳm.

+ Vì trời hạn hán.

+ Chạy khắp nẻo tìm Bê.

+ Vì thương bạn quá, chạy khắp nẻo tìm Bê.

+ Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng.

- HS trả lời.

- Luyện đọc và học thuộc lòng.

- 4-5 em đọc thuộc lòng

- HS đọc bài - Tự nêu ý kiến - Lắng nghe, ghi nhớ

(15)

- Nhận xét

C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - 1 HS đọc lại toàn bài

* Bài thơ giúp em hiểu gì về tình bạn?

- Nhận xét giờ học:

- Tuyên dương một số em đọc tốt, nhắc nhở một số em đọc chưa tốt.

- Về nhà học thuộc lòng toàn bài.

Toán

TIẾT 13: 26 + 4; 36 + 24 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24 - Biết giải bài toán bằng một phép cộng

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

- Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24 - Thực hiện giải bài toán bằng một phép cộng

3. Thái độ

- Phát huy tính tích cực, say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Bộ lắp ghép, bảng gài.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV yêu cầu HS nêu các phép cộng có tổng bằng 10.

- Nhận xét, đánh giá, đưa ra biện pháp hỗ trợ nếu có.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới.

a. Giới thiệu phép cộng 26 + 4 - GV cho HS dùng que tính để tính 26 + 4

- Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 26 + 4

- HS nêu những phép cộng có tổng bằng 10

- HS khác nhận xét

- HS thực hiện bằng que tính - HS nêu kết quả: 26 + 4 = 30

- HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính 26 6 cộng 4 bằng 10 viết 0, nhớ 1 + 4 2 thêm 1 bằng 3, viết 3

30

-HS nhắc lại

(16)

- Gọi nhiều HS nhắc lại

2.3. Giới thiệu phép cộng 36 + 24

- GV hướng dẫn tìm kết quả bằng que tính

- Hướng dẫn HS cách tính 36

+24 60

- 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1 - 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6

- GV: Vậy 36 + 24 = ?

- Đưa ví dụ ứng dụng: 35 + 5 = ? - Nhận xét chốt

2.3. Thực hành:

* Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài

- GV theo dõi, hướng dẫn những em còn lúng túng.

-Nhận xét, chữa

* Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách làm và làm vào vở của mình

- GV theo dõi hướng dẫn nhóm còn chậm - Nhận xét, đánh giá, đưa ra biện pháp hỗ trợ nếu có.

C. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Tổ chức trò chơi: Viết các phép cộng khác nhau nhưng có tổng là 20

- HS tính và nêu kết quả 36 + 24 = 60 - HS nhận xét bài bạn

- 1 HS lên bảng đặt tính rồi tính, lớp làm nháp

- 36 + 24 = 60

- 1 HS lên bảng đặt tính rồi tính, lớp làm nháp 35 + 5 = 40

- HS đọc yêu cầu bài - 2 HS lên bảng - Lớp làm vào vở

- Đọc bài và nhận xét bài bạn

*Đáp án :

32 61 54 + 8 + 9 + 4

40 70 58 ...

- HS đọc yêu cầu

- Các nhóm thảo luận tìm cách làm và làm vào vở của mình

- 2 nhóm làm bảng phụ - Nhận xét

Bài giải

Cả hai nhà nuôi số con gà là : 22 + 18 = 40 ( con ) Đáp số : 40 con 18 + 2 = 20 19 + 1 = 20 15 + 5 = 20 12 + 8 = 20

- Lớp chia 2 đội, mỗi đội cử 5 em lên chơi...

- Nhận xét

(17)

- Nhận xét chọn nhóm thắng cuộc - GV củng cố toàn bài

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà xem bài

Luyện từ và câu

TIẾT 3: TỪ CHỈ SỰ VẬT. CÂU KIỂU AI LÀ GÌ?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh vẽ và bảng từ gợi ý (BT1, BT2) 2. Kỹ năng:

- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT3) 3. Thái độ:

- Thể hiện tốt việc nói viết thành câu, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Tìm từ chứa tiếng học (tập) ? + Đặt câu với từ bạn vừa tìm được ? - Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: ( 30’) 1.Giới thiệu bài:

2. Dạy bài mới:

Bài 1: Tìm từ chỉ sự vật ở các tranh sgk.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Hướng dẫn HS quan sát tranh, suy nghĩ tìm từ

- GV chốt lại, bổ sung + kết luận: Đây là những từ chỉ sự vật.

- Em hãy tìm những từ chỉ sự vật khác?

Bài 2: Tìm từ chỉ sự vật bảng sau.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV treo bảng phụ viết nội dung bài 2, - Yêu cầu chỉ gạch chân các từ chỉ sự vật ;

- 2 HS lên bảng làm, lớp viết nháp VD: Tập đọc, tập vẽ,..., học bài,...

- 2 -3 em đặt câu

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc yêu cầu

- Các nhóm quan sát tranh và tự tìm - Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét - HS nêu: bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi...

- Nhắc lại.

- Tự tìm thêm.

- 1 HS đọc yêu cầu

- 2 nhóm lên bảng làm. Mỗi nhóm cử 3 HS lên thi

Các từ chỉ sự vật: bảng ,thước kẻ,

(18)

- GV nhận xét, chốt đáp án

+ Các từ chỉ sự vật là những từ nào ? - Gọi nhắc lại toàn bộ các từ đó.

Bài 3: Đặt câu theo mẫu sau:

Ai (Cái gì, Con gì)/là gì ?

- GV nêu yêu cầu, viết mẫu câu lên bảng, - GV nhận xét, chữa bài

- GV tổ chức chơi trò chơi

- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương C. Củng cố - Dặn dò : (5’)

+ Các từ chỉ người,vật, cây cối, con vật được gọi là gì ?

- GV : Tập đặt câu theo mẫu để giới thiệu về mình và người thân.

- Nhận xét tiết học.

sách,…

- Cả lớp nhận xét, bổ sung

- Các từ chỉ sự vật là những từ chỉ người,vật, cây cối, con vật

- 1 HS đặt câu

- Lớp làm vở bài tập - HS đọc câu đã viết

- HS chơi trò chơi cặp đôi nêu tên người – là gì?

VD: Bạn Duy – Là HS lớp 2B - ...được gọi chung là từ chỉ sự vật

---

Ngày soạn: Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2019 Ngày giảng: Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2019

Tập viết

TIẾT 3: CHỮ HOA B I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Viết đúng chữ hoa B (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Bạn(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Bạn bè sum họp (3 lần).

2. Kỹ năng :

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

3. Thái độ :

- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Mẫu chữ hoa.

- HS: Bảng con, vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(19)

Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Yêu cầu học sinh viết bảng con Ă, Â, Ăn.

- Nhận xét.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn viết chữ B hoa.

- Yêu cầu quan sát nhận xét:

+ Chữ hoa B gồm mấy nét, cao mấy ô li?

- Hướng dẫn cách viết:

- Nét 1: Giống nét móc ngược trái phía trên hơi lệch sang phải đầu móc hơi cong.

- Nét 2: Kết hợp hai nét cơ bản cong trên, cong phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.

- Giáo viên viết mẫu:

- Yêu cầu học sinh viết bảng con.

3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.

- Treo bảng phụ gọi học sinh đọc từ ứng dụng

- Em hiểu cụm từ đó như thế nào?

- Giáo viên hướng dẫn cách viết: “Bạn bè sum họp’’

- Nhận xét độ cao các con chữ, khoảng cách các tiếng của cụm từ đó.

- Luyện bảng con tiếng: “Bạn”

- Luyện giấy nháp cả cụm từ đó.

4. Hướng dẫn viết vào vở.

- Theo dõi học sinh viết bài và nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng cho học sinh.

- Chấm, chữa bài cho học sinh.

- Nhận xét .

C. Củng cố - Dặn dò.(5’) + Nêu cách viết chữ hoa B?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà viết bài, luyện chữ cho đẹp.

- HS thực hiện theo Yêu cầu của GV.

- Quan sát, nhận xét

- 3 nét, nét thẳng đứng và 2 nét cong phải, cao 2,5 ô li.

- Quan sát giáo viên viết.

- Viết bảng con.

- Đọc to cụm từ đó.

- Tự nêu

- Chữ cao 2, 5 li: B, h, ...

- Luyện bảng con.

- Luyện viết vở.

- HS nêu

Thủ công

TIẾT 3: GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh biết cách gấp máy bay phản lực.

(20)

2. Kĩ năng

- Học sinh gấp được máy bay phản lực.

3.Thái độ

- Học sinh hứng thú với gấp hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu máy bay phản lực, quy trình gấp máy bay phản lực - HS: Giấy thủ công, giấy nháp.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ.(5’) - Kiểm tra đồ dùng của HS.

B. Bài mới.(30’) 1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn:

* Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét

- GV cho HS quan sát mẫu gấp máy bay phản lực

+ Em có nhận xét gì về phần mũi và phần thân của máy bay phản lực có gì giống và khác với tên lửa?

+ Phản lực có màu gì?

- GV mở dần mẫu gấp phản lực, sau đó gấp dần lại từng bước 1 để HS quan sát

* Giáo viên hướng dẫn mẫu

* Bước 1: Gấp tạo mũi và thân, cánh máy bay phản lực.

- Đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô li ở trên. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa (H1). Mở tờ giấy ra, gấp theo đường dấu gấp ở hình 1 sao cho hai mép giấy mới gấp nằm sát đường dấu giữa (H 2).

- Gấp toàn bộ phần trên vừa gấp xuống theo đường dấu gấp sao cho đỉnh nằm trên đường dấu giữa được (H3)

- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 sao cho hai đính tiếp giáp nhau ở đường dấu giữa… được hình 4.

- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 4 sao cho đỉnh ngược lên trên để giữ chặt hai nếp gấp bên, được (H 5)

- Gấp tiếp đường dấu gấp ở H5 sao cho hai đỉnh phía trên và hai mép bên sát vào đường dấu giữa như (H6)

* Bước 2: Tạo máy bay phản lực

- HS quan sát

- Mũi tên lửa nhọn, máy bay phản lực không nhọn, thân như nhau

- Màu đỏ

- HS quan sát và hình dung các bước gấp

- Quan sát giáo viên gấp

(21)

Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa, được máy bay phản lực (H 7)

Sử dụng: Cầm vào nếp gấp giữa, cho hai cánh tên lửa ngang ra ( H 8) và phóng tên lửa theo hướng chếch lên không trung.

- Gọi HS lên bảng thao tác các bước gấp tên lửa?

- Nhận xét, đánh giá C. Củng cố, dặn dò.(4’)

+ Nêu các bước và quy trình gấp tên lửa?

- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS

- 2 HS thực hiện

- 2 HS trả lời.

Toán

TIẾT 14 : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Phép cộng có tổng bằng 10 (tính nhẩm, tính viết).

- Phép cộng dạng 26 + 4 và 36 + 24.

- Giải toán có lời văn bằng phép cộng. Đơn vị đo độ dài : dm, cm.

2. Kĩ năng :

- Rèn tính nhanh, đúng, chính xác.

3.Thái độ :

- Phát triển tư duy toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Cho 3 HS lên bảng làm bài:

Đặt tính rồi tính:

25 + 5; 4 + 26;

- GV nhận xét.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài.

2. Bài mới.

* Bài 1: Tính nhẩm.

- Gọi HS đọc đề.

- Yêu cầu HS lên bảng làm, lớp làm vào vở

- Gọi học sinh nối tiếp đọc bài làm của mình.

- 2 em làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con.

- Đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở, HS lên bảng làm - HS nêu kết quả

9 + 1 + 8= 18 5 + 5 + 4 = 14

(22)

- GV nhận xét.

* Bài 2: Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh làm vào vở - Đổi vở cho bạn để bạn kiểm tra.

- Yêu cầu nêu kết quả.

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức

- Khi đặt tính chúng ta cần lưu ý gì?

- GV kết luận.

* Bài 3. Số

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu học sinh làm vào vở - Đổi vở cho bạn để bạn kiểm tra.

- Yêu cầu nêu kết quả.

- GV nhận xét.

* Bài 4: Gọi 2 em đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải bài toán vào vở.

- Yêu cầu HS đọc bài làm - Chấm, chữa bài.

+ Bài toán trên thuộc dạng toán nào ? C. Củng cố - Dặn dò. (5’)

+ Khi cộng có nhớ em cần nhớ thêm vào đâu?

- GV củng cố toàn bài - GV nhận xét tiết học

9 + 1 + 6= 16 7 + 3 + 2 = 12 8 + 2 + 2 = 12

6 + 4 + 1 = 11 - HS đọc yêu cầu

- HS làm bài vào vở, HS lên bảng làm - HS đọc bài làm, HS nhận xét, chữa bài.

34 75 8 59 + + + +

26 5 62 21 60 80 70 80 - Viết các số ở cùng 1 hàng thẳng cột với nhau.

- HS đọc yêu cầu bài - HS làm vào vở - HS đổi chéo vở - HS đọc bài toán - HS nêu

- HS tóm tắt và làm bài vào vở Tóm tắt:

Bố may áo: 19 dm vải Bố may quần: 11 dm vải Bố may : ... dm vải?

- Làm theo yêu cầu:

Bài giải:

Bố may hết số đề - xi – mét vải là:

19+11=30 ( dm)

Đáp số: 30dm vải - Tìm tổng

- Em cần nhớ thêm 1 vào tổng hàng chục

Chính tả (Nghe viết) TIẾT 6: GỌI BẠN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

(23)

- Nghe viết lại chính xác, trình bày đúng 2 khổ cuối bài thơ 5 chữ Gọi bạn.

- Tiếp tục củng cố quy tắc chính tả ng/ ngh, làm đúng các bài tập, phân biệt các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (ch / tr, dấu hỏi / dấu ngã ).

2. Kĩ năng

- Rèn viết đúng, trình bày đẹp.

3. Thái độ

- Ý thức về tình bạn cao đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng cài, bút dạ.

- HS: Bảng con, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV đọc: nghe ngóng, nghỉ ngơi, cây tre, mái che.

- Nhận xét, đánh giá, đưa ra biện pháp hỗ trợ nếu có.

B. Bài mới: (30’) 1.Giới thiệu bài:

2. Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.

a. Ghi nhớ nội dung đoạn thơ.

- GV đọc đầu bài và 2 khổ thơ cuối

+ Bê vàng và Dê trắng gặp phải hoàn cảnh khó khăn như thế nào?

+ Khi Bê Vàng đi lạc Dê Trắng đã làm gì?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Bài viết có mấy khổ thơ ?

+ Bài chính tả có những chữ nào viết hoa?

Vì sao?

+ Tiếng gọi của Bê được ghi với những dấu câu gì?

c. Hướng dẫn viết từ khó

- GV đọc: suối cạn, nuôi, lang thang, nẻo, gọi hoài.

- Nhận xét sửa sai

d. Hướng dẫn viết bài vào vở:

- GV lưu ý cách trình bày, tư thế ngồi viết - GV đọc cho HS viết

- GV đọc lại cho HS soát lỗi

+ Chú ý: Cách viết dấu mở ngoặc kép.

- 2 HS viết trên bảng lớp, lớp viết bảng con

- Nhận xét

- 2 HS đọc lại 2 khổ thơ.

- Hạn hán, suối cạn, cỏ héo khô, không có gì để nuôi sống đôi bạn.

- HS tự nêu - Có hai khổ thơ

- Chữ cái đầu dòng, tên riêng nhân vật

- Sau dấu hai chấm trong ngoặc kép, mỗi tiếng gọi có dấu chấm than - 2 em lên bảng

- HS viết bảng vở nháp những tiếng khó

- HS lắng nghe - HS viết vở

- Đổi chéo vở sửa lỗi cho bạn

(24)

e. Chữa bài:

- GV thu một số bài nhận xét bài viết và chữa lỗi sai

Hoạt động 2: Bài tập.

* Bài tập 2:

- GV treo bảng phụ và cho HS đọc yêu cầu - Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài

+ Khi nào viết ngh?

+ Khi nào viết ng?

- Cho HS nhắc lại quy tắc chính tả với ng/ngh.

* Bài tập 3 a:

- GV treo bảng phụ và cho HS đọc yêu cầu - Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài

C. Củng cố, dặn dò.(5’)

+ Nêu cách trình bày một bài thơ 5 chữ ? - GV : Củng cố toàn bài

- Nhận xét tiết học, về viết lại bài viết cho đẹp hơn

- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp suy nghĩ làm bài vào vở.

- 1 HS lên bảng chữa bài Đáp án :

a) nghiêng ngả ; nghi ngờ b) nghe ngóng, ngon ngọt

+ Khi đi sau nó là các nguyên âm e, ê, i, iê, ia

+ Các trường hợp còn lại thì viết ng - 1, 2 HS đọc lại quy tắc chính tả với ng/ngh

- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp suy nghĩ làm bài vào vở.

- 1 HS lên bảng chữa bài Đáp án :

Trò chuyện, che chở, trắng tinh, chăm chỉ.

- HS nêu

Thực hành Tiếng Việt TIẾT 2

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS biết phân biệt tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã, ng/ngh.

2. Kỹ năng:

- Biết cách đặt câu theo mẫu Ai là gì?

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở thực hành toán và tiếng việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- HS đọc lại truyện và trả lời câu hỏi của - HS thực hiện theo yêu cầu của GV

(25)

GV

- GV nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’) 1.Giới thiệu bài:

2. Dạy bài mới:

*Bài tập: Dựa theo truyện” Người bạn mới”, trả lời 4 câu hỏi sau để tạo thành một đoạn văn có 4 câu.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

* Gợi ý:

a. Mơ là cô bé như thế nào?

b. Khi mơ đến trường mới, các bạn đón mơ ra sao?

c. Mơ cảm thấy thế nào trong lớp học mới?

d. Em nghĩ gì về các bạn học sinh trong câu chuyện này?

-Yêu cầu học sinh dựa vào câu hỏi gợi ý để viết bài.

- Gọi HS đọc bài viết.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố - Dặn dò.(5’) - GV hệ thống nội dung bài học - Nhận xét tiết học. Dặn dò HS

- HS đọc yêu cầu

- HS dựa vào gợi ý để viết bài.

- HS đọc bài viết của mình - Lắng nghe và nhận xét - Lắng nghe.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TIẾT 1: BÁC KIỂM TRA NỘI VỤ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hiểu và cảm nhận được sự quan tâm sâu sát của Bác tới mọi người xung quanh, nhất là lối sống gọn gàng, ngăn nắp

2. Kĩ năng

- Vận dụng bài học về sự gọn gàng, ngăn nắp từ câu chuyện vào cuộc sống của bản thân các em

3. Thái độ

- Có thói quen gọn gàng ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

II. CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

(26)

1. Hoạt động 1: Khởi động ( 5’ )

- Cả lớp hát: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.

- GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động 2: Đọc hiểu ( 15’) - HS đọc mục tiêu

- HS nhắc lại mục tiêu trước lớp

* Hoạt động cá nhân:

- Đọc đoạn truyện trang 4 SGK.

- GV giải thích từ ( nếu có từ khó trong bài đọc ).

- GV hỏi:

+ Trong câu chuyện này, vì sao khi báo động hoặc buổi sáng thức dậy, mọi người thường hay bị lẫn giày, dép?

+ Buổi sáng thức dậy, mọi người ngạc nhiên vì điều gì?

+ Buổi tối hôm trước, ai là người đã sắp xếp lại những đôi dép?

+ Từ sau khi được Bác chỉnh sửa cách để giày dép, anh em nội vụ đã làm được điều gì?

- GV hỏi: Chúng ta đã học tập được điều gì từ Bác Hồ?

- GV kết luận: Mỗi chúng ta hãy tự tạo cho bản thân mình một thói quen gọn gàng và ngăn nắp sẽ làm cho nơi ta sinh sống sạch sẽ và đẹp hơn.

* Hoạt động nhóm

+ Câu nào trong câu chuyện nhận xét chung về Bác Hồ?

+ Em hiểu từ “anh em” trong câu văn “ Bác quan tậm từ cái lớn, sâu sát từ cái nhỏ đời thường của anh em” như thế nào? Có phải anh em trong cùng 1 gia đình do bố mẹ sinh ra hay không?

+ Câu chuyện khuyên chúng ta bài học gì ? 3. Hoạt động 3: Thực hành - ứng dụng(15’)

* Hoạt động cá nhân:

- GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời câu hỏi:

+Em có thường sắp xếp lại góc học tập của mình?

+ Em đã giúp bố mẹ gấp quần áo cho vào tủ bao giờ chưa? Vì sao phải gấp quần áo gọn

- Cả lớp hát.

- HS nghe.

- 2 HS đọc mục tiêu - 1 HS đọc to trước lớp.

- HS nghe.

- Vì tối an hem đi ngủ thường để dép lộn xộn.

- Dép được xếp gọn gàng đôi nào đôi nấy.

- Bác Hồ.

- Sắp xếp ngăn nắp từ đôi dép đến đồ dung cá nhân rồi mới đi ngủ.

- Tính gọn gàng ngăn nắp.

- HS nghe

- Bác Hồ quan tâm từ cái lớn, sâu sát từ cái nhỏ đời thường của an hem.

- Bác Hồ luôn coi tất cả mọi chiến sĩ như là an hem của mình mặc dù không phải là anh em cùng 1 gia đình.

- Câu chuyện khuyên chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương nhau và có một lối sống gọn gàng, ngăn nắp.

- HS trả lời câu hỏi.

(27)

gàng?

+ Ở nhà, em có tham gia cùng bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, hoặc tự sắp xếp phòng ngủ của mình không? Kể một lần em tham gia cùng bố mẹ dọn nhà

- GV nhận xét, khen ngợi HS .

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 trong 2 phút câu hỏi sau:

+ Gọn gàng, ngăn nắp giúp gì cho ta khi sử dụng đồ đạc?

+ Gọn gàng, ngăn nắp có làm cho căn nhà , căn phòng đẹp hơn không?

- GV gọi các nhóm trình bày, nhận xét.

- GV kết luận: Gọn gàng và ngăn nắp sẽ giúp ta tìm được nhanh và dễ dàng vật cần tìm đồng thời làm cho căn nhà của chúng ta sạch sẽ và đẹp, thoáng mát hơn.

4. Hoạt động 4. Tổng kết và đánh giá (5’) - Ở trường, lớp chúng ta cần làm gì để gọn gàng, ngăn nắp?

+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có những ích lợi gì?

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS

- HS thảo luận nhóm 2.

- Tìm được đồ vật dễ dàng.

- HS trả lời - HS nghe

- HS tả lời - HS nghe

---

Ngày soạn: Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2019 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2019

Toán

TIẾT 15: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ 9 + 5 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9+5, lập được bảng 9 cộng với một số.

- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. Giải toán bằng một phép tính cộng.

- Thực hiện phép cộng dạng 9+5, lập được bảng 9 cộng với một số.

- Thực hiện trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.

- Giải toán bằng một phép tính cộng.

2. Kĩ năng:

- Rèn tính cẩn thận, chính xác.

3. Thái độ:

(28)

- Giáo dục học sinh yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở ô li.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính

+ Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính ?

- Nhận xét, đánh giá, đưa ra biện pháp hỗ trợ nếu có.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài.

2. Giới thiệu phép cộng 9+5:

- GV nêu bài toán: có 9 que tính thêm 5 que tính nữa, hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?

- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm ra kết quả.

+ Ngoài cách sử dụng que tính em còn có cách sử dụng nào khác nữa không?

- GV: 9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính bó lại thành 1 chục que tính, một chục que tính với 4 que tính rời là 14 que tính.

+ Vậy 9 cộng 5 bằng bao nhiêu ? - Hướng dẫn HS thực hiện phép tính viết.

- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và nêu cách tính

- Yêu cầu HS khác nhắc lại.

3. Lập bảng công thức: 9 cộng với một số

- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm

- HS 1: 36 + 4; 48 + 12.

- HS 2: 31 + 19; 46 + 4

- Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau... Khi thực hiện phép tính em phải thực hiện từ phải sang trái.

- Nhận xét

- Nghe và phân tích bài toán.

- HS thao tác trên que tính và trả lời: Có tất cả 14 que tính.

- Đếm thêm 5 que tính vào 9 que tính;

Đếm thêm 9 que tính vào 5 que ; Gộp 5 que với 9 que rồi đếm; Tách 5 que thành 1 và 4, 9 với 1 là 10, 10 với 4 là 14 que…

- 9 + 5 = 14

- Thực hiện phép cộng 9 + 5 = 14

9 cộng 5 bằng 14, viết 4 thẳng cột với 9 và 5, viết 1 vào cột chục

9 + 5 14

(29)

kết quả của các phép cộng trong phần bài học.

- Yêu cầu HS học thuộc các công thức.

- GV xoá dần các công thức trên bảng yêu cầu HS đọc để học thuộc.

4. Thực hành:

*Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS - Nhận xét, chữa bài

+ Em có nhận xét gì về hai phép tính ở mỗi cột trên ?

* Bài 2:

+ Bài toán yêu cầu tính theo dạng gì?

+ Khi viết kết quả tính ta phải lưu ý điều gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Cho HS chữa bài

+ Nêu cách làm của em ?

* Bài 4:

- Đọc bài toán?

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Muốn biết trong vườn có bao nhiêu cây ta làm thế nào ?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài - Cho HS đọc bài làm, chữa bài

- 3 - 5 em nhắc lại

2 + 9 = 11 9 + 3 = 12 9 + 4 = 13

…………

9 + 9 = 18 - HS học thuộc

- 1 HS đọc đề bài

- HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.

9 + 3 = 12 9 + 6 = 15....

3 + 9 = 12 6 + 9 = 15 - Nhận xét, chữa bài

- Thay đổi vị trí các số hạng cho nhau nhưng tổng của chúng không đổi - Tính theo dạng tính viết

- Viết các chữ số ở cùng một hàng phải thẳng cột với nhau.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở - Nhận xét, chữa bài

9 9 9 7 5 + 2 + 8 + 9 + 9 + 9 11 17 18 16 14 - 2 HS đọc bài toán

- HS nêu

- Các nhóm thảo luận tìm cách làm và tự làm vào vở của mình.

- Đại diện 2 nhóm làm trên bảng phụ

(30)

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

C. Củng cố, dặn dò.(5’)

+ Đọc thuộc bảng 9 cộng với một số ? - GV củng cố toàn bài

- GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS

- Lớp đọc bài làm, nhận xét.

- Chữa bài trên bảng Bài giải

Trong vườn có tất cả là:

9 + 6 = 15(cây) Đáp số 15 cây - Tìm tổng

- 2 – 3 em đọc.

Tập làm văn

TIẾT 3: SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI. LẬP DANH SÁCH HỌC SINH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Sắp xếp đúng thứ tự các tranh; kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn (BT1) Xếp đúng thứ tự các câu trong truyện Kiến và Chim Gáy( BT2); lập được danh sách từ 3 đến 5 HS theo mẫu (BT3)

2. Kỹ năng:

- Biết vận dụng kiến thức đã học để lập bảng danh sách. Rèn cách trình bày và sử dụng lời văn cho phù hợp.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức học tốt, rèn tính cẩn thận.

*KNS:

- Tư duy sáng tạo: khám phá và kết nối các sự việc, độc lập suy nghĩ (HĐ1) - Hợp tác (HĐ3)

- Tìm kiếm và xử lí thông tin (HĐ3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Tranh minh họa bài tập trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Bảng phụ;

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ:( 5’) - Gọi HS đọc bản tự thuật

- Nhận xét, đánh giá, đưa ra biện pháp hỗ trợ nếu có.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn làm bài tập.

*Bài tập 1:

- 3, 4 HS đọc bản tự thuật đã viết - Các HS khác nhận xét

(31)

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Bài tập có mấy yêu cầu ? - GV treo tranh

- GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu sắp xếp và kể theo nhóm 4 em

- GV nhận xét nêu lời giải:

- Thứ tự 1 - 4 - 3 – 2

- Nhận xét chọn nhóm kể hay

* Bài tập 2:

- Cho HS đọc yêu cầu bài - GV gợi ý

- Phát các băng giấy rời ghi nội dung từng câu văn a, b, c, d

- Cho HS thảo luận cặp đôi

- Gọi đaih diện các nhóm lên trình bày - GV tổng kết : Thứ tự cần cần xếp là b, d, a, c

* Bài tập 3: (viết) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Các em cần viết đúng họ tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái

- GV cho HS viết bài vào vở bài tập - Cho HS đọc bài làm của mình - Gọi HS nhận xét

- Nhận xét, đánh giá.

C. Củng cố, dặn dò.(5’)

* KNS: Qua bài học giúp các em hiểu được ai cũng cần có một tư duy sáng tạo, hợp tác với các bạn để sắp xếp câu trong một bài và lập danh sách một cách khoa học.

+ Em có nhận xét gì về nhân vật Kiến và chim Gáy ?

- Nhận xét giờ học

- 1 HS đọc yêu cầu - 2 yêu cầu của bài….

+ Sắp xếp lại thứ tự 4 tranh

+ Dựa theo tranh kể lại câu chuyện - Các nhóm thảo luận và dán tranh vào bảng phụ sau đó kể trong nhóm, cử đại diện lên thi kể trước lớp (kể theo vai)

- HS nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- HS thảo luận cặp đôi

- Đại diện 2 nhóm lên thi dán nhanh lên bảng theo đúng thứ tự từng câu...

- Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Đọc cả mẫu

- HS làm bài vào vở bài tập - Một số HS đọc làm bài - Nhận xét

- HS tự nêu

- HS nghe dặn dò

Tự nhiên và xã hội BÀI 3: HỆ CƠ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính của cơ thể: cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân.

(32)

- Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động.

2. Kĩ năng

- Giúp HS biết cơ nào có thể co và duỗi được, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được.

3. Thái độ

- Giáo dục HS biết cách giúp cơ phát triển săn chắc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV : Tranh vẽ hệ cơ.

- HS : Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ.(5’)

+ Trên cơ thể người có những xương nào?

- Nhận xét, đánh giá B. Bài mới.(30’)

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Quan sát hệ cơ - GV cho HS làm việc theo cặp - GV theo tranh vẽ hệ cơ.

- Gọi 2 em lên bảng chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể

- GV nhận xét, kết luận: Cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ, nhờ có cơ mà mỗi người có một hình dáng khác nhau.

* Hoạt động 2: Hoạt động của hệ cơ - GV yêu cầu HS làm động tác như hình vẽ và quan sát cơ tay.

+ Cơ có tác dụng gì?

- GV nhận xét, kết luận: Khi cơ co, cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn. Khi cơ duỗi (dãn ra), cơ sẽ dài hơn và mềm hơn.

Nhờ có sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.

* Hoạt động 3: Cách chăm sóc hệ cơ - GV cho HS thảo luận: Nên làm gì để cơ được săn chắc?

- GV nhận xét, kết luận: Muốn cơ phát triển tốt cần ăn uống đầy đủ, chăm tập thể dục, thể thao...

C. Củng cố, dặn dò.(5’)

- 2 HS chỉ và nêu tên - Lớp nhận xét

- HS nghe.

- HS làm việc theo cặp, quan sát tranh trong Sgk chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể

- Các cặp trình bày - Nhận xét - bổ sung

- HS thực hành, quan sát cơ khi co và duỗi

- Một em lên bảng vừa làm vừa trình bày.

- Nhờ có sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.

- Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung VD: Tập thể dục, lao động, ăn uống...

(33)

+ Em cần phải làm gì để cơ luôn chắc khoẻ ?

- Củng cố toàn bài, về các em phải thường xuyên tập thể dục để cơ luôn chắc khỏe.

- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS

- Em cần tập thể dục thường xuyên - HS nghe dặn dò.

Âm nhạc

TIẾT 3: ÔN TẬP BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hát thuộc lời, diễn cảm và làm động tác phụ hoạ theo nội dung bài hát.

2. Kĩ năng:

- Tập biểu diễn.

- Trò chơi Dùng nhạc đệm với một số nhạc cụ gõ.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học :

- GV: Đàn phím điện tử , nhạc cụ gõ đệm, đài, băng nhạc.

- HS: Nhạc cụ gõ đệm

III.Các hoạt động dạy và học cơ bản:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Gọi 3 HS lên bảng biểu diễn . - Mời HS nhận xét

- GV nhận xét.

B. Bài mới.(25’)

1.Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Các hoạt động

a. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát - Cho HS nghe băng hát mẫu - GV đàn cho HS hát .

- GV cho bàn, nhóm hát .

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp .

- GV cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại .

- GV sửa sai cho HS ( nếu có )

- GV cho nhóm, bàn hát và gõ đệm theo nhịp.

- GV nhận xét .

b) Hoạt động 2: Hát kết hợp đánh nhịp.

- GV hướng dẫn HS: Nhịp có 2 phách (một phách mạnh, một phách nhẹ). Phách mạnh đánh tay xuống, phách nhẹ đánh tay lên.

- 3 HS biểu diễn . - HS thực hiện - Lắng nghe

-Lắng nghe - HS hát .

- Bàn, nhóm hát .

- HS hát và gõ đệm theo nhịp - Các tổ thực hiện

- Lắng nghe

- Nhóm, bàn hát và gõ đệm theo nhịp

- Lắng nghe

- HS quan sát và lắng nghe.

(34)

- GV cho HS tập đánh nhịp, sau đó vừa hát vừa đánh nhịp. Lần lượt gọi một vài HS lên điều khiễn cho cả lớp hát.

+ GV sửa sai cho HS (nếu có).

- Mời 1 vài HS lên chỉ huy lớp hát + GV nhận xét, khen ngợi

c. Hoạt động3: Trò chơi Dùng nhạc đệm với một số nhạc cụ gõ.

- GV cho từng nhóm 4 HS sử dụng nhạc cụ gõ:

Em thứ 1: Song loan Em thứ 2: Trống con Em thứ 3: Thanh phách Em thứ 4: Mõ

- GV cho HS gõ theo âm hình tiết tấu:

- GV cho từng HS thực hiện âm hình tiết tấu trên.

- GV cho HS biểu diễn theo nhóm: 1nhóm hát 4 HS gõ đệm.

- GV nhận xét.

C. Củng cố- Dặn dò.(5’)

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học - GV đệm đàn

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc nhở HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài học giờ sau.

- HS thực hiện.

+ Lắng nghe - 2-3 HS thực hiện + Lắng nghe - HS thực hiện.

- HS gõ âm hình tiết tấu.

- Cá nhân thực hiện.

- Các nhóm biểu diễn.

+ Lắng nghe - HS thực hiện - Cả lớp hát - Lắng nghe - Lắng nghe Sinh hoạt

TUẦN 3 I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh thấy được ưu nhược điểm của bản thân lớp trong tuần vừa qua rồi có phương hướng cho tuần tới.

- HS nắm được nhiệm vụ của bản thân trong tuần.

II. CHUẨN BỊ

- GV, HS : Sổ ghi chép, sổ theo dõi hoạt động của HS.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A. Hát tập thể

B. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 3

1. Sinh hoạt trong tổ: Tổ trưởng nhận xét tình hình học tập, lao động trong tổ 2. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp: Lớp phó nhận xét việc học tập của HS, chuẩn bị đồ dùng sinh trong lớp.... Lớp phó lao động báo cáo tình hình dọn vệ

3. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp: lớp phó lao động nhận xét việc thực hiện dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường của các tổ. Lớp trưởng báo cáo

Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động của lớp: lớp phó lao động nhận xét việc thực hiện dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường của các tổ. Đôn đốc

Các tổ trưởng báo cáo nhận xét về học tập và thực hiện các nền nếp, hoạt động của tổ mình. Lớp trưởng báo cáo,nhận xét chung về tình

Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp: Lớp phó nhận xét việc học tập của HS, chuẩn bị đồ dùng sinh trong lớp.... Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập

Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp: lớp phó lao động nhận xét việc thực hiện dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh san trường của các tổ1. Lớp trưởng báo cáo tình

Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp: lớp phó lao động nhận xét việc thực hiện dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh san trường của các tổ. Lớp trưởng báo cáo tình

Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp: lớp phó lao động nhận xét việc thực hiện dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường của các tổ. Lớp trưởng báo cáo tình