• Không có kết quả nào được tìm thấy

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH "

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 23 Tiết : 88

Ngày soạn: 20/1/2020

TLV:

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH

( Bài làm ở nhà)

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

- Nắm đượccách miêu tả và bố cục hình thức của một bài văn, đoạn văn tả cảnh.

- Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan trọng, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.

- Tích hợp văn bản ‘Vượt thác’’ và các biện pháp so sánh và nhân hóa.

B . Bài mới:

Chúng ta sống cùng thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên nhưng làm thế nào để cảnh thiên nhiên kì thú ấy hiện hình, sống động trên trang giấy qua một bài hoặc đoạn văn miêu tả?

Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp viết văn tả cảnh

I. Phương pháp viết văn tả cảnh

* Tìm hiểu văn bản 1

- Văn bản đầu tiên tả hình ảnh ai trong trong một chặng đường của cuộc vượt thác?

- Tại sao có thể nói qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?

Tìm hiểu văn bản 2

- Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì?

- Người viết đã tả quang cảnh ấy theo một thứ tự nào?

Tìm hiểu văn bản 3

- Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối chọn

1. Tìm hiểu ví dụ

* Đoạn a: Tả người chống thuyền vượt thác.

- Qua hình ảnh DHT, người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quuai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh..(Nhờ tả ngoại hình và các động tác)

* Đoạn b: tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau - Năm Căn.

- Theo trình tự: + Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ.

+ Từ gần đến xa

- Trình tự tả như thế là rất hợp líbởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đạp vào mắt người ngồi trước hết phải là cảnh dồng sông,

(2)

vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần

- Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn?

- Vậy muốn tả cảnh chúng ta cần ghi nhớ điều gì?

- Nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh?

nước chảy, rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn thì người tả cũng phải ngồi ở chỗ khác đi.

* Đoạn c: dàn ý gồm 3 phần:

- Mở đoạn gồm 3 câu đầu: Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, mầu sắc của luỹ tre làng.

- Thân đoạn: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre.

- Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc.

- Nhận xét về trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian). Cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài.

Nếu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn phải tả khác.

2. Ghi nhớ: (SGK - tr 47) Hoạt động 2: Luyện tập II. Luyện tập

- HS viết phần mở bài và kết bài

- HS viết bài theo gợi ý Bài 1: Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài TLV thì em sẽ miêu tả như thế nào

a. Từ ngoài vào trong (Trình tự không gian)

b. Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ.

c. Kết hợp cả hai trình tự trên - Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu.

- cảnh HS nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu

- Cảnh HS chăm chú làm bài, GV quan sát HS làm bài.

- Cảnh bên ngoài lớp học: Sân trường, gó, cây...

Bài 2: Tả cảnh sân trường lúc ra chơi:

a. Cảnh tả theo trình tự thời gian

- Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến - HS từ các lớp ùa ra sân trường

- cảnh HS chơi đùa

- Các trò chơi quen thuộc - Trống vào lớp, HS về lớp - cảm xúc của người viết

b. Cách tả theo trình tự không gian:

- Các trò chơi giữa sân trường, các góc sân - Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.

(3)

Bài 3: dàn ý chi tiết bài Biển đẹp a. Mở bài: Biển thật đẹp

b. Thân bài:

- Cảnh biển đẹp trong mọi thời điểm khác nhau

- Buổi sớm nắng sáng

- Buổi chiều gió mùa đông bắc - Ngày mưa rào

- Buổi sớm nắng mờ - Buổi chiều lạnh

- Buổi chiều nắng tàn, mát dịu - Buổi trưa xế

- Biển, trời đổ màu

c. Kết bài: nhận xét vì sao biển đẹp

Tóm lại: Người viết không tả theo trình tự thời gian, cũng không tả theo không gian mà theo mạch cảm xúc và hướng theo con mắt của mình.

4. Chuẩn bị bài viết số 5 : - Bài viết số 5 ở nhà

- Đề bài: Hãy tả hình ảnh cây đào ( hoặc cây mai vàng ) vào dịp tết đến, xuân về.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

GV: Nhận xét, chiếu một số biểu hiện đặc trưng của yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên: Sống gắn bó, gần gũi với thiên nhiên; tôn trọng bảo vệ thiên

Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Minh Loan. Häc sinh

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.. - Hiểu được

Ngay khi mới bước vào, chiếc cổng đã khiến em vô cùng thích thú, nó là hình ảnh được mô phỏng lại từ những lâu đài trong chuyện cổ tích, bước qua đó, em như được đến

+ Bảo vệ môi trường xanh, làm dịu tính khắc nghiệt của khí hậu + Là điểm tham quan, học tập của người dân. Thực trạng của cảnh quan thiên nhiên ở

Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì

Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên; làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những

Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên; làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những